Những trẻ được nuôi dưỡng bằng các thức ăn thiếu chất
xơ, chủ yếu bằng thức ăn mềm, nhiều prôtein như tôm, cá, thịt…và uống
ít nước thường dễ bị táo bón. Bên cạnh đó, trẻ thường bị táo bón do
nguyên nhân lười vận động.
Trong quá trình nghiên cứu tâm lý trẻ cộng với kinh
nghiệm từ việc chăm sóc con cái, tôi nhận thấy rằng trẻ em là đối tượng
bị táo bón nhiều nên khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nhất là những trẻ
được nuôi dưỡng bằng các thức ăn thiếu chất xơ, chủ yếu bằng thức ăn
mềm, nhiều prôtein như tôm, cá, thịt…và uống ít nước thường dễ bị táo
bón.
Bên cạnh đó, trẻ thường bị táo bón do nguyên nhân
lười vận động. Đặc biệt khi trẻ bị rơi vào trạng thái căng thẳng, lo
sợ, thiếu ngủ (như mới đi nhà trẻ, hay bị người khác doạ nạt…) cũng dễ
bị táo bón. Dù bất cứ nguyên nhân nào gây táo bón thì cũng để lại cảm
giác khó chịu, trẻ thường quấy khóc, kén ăn…khiến trẻ mệt mỏi, uể oải,
sút cân… Muốn chữa trị dứt điểm táo bón cho trẻ cần tìm đúng nguyên
nhân.
1. Do dinh dưỡng:
Trẻ nào có chế độ ăn không hợp lý, không ăn đủ lượng
chất xơ, uống ít nước dễ bị táo bón. Trẻ em hiện nay thường kén ăn, chỉ
thích ăn thịt, không ăn rau củ, quả, hay ăn vặt các đồ ăn sẵn… Điều này
khiến các em thiếu đi chất xơ hỗ trợ dạ dày co bóp.
Chất xơ hỗ trợ hiệu quả, kích thích nhu động ruột,
giúp dạ dày co bóp, xả chất thải ra khỏi cơ thể. Với những trẻ rơi vào
trường hợp này, các bậc cha mẹ cần chú ý tạo cho bé thói quen ăn đa
dạng, tăng cường bổ sung rau xanh và hoa quả có nhiều chất xơ như cà
rốt, rau cải, rau cần… Ăn chất thô: ngũ cốc nguyên hạt hoặc xay bột như
bột ngô, gạo... và các loại đỗ, cha mẹ tuyệt đối không được để trẻ ăn
kiêng.
Hiện nay nhiều trẻ em không thích uống nước, đặc biệt
là nước lọc. Uống nhiều nước giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn và
làm mềm phân, do đó những trẻ bị táo bón cha mẹ nên chú ý bổ sung nước
thường xuyên, kể cả khi trẻ không thấy khát. Cha mẹ cũng phải kiên trì
không mua cho bé các loại nước ngọt và không cho trẻ uống sữa thay nước
lọc.
Có thể chia khẩu phần uống của trẻ thành 10 phần,
trong đó hơn 50% là nước lọc, còn lại là sữa và nước hoa quả. Tạo cho
trẻ thói quen uống 1 cốc sữa ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ dễ đi
ngoài vào buổi sáng hôm sau.
2. Do lười vận động:
Trẻ ít vận động cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng táo
bón. Trẻ lười vận động thường rất khó khăn khi đại tiện. Vì vậy, tùy
theo từng độ tuổi khác nhau của trẻ để khuyến khích chúng tích cực vận
động, đặc biệt khi ở nhà. Khi cơ thể vận động sẽ tác động đến sự co bóp
của tràng vị, rất có ích cho đại tiện.
3. Do tâm lý cố nhịn hoặc mải chơi:
Trẻ mới đi nhà trẻ hoặc đi học thường bị táo bón, do
trẻ dễ bị căng thẳng trong môi trường lạ, khả năng thích ứng với cuộc
sống còn thấp, biểu đạt ngôn ngữ có hạn, thêm vào đó bé còn ham chơi...
lâu dần hình thành táo bón.
Trẻ sống trong môi trường hay bị dọa dẫm, bắt nạt
cũng bị táo bón, do trẻ sợ hãi, lo lắng mà cố nhịn. Một số trẻ nghĩ
rằng đại tiện là một hành vi xấu, bẩn thỉu nên không dám đi, hoặc có
muốn cũng e ngại trong thổ lộ với người lớn, nên đành nhịn.
Nhu cầu đại tiện biểu hiện qua 2 bước: đau bụng và
“giải tỏa”. Khi thần kinh trung ương phát ra tín hiệu, nếu không đáp
ứng mà dùng ý chí ức chế mong muốn chính đáng này sẽ gây ra sự tích lũy
chất độc trong đại tràng, chất thải trong ruột sẽ bị cứng lại, gây khó
bài tiết và tạo nên táo bón. Tạo bầu không khí tâm lý gia đình đầm ấm,
hạnh phúc để trẻ được thư giãn tinh thần, sống vui vẻ, thoái mái chính
là phương thức tốt nhất đề phòng chứng táo bón ở trẻ.
4. Do thiếu ngủ:
Thiếu ngủ, mất ngủ cũng chính là một trong những thủ
phạm làm cho trẻ bị táo bón. Chính vì thế, các bậc phụ huynh nếu không
muốn con mình bị chứng táo bón hoành hành thì mỗi ngày cần cho trẻ ngủ
đủ giấc trong vòng 10-12 tiếng (tối thiểu là 8 tiếng)
Ngoài ra, táo bón còn là biểu hiện của sự mất cân
bằng trong hệ tiêu hóa, các chất độc, chất thải lưu lại trong hệ tiêu
hóa khiến nhu động chậm gây mất cân bằng pH, cuối cùng gây rối loạn
chức năng và gây ra táo bón. Trong những trường hợp này cần phải dùng
thuốc hay men tiêu hoá theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Táo bón khiến trẻ đi ngoài khó khăn, bởi khi sợ hãi
trẻ sẽ nhịn kết quả khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng. Các bậc phụ
huynh hãy để bé hình thành thói quen bài tiết đúng giờ. Sau bữa ăn trẻ
thường có phản xạ muốn đi ngoài, hãy cho bé ngồi bô, không để bé nhịn
lâu. Dần dần sẽ hình thành thói quen “đi cầu” đúng giờ nhất định.
Lê Phạm Phương Lan (Giảng viên tâm lý)
Hòm thư 3CB-36 Long Thành, Đồng Nai.
xơ, chủ yếu bằng thức ăn mềm, nhiều prôtein như tôm, cá, thịt…và uống
ít nước thường dễ bị táo bón. Bên cạnh đó, trẻ thường bị táo bón do
nguyên nhân lười vận động.
Trong quá trình nghiên cứu tâm lý trẻ cộng với kinh
nghiệm từ việc chăm sóc con cái, tôi nhận thấy rằng trẻ em là đối tượng
bị táo bón nhiều nên khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nhất là những trẻ
được nuôi dưỡng bằng các thức ăn thiếu chất xơ, chủ yếu bằng thức ăn
mềm, nhiều prôtein như tôm, cá, thịt…và uống ít nước thường dễ bị táo
bón.
Bên cạnh đó, trẻ thường bị táo bón do nguyên nhân
lười vận động. Đặc biệt khi trẻ bị rơi vào trạng thái căng thẳng, lo
sợ, thiếu ngủ (như mới đi nhà trẻ, hay bị người khác doạ nạt…) cũng dễ
bị táo bón. Dù bất cứ nguyên nhân nào gây táo bón thì cũng để lại cảm
giác khó chịu, trẻ thường quấy khóc, kén ăn…khiến trẻ mệt mỏi, uể oải,
sút cân… Muốn chữa trị dứt điểm táo bón cho trẻ cần tìm đúng nguyên
nhân.
1. Do dinh dưỡng:
Trẻ nào có chế độ ăn không hợp lý, không ăn đủ lượng
chất xơ, uống ít nước dễ bị táo bón. Trẻ em hiện nay thường kén ăn, chỉ
thích ăn thịt, không ăn rau củ, quả, hay ăn vặt các đồ ăn sẵn… Điều này
khiến các em thiếu đi chất xơ hỗ trợ dạ dày co bóp.
Chất xơ hỗ trợ hiệu quả, kích thích nhu động ruột,
giúp dạ dày co bóp, xả chất thải ra khỏi cơ thể. Với những trẻ rơi vào
trường hợp này, các bậc cha mẹ cần chú ý tạo cho bé thói quen ăn đa
dạng, tăng cường bổ sung rau xanh và hoa quả có nhiều chất xơ như cà
rốt, rau cải, rau cần… Ăn chất thô: ngũ cốc nguyên hạt hoặc xay bột như
bột ngô, gạo... và các loại đỗ, cha mẹ tuyệt đối không được để trẻ ăn
kiêng.
Ảnh: sinhcon.com |
Hiện nay nhiều trẻ em không thích uống nước, đặc biệt
là nước lọc. Uống nhiều nước giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn và
làm mềm phân, do đó những trẻ bị táo bón cha mẹ nên chú ý bổ sung nước
thường xuyên, kể cả khi trẻ không thấy khát. Cha mẹ cũng phải kiên trì
không mua cho bé các loại nước ngọt và không cho trẻ uống sữa thay nước
lọc.
Có thể chia khẩu phần uống của trẻ thành 10 phần,
trong đó hơn 50% là nước lọc, còn lại là sữa và nước hoa quả. Tạo cho
trẻ thói quen uống 1 cốc sữa ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ dễ đi
ngoài vào buổi sáng hôm sau.
2. Do lười vận động:
Trẻ ít vận động cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng táo
bón. Trẻ lười vận động thường rất khó khăn khi đại tiện. Vì vậy, tùy
theo từng độ tuổi khác nhau của trẻ để khuyến khích chúng tích cực vận
động, đặc biệt khi ở nhà. Khi cơ thể vận động sẽ tác động đến sự co bóp
của tràng vị, rất có ích cho đại tiện.
3. Do tâm lý cố nhịn hoặc mải chơi:
Trẻ mới đi nhà trẻ hoặc đi học thường bị táo bón, do
trẻ dễ bị căng thẳng trong môi trường lạ, khả năng thích ứng với cuộc
sống còn thấp, biểu đạt ngôn ngữ có hạn, thêm vào đó bé còn ham chơi...
lâu dần hình thành táo bón.
Trẻ sống trong môi trường hay bị dọa dẫm, bắt nạt
cũng bị táo bón, do trẻ sợ hãi, lo lắng mà cố nhịn. Một số trẻ nghĩ
rằng đại tiện là một hành vi xấu, bẩn thỉu nên không dám đi, hoặc có
muốn cũng e ngại trong thổ lộ với người lớn, nên đành nhịn.
Nhu cầu đại tiện biểu hiện qua 2 bước: đau bụng và
“giải tỏa”. Khi thần kinh trung ương phát ra tín hiệu, nếu không đáp
ứng mà dùng ý chí ức chế mong muốn chính đáng này sẽ gây ra sự tích lũy
chất độc trong đại tràng, chất thải trong ruột sẽ bị cứng lại, gây khó
bài tiết và tạo nên táo bón. Tạo bầu không khí tâm lý gia đình đầm ấm,
hạnh phúc để trẻ được thư giãn tinh thần, sống vui vẻ, thoái mái chính
là phương thức tốt nhất đề phòng chứng táo bón ở trẻ.
4. Do thiếu ngủ:
Thiếu ngủ, mất ngủ cũng chính là một trong những thủ
phạm làm cho trẻ bị táo bón. Chính vì thế, các bậc phụ huynh nếu không
muốn con mình bị chứng táo bón hoành hành thì mỗi ngày cần cho trẻ ngủ
đủ giấc trong vòng 10-12 tiếng (tối thiểu là 8 tiếng)
Ngoài ra, táo bón còn là biểu hiện của sự mất cân
bằng trong hệ tiêu hóa, các chất độc, chất thải lưu lại trong hệ tiêu
hóa khiến nhu động chậm gây mất cân bằng pH, cuối cùng gây rối loạn
chức năng và gây ra táo bón. Trong những trường hợp này cần phải dùng
thuốc hay men tiêu hoá theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Táo bón khiến trẻ đi ngoài khó khăn, bởi khi sợ hãi
trẻ sẽ nhịn kết quả khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng. Các bậc phụ
huynh hãy để bé hình thành thói quen bài tiết đúng giờ. Sau bữa ăn trẻ
thường có phản xạ muốn đi ngoài, hãy cho bé ngồi bô, không để bé nhịn
lâu. Dần dần sẽ hình thành thói quen “đi cầu” đúng giờ nhất định.
Lê Phạm Phương Lan (Giảng viên tâm lý)
Hòm thư 3CB-36 Long Thành, Đồng Nai.