Sau những câu xã giao, vị khách Tây mà Duy tình cờ gặp trên chuyến xe bus đưa ra bản hợp đồng làm ăn với lợi nhuận kếch xù. Buổi gặp gỡ ấy chính là bước đệm rẽ ngang, dẫn cô và sau này là em gái vào vòng lao lý.
Vị khách ngoại quốc và cuộc gặp gỡ định mệnh
Giữa tiết trời nóng bức của Sài Gòn, Trần Hạ Duy (nữ sinh trường ĐH Hồng Bàng) lững thững đứng chờ xe bus như một thói quen sau mỗi giờ học tan tầm. Thấy tuyến xe vừa đến, không kịp lau những giọt mồ hôi nhễ nhại, cô vội vã bước nhanh lên xe để kịp về nhà.
Quan sát thấy các dãy ghế không còn chỗ trống, Duy liếc nhìn thấy nơi có vị khách Tây đang ngồi một mình nên ôm cặp túi xách ngồi xuống. Đang ngồi nghĩ ngợi về nhưng lời giảng trên lớp thì giọng vị khách Tây cất lên, trò chuyện hỏi những câu bâng quơ. Cũng may, Duy cũng có sành một chút ngoại ngữ nên đối đáp lại.
Vi khách Tây ấy giới thiệu tên Francis, quốc tịch Kenya, đang sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội làm ăn, hiện có rất nhiều mối hàng và ngỏ ý muốn tìm một số bạn trẻ biết ngoại ngữ, năng động để hợp tác.
Câu chuyện làm ăn khiến Duy hào hứng hẳn, cô cho biết mình cũng đang cố gắng đi tìm cơ hội để tự lập, trang trải cuộc sống. Hai bên trao đổi số điện thoại và Francis hứa khi nào có mối sẽ thông báo.
Trở về nhà với nhiều tâm trạng, Duy cảm thấy may mắn về cuộc gặp tình cờ đó và nóng lòng chờ đợi cuộc điện thoại của Francis. Một tháng, hai tháng cứ lần lượt trôi qua, không thấy vị khách Tây kia gọi điện, cô bắt đầu nghĩ ngợi và cho rằng lời hứa làm ăn trên chỉ là câu chuyện mang tính tầm phào.
2 chị em Hạ Duy và Hạ Tiên
Đến giữa tháng 8/2010, bất ngờ Francis gọi điện thoại cho Duy bảo cần người đi nước ngoài để vận chuyển hàng mẫu là quần áo, dày dép nhưng vì thời điểm đang mùa ôn thi nên cô lấy cớ hẹn lần sau.
Tưởng như mình sẽ hết cơ hội nhưng chỉ 2 tháng sau, Francis tiếp tục gọi điện cho Duy hẹn gặp ở quán cà phê Country house, đường Phan Văn Trị, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tại đây, Francis đề nghị cô đi vận chuyển hàng mẫu là giày dép, quần áo cho công ty của Francis. Tiền công mỗi chuyến là 500 USD đi Malaysia và 1.000 USD nếu đi thành phố Cotonou, Bénin (một nước Cộng hoà của Tây Phi,), không kể tiền vé máy bay và các chi phí khác.
Lóa mắt trước món tiền quá béo bở mà có nằm mơ cũng chưa bao giờ cô nghĩ đến, nên Duy lập tức gật đầu đồng ý và thầm mừng cơ hội “đổi đời” đã đến với mình.
Không những thế, Duy còn giới thiệu với Francis em gái mình là Trần Hạ Tiên (SN 1991, sinh viên ĐH Văn Lang), bạn gái là Huỳnh Ngọc Lợi, chị họ là Dương Thị Phương Minh đi vận chuyển hàng mẫu từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài.
Những chuyến xuất ngoại bất thường
Những chuyến vận chuyển “hàng mẫu” vô sự, lúc này Hạ Duy coi như đó là một nghề tay trái của mình, có khi còn quan trong hơn cả việc cắp sách giảng đường đại học. Cho đến giữa năm 2011 thì Trần Hạ Duy đã thiết lập được đường dây chuyên vận chuyển hàng khá chuyên nhiệp.
Khoảng đầu tháng 7/2011, Francis liên lạc với Trần Hạ Duy nói cần thuê ba người đi Cotonou, Bénin để vận chuyển hàng mẫu nên Duy đã thuê Trần Hạ Tiên và Huỳnh Ngọc Lợi đi cùng.
Chuyến đi này do vé máy bay của Trần Hạ Duy bị lỗi nên Huỳnh Ngọc Lợi đi trước. Francis đưa cho Duy mã số rút 800 USD tiền chi phí đi đường cho Lợi.
Trong chiếc va ly bí mật này cuối cùng cũng dần dần được bật mí
Khi sang đến nơi, Lợi được một người đàn ông da đen làm ở sân bay đón và làm thủ tục nhập cảnh sau đó đưa Lợi ra bãi đậu xe để gặp John. Những ngày ở Cotonou, Bénin, Lợi chỉ ăn rồi ở trong khách sạn và được đối đãi rất tử tế. Mấy hôm sau, John mang visa cùng vé máy bay và chiếc valy đến khách sạn bảo Lợi mang về Việt nam.
Chiếc va ly bí mật, gọi là chứa hàng mẫu sau đó Francis chỉ dẫn mang sang Campuchia cho đối tác xem.
Hạ Duy và mấy người bạn lúc nào cũng nghĩ đơn giản rằng, đó vẫn chỉ là “chiếc va ly đựng hàng mẫu”, không chút mảy may suy nghĩ. Với cô, bất luận thế nào không cần bàn tính, miễn sao số tiền mỗi chuyến xuất ngoại ấy có thể mang lại cho mình một món tiền lớn để trang trải kinh phí.
Bí mật trong chiếc va ly và khi đối tác dùng “luật rừng”
Đầu tháng 7/2011, Duy tiếp tục qua châu Phi nhận một vali mang về để giao cho đối tác. Khi đem hàng ra sân bay Tân Sơn Nhất để mang sang Campuchia thì bị cơ quan chức năng phát hiện bắt quả tang, với 2 bịch heroin có trọng lượng 4 kg giấu trong vali 2 đáy.
Trần Hạ Tiên bị bắt giữ tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Duy khai trong 3 chuyến trước cô hoàn toàn không biết vali chứa ma túy, đến chuyến thứ 4 thì biết rõ nhưng bị Francis đe dọa nên phải tiếp tục. Mặt khác, lúc này Duy đã giới thiệu em gái là Hạ Tiên tham gia đường dây của Francis và đang ở châu Phi nhận “hàng mẫu”, nên Duy phải giao nốt chuyến hàng vì sợ tính mạng của em gái bị đe dọa.
Sau khi bắt Trần Hạ Duy, cơ quan điều tra đã vận động gia đình liên lạc với Trần Hạ Tiên đang ở châu Phi về đầu thú. Theo lời khai của Tiên sau khi đầu thú, cô đã biết rõ một số người Phi qua Việt Nam thuê phụ nữ xách ma túy.
Ngay lần đầu tiên qua châu Phi nhận hàng, thấy đáy vali bất thường, Tiên biết phía trong có hàng cấm nhưng vì cần tiền trang trải cho việc ăn học nên đánh liều đi tiếp lần thứ hai. Mỗi lần vận chuyển, Tiên được trả 1.000 USD. Bắt Trần Hạ Tiên, cơ quan điều tra thu giữ 3,5kg ma túy giấu trong vali 2 đáy, nâng tổng số heroin (dạng đá) của hai chị em lên 8,2 kg.
Hồ sơ điều tra của Bộ Công an ghi nhận, cho đến khi bị bắt riêng Trần Hạ Duy đã 3 lần đi Bénin, 3 lần đi Malaysia, 1 lần đi Campuchia với 11 lần vận chuyển hàng cho Francis về quá cảnh tại Việt Nam. Những người khác là em gái và bạn của Hà Duy cũng thực hiện rất nhiều lần theo chỉ dẫn của Hà Duy và Francis với tư cách là người làm thuê.
Vị khách ngoại quốc và cuộc gặp gỡ định mệnh
Giữa tiết trời nóng bức của Sài Gòn, Trần Hạ Duy (nữ sinh trường ĐH Hồng Bàng) lững thững đứng chờ xe bus như một thói quen sau mỗi giờ học tan tầm. Thấy tuyến xe vừa đến, không kịp lau những giọt mồ hôi nhễ nhại, cô vội vã bước nhanh lên xe để kịp về nhà.
Quan sát thấy các dãy ghế không còn chỗ trống, Duy liếc nhìn thấy nơi có vị khách Tây đang ngồi một mình nên ôm cặp túi xách ngồi xuống. Đang ngồi nghĩ ngợi về nhưng lời giảng trên lớp thì giọng vị khách Tây cất lên, trò chuyện hỏi những câu bâng quơ. Cũng may, Duy cũng có sành một chút ngoại ngữ nên đối đáp lại.
Vi khách Tây ấy giới thiệu tên Francis, quốc tịch Kenya, đang sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội làm ăn, hiện có rất nhiều mối hàng và ngỏ ý muốn tìm một số bạn trẻ biết ngoại ngữ, năng động để hợp tác.
Câu chuyện làm ăn khiến Duy hào hứng hẳn, cô cho biết mình cũng đang cố gắng đi tìm cơ hội để tự lập, trang trải cuộc sống. Hai bên trao đổi số điện thoại và Francis hứa khi nào có mối sẽ thông báo.
Trở về nhà với nhiều tâm trạng, Duy cảm thấy may mắn về cuộc gặp tình cờ đó và nóng lòng chờ đợi cuộc điện thoại của Francis. Một tháng, hai tháng cứ lần lượt trôi qua, không thấy vị khách Tây kia gọi điện, cô bắt đầu nghĩ ngợi và cho rằng lời hứa làm ăn trên chỉ là câu chuyện mang tính tầm phào.
2 chị em Hạ Duy và Hạ Tiên
Đến giữa tháng 8/2010, bất ngờ Francis gọi điện thoại cho Duy bảo cần người đi nước ngoài để vận chuyển hàng mẫu là quần áo, dày dép nhưng vì thời điểm đang mùa ôn thi nên cô lấy cớ hẹn lần sau.
Tưởng như mình sẽ hết cơ hội nhưng chỉ 2 tháng sau, Francis tiếp tục gọi điện cho Duy hẹn gặp ở quán cà phê Country house, đường Phan Văn Trị, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tại đây, Francis đề nghị cô đi vận chuyển hàng mẫu là giày dép, quần áo cho công ty của Francis. Tiền công mỗi chuyến là 500 USD đi Malaysia và 1.000 USD nếu đi thành phố Cotonou, Bénin (một nước Cộng hoà của Tây Phi,), không kể tiền vé máy bay và các chi phí khác.
Lóa mắt trước món tiền quá béo bở mà có nằm mơ cũng chưa bao giờ cô nghĩ đến, nên Duy lập tức gật đầu đồng ý và thầm mừng cơ hội “đổi đời” đã đến với mình.
Không những thế, Duy còn giới thiệu với Francis em gái mình là Trần Hạ Tiên (SN 1991, sinh viên ĐH Văn Lang), bạn gái là Huỳnh Ngọc Lợi, chị họ là Dương Thị Phương Minh đi vận chuyển hàng mẫu từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài.
Những chuyến xuất ngoại bất thường
Những chuyến vận chuyển “hàng mẫu” vô sự, lúc này Hạ Duy coi như đó là một nghề tay trái của mình, có khi còn quan trong hơn cả việc cắp sách giảng đường đại học. Cho đến giữa năm 2011 thì Trần Hạ Duy đã thiết lập được đường dây chuyên vận chuyển hàng khá chuyên nhiệp.
Khoảng đầu tháng 7/2011, Francis liên lạc với Trần Hạ Duy nói cần thuê ba người đi Cotonou, Bénin để vận chuyển hàng mẫu nên Duy đã thuê Trần Hạ Tiên và Huỳnh Ngọc Lợi đi cùng.
Chuyến đi này do vé máy bay của Trần Hạ Duy bị lỗi nên Huỳnh Ngọc Lợi đi trước. Francis đưa cho Duy mã số rút 800 USD tiền chi phí đi đường cho Lợi.
Trong chiếc va ly bí mật này cuối cùng cũng dần dần được bật mí
Khi sang đến nơi, Lợi được một người đàn ông da đen làm ở sân bay đón và làm thủ tục nhập cảnh sau đó đưa Lợi ra bãi đậu xe để gặp John. Những ngày ở Cotonou, Bénin, Lợi chỉ ăn rồi ở trong khách sạn và được đối đãi rất tử tế. Mấy hôm sau, John mang visa cùng vé máy bay và chiếc valy đến khách sạn bảo Lợi mang về Việt nam.
Chiếc va ly bí mật, gọi là chứa hàng mẫu sau đó Francis chỉ dẫn mang sang Campuchia cho đối tác xem.
Hạ Duy và mấy người bạn lúc nào cũng nghĩ đơn giản rằng, đó vẫn chỉ là “chiếc va ly đựng hàng mẫu”, không chút mảy may suy nghĩ. Với cô, bất luận thế nào không cần bàn tính, miễn sao số tiền mỗi chuyến xuất ngoại ấy có thể mang lại cho mình một món tiền lớn để trang trải kinh phí.
Bí mật trong chiếc va ly và khi đối tác dùng “luật rừng”
Đầu tháng 7/2011, Duy tiếp tục qua châu Phi nhận một vali mang về để giao cho đối tác. Khi đem hàng ra sân bay Tân Sơn Nhất để mang sang Campuchia thì bị cơ quan chức năng phát hiện bắt quả tang, với 2 bịch heroin có trọng lượng 4 kg giấu trong vali 2 đáy.
Trần Hạ Tiên bị bắt giữ tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Duy khai trong 3 chuyến trước cô hoàn toàn không biết vali chứa ma túy, đến chuyến thứ 4 thì biết rõ nhưng bị Francis đe dọa nên phải tiếp tục. Mặt khác, lúc này Duy đã giới thiệu em gái là Hạ Tiên tham gia đường dây của Francis và đang ở châu Phi nhận “hàng mẫu”, nên Duy phải giao nốt chuyến hàng vì sợ tính mạng của em gái bị đe dọa.
Sau khi bắt Trần Hạ Duy, cơ quan điều tra đã vận động gia đình liên lạc với Trần Hạ Tiên đang ở châu Phi về đầu thú. Theo lời khai của Tiên sau khi đầu thú, cô đã biết rõ một số người Phi qua Việt Nam thuê phụ nữ xách ma túy.
Ngay lần đầu tiên qua châu Phi nhận hàng, thấy đáy vali bất thường, Tiên biết phía trong có hàng cấm nhưng vì cần tiền trang trải cho việc ăn học nên đánh liều đi tiếp lần thứ hai. Mỗi lần vận chuyển, Tiên được trả 1.000 USD. Bắt Trần Hạ Tiên, cơ quan điều tra thu giữ 3,5kg ma túy giấu trong vali 2 đáy, nâng tổng số heroin (dạng đá) của hai chị em lên 8,2 kg.
Hồ sơ điều tra của Bộ Công an ghi nhận, cho đến khi bị bắt riêng Trần Hạ Duy đã 3 lần đi Bénin, 3 lần đi Malaysia, 1 lần đi Campuchia với 11 lần vận chuyển hàng cho Francis về quá cảnh tại Việt Nam. Những người khác là em gái và bạn của Hà Duy cũng thực hiện rất nhiều lần theo chỉ dẫn của Hà Duy và Francis với tư cách là người làm thuê.