Em tôi 5 tuổi, bị chứng không mắc cầu (đại tiện) và
không đi cầu trong nhiều ngày liền, có khi cả tuần. Cho dù em có cố
gắng rặn cũng không thể ra được. Đến khi đi được thì rất nhiều. Xin bác
sĩ tư vấn giúp. (Ngô Hoài Thanh)
Trả lời:
Em của bạn đã bị táo bón, là tình trạng đi tiêu <3
lần trong một tuần, phân thường cứng, thành viên hoặc đóng khối có khi
rất to làm nghẹt cả bồn cầu. Nguyên nhân có thể do bệnh lý hoặc do chức
năng.
Táo bón do bệnh lý thường không tự hết, hay kèm theo
các biểu hiện bất thường khác và trẻ thường suy dinh dưỡng. Có rất
nhiều nguyên nhân như ruột già quá to, hẹp hậu môn, rối loạn vận động
ruột do bất thường thần kinh, bệnh nội tiết chuyển hóa, bệnh thần kinh,
cơ...
Đối với nhóm nguyên nhân này cần phải điều trị bệnh
gốc mới hết táo bón. Cần lưu ý các biểu hiện sau để đưa trẻ đến khám
tại cơ sở y tế kịp thời: chậm tiêu phân su hơn 24 giờ, kích thước phân
nhỏ, sụt cân, suy dinh dưỡng, bụng chướng, đau bụng hoặc đau hậu môn,
nôn và buồn nôn, sốt, tiêu máu.
Táo bón do nguyên nhân chức năng rất thường gặp. Gọi
là chức năng vì trẻ không có bất kỳ bệnh lý gì khác ngoại trừ táo bón.
Các yếu tố làm trẻ dễ bị táo bón là: chế độ ăn không cân bằng, thiếu
chất xơ; vừa đổi chế độ ăn (sữa mẹ chuyển sang sữa bò, thức ăn mềm sang
thức ăn cứng.); do trẻ uống không đủ nước; trẻ tự nín khi có cảm giác
đại tiện vì sợ đau, do ham chơi, sợ chỗ lạ; đôi khi sau một stress như
bệnh tật, đổi chỗ ở, chuyển trường, chuyển lớp, trẻ cũng bị táo bón.
Điều trị táo bón chức năng gồm các phần sau: tháo
phân (khi phân đóng quá cứng trong trực tràng, thường là ở bệnh viện),
duy trì (thường kết hợp dùng thuốc, thời gian dài ngắn tùy táo bón đã
lâu hay mau, nói chung thường mất vài tháng), điều chỉnh hành vi và lối
sống (tập thói quen đi tiêu tốt, phát hiện và loại trừ các yếu tố thúc
đẩy đã kể ở trên).
Vì bạn không cho biết thông tin cụ thể về thời gian
táo bón kéo dài bao lâu rồi, tính chất phân và tình trạng dinh dưỡng
của bé nên không thể trả lời cụ thể hơn được.
Bác sĩ Hoàng Lê Phúc
Trưởng Khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 1
không đi cầu trong nhiều ngày liền, có khi cả tuần. Cho dù em có cố
gắng rặn cũng không thể ra được. Đến khi đi được thì rất nhiều. Xin bác
sĩ tư vấn giúp. (Ngô Hoài Thanh)
Trả lời:
Em của bạn đã bị táo bón, là tình trạng đi tiêu <3
lần trong một tuần, phân thường cứng, thành viên hoặc đóng khối có khi
rất to làm nghẹt cả bồn cầu. Nguyên nhân có thể do bệnh lý hoặc do chức
năng.
Táo bón do bệnh lý thường không tự hết, hay kèm theo
các biểu hiện bất thường khác và trẻ thường suy dinh dưỡng. Có rất
nhiều nguyên nhân như ruột già quá to, hẹp hậu môn, rối loạn vận động
ruột do bất thường thần kinh, bệnh nội tiết chuyển hóa, bệnh thần kinh,
cơ...
Đối với nhóm nguyên nhân này cần phải điều trị bệnh
gốc mới hết táo bón. Cần lưu ý các biểu hiện sau để đưa trẻ đến khám
tại cơ sở y tế kịp thời: chậm tiêu phân su hơn 24 giờ, kích thước phân
nhỏ, sụt cân, suy dinh dưỡng, bụng chướng, đau bụng hoặc đau hậu môn,
nôn và buồn nôn, sốt, tiêu máu.
Táo bón do nguyên nhân chức năng rất thường gặp. Gọi
là chức năng vì trẻ không có bất kỳ bệnh lý gì khác ngoại trừ táo bón.
Các yếu tố làm trẻ dễ bị táo bón là: chế độ ăn không cân bằng, thiếu
chất xơ; vừa đổi chế độ ăn (sữa mẹ chuyển sang sữa bò, thức ăn mềm sang
thức ăn cứng.); do trẻ uống không đủ nước; trẻ tự nín khi có cảm giác
đại tiện vì sợ đau, do ham chơi, sợ chỗ lạ; đôi khi sau một stress như
bệnh tật, đổi chỗ ở, chuyển trường, chuyển lớp, trẻ cũng bị táo bón.
Điều trị táo bón chức năng gồm các phần sau: tháo
phân (khi phân đóng quá cứng trong trực tràng, thường là ở bệnh viện),
duy trì (thường kết hợp dùng thuốc, thời gian dài ngắn tùy táo bón đã
lâu hay mau, nói chung thường mất vài tháng), điều chỉnh hành vi và lối
sống (tập thói quen đi tiêu tốt, phát hiện và loại trừ các yếu tố thúc
đẩy đã kể ở trên).
Vì bạn không cho biết thông tin cụ thể về thời gian
táo bón kéo dài bao lâu rồi, tính chất phân và tình trạng dinh dưỡng
của bé nên không thể trả lời cụ thể hơn được.
Bác sĩ Hoàng Lê Phúc
Trưởng Khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 1