Tháng 12-2010, báo chí thế giới đã đưa tin: Tiến sỹ Gero Huetter trường đại học Y khoa Charite ở Berlin đã chữa khỏi bệnh AIDS cho một bệnh nhân 40 tuổi người Mỹ bằng phương pháp ghép tủy sống. Nhưng tên tuổi và hình ảnh của bệnh nhân vẫn bị giấu kín khiến có người vẫn hoài nghi. Nhưng nay thì mọi việc đã được sáng tỏ, con người may mắn ấy đã được xuất hiện…
Đối với các thầy thuốc trên thế giới, trường hợp bệnh nhân AIDS người Mỹ Timothy West Brown giống như luồng ánh sáng ở con đường hầm tối tăm tìm cách chữa căn bệnh thế kỷ này. Người đàn ông khốn khổ này đồng thời bị mắc cả bệnh AIDS lẫn ung thư máu.
Timothy West Brown, bệnh nhân AIDS đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi
Trong con mắt giới y học, Brown là người đang “chầm chậm xuống mồ”. Thế nhưng kỳ tích đã xảy ra: Sau khi được ghép tủy, Timothy West Brown đã cải tử hoàn sinh, cả hai căn bệnh đều khỏi. Sự kiện này đã gây chấn động không những giới y học mà cả thế giới bởi qua trường hợp của Timothy West Brown, người ta đã thấy được kỳ tích của giới y học: Có thể kết liễu căn bệnh thế kỷ AIDS!
Đã 30 năm kể từ khi con người phát hiện ra sự tồn tại của virus HIV (5-6-1981). Đúng dịp kỷ niệm này, các nhà y học đã gióng lên hiệu kèn báo hiệu sẽ tập trung toàn lực để loại bỏ thứ virus đáng sợ này khỏi thế giới. Niềm tin này dựa trên hai nhân tố: sự tiến bộ của khoa học và áp lực của tiền bạc.
Chỉ tính riêng trong các nước đang phát triển, mỗi năm số tiền chi cho điều trị bệnh nhân AIDS đã lên tới 1,3 tỷ USD. Cứ như hiện nay thì đến năm 2031, con số này sẽ gấp 3 lần. Việc chữa chạy cho các bệnh nhân AIDS tốn kém ghê gớm, cần phải tìm ra cách để chữa khỏi căn bệnh này.
Timothy West Brown là người vừa bị AIDS vừa bị bệnh máu trắng. Năm 2007, ông tới Berlin tìm gặp bác sỹ Gero Huetter ở trường Đại học y Khoa Charite - chuyên gia về ung bướu và bệnh đường máu. Ông Gero Huetter nhớ lại: Khi đó tình trạng của Timothy West Brown rất xấu, đang cận kề cái chết.
Ông Gero Huetter lập tức đưa ra quyết định: Tiến hành ghép tủy để trị bệnh máu trắng trước. Kết quả nằm ngoài dự đoán: Sau 3 năm quan sát lâm sàng, công việc ghép tủy đó không những chữa được bệnh máu trắng mà còn chữa khỏi luôn bệnh AIDS.
Thì ra, tủy sống của người hiến rất hợp với Timothy, đồng thời còn chứa một gene biến dị có thể tiêu diệt được HIV. Theo nghiên cứu trước đây thì loại gene biến dị này chỉ tồn tại trong cơ thể của số ít người Bắc Âu.
Ngày 2-6, ông Gero Huetter đã nói: “ Do Timothy West Brown bị mắc bệnh AIDS nên chúng tôi nghĩ dù có được ghép tủy thì cũng phải rời bỏ thế giới này. Thật không thể ngờ, ông ấy lại sống được một cách kỳ diệu như thế. Hiện nay ông ấy đã không còn HIV trong người nữa, hiện không còn phải uống thuốc nữa”.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng không thể áp dụng phương pháp ghép tủy sống để điều trị bệnh AIDS cho các bệnh nhân khác vì chi phí cao, phức tạp, rủi ro cao và cần phải tìm được người hiến tủy đặc biệt: Loại tủy có gene đề kháng được HIV, thứ chỉ có được ở một số người Bắc Âu.
Tiến sỹ Robert Gallo ở ĐH Mariland thẳng thắn bày tỏ ý kiến phản đối: “Phương pháp này không có tính thực tiễn, sẽ làm chết rất nhiều người”.
Theo 24h
Đối với các thầy thuốc trên thế giới, trường hợp bệnh nhân AIDS người Mỹ Timothy West Brown giống như luồng ánh sáng ở con đường hầm tối tăm tìm cách chữa căn bệnh thế kỷ này. Người đàn ông khốn khổ này đồng thời bị mắc cả bệnh AIDS lẫn ung thư máu.
Timothy West Brown, bệnh nhân AIDS đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi
Trong con mắt giới y học, Brown là người đang “chầm chậm xuống mồ”. Thế nhưng kỳ tích đã xảy ra: Sau khi được ghép tủy, Timothy West Brown đã cải tử hoàn sinh, cả hai căn bệnh đều khỏi. Sự kiện này đã gây chấn động không những giới y học mà cả thế giới bởi qua trường hợp của Timothy West Brown, người ta đã thấy được kỳ tích của giới y học: Có thể kết liễu căn bệnh thế kỷ AIDS!
Đã 30 năm kể từ khi con người phát hiện ra sự tồn tại của virus HIV (5-6-1981). Đúng dịp kỷ niệm này, các nhà y học đã gióng lên hiệu kèn báo hiệu sẽ tập trung toàn lực để loại bỏ thứ virus đáng sợ này khỏi thế giới. Niềm tin này dựa trên hai nhân tố: sự tiến bộ của khoa học và áp lực của tiền bạc.
Chỉ tính riêng trong các nước đang phát triển, mỗi năm số tiền chi cho điều trị bệnh nhân AIDS đã lên tới 1,3 tỷ USD. Cứ như hiện nay thì đến năm 2031, con số này sẽ gấp 3 lần. Việc chữa chạy cho các bệnh nhân AIDS tốn kém ghê gớm, cần phải tìm ra cách để chữa khỏi căn bệnh này.
Timothy West Brown là người vừa bị AIDS vừa bị bệnh máu trắng. Năm 2007, ông tới Berlin tìm gặp bác sỹ Gero Huetter ở trường Đại học y Khoa Charite - chuyên gia về ung bướu và bệnh đường máu. Ông Gero Huetter nhớ lại: Khi đó tình trạng của Timothy West Brown rất xấu, đang cận kề cái chết.
Ông Gero Huetter lập tức đưa ra quyết định: Tiến hành ghép tủy để trị bệnh máu trắng trước. Kết quả nằm ngoài dự đoán: Sau 3 năm quan sát lâm sàng, công việc ghép tủy đó không những chữa được bệnh máu trắng mà còn chữa khỏi luôn bệnh AIDS.
Thì ra, tủy sống của người hiến rất hợp với Timothy, đồng thời còn chứa một gene biến dị có thể tiêu diệt được HIV. Theo nghiên cứu trước đây thì loại gene biến dị này chỉ tồn tại trong cơ thể của số ít người Bắc Âu.
Timothy West Brown là người vừa bị AIDS vừa bị bệnh máu trắng. Khi ghép tủy xong, cả hai căn bệnh kia đều biến mất. |
Ngày 2-6, ông Gero Huetter đã nói: “ Do Timothy West Brown bị mắc bệnh AIDS nên chúng tôi nghĩ dù có được ghép tủy thì cũng phải rời bỏ thế giới này. Thật không thể ngờ, ông ấy lại sống được một cách kỳ diệu như thế. Hiện nay ông ấy đã không còn HIV trong người nữa, hiện không còn phải uống thuốc nữa”.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng không thể áp dụng phương pháp ghép tủy sống để điều trị bệnh AIDS cho các bệnh nhân khác vì chi phí cao, phức tạp, rủi ro cao và cần phải tìm được người hiến tủy đặc biệt: Loại tủy có gene đề kháng được HIV, thứ chỉ có được ở một số người Bắc Âu.
Tiến sỹ Robert Gallo ở ĐH Mariland thẳng thắn bày tỏ ý kiến phản đối: “Phương pháp này không có tính thực tiễn, sẽ làm chết rất nhiều người”.
Theo 24h