Mỗi ngày có khoảng 70 trẻ đến khám tại hai bệnh viện
Nhi Đồng 1 và 2 tại TP HCM kể từ sau Tết, với các bệnh lý liên quan đến
đường ruột: tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, táo bón...; một nửa trong số
đó phải nhập viện điều trị.
Con số này giảm so với số liệu tháng 4-5 năm ngoái
(có khoảng 100 trẻ em ở cả hai bệnh viện), tuy nhiên theo các bác sĩ
nhi khoa tại TP HCM, những vấn đề về sức khỏe đường ruột của trẻ luôn
khiến nhiều phụ huynh lo lắng.
Rối loạn tiêu hóa là một trong những phản ứng hay gặp
liên quan đến chế độ dinh dưỡng, vệ sinh của trẻ do cơ thể còn non yếu,
hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh. Còn táo bón là triệu chứng liên quan đến
đường tiêu hóa khá phổ biến, một trong các mối quan tâm hàng đầu của
các bậc cha mẹ.Ở trẻ em, táo bón gây đau khi
đại tiện. Chính vì vậy, bé sợ đi ngoài nên chủ động nín giữ phân. Khối
phân nằm lâu trong ruột càng trở nên to hơn và cứng hơn, gây cảm giác
đau hơn cho lần đi ngoài kế tiếp.
Chị Thanh Xuân, nhà ở quận 1, TP HCM, khi đẻ con gái
đầu thường xuyên hoảng hốt đưa bé vào bệnh viện khám táo bón. Chị kể,
mặc dù bé bú mẹ chủ yếu nhưng phải 4-5 ngày mới đi cầu một lần, mỗi lần
phân ra thành từng viên. "Thế nhưng mỗi lần bác sĩ khám đều bảo không
có gì bất thường, bé bú mẹ 5-6 ngày đi tiêu là bình thường khiến tôi
rất lo, tự mua bơm hậu môn cho cháu", chị Xuân cho biết. Tuy nhiên vì
bơm nhiều lần quá, cô bé trở nên chậm phản xạ khi tự đi cầu, làm mẹ
phải tập trở lại cả tháng mới ổn.
Rút kinh nghiệm con đầu, đẻ đứa thứ hai, người mẹ này
nhẹ nhõm hơn khi cu cậu chậm đi tiêu, song cũng mấy lần không yên tâm
hết đổi sữa lại đưa bé đến bệnh viện khám.
Nhiều cha mẹ cho rằng đường ruột, hệ tiêu hóa của con mình kém và thường nghĩ đến sữa là thủ phạm đầu tiên. Tuy nhiên, theo các báo cáo bệnh án lưu lại ở những bệnh viện nhi, thì nguyên
nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh đường ruột và làm cho bệnh trầm trọng hơn
lại xuất phát từ sự chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng cho con không hợp lý
và thiếu khoa học.
Bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng Khoa tiêu hóa Bệnh viện
Nhi đồng I, cho rằng: “Hầu hết trẻ bị táo bón ở tình trạng nặng là do
những ngộ nhận của cha mẹ. Đó là những sai lầm thường gặp, xuất phát từ
tâm lý nóng vội, thậm chí xót con".
Theo bác sĩ Phúc, khi thấy trẻ bị táo bón, thay vì
đưa đến bác sĩ khám, điều trị, nhiều bậc cha mẹ lại đổ tội ngay cho hộp
sữa bột mà con mình đang dùng và quyết định đổi sữa. Điều này không cải
thiện được vấn đề mà đôi khi còn làm cho tình trạng bệnh trầm trọng
hơn, nếu không có sự lựa chọn sữa đúng đắn (như xem xét thành phần chất
xơ trong sữa chẳng hạn). Ngoài ra, việc hấp tấp đổi sữa đôi khi cũng
không tốt cho bé, nếu như loại sữa đang dùng có các thành phần dinh
dưỡng vượt trội hơn sữa khác.
Các chuyên gia y tế khuyên rằng, ngay khi trẻ có dấu
hiệu bị táo bón, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định đúng
nguyên nhân và có giải pháp điều trị thích hợp. Trong một số trường
hợp, 2-3 ngày trẻ mới đi cầu một lần cũng chưa hẳn là táo bón, nếu phân
không bị cứng và bé không phải cố gắng rặn nhiều. Có một số trẻ có phần
ruột già dài hơn bình thường thì số lần đi ngoài cách xa hơn.
Tuy nhiên, phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Theo
Phó trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi Trung ương, bác sĩ Bùi Thu
Hương, việc cung cấp một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bé cải thiện
sức khỏe đường ruột đáng kể, nhất là nguy cơ táo bón, tiêu chảy. Do đó
để giúp đường ruột của trẻ hoạt động tốt nên cho cháu uống nhiều nước,
khẩu phần ăn hàng ngày cần thêm các loại cá có mỡ, mè, đậu phộng kèm
với rau lá màu xanh, hay các loại trái cây mềm như: đu đủ, chuối, trái
bơ…
Cũng theo bác sĩ Hương, trên thị trường đã có các
loại sữa được tăng cường chất xơ (Prebiotic) giúp tăng cường vi khuẩn
có lợi cho đường ruột, cải thiện sức khỏe đường ruột, tăng hấp thu nước
và nhu động ruột giúp trẻ tiêu hóa, đi cầu dễ dàng.
Cao Quang
Nhi Đồng 1 và 2 tại TP HCM kể từ sau Tết, với các bệnh lý liên quan đến
đường ruột: tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, táo bón...; một nửa trong số
đó phải nhập viện điều trị.
Con số này giảm so với số liệu tháng 4-5 năm ngoái
(có khoảng 100 trẻ em ở cả hai bệnh viện), tuy nhiên theo các bác sĩ
nhi khoa tại TP HCM, những vấn đề về sức khỏe đường ruột của trẻ luôn
khiến nhiều phụ huynh lo lắng.
Rối loạn tiêu hóa là một trong những phản ứng hay gặp
liên quan đến chế độ dinh dưỡng, vệ sinh của trẻ do cơ thể còn non yếu,
hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh. Còn táo bón là triệu chứng liên quan đến
đường tiêu hóa khá phổ biến, một trong các mối quan tâm hàng đầu của
các bậc cha mẹ.Ở trẻ em, táo bón gây đau khi
đại tiện. Chính vì vậy, bé sợ đi ngoài nên chủ động nín giữ phân. Khối
phân nằm lâu trong ruột càng trở nên to hơn và cứng hơn, gây cảm giác
đau hơn cho lần đi ngoài kế tiếp.
Chị Thanh Xuân, nhà ở quận 1, TP HCM, khi đẻ con gái
đầu thường xuyên hoảng hốt đưa bé vào bệnh viện khám táo bón. Chị kể,
mặc dù bé bú mẹ chủ yếu nhưng phải 4-5 ngày mới đi cầu một lần, mỗi lần
phân ra thành từng viên. "Thế nhưng mỗi lần bác sĩ khám đều bảo không
có gì bất thường, bé bú mẹ 5-6 ngày đi tiêu là bình thường khiến tôi
rất lo, tự mua bơm hậu môn cho cháu", chị Xuân cho biết. Tuy nhiên vì
bơm nhiều lần quá, cô bé trở nên chậm phản xạ khi tự đi cầu, làm mẹ
phải tập trở lại cả tháng mới ổn.
Rút kinh nghiệm con đầu, đẻ đứa thứ hai, người mẹ này
nhẹ nhõm hơn khi cu cậu chậm đi tiêu, song cũng mấy lần không yên tâm
hết đổi sữa lại đưa bé đến bệnh viện khám.
Trẻ nhỏ dễ bị các bệnh về đường ruột. Ảnh có tính minh họa: thuviengiadinh.com |
Nhiều cha mẹ cho rằng đường ruột, hệ tiêu hóa của con mình kém và thường nghĩ đến sữa là thủ phạm đầu tiên. Tuy nhiên, theo các báo cáo bệnh án lưu lại ở những bệnh viện nhi, thì nguyên
nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh đường ruột và làm cho bệnh trầm trọng hơn
lại xuất phát từ sự chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng cho con không hợp lý
và thiếu khoa học.
Bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng Khoa tiêu hóa Bệnh viện
Nhi đồng I, cho rằng: “Hầu hết trẻ bị táo bón ở tình trạng nặng là do
những ngộ nhận của cha mẹ. Đó là những sai lầm thường gặp, xuất phát từ
tâm lý nóng vội, thậm chí xót con".
Theo bác sĩ Phúc, khi thấy trẻ bị táo bón, thay vì
đưa đến bác sĩ khám, điều trị, nhiều bậc cha mẹ lại đổ tội ngay cho hộp
sữa bột mà con mình đang dùng và quyết định đổi sữa. Điều này không cải
thiện được vấn đề mà đôi khi còn làm cho tình trạng bệnh trầm trọng
hơn, nếu không có sự lựa chọn sữa đúng đắn (như xem xét thành phần chất
xơ trong sữa chẳng hạn). Ngoài ra, việc hấp tấp đổi sữa đôi khi cũng
không tốt cho bé, nếu như loại sữa đang dùng có các thành phần dinh
dưỡng vượt trội hơn sữa khác.
Các chuyên gia y tế khuyên rằng, ngay khi trẻ có dấu
hiệu bị táo bón, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định đúng
nguyên nhân và có giải pháp điều trị thích hợp. Trong một số trường
hợp, 2-3 ngày trẻ mới đi cầu một lần cũng chưa hẳn là táo bón, nếu phân
không bị cứng và bé không phải cố gắng rặn nhiều. Có một số trẻ có phần
ruột già dài hơn bình thường thì số lần đi ngoài cách xa hơn.
Tuy nhiên, phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Theo
Phó trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi Trung ương, bác sĩ Bùi Thu
Hương, việc cung cấp một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bé cải thiện
sức khỏe đường ruột đáng kể, nhất là nguy cơ táo bón, tiêu chảy. Do đó
để giúp đường ruột của trẻ hoạt động tốt nên cho cháu uống nhiều nước,
khẩu phần ăn hàng ngày cần thêm các loại cá có mỡ, mè, đậu phộng kèm
với rau lá màu xanh, hay các loại trái cây mềm như: đu đủ, chuối, trái
bơ…
Cũng theo bác sĩ Hương, trên thị trường đã có các
loại sữa được tăng cường chất xơ (Prebiotic) giúp tăng cường vi khuẩn
có lợi cho đường ruột, cải thiện sức khỏe đường ruột, tăng hấp thu nước
và nhu động ruột giúp trẻ tiêu hóa, đi cầu dễ dàng.
Để giúp các phụ huynh chia sẻ những kinh nghiệm, trao đổi khó khăn khi con mình gặp những vấn đề về sức khỏe đường ruột, VnExpress.net mở cuộc thi viết "Xử lý và ngăn ngừa bệnh táo bón cho bé" trong thời gian từ ngày 9/3 đến 9/5. Xem chi tiết thể lệ tại đây. |
Cao Quang