Người đàn ông khờ dại và mù quáng, tìm mọi cách để cứu vãn cuộc hôn nhân đổ vỡ, đã trả giá suốt 10 năm trời cho tội ác của mình mà vẫn không sao nguôi ngoai được những ám ảnh, dằn vặt về tội lỗi đã gây ra.
Giờ này, Vũ Ngọc T. có lẽ đã trở về với cuộc sống đời thường, sau hơn 10 năm phấn đấu cải tạo trong trại giam. Người đàn ông khờ dại và mù quáng, tìm mọi cách để cứu vãn cuộc hôn nhân đổ vỡ, đã trả giá suốt 10 năm trời cho tội ác của mình mà vẫn không sao nguôi ngoai được những ám ảnh, dằn vặt về tội lỗi đã gây ra.
Ngày Vũ Ngọc T. đưa người yêu về ra mắt gia đình. Mẹ T. - một cán bộ nhà nước đã gay gắt phản đối. Bà bảo với con trai, cô gái đó không thể phù hợp để trở thành vợ T., nhưng vì tình yêu, T vẫn vượt qua những khác biệt mà T. biết rõ hơn ai hết, để lấy người con gái mình yêu về làm vợ.
Vũ Ngọc T. kể, vợ của T. từng có thời gian dài làm tiếp viên nhà hàng. Trong một lần T. đi nhậu nhẹt với mấy người anh em thì gặp vợ. Lần đầu tiên gặp gỡ, T. đã như bị hút hồn trước sự quyến rũ, khéo léo và ngọt ngào của cô tiếp viên ấy. Suốt một quãng thời gian dài, T. - trong vai một chàng trai si tình, thường đến trồng cây si ở nhà hàng đó, hy vọng được lọt vào mắt xanh của người đẹp. T. vẫn còn nhớ cảm giác hạnh phúc tột cùng khi tình yêu của mình được đáp lại. T. chỉ là một chàng trai học hành không đến đầu đến đũa, kiếm sống bằng nghề lao động tay chân, thu nhập phập phù, nên chẳng bao giờ dám mơ sẽ chinh phục được một cô gái có nhan sắc, lại quen ăn trắng mặc trơn. Tuy biết người mình yêu là tiếp viên nhà hàng, có quá khứ không mấy tốt đẹp, nhưng T. vẫn chấp nhận, bởi T. tin tình yêu có thể làm thay đổi tất cả.
Thời gian đầu mới lấy nhau, hai vợ chồng T. phải đi thuê trọ trong những khu trọ sinh viên để ở. Cuộc sống vô cùng vất vả, khó khăn, nhất là khi vợ chồng T. đón cô con gái đầu lòng. Hết mực yêu thương vợ con, T. không cho vợ đi làm nhà hàng nữa, vì không muốn điều đó ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Một mình T. đứng ra cáng đáng nuôi cả gia đình. T. làm việc quần quật, không ngại khó, không ngại khổ sở, vất vả, chỉ mong mỗi ngày có thể kiếm được dăm chục, 100.000 cho vợ lo tiền chợ búa. Những ngày đầu mới cưới, cuộc sống của vợ chồng T. hạnh phúc và rộn rã tiếng cười. Với T., đó là một cuộc sống trong mơ. Nhưng T. không giữ gìn được hạnh phúc của mình lâu. Khi đứa con của T. đầy tuổi, cũng là lúc vợ T. thay đổi.
Thời còn là tiếp viên, vợ T cũng được xem là một tiếp viên "có giá" của nhà hàng nhờ gương mặt dễ nhìn, ăn nói khéo léo, dễ thương, nên được không ít đàn ông săn đón, cung phụng, tiền tiêu không phải nghĩ. Lấy chồng, sinh con, sau một thời gian an phận làm vợ, cô bắt đầu chán cảnh sống thiếu thốn bên người chồng không có nghề nghiệp đàng hoàng, chán cả việc phải vướng bận con cái. Hai vợ chồng T. bắt đầu có những cuộc cãi vã, mà trong những cuộc cãi vã đó, không ít lần, T. bị vợ chê bất tài, không kiếm nổi tiền nuôi vợ con.
Vì quá yêu, T thiêu vợ để giữ cho riêng mình (ảnh minh họa)
Bị vợ chê, T. cố gắng nghĩ đủ cách làm ăn, kể cả đi làm ăn, buôn bán ở xa, với hy vọng thỏa mãn được yêu cầu của vợ. Nhưng đó cũng là lúc vợ T. bắt đầu qua lại với những người đàn ông khác. Thời gian đó, ở gần nhà T. có một nhóm xây dựng nhà ở. Những lần T. đi làm ăn xa về, T. nghe hàng xóm xì xào chuyện vợ T. qua lại với một người làm thầu xây dựng ở đó. Cả hai thường xuyên gặp gỡ nhau, có khi ở chính trong căn phòng trọ của vợ chồng T. khi T. vắng nhà.
Khi biết vợ ngoại tình, T. rất đau đớn. Tự ái của một gã đàn ông trong T. bị tổn thương nặng nề. Nhưng trên tất cả những nỗi đau đó, T. vẫn yêu vợ, vẫn không muốn mất đi người vợ xinh đẹp. T. đã tìm mọi cách cứu vãn cuộc hôn nhân của mình, kể cả việc khuyên nhủ, mong vợ mình hồi tâm chuyển tính. Nhưng cái cách vợ T. đáp lại sự chân tình của T. đã khiến T. gặp một cú sốc nặng nề. Khi biết T. đã biết mọi chuyện, vợ T công khai chuyện ngoại tình, thậm chí còn buông lời xúc phạm T. Cứ đến chập tối là vợ T. ăn mặc, trang điểm rực rỡ ra khỏi nhà, đến sáng hôm sau mới về, có hôm về người còn nồng nặc mùi rượu. T. không còn nhận ra người vợ khéo ăn khéo nói mà T. đã từng yêu thương nữa.
Từ ngày vợ thay lòng đổi dạ, T. chỉ còn biết tìm niềm an ủi nơi đứa con gái bé nhỏ của mình. Không được mẹ quan tâm, đứa con gái quay sang quấn bố. Tối tối, nó ăn cơm cùng bố, ngủ cùng bố, tuyệt nhiên không hề quấy khóc. Có lẽ nó cảm nhận được hoàn cảnh của gia đình nên rất ngoan. Những đêm đầu mẹ đi vắng, nó còn hỏi bố: "Mẹ đi đâu sao chưa về ngủ với con?". Đến những đêm sau, nó quen dần, cứ đến giờ ngủ là nhắc bố đi buông màn, rồi ngoan ngoãn chui vào lòng bố ngủ ngon lành.
T. bảo T. yêu con gái vô cùng, vì con bé xinh xắn, dễ thương như bản sao của mẹ. Điều khác biệt duy nhất là nó trong sáng, hồn nhiên, không bị cuộc đời làm vẩn đục và không biết nói những lời cay nghiệt. Buổi sáng T. đưa con đi học, rồi sau đó mới đi làm, buổi chiều mới đón con về. Cứ nhìn thấy bố đến đón là con bé chạy như bay đến, lao lên ôm cổ bố mừng rỡ rối rít rồi nằng nặc đòi bố cõng về nhà.
Có những hôm buồn chuyện gia đình, T đưa cả con ra quán ngồi uống bia. Con bé thấy bố uống hết ly này đến ly khác, dường như cảm nhận được nỗi buồn của bố, nó thủ thỉ bảo: "Con uống cùng bố cho vui nhé". Không biết ai dạy mà nó lấy ly bia, cụng ly với bố như thật. Trong lúc buồn bã, chán nản, T. cũng coi con là "bạn nhậu". Hai cha con "cụng" hết lần này đến lần khác, T. uống hết một ly thì con bé chỉ uống được một ngụm. Nhưng đến lúc T. giật mình nhìn lại, thì thấy con bé đã say bí tỉ, mặt mũi đỏ phừng phừng. T. lại đưa con về, cõng con sau lưng, hai bố con đều say, vừa đi vừa hát om sòm cả xóm.
T. nói T. đã trải qua không biết bao ngày chứng kiến vợ vắng nhà hàng đêm. Cho đến một buổi sáng, vợ T. về, nằm ngủ vật trên giường sau một đêm vui chơi mệt nhoài, thì sự chịu đựng của T. đã kiệt quệ. Sáng hôm đó, nhìn vợ đang nằm ngũ, T. chợt nảy sinh một ý nghĩ điên cuồng: T. muốn hủy hoại nhan sắc của vợ, để vợ không còn cơ hội đi cặp bồ nữa. T đi mua mấy nghìn xăng về, đổ lên người vợ và châm lửa đốt. T. bảo T. chỉ định làm cho vợ xấu xí đi, chứ không có ý định muốn giết vợ. Không biết những lời T. nói có thật không, nhưng khi T. kịp tỉnh ra, lao vào dập lửa trên người vợ và đưa vợ đi cấp cứu, thì đã muộn. Vợ T. đã chết sau đó vì vết bỏng quá nặng. T. bị kết án 15 năm tù, và bị đưa về giam giữ ở trại giam Z30A.
Tội lỗi của T. đã khiến cả gia đình T. tan nát. Con gái T. phải về sống cùng với bà nội. Thời gian đầu mới đi tù, cả mẹ đẻ và mẹ vợ đều giận T., không tha thứ cho T. Nhưng qua thời gian, nỗi đau nguôi ngoai, cả hai bà mẹ đã dần tha thứ cho T., cùng nhau cưu mang T., động viên T. làm lại cuộc đời. Mẹ đẻ và mẹ vợ T. thường xuyên dành dụm, chắt chiu từng đồng, để góp tiền nuôi con gái T. và thỉnh thoảng cho T. chút đỉnh tiền tiêu vặt trong trại giam. Lần nào lên thăm T., hai bà cũng đưa con gái lên để bố con T. có cơ hội gặp mặt.
Có lần mẹ vợ đưa con gái lên thăm, mang cho T. hết quà này đến quà khác, T. đã cảm động không nói được câu nào, chỉ biết quỳ sụp xuống cảm ơn tấm lòng nhân ái bao la của mẹ vợ. Nhờ có sự yêu thương của gia đình, T. có thêm động lực để cải tạo, phấn đấu, và hy vọng sớm trở về với xã hội, với những người thân yêu của mình. Lạc quan là thế, nhưng trong đôi mắt của T., vẫn chứa đựng một nỗi buồn thăm thẳm. Dù ngày tự do đã đến, có lẽ những ám ảnh về tội lỗi của hơn 10 năm trước đây sẽ còn mã mãi đeo bám cuộc đời T.
Giờ này, Vũ Ngọc T. có lẽ đã trở về với cuộc sống đời thường, sau hơn 10 năm phấn đấu cải tạo trong trại giam. Người đàn ông khờ dại và mù quáng, tìm mọi cách để cứu vãn cuộc hôn nhân đổ vỡ, đã trả giá suốt 10 năm trời cho tội ác của mình mà vẫn không sao nguôi ngoai được những ám ảnh, dằn vặt về tội lỗi đã gây ra.
Ngày Vũ Ngọc T. đưa người yêu về ra mắt gia đình. Mẹ T. - một cán bộ nhà nước đã gay gắt phản đối. Bà bảo với con trai, cô gái đó không thể phù hợp để trở thành vợ T., nhưng vì tình yêu, T vẫn vượt qua những khác biệt mà T. biết rõ hơn ai hết, để lấy người con gái mình yêu về làm vợ.
Vũ Ngọc T. kể, vợ của T. từng có thời gian dài làm tiếp viên nhà hàng. Trong một lần T. đi nhậu nhẹt với mấy người anh em thì gặp vợ. Lần đầu tiên gặp gỡ, T. đã như bị hút hồn trước sự quyến rũ, khéo léo và ngọt ngào của cô tiếp viên ấy. Suốt một quãng thời gian dài, T. - trong vai một chàng trai si tình, thường đến trồng cây si ở nhà hàng đó, hy vọng được lọt vào mắt xanh của người đẹp. T. vẫn còn nhớ cảm giác hạnh phúc tột cùng khi tình yêu của mình được đáp lại. T. chỉ là một chàng trai học hành không đến đầu đến đũa, kiếm sống bằng nghề lao động tay chân, thu nhập phập phù, nên chẳng bao giờ dám mơ sẽ chinh phục được một cô gái có nhan sắc, lại quen ăn trắng mặc trơn. Tuy biết người mình yêu là tiếp viên nhà hàng, có quá khứ không mấy tốt đẹp, nhưng T. vẫn chấp nhận, bởi T. tin tình yêu có thể làm thay đổi tất cả.
Thời gian đầu mới lấy nhau, hai vợ chồng T. phải đi thuê trọ trong những khu trọ sinh viên để ở. Cuộc sống vô cùng vất vả, khó khăn, nhất là khi vợ chồng T. đón cô con gái đầu lòng. Hết mực yêu thương vợ con, T. không cho vợ đi làm nhà hàng nữa, vì không muốn điều đó ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Một mình T. đứng ra cáng đáng nuôi cả gia đình. T. làm việc quần quật, không ngại khó, không ngại khổ sở, vất vả, chỉ mong mỗi ngày có thể kiếm được dăm chục, 100.000 cho vợ lo tiền chợ búa. Những ngày đầu mới cưới, cuộc sống của vợ chồng T. hạnh phúc và rộn rã tiếng cười. Với T., đó là một cuộc sống trong mơ. Nhưng T. không giữ gìn được hạnh phúc của mình lâu. Khi đứa con của T. đầy tuổi, cũng là lúc vợ T. thay đổi.
Thời còn là tiếp viên, vợ T cũng được xem là một tiếp viên "có giá" của nhà hàng nhờ gương mặt dễ nhìn, ăn nói khéo léo, dễ thương, nên được không ít đàn ông săn đón, cung phụng, tiền tiêu không phải nghĩ. Lấy chồng, sinh con, sau một thời gian an phận làm vợ, cô bắt đầu chán cảnh sống thiếu thốn bên người chồng không có nghề nghiệp đàng hoàng, chán cả việc phải vướng bận con cái. Hai vợ chồng T. bắt đầu có những cuộc cãi vã, mà trong những cuộc cãi vã đó, không ít lần, T. bị vợ chê bất tài, không kiếm nổi tiền nuôi vợ con.
Vì quá yêu, T thiêu vợ để giữ cho riêng mình (ảnh minh họa)
Bị vợ chê, T. cố gắng nghĩ đủ cách làm ăn, kể cả đi làm ăn, buôn bán ở xa, với hy vọng thỏa mãn được yêu cầu của vợ. Nhưng đó cũng là lúc vợ T. bắt đầu qua lại với những người đàn ông khác. Thời gian đó, ở gần nhà T. có một nhóm xây dựng nhà ở. Những lần T. đi làm ăn xa về, T. nghe hàng xóm xì xào chuyện vợ T. qua lại với một người làm thầu xây dựng ở đó. Cả hai thường xuyên gặp gỡ nhau, có khi ở chính trong căn phòng trọ của vợ chồng T. khi T. vắng nhà.
Khi biết vợ ngoại tình, T. rất đau đớn. Tự ái của một gã đàn ông trong T. bị tổn thương nặng nề. Nhưng trên tất cả những nỗi đau đó, T. vẫn yêu vợ, vẫn không muốn mất đi người vợ xinh đẹp. T. đã tìm mọi cách cứu vãn cuộc hôn nhân của mình, kể cả việc khuyên nhủ, mong vợ mình hồi tâm chuyển tính. Nhưng cái cách vợ T. đáp lại sự chân tình của T. đã khiến T. gặp một cú sốc nặng nề. Khi biết T. đã biết mọi chuyện, vợ T công khai chuyện ngoại tình, thậm chí còn buông lời xúc phạm T. Cứ đến chập tối là vợ T. ăn mặc, trang điểm rực rỡ ra khỏi nhà, đến sáng hôm sau mới về, có hôm về người còn nồng nặc mùi rượu. T. không còn nhận ra người vợ khéo ăn khéo nói mà T. đã từng yêu thương nữa.
Từ ngày vợ thay lòng đổi dạ, T. chỉ còn biết tìm niềm an ủi nơi đứa con gái bé nhỏ của mình. Không được mẹ quan tâm, đứa con gái quay sang quấn bố. Tối tối, nó ăn cơm cùng bố, ngủ cùng bố, tuyệt nhiên không hề quấy khóc. Có lẽ nó cảm nhận được hoàn cảnh của gia đình nên rất ngoan. Những đêm đầu mẹ đi vắng, nó còn hỏi bố: "Mẹ đi đâu sao chưa về ngủ với con?". Đến những đêm sau, nó quen dần, cứ đến giờ ngủ là nhắc bố đi buông màn, rồi ngoan ngoãn chui vào lòng bố ngủ ngon lành.
T. bảo T. yêu con gái vô cùng, vì con bé xinh xắn, dễ thương như bản sao của mẹ. Điều khác biệt duy nhất là nó trong sáng, hồn nhiên, không bị cuộc đời làm vẩn đục và không biết nói những lời cay nghiệt. Buổi sáng T. đưa con đi học, rồi sau đó mới đi làm, buổi chiều mới đón con về. Cứ nhìn thấy bố đến đón là con bé chạy như bay đến, lao lên ôm cổ bố mừng rỡ rối rít rồi nằng nặc đòi bố cõng về nhà.
Có những hôm buồn chuyện gia đình, T đưa cả con ra quán ngồi uống bia. Con bé thấy bố uống hết ly này đến ly khác, dường như cảm nhận được nỗi buồn của bố, nó thủ thỉ bảo: "Con uống cùng bố cho vui nhé". Không biết ai dạy mà nó lấy ly bia, cụng ly với bố như thật. Trong lúc buồn bã, chán nản, T. cũng coi con là "bạn nhậu". Hai cha con "cụng" hết lần này đến lần khác, T. uống hết một ly thì con bé chỉ uống được một ngụm. Nhưng đến lúc T. giật mình nhìn lại, thì thấy con bé đã say bí tỉ, mặt mũi đỏ phừng phừng. T. lại đưa con về, cõng con sau lưng, hai bố con đều say, vừa đi vừa hát om sòm cả xóm.
T. nói T. đã trải qua không biết bao ngày chứng kiến vợ vắng nhà hàng đêm. Cho đến một buổi sáng, vợ T. về, nằm ngủ vật trên giường sau một đêm vui chơi mệt nhoài, thì sự chịu đựng của T. đã kiệt quệ. Sáng hôm đó, nhìn vợ đang nằm ngũ, T. chợt nảy sinh một ý nghĩ điên cuồng: T. muốn hủy hoại nhan sắc của vợ, để vợ không còn cơ hội đi cặp bồ nữa. T đi mua mấy nghìn xăng về, đổ lên người vợ và châm lửa đốt. T. bảo T. chỉ định làm cho vợ xấu xí đi, chứ không có ý định muốn giết vợ. Không biết những lời T. nói có thật không, nhưng khi T. kịp tỉnh ra, lao vào dập lửa trên người vợ và đưa vợ đi cấp cứu, thì đã muộn. Vợ T. đã chết sau đó vì vết bỏng quá nặng. T. bị kết án 15 năm tù, và bị đưa về giam giữ ở trại giam Z30A.
Tội lỗi của T. đã khiến cả gia đình T. tan nát. Con gái T. phải về sống cùng với bà nội. Thời gian đầu mới đi tù, cả mẹ đẻ và mẹ vợ đều giận T., không tha thứ cho T. Nhưng qua thời gian, nỗi đau nguôi ngoai, cả hai bà mẹ đã dần tha thứ cho T., cùng nhau cưu mang T., động viên T. làm lại cuộc đời. Mẹ đẻ và mẹ vợ T. thường xuyên dành dụm, chắt chiu từng đồng, để góp tiền nuôi con gái T. và thỉnh thoảng cho T. chút đỉnh tiền tiêu vặt trong trại giam. Lần nào lên thăm T., hai bà cũng đưa con gái lên để bố con T. có cơ hội gặp mặt.
Có lần mẹ vợ đưa con gái lên thăm, mang cho T. hết quà này đến quà khác, T. đã cảm động không nói được câu nào, chỉ biết quỳ sụp xuống cảm ơn tấm lòng nhân ái bao la của mẹ vợ. Nhờ có sự yêu thương của gia đình, T. có thêm động lực để cải tạo, phấn đấu, và hy vọng sớm trở về với xã hội, với những người thân yêu của mình. Lạc quan là thế, nhưng trong đôi mắt của T., vẫn chứa đựng một nỗi buồn thăm thẳm. Dù ngày tự do đã đến, có lẽ những ám ảnh về tội lỗi của hơn 10 năm trước đây sẽ còn mã mãi đeo bám cuộc đời T.