Ông Timothy Brown, 46 tuổi, sống tại miền tây nước Mỹ, là bệnh nhân HIV đầu tiên được chữa lành bệnh, theo tin tức của đài phát thanh Voice of American (Mỹ).
Từng được đề cập trong các tạp chí y tế với bí danh “Bệnh nhân Berlin”, ông Timothy Brown đã tiết lộ danh tính thật của mình vào năm 2010, ba năm sau khi một phương pháp chữa trị đột phá giúp chữa lành HIV lẫn ung thư trong cơ thể ông. Hiện ông đang trợ giúp cho một tổ chức chuyên nghiên cứu chống AIDS.
“Ngoài việc đi lại vẫn hơi khó khăn, còn lại tôi cảm thấy mọi thứ đều rất ổn. Thật là tuyệt khi được chữa lành bệnh”, ông Brown phát biểu tại một cuộc họp được tổ chức bởi Quỹ Nghiên cứu AIDS (amfAR) diễn ra vào tháng trước.
Các bác sĩ công nhận Brown là bệnh nhân nhiễm HIV đầu tiên được chữa khỏi bệnh.
"Cơ bản là tôi đã được chữa khỏi, có nghĩa là tôi không chịu bất kỳ tác động nào của loại virus này và tôi không cần phải uống thuốc kháng virus”, ông Brown cho biết.
Ông Timothy Brown là bệnh nhân HIV được chữa lành
đầu tiên trên thế giới
Được biết, ông phát hiện mình dương tính với HIV vào năm 1995, khi đang sống ở thủ đô Berlin (Đức)
Ông Brown đã phải liên tục uống thuốc để cầm cự với “căn bệnh thế kỷ” và 10 năm sau đó, ông bắt đầu cảm thấy cơ thể suy yếu trầm trọng. Kết quả xét nghiệm sinh thiết tủy sống vào năm 2006 cho thấy ông bị bệnh ung thư bạch cầu.
Sau khi tham gia các đợt hóa trị, Brown được bác sĩ chuyên khoa ung thư Gero Huetter đề nghị ghép tủy sống để thay thế tủy bị mất do hóa trị. Vì theo vị bác sĩ này biết, cứ trong 100 người, phần lớn là ở Bắc Âu, thì có một người có khả năng kháng HIV cao nhờ vào một đột biến gien. Hay nói cách khác, các tế bào của họ thiếu các ngõ để HIV thâm nhập vào.
Vào năm 2007, ông Brown được ghép tủy sống từ một người có đột biến gen kháng HIV. Ông cũng ngưng dùng thuốc cầm HIV. Và mặc dù bệnh ung thư bạch cầu vẫn còn, nhưng HIV thì “biến mất”.
Các nhà nghiên cứu cho biết ghép tủy sống là thủ thuật rất nguy hiểm cho các bệnh nhân và chỉ nên tiến hành cho các trường hợp cực kỳ đặc biệt.
"Lúc đó Brown buộc phải chấp nhận ghép tủy không phải vì anh ấy bị HIV, mà là vì nếu không làm thì anh ấy sẽ chết vì bệnh ung thư bạch cầu”, bà Paula Cannon, Giáo sư thuộc Trường đại học Nam California (Mỹ), phát biểu tại cuộc họp báo của amfAR.
Tiến sĩ Robert Siliciano thuộc Trường đại học Johns Hopkins (Mỹ) xác nhận rằng, Timothy Brown đã liên tục làm nhiều xét nghiệm và kết quả cho thấy không còn HIV trong cơ thể bệnh nhân này nữa.
Bà Cannon cho biết các nhà khoa học đang nghiên cứu cách thức cấy đột biến gien kháng HIV vào tủy sống để tạo ra một loại kháng thể chống HIV trong cơ thể người. Điều này sẽ giúp người bị nhiễm không cần buộc phải ghép tủy từ người khác.
Từng được đề cập trong các tạp chí y tế với bí danh “Bệnh nhân Berlin”, ông Timothy Brown đã tiết lộ danh tính thật của mình vào năm 2010, ba năm sau khi một phương pháp chữa trị đột phá giúp chữa lành HIV lẫn ung thư trong cơ thể ông. Hiện ông đang trợ giúp cho một tổ chức chuyên nghiên cứu chống AIDS.
“Ngoài việc đi lại vẫn hơi khó khăn, còn lại tôi cảm thấy mọi thứ đều rất ổn. Thật là tuyệt khi được chữa lành bệnh”, ông Brown phát biểu tại một cuộc họp được tổ chức bởi Quỹ Nghiên cứu AIDS (amfAR) diễn ra vào tháng trước.
Các bác sĩ công nhận Brown là bệnh nhân nhiễm HIV đầu tiên được chữa khỏi bệnh.
"Cơ bản là tôi đã được chữa khỏi, có nghĩa là tôi không chịu bất kỳ tác động nào của loại virus này và tôi không cần phải uống thuốc kháng virus”, ông Brown cho biết.
Ông Timothy Brown là bệnh nhân HIV được chữa lành
đầu tiên trên thế giới
Được biết, ông phát hiện mình dương tính với HIV vào năm 1995, khi đang sống ở thủ đô Berlin (Đức)
Ông Brown đã phải liên tục uống thuốc để cầm cự với “căn bệnh thế kỷ” và 10 năm sau đó, ông bắt đầu cảm thấy cơ thể suy yếu trầm trọng. Kết quả xét nghiệm sinh thiết tủy sống vào năm 2006 cho thấy ông bị bệnh ung thư bạch cầu.
Sau khi tham gia các đợt hóa trị, Brown được bác sĩ chuyên khoa ung thư Gero Huetter đề nghị ghép tủy sống để thay thế tủy bị mất do hóa trị. Vì theo vị bác sĩ này biết, cứ trong 100 người, phần lớn là ở Bắc Âu, thì có một người có khả năng kháng HIV cao nhờ vào một đột biến gien. Hay nói cách khác, các tế bào của họ thiếu các ngõ để HIV thâm nhập vào.
Vào năm 2007, ông Brown được ghép tủy sống từ một người có đột biến gen kháng HIV. Ông cũng ngưng dùng thuốc cầm HIV. Và mặc dù bệnh ung thư bạch cầu vẫn còn, nhưng HIV thì “biến mất”.
Các nhà nghiên cứu cho biết ghép tủy sống là thủ thuật rất nguy hiểm cho các bệnh nhân và chỉ nên tiến hành cho các trường hợp cực kỳ đặc biệt.
"Lúc đó Brown buộc phải chấp nhận ghép tủy không phải vì anh ấy bị HIV, mà là vì nếu không làm thì anh ấy sẽ chết vì bệnh ung thư bạch cầu”, bà Paula Cannon, Giáo sư thuộc Trường đại học Nam California (Mỹ), phát biểu tại cuộc họp báo của amfAR.
Tiến sĩ Robert Siliciano thuộc Trường đại học Johns Hopkins (Mỹ) xác nhận rằng, Timothy Brown đã liên tục làm nhiều xét nghiệm và kết quả cho thấy không còn HIV trong cơ thể bệnh nhân này nữa.
Bà Cannon cho biết các nhà khoa học đang nghiên cứu cách thức cấy đột biến gien kháng HIV vào tủy sống để tạo ra một loại kháng thể chống HIV trong cơ thể người. Điều này sẽ giúp người bị nhiễm không cần buộc phải ghép tủy từ người khác.