So với năm 2011 thì thị trường game nội địa năm 2012 đã khởi sắc
hơn nhiều nhờ lượng MMO mới về ồ ạt, nhưng những vấn đề nan giải cố hữu
vẫn chưa thể giải quyết, điển hình như việc game chưa được cấp phép,
phát hành chui, dịch vụ hỗ trợ kém... Dẫu vậy, dù sao kể từ đầu năm đến
nay cũng có vài tin vui le lói dành cho gamer.
MMORPG 3D vẫn về nước
Xét một cách toàn diện thì toàn bộ thị trường game Việt năm nay đã
bị thể loại webgame lấn át, thậm chí số lượng webgame về nhiều đến nỗi
hiện tại hiếm ai có thể nhớ được hết từng cái tên rành mạch. Đây cũng là
nguyên do dẫn đến bức xúc trong lòng gamer, rất may, giữa xu thế ấy vẫn
còn sự có mặt của những ứng viên 3D.
Thần Ma Đại Lục, một trong các MMORPG 3D hiếm hoi năm 2012.
Có thể kể tới các MMORPG 3D về nước từ đầu năm như Dragonica, Thần Ma Đại Lục, Thành Cát Tư Hãn... cùng với loạt server "lậu" như Dekaron, QQ Tây Du...
Dĩ nhiên chúng còn quá nhỏ bé và cũng chưa thu được thành công nào đáng
kể, nhưng vẫn cho thấy các NPH Việt chưa đoạn tuyệt hẳn với thể loại
này.
Hơn nữa, thông tin về các dự án lớn đã được mua về Việt Nam như VLTK 3, Cửu Âm Chân Kinh cũng
hứa hẹn sự bùng nổ của MMORPG 3D trong thời gian tới. Suy cho cùng,
chính chúng đang nuôi niềm hy vọng của mỗi game thủ nội địa.
Game hay hồi sinh
Từ trước đến nay, dường như một quy luật bất thành văn tại Việt Nam
là không phát hành lại game cũ. Chính vì thế mà cho tới tận đầu năm
2012, hầu hết gamer cũng chỉ biết mong ước trong vô vọng sự trở lại của
các MMO đáng giá trong quá khứ. Thế nhưng mọi chuyện đã thay đổi nhiều.
CLTB, dự án game hồi sinh đang thành công bước đầu.
Khởi đầu từ việc Dzogame hồi sinh Hiệp Khách Giang Hồ, Cửu Long Tranh Bá và tiếp sau đó là HeroGame với Maple Story, suốt quý 3 vừa qua các thông tin về game cũ sống lại đã gây sóng gió cho cộng đồng. Và mặc dù các dự án Ghost Online, TS Online còn mập mờ nhưng chúng vẫn khiến người chơi Việt cảm thấy vui mừng.
Đặc biệt, đa phần các MMO hồi sinh cho tới lúc này vẫn sống khá
tốt, nó cho thấy tiềm năng lớn của cách làm này trong giai đoạn mà thị
trường game mới đóng băng. Âu đó cũng là kết cục dễ hiểu vì chất lượng
các sản phẩm này đều xuất sắc từ gốc.
Ngành công nghiệp game được công nhận bước đầu
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp game còn quá xa lạ với phần đông xã
hội truyền thống, chính vì thế mà trò chơi trực tuyến vẫn bị nhìn nhận
như một thứ ma túy số, bất chấp nguồn thu từ đó đã lên đến con số gần
6.000 tỷ VNĐ. Và bài toán nan giải đặt ra cho các NPH vẫn là làm sao để
được xã hội công nhận hình thức giải trí mới.
Công tác đào tạo trọng tài game đang rất được chú trọng.
Dĩ nhiên, cho tới tận lúc này thì những định kiến về game vẫn còn
rất lớn, nhưng vừa qua một số sự kiện đã cho thấy sự thay đổi bước đầu.
Đơn cử như kiện tướng các bộ môn eSport được công nhận cấp quốc gia (Fifa Online 2) hay khóa đào tạo trọng tài game do các chuyên gia nước ngoài giảng dạy...
Chặng đường phía trước còn rất gian nan, nhưng dù việc gì khó đến
đâu cũng cần có sự khởi đầu, hy vọng rằng tin vui sẽ còn tới với cộng
đồng gamer Việt Nam trong thời gian tới.
Game thuần Việt được xuất khẩu
Trước nay, thị trường game Việt vốn được biết đến với xu thế "nhập
siêu" 100%, đồng thời thị phần bị chiếm dụng hoàn toàn bởi các MMO tới
từ Trung Quốc, Hàn Quốc. Đối với nhiều người, chuyện xuất khẩu game ra
nước ngoài chỉ là mơ hão.
Ủn Ỉn, dự án game Việt xuất khẩu sang Nhật Bản.
Thế nhưng kể từ đầu năm tới nay, khá nhiều MMO sản xuất nội địa đã có mặt tại nước ngoài như Ủn Ỉn của VNG (sang Nhật), SQUAD của VTC Game (sang Hàn Quốc) hay Jay Online của FGame (sang Singapore)... Chúng cho thấy Việt Nam cũng đầy khả năng xuất khẩu game, dù còn tương đối manh nha.
Ngoài ra, việc tựa game offline 7554
được phát hành ra nhiều thị trường phương Tây góp phần làm phong phú
thêm các tựa game xuất khẩu về mặt thể loại. Cuối năm nay, dự án 2112 cũng đang rất hứa hẹn sẽ nối tiếp thành công trên.
hơn nhiều nhờ lượng MMO mới về ồ ạt, nhưng những vấn đề nan giải cố hữu
vẫn chưa thể giải quyết, điển hình như việc game chưa được cấp phép,
phát hành chui, dịch vụ hỗ trợ kém... Dẫu vậy, dù sao kể từ đầu năm đến
nay cũng có vài tin vui le lói dành cho gamer.
MMORPG 3D vẫn về nước
Xét một cách toàn diện thì toàn bộ thị trường game Việt năm nay đã
bị thể loại webgame lấn át, thậm chí số lượng webgame về nhiều đến nỗi
hiện tại hiếm ai có thể nhớ được hết từng cái tên rành mạch. Đây cũng là
nguyên do dẫn đến bức xúc trong lòng gamer, rất may, giữa xu thế ấy vẫn
còn sự có mặt của những ứng viên 3D.
Thần Ma Đại Lục, một trong các MMORPG 3D hiếm hoi năm 2012.
Có thể kể tới các MMORPG 3D về nước từ đầu năm như Dragonica, Thần Ma Đại Lục, Thành Cát Tư Hãn... cùng với loạt server "lậu" như Dekaron, QQ Tây Du...
Dĩ nhiên chúng còn quá nhỏ bé và cũng chưa thu được thành công nào đáng
kể, nhưng vẫn cho thấy các NPH Việt chưa đoạn tuyệt hẳn với thể loại
này.
Hơn nữa, thông tin về các dự án lớn đã được mua về Việt Nam như VLTK 3, Cửu Âm Chân Kinh cũng
hứa hẹn sự bùng nổ của MMORPG 3D trong thời gian tới. Suy cho cùng,
chính chúng đang nuôi niềm hy vọng của mỗi game thủ nội địa.
Game hay hồi sinh
Từ trước đến nay, dường như một quy luật bất thành văn tại Việt Nam
là không phát hành lại game cũ. Chính vì thế mà cho tới tận đầu năm
2012, hầu hết gamer cũng chỉ biết mong ước trong vô vọng sự trở lại của
các MMO đáng giá trong quá khứ. Thế nhưng mọi chuyện đã thay đổi nhiều.
CLTB, dự án game hồi sinh đang thành công bước đầu.
Khởi đầu từ việc Dzogame hồi sinh Hiệp Khách Giang Hồ, Cửu Long Tranh Bá và tiếp sau đó là HeroGame với Maple Story, suốt quý 3 vừa qua các thông tin về game cũ sống lại đã gây sóng gió cho cộng đồng. Và mặc dù các dự án Ghost Online, TS Online còn mập mờ nhưng chúng vẫn khiến người chơi Việt cảm thấy vui mừng.
Đặc biệt, đa phần các MMO hồi sinh cho tới lúc này vẫn sống khá
tốt, nó cho thấy tiềm năng lớn của cách làm này trong giai đoạn mà thị
trường game mới đóng băng. Âu đó cũng là kết cục dễ hiểu vì chất lượng
các sản phẩm này đều xuất sắc từ gốc.
Ngành công nghiệp game được công nhận bước đầu
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp game còn quá xa lạ với phần đông xã
hội truyền thống, chính vì thế mà trò chơi trực tuyến vẫn bị nhìn nhận
như một thứ ma túy số, bất chấp nguồn thu từ đó đã lên đến con số gần
6.000 tỷ VNĐ. Và bài toán nan giải đặt ra cho các NPH vẫn là làm sao để
được xã hội công nhận hình thức giải trí mới.
Công tác đào tạo trọng tài game đang rất được chú trọng.
Dĩ nhiên, cho tới tận lúc này thì những định kiến về game vẫn còn
rất lớn, nhưng vừa qua một số sự kiện đã cho thấy sự thay đổi bước đầu.
Đơn cử như kiện tướng các bộ môn eSport được công nhận cấp quốc gia (Fifa Online 2) hay khóa đào tạo trọng tài game do các chuyên gia nước ngoài giảng dạy...
Chặng đường phía trước còn rất gian nan, nhưng dù việc gì khó đến
đâu cũng cần có sự khởi đầu, hy vọng rằng tin vui sẽ còn tới với cộng
đồng gamer Việt Nam trong thời gian tới.
Game thuần Việt được xuất khẩu
Trước nay, thị trường game Việt vốn được biết đến với xu thế "nhập
siêu" 100%, đồng thời thị phần bị chiếm dụng hoàn toàn bởi các MMO tới
từ Trung Quốc, Hàn Quốc. Đối với nhiều người, chuyện xuất khẩu game ra
nước ngoài chỉ là mơ hão.
Ủn Ỉn, dự án game Việt xuất khẩu sang Nhật Bản.
Thế nhưng kể từ đầu năm tới nay, khá nhiều MMO sản xuất nội địa đã có mặt tại nước ngoài như Ủn Ỉn của VNG (sang Nhật), SQUAD của VTC Game (sang Hàn Quốc) hay Jay Online của FGame (sang Singapore)... Chúng cho thấy Việt Nam cũng đầy khả năng xuất khẩu game, dù còn tương đối manh nha.
Ngoài ra, việc tựa game offline 7554
được phát hành ra nhiều thị trường phương Tây góp phần làm phong phú
thêm các tựa game xuất khẩu về mặt thể loại. Cuối năm nay, dự án 2112 cũng đang rất hứa hẹn sẽ nối tiếp thành công trên.