Tuy
nhiên, nếu như việc tăng giá thực hiện rất nhanh thì việc quản lý thị
trường mà nổi bật là tình trạng găm hàng trục lợi và tình trạng tràn lan
xăng kém chất lượng… lại rất chậm được giải quyết. Đây hẳn là một
nghịch lý.
Nhanh như tăng giá
Không
phải chờ đợi quá lâu, chỉ mấy tiếng đồng hồ sau khi phương án điều hành
thị trường được Bộ Tài chính thông qua, giá xăng dầu đã được các doanh
nghiệp (DN) đồng loạt điều chỉnh tăng, đa số DN đều áp dụng mức tối đa
có thể.
Thời gian tăng giá xăng cũng đúng quy định cho phép. Nếu
tính từ ngày 20/7 tới nay mặc dù xăng dầu đã tăng tới 4 lần (tính riêng
trong tháng 8 là 3 lần) nhưng mỗi lần đều cách nhau đảm bảo đúng với quy
định hiện hành là khoảng cách giữa những lần điều chỉnh tối thiểu là 10
ngày.
Theo Bộ Tài chính, giá xăng dầu thế giới gần đây tăng khá
mạnh, tính tới 27/8 giá xăng thành phẩm tăng 13,24% so với 30 ngày trước
và giá cơ sở theo đó cao hơn giá bán lẻ khoảng 1.450 đồng/lít. Giá các
loại dầu cũng tăng nhưng ở mức thấp hơn.
Theo
lý giải của Bộ Tài chính, mức tăng nói trên là chỉ bằng khoảng 50% so
với mức chênh của giá thế giới do chưa tính tới lợi nhuận định mức vào 1
phần bù đắp từ Quỹ bình ổn. Rõ ràng, việc điều chỉnh giá xăng theo Nghị
định 84 là: Nếu giá cơ sở tăng 7% so với giá bán lẻ, doanh được quyền
định giá. Nếu mức tăng này từ trên 7-12%, doanh nghiệp được tăng 60%,
40% bù từ Quỹ. Còn nếu tăng giá cơ sở trên 12% thì Nhà nước sẽ can
thiệp. Tuy nhiên, điều mà nhiều người dân còn băn khoăn là giá xăng dầu
được điều chỉnh rất nhanh nhưng khi giá thế giới giảm thì DN phản ứng
rất chậm.
Thực tế, giá xăng được DN theo dõi sát và
tính toán từng ngày, nên chỉ cần đến đủ ngưỡng thời gian và mức tăng giá
là DN lập tức đề xuất tăng giá. Và theo cơ chế mới, thì các đề xuất này
cũng lập tức được đáp ứng sau đó không lâu.
Thậm chí, sau đợt
tăng giá mới nhất ngày 28/8, các DN chưa thỏa mãn vì vẫn còn chịu lỗ và
đang tính toán cho một đợt tăng mới nếu giá xăng dầu thế giới không xoay
chiều giảm mạnh. Và cứ đúng theo cơ chế giá thị trường, nếu nhà nước
không áp dụng các công cụ điều tiết khác như thuế, quỹ bình ổn thì giá
sẽ buộc phải tăng đúng hạn theo yêu cầu của DN.
Còn nhớ, trong
lần giảm giá xăng gần nhất (21/6), giá xăng A92 và giá dầu diezel bán lẻ
đã được điều chỉnh giảm tương ứng là 700 đồng và 400 đồng mỗi lít. Đây
là lần giảm giá thứ 4 trong năm 2012, nhưng tổng mức giảm của cả 4 lần
khá khiêm tốn ở con số 2.600 đồng/lít
Vào thời điểm đó, có không
ít ý kiến cho rằng đây là mức giảm chưa thật sự thỏa đáng trong bối cảnh
giá xăng dầu thế giới đã giảm rất mạnh trong gần 1 tháng liền, xuống
dưới 100 USD/thùng. Các doanh nghiệp, khi đó, được cho là có lãi tới hơn
1.000 đồng, thậm chí mức lãi được nhiều ý kiến xác nhận lên tới 2.000
đồng/lít.
Theo tính toán của các chuyên gia khi đó, doanh nghiệp
lãi từ 1.400-1.900 đồng/lít và các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu và các
tổng đại lý đã tăng chiết khấu bán hàng cho đại lý với mức 550-600
đồng/lít xăng và 650-700 đồng/lít dầu.
Nghịch lý tăng nhanh, giảm
chậm và nhỏ giọt đã khiến hàng loạt các hàng hóa và dịch vụ khác “ăn
theo” và cũng… không chịu giảm khi thị trường ổn định trở lại.
Bó tay với găm hàng và xăng bẩn?
Trong
khi việc tăng giá thực hiện một cách nhuần nhuyễn và nhanh chóng thì
vấn đề quản lý chất lượng xăng dầu và ngăn chặn tình trạng đại lý găm
hàng, đóng cửa không bán hàng… được xử lý rất chậm, không đáp ứng được
sự mong đợi của người dân. Thậm chí, những vấn đề này cứ nóng lên vì sự
bức xúc của dư luận rồi lại lặng xuống mà không có cách nào để xử lý
triệt để từ cơ quan chức năng.
Tình trạng găm hàng khi giá xăng
dầu sắp tăng với lý do như “thiếu xăng”, “mất điện”… cũng gây ra bức xúc
rất lớn vốn đã tồn tại từ lâu đã bùng phát mạnh trong hai lần tăng giá
gần đây.
Mặc dù lý do đóng cửa thì ai cũng đoán rằng là do các
DN, đại lý, cửa hàng găm hàng chờ giá lên nhưng việc xử phạt xem ra rất
ít, thậm chí những hình thức nhắc nhở, cảnh cáo, đe dạo rút giấy phép…
không khiến cho các nhà kinh doanh lo sợ. Thậm chí, tình trạng găm hàng
cứ lặp đi, lặp lại như một thách thức, các đại lý bán lẻ, DN đầu mới tìm
đủ lý do biện minh… còn cơ quan quản lý thì dường như bất lực dù đã
tăng hết quân đi kiểm tra, cảnh báo hết mức nhưng không giải quyết được
tình hình.
Xăng bẩn chưa được ngăn chặn và nguyên nhân cháy xe
chưa được lý giải rõ ràng.
Không
chỉ chịu cảnh “khát xăng” người tiêu dùng trên cả nước còn đang phải
đối mặt với tình trạng xăng dầu dởm, có khả năng gây ra cháy nổ xe.
Phản
ánh của người tiêu dùng và báo chí gần đây cho thấy, hiện tượng xăng
dầu dởm đang là 1 vấn nạn đe dọa tới sự an toàn của người dân. Thời gian
vừa qua, có rất nhiều phương tiện giao thông như xe máy, ô tô cháy nổ
và nó khiến cho nhiều người nghi ngờ về chất lượng xăng dầu.
Hiện
tượng này đã xảy ra dồn dập hơn 1 năm qua nhưng việc phanh phui các cơ
sở sản xuất, kinh doanh xăng dầu dởm xem ra rất chậm chạp và nếu có được
phát hiện thì cũng không được xử lý mạnh tay.
Rõ ràng, tránh
nhiệm bán xăng dởm trước tiên thuộc về các cây xăng và từ đó việc truy
cứu tiếp các đơn vị cung cấp cũng rất dễ dàng nhưng cho tới nay tình
trạng xăng dầu dỏm vẫn được được phát hiện ngày càng nhiều. Nó cho thấy 1
điều là việc điều hành quản lý thị trường xăng dầu hiện vẫn vẫn còn
nhiều hạn chế. Những vấn nạn trên đây tồn tại trong thị trường mà người
tiêu dùng phải chấp nhận vì cơ quan nhà nước xử lý quá chậm.
nhiên, nếu như việc tăng giá thực hiện rất nhanh thì việc quản lý thị
trường mà nổi bật là tình trạng găm hàng trục lợi và tình trạng tràn lan
xăng kém chất lượng… lại rất chậm được giải quyết. Đây hẳn là một
nghịch lý.
Nhanh như tăng giá
Không
phải chờ đợi quá lâu, chỉ mấy tiếng đồng hồ sau khi phương án điều hành
thị trường được Bộ Tài chính thông qua, giá xăng dầu đã được các doanh
nghiệp (DN) đồng loạt điều chỉnh tăng, đa số DN đều áp dụng mức tối đa
có thể.
Thời gian tăng giá xăng cũng đúng quy định cho phép. Nếu
tính từ ngày 20/7 tới nay mặc dù xăng dầu đã tăng tới 4 lần (tính riêng
trong tháng 8 là 3 lần) nhưng mỗi lần đều cách nhau đảm bảo đúng với quy
định hiện hành là khoảng cách giữa những lần điều chỉnh tối thiểu là 10
ngày.
Theo Bộ Tài chính, giá xăng dầu thế giới gần đây tăng khá
mạnh, tính tới 27/8 giá xăng thành phẩm tăng 13,24% so với 30 ngày trước
và giá cơ sở theo đó cao hơn giá bán lẻ khoảng 1.450 đồng/lít. Giá các
loại dầu cũng tăng nhưng ở mức thấp hơn.
Theo
lý giải của Bộ Tài chính, mức tăng nói trên là chỉ bằng khoảng 50% so
với mức chênh của giá thế giới do chưa tính tới lợi nhuận định mức vào 1
phần bù đắp từ Quỹ bình ổn. Rõ ràng, việc điều chỉnh giá xăng theo Nghị
định 84 là: Nếu giá cơ sở tăng 7% so với giá bán lẻ, doanh được quyền
định giá. Nếu mức tăng này từ trên 7-12%, doanh nghiệp được tăng 60%,
40% bù từ Quỹ. Còn nếu tăng giá cơ sở trên 12% thì Nhà nước sẽ can
thiệp. Tuy nhiên, điều mà nhiều người dân còn băn khoăn là giá xăng dầu
được điều chỉnh rất nhanh nhưng khi giá thế giới giảm thì DN phản ứng
rất chậm.
tính toán từng ngày, nên chỉ cần đến đủ ngưỡng thời gian và mức tăng giá
là DN lập tức đề xuất tăng giá. Và theo cơ chế mới, thì các đề xuất này
cũng lập tức được đáp ứng sau đó không lâu.
Thậm chí, sau đợt
tăng giá mới nhất ngày 28/8, các DN chưa thỏa mãn vì vẫn còn chịu lỗ và
đang tính toán cho một đợt tăng mới nếu giá xăng dầu thế giới không xoay
chiều giảm mạnh. Và cứ đúng theo cơ chế giá thị trường, nếu nhà nước
không áp dụng các công cụ điều tiết khác như thuế, quỹ bình ổn thì giá
sẽ buộc phải tăng đúng hạn theo yêu cầu của DN.
Còn nhớ, trong
lần giảm giá xăng gần nhất (21/6), giá xăng A92 và giá dầu diezel bán lẻ
đã được điều chỉnh giảm tương ứng là 700 đồng và 400 đồng mỗi lít. Đây
là lần giảm giá thứ 4 trong năm 2012, nhưng tổng mức giảm của cả 4 lần
khá khiêm tốn ở con số 2.600 đồng/lít
Vào thời điểm đó, có không
ít ý kiến cho rằng đây là mức giảm chưa thật sự thỏa đáng trong bối cảnh
giá xăng dầu thế giới đã giảm rất mạnh trong gần 1 tháng liền, xuống
dưới 100 USD/thùng. Các doanh nghiệp, khi đó, được cho là có lãi tới hơn
1.000 đồng, thậm chí mức lãi được nhiều ý kiến xác nhận lên tới 2.000
đồng/lít.
Theo tính toán của các chuyên gia khi đó, doanh nghiệp
lãi từ 1.400-1.900 đồng/lít và các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu và các
tổng đại lý đã tăng chiết khấu bán hàng cho đại lý với mức 550-600
đồng/lít xăng và 650-700 đồng/lít dầu.
Nghịch lý tăng nhanh, giảm
chậm và nhỏ giọt đã khiến hàng loạt các hàng hóa và dịch vụ khác “ăn
theo” và cũng… không chịu giảm khi thị trường ổn định trở lại.
Bó tay với găm hàng và xăng bẩn?
Trong
khi việc tăng giá thực hiện một cách nhuần nhuyễn và nhanh chóng thì
vấn đề quản lý chất lượng xăng dầu và ngăn chặn tình trạng đại lý găm
hàng, đóng cửa không bán hàng… được xử lý rất chậm, không đáp ứng được
sự mong đợi của người dân. Thậm chí, những vấn đề này cứ nóng lên vì sự
bức xúc của dư luận rồi lại lặng xuống mà không có cách nào để xử lý
triệt để từ cơ quan chức năng.
Tình trạng găm hàng khi giá xăng
dầu sắp tăng với lý do như “thiếu xăng”, “mất điện”… cũng gây ra bức xúc
rất lớn vốn đã tồn tại từ lâu đã bùng phát mạnh trong hai lần tăng giá
gần đây.
Mặc dù lý do đóng cửa thì ai cũng đoán rằng là do các
DN, đại lý, cửa hàng găm hàng chờ giá lên nhưng việc xử phạt xem ra rất
ít, thậm chí những hình thức nhắc nhở, cảnh cáo, đe dạo rút giấy phép…
không khiến cho các nhà kinh doanh lo sợ. Thậm chí, tình trạng găm hàng
cứ lặp đi, lặp lại như một thách thức, các đại lý bán lẻ, DN đầu mới tìm
đủ lý do biện minh… còn cơ quan quản lý thì dường như bất lực dù đã
tăng hết quân đi kiểm tra, cảnh báo hết mức nhưng không giải quyết được
tình hình.
Xăng bẩn chưa được ngăn chặn và nguyên nhân cháy xe
chưa được lý giải rõ ràng.
chỉ chịu cảnh “khát xăng” người tiêu dùng trên cả nước còn đang phải
đối mặt với tình trạng xăng dầu dởm, có khả năng gây ra cháy nổ xe.
Phản
ánh của người tiêu dùng và báo chí gần đây cho thấy, hiện tượng xăng
dầu dởm đang là 1 vấn nạn đe dọa tới sự an toàn của người dân. Thời gian
vừa qua, có rất nhiều phương tiện giao thông như xe máy, ô tô cháy nổ
và nó khiến cho nhiều người nghi ngờ về chất lượng xăng dầu.
Hiện
tượng này đã xảy ra dồn dập hơn 1 năm qua nhưng việc phanh phui các cơ
sở sản xuất, kinh doanh xăng dầu dởm xem ra rất chậm chạp và nếu có được
phát hiện thì cũng không được xử lý mạnh tay.
Rõ ràng, tránh
nhiệm bán xăng dởm trước tiên thuộc về các cây xăng và từ đó việc truy
cứu tiếp các đơn vị cung cấp cũng rất dễ dàng nhưng cho tới nay tình
trạng xăng dầu dỏm vẫn được được phát hiện ngày càng nhiều. Nó cho thấy 1
điều là việc điều hành quản lý thị trường xăng dầu hiện vẫn vẫn còn
nhiều hạn chế. Những vấn nạn trên đây tồn tại trong thị trường mà người
tiêu dùng phải chấp nhận vì cơ quan nhà nước xử lý quá chậm.
Theo VNN