Lần thứ 5 liên tiếp, doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tiếp tục xin tăng giá bán lẻ với mức tăng từ 1.000 - 1.300 đồng/lít.
Đã trở thành thông lệ kể từ khi quyền định giá được giao trở lại cho doanh nghiệp, các "đơn" đăng ký giá xăng dầu lại tới tấp gửi tới Bộ Tài chính sau 10 ngày mỗi lần tăng giá. Một doanh nghiệp đầu mối tiết lộ, giá xăng đang đề nghị tăng lên 1.000 đồng/lít. Các mặt hàng dầu "xin" tăng 1.300 đồng/lít. Các mức tăng này đều đã được tính ngang bằng với mức lỗ hiện hành nhưng đã bao gồm khoản 300 đồng/lít lợi nhuận định mức.
Nếu như Bộ Tài chính yêu cầu không tính khoản lợi nhuận này, mức tăng sẽ giảm còn 700 đồng/lít đối với xăng và 1.000 đồng/lít đối với dầu.
Trong khoảng 1 tháng trở lại đây, giá xăng giao dịch trên thị trường Singapore có chiều hướng giảm và đã chạm đáy vào ngày 5/9, chỉ còn 118,7USD/thùng. Tuy nhiên, 2 ngày sau đó, giá đã bật trở lại về mức 122,39 USD/thùng, tăng vọt tới 3,69 USD/thùng. Điều này kéo theo giá bình quân 30 ngày của mặt hàng xăng A92 vẫn chưa hạ đáng kể.
Giá xăng nhấp nhổm tăng lần thứ 5 liên tiếp (Ảnh minh họa: Phạm Huyền)
Đối với các mặt hàng dầu, đà tăng giá vẫn giữ nguyên. Tại phiên giao ngày 7/9, dầu diezen có giá 132,81 USD/thùng, dầu hỏa 134,04 USD/thùng và dầu madut là 692,46 USD/tấn. Đỉnh cao nhất của chu kỳ 30 ngày đối với các mặt hàng dầu hỏa và dầu diezen là mốc trên 136 USD/thùng, thiết lập vào ngày 4/9.
Đại diện một doanh nghiệp đầu mối cho biết, theo đúng quy trình của Nghị định 84 ban hành, giữa hai lần tăng giá phải cách nhau tối thiểu 10 ngày, vì vậy, khi giá thế giới có xu hướng tăng cao khiến doanh nghiệp bị lỗ, doanh nghiệp sẽ gửi đăng ký giá mới lên Cục Quản lý giá. Các vấn đề liên quan đến thuế và Quỹ bình ổn sẽ do các Bộ quyết định.
Tuy nhiên, vị doanh nghiệp này cũng cho rằng, nhiều khả năng, Liên bộ Tài chính- Công Thương sẽ tính toán thêm phương án giảm thuế.
Hiện nay, nguồn quỹ bình ổn vẫn đang âm ở nhiều doanh nghiệp. Tổng số dư của Quỹ mới chỉ ở mức 500 tỷ đồng và chỉ tập trung ở một vài doanh nghiệp lớn. Trong khi đó, đợt tăng giá lần thứ 4 hôm 28/8, Quỹ này đã phải xả ra 300 đồng/lít cho dầu và 500 đồng/xăng. Bù trừ cho trích Quỹ, có thể hiểu từ 28/8, Quỹ bình ổn chỉ có "chi" mà không có thu với mức chi là 200 đồng/lít cho xăng. Do vậy, khả năng xả tiếp từ Quỹ để kiềm giá lần thứ 5 này sẽ khá mong manh.
Trước đó, ngày 28/8, khi các DN xăng dầu đề nghị tăng 1.200 đồng/lít xăng và 700 đồng/lít dầu diezen, Bộ Tài chính đã chỉ cho các DN này tăng 50% mức đề xuất. Theo đó, giá xăng chỉ tăng 650 đồng/lít và dầu diezen chỉ tăng 300 đồng/lít, dầu hỏa tăng 450 đồng/lít. Ngay sau đó, các DN này đã cho biết lỗ vẫn hoàn lỗ. Dù bù quỹ, tăng giá, ngày 29/8, xăng dầu vẫn lỗ từ 450- 760 đồng/lít.
Nếu lần này, giá xăng dầu "được" tăng, giá bán lẻ sắp tới sẽ lập kỷ lục mới, vượt qua mốc 24.000 đồng/lít. Khi đó, xăng sẽ có giá tới 24.650 đồng/lít và dầu diezen có giá tới 23.150 đồng/lít.
Đã trở thành thông lệ kể từ khi quyền định giá được giao trở lại cho doanh nghiệp, các "đơn" đăng ký giá xăng dầu lại tới tấp gửi tới Bộ Tài chính sau 10 ngày mỗi lần tăng giá. Một doanh nghiệp đầu mối tiết lộ, giá xăng đang đề nghị tăng lên 1.000 đồng/lít. Các mặt hàng dầu "xin" tăng 1.300 đồng/lít. Các mức tăng này đều đã được tính ngang bằng với mức lỗ hiện hành nhưng đã bao gồm khoản 300 đồng/lít lợi nhuận định mức.
Nếu như Bộ Tài chính yêu cầu không tính khoản lợi nhuận này, mức tăng sẽ giảm còn 700 đồng/lít đối với xăng và 1.000 đồng/lít đối với dầu.
Trong khoảng 1 tháng trở lại đây, giá xăng giao dịch trên thị trường Singapore có chiều hướng giảm và đã chạm đáy vào ngày 5/9, chỉ còn 118,7USD/thùng. Tuy nhiên, 2 ngày sau đó, giá đã bật trở lại về mức 122,39 USD/thùng, tăng vọt tới 3,69 USD/thùng. Điều này kéo theo giá bình quân 30 ngày của mặt hàng xăng A92 vẫn chưa hạ đáng kể.
Giá xăng nhấp nhổm tăng lần thứ 5 liên tiếp (Ảnh minh họa: Phạm Huyền)
Đối với các mặt hàng dầu, đà tăng giá vẫn giữ nguyên. Tại phiên giao ngày 7/9, dầu diezen có giá 132,81 USD/thùng, dầu hỏa 134,04 USD/thùng và dầu madut là 692,46 USD/tấn. Đỉnh cao nhất của chu kỳ 30 ngày đối với các mặt hàng dầu hỏa và dầu diezen là mốc trên 136 USD/thùng, thiết lập vào ngày 4/9.
Đại diện một doanh nghiệp đầu mối cho biết, theo đúng quy trình của Nghị định 84 ban hành, giữa hai lần tăng giá phải cách nhau tối thiểu 10 ngày, vì vậy, khi giá thế giới có xu hướng tăng cao khiến doanh nghiệp bị lỗ, doanh nghiệp sẽ gửi đăng ký giá mới lên Cục Quản lý giá. Các vấn đề liên quan đến thuế và Quỹ bình ổn sẽ do các Bộ quyết định.
Tuy nhiên, vị doanh nghiệp này cũng cho rằng, nhiều khả năng, Liên bộ Tài chính- Công Thương sẽ tính toán thêm phương án giảm thuế.
Hiện nay, nguồn quỹ bình ổn vẫn đang âm ở nhiều doanh nghiệp. Tổng số dư của Quỹ mới chỉ ở mức 500 tỷ đồng và chỉ tập trung ở một vài doanh nghiệp lớn. Trong khi đó, đợt tăng giá lần thứ 4 hôm 28/8, Quỹ này đã phải xả ra 300 đồng/lít cho dầu và 500 đồng/xăng. Bù trừ cho trích Quỹ, có thể hiểu từ 28/8, Quỹ bình ổn chỉ có "chi" mà không có thu với mức chi là 200 đồng/lít cho xăng. Do vậy, khả năng xả tiếp từ Quỹ để kiềm giá lần thứ 5 này sẽ khá mong manh.
Trước đó, ngày 28/8, khi các DN xăng dầu đề nghị tăng 1.200 đồng/lít xăng và 700 đồng/lít dầu diezen, Bộ Tài chính đã chỉ cho các DN này tăng 50% mức đề xuất. Theo đó, giá xăng chỉ tăng 650 đồng/lít và dầu diezen chỉ tăng 300 đồng/lít, dầu hỏa tăng 450 đồng/lít. Ngay sau đó, các DN này đã cho biết lỗ vẫn hoàn lỗ. Dù bù quỹ, tăng giá, ngày 29/8, xăng dầu vẫn lỗ từ 450- 760 đồng/lít.
Nếu lần này, giá xăng dầu "được" tăng, giá bán lẻ sắp tới sẽ lập kỷ lục mới, vượt qua mốc 24.000 đồng/lít. Khi đó, xăng sẽ có giá tới 24.650 đồng/lít và dầu diezen có giá tới 23.150 đồng/lít.