Triệu chứng táo bón là đi tiêu ít hơn 3 lần một tuần,
phân khô và cứng. Trẻ táo bón thường gặp khó khăn hoặc bị đau khi đi
tiêu, cảm giác khó chịu, đầy bụng, buồn nôn, cáu gắt, mệt mỏi và thường
kèm theo biếng ăn.
Trẻ
nhỏ bị táo bón thường do được nuôi dưỡng toàn bằng cơm, thịt, cá,
trứng..., ít ăn rau, trái cây, hoặc chỉ ăn “nước hầm, nước luộc, nước
ép” mà không ăn “cái”, bỏ xác nên dẫn đến tình trạng thừa đạm, thiếu
chất xơ.
Chất xơ thực phẩm có nhiều trong nguồn thực vật, đặc
biệt trong trái cây, rau, ngũ cốc nguyên cám, các hạt họ đậu. Mặc dù xơ
thực phẩm không trực tiếp cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng
nhưng lại thực hiện rất nhiều chức năng sinh học, đặc biệt là chức năng
nhuận trường có tác dụng phòng ngừa táo bón. Khi kết hợp với nước, chất
xơ hút nước và nở to làm cho phân mềm ra và khối phân to ra hơn trước
khiến vách ruột càng bị kích thích mạnh, nhu động ruột càng mạnh hẳn
lên làm cho việc bài tiết dễ dàng.
Tùy theo loại xơ mà tác dụng tăng khối phân và tăng
tần suất đi tiêu của các xơ thực phẩm cũng khác nhau. Thí dụ như cùng
là xơ trong củ cải, mỗi gr oligofructose ăn vào làm tăng thêm 1,3gr
phân, trong khi mỗi gr inulin ăn vào làm tăng 2gr phân (Theo Gibsons et
al (81)).
Việc tăng tần suất đi tiêu làm tăng tốc độ thải các
độc tố và giảm độ đậm đặc của các chất độc này. Điều này giúp tránh
được nguy cơ ung thư đại tràng. Ngoài ra chất xơ còn có tác dụng làm
tăng khả năng miễn dịch hệ tiêu hóa nhờ tính chất tăng hệ vi khuẩn lành
tính đường ruột, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa; giúp ổn định
đường máu và giảm cholesterol máu.
Có một số phụ huynh "đổ tội" cho sữa bột gây ra táo
bón. Nhưng cần chú ý điều này chỉ có thể đúng khi khẩu phần ăn của bé
chỉ toàn là sữa (bé dưới 6 tháng tuổi), nhưng cũng phải coi lại xem sữa
có bị pha đặc quá hay không, bé không được tắm nắng hàng ngày nên thiếu
vitamin D gây đổ mồ hôi trộm nhiều mà không cho uống thêm nước lọc...
Nếu trẻ đã ăn dặm thì phần lớn táo bón là do ăn thiếu chất xơ.
Giờ đây, có nhiều thực phẩm chế biến được nghiên cứu
bổ sung thêm chất xơ nhằm làm cân bằng chế độ ăn. Rất dễ dàng tìm thấy
các loại thực phẩm công nghiệp được công bố chất xơ bổ sung và tác dụng
của nó trên bao bì như sữa bột, sản phẩm ngũ cốc, nước uống...
Một số loại sữa bột được bổ sung thêm chất xơ và
prebiotic hỗ trợ rất tốt cho tiêu hóa của trẻ. Prebiotic thực chất cũng
là một loại chất xơ (oligosaccharide) do không được thủy phân ở ruột
non. Prebiotic tạo ra một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có ích phát
triển trong đường ruột trẻ, ức chế vi khuẩn có hại và tạo điều kiện cho
đường ruột lành mạnh đảm nhiệm tốt chức năng tiêu hóa hấp thu và tăng
miễn dịch tại chỗ.
Một số thực phẩm thông thường có tác dụng nhuận trường
- Các loại rau: đay, mồng tơi, rau lang, muống, sam,
rau má, cải trắng, cần, chân vịt, càng cua, mồng tơi, khổ qua, đậu bắp,
giá đỗ…
- Trái cây: đu đủ, thanh long, bưởi, cam, quít, chuối, thơm, táo, lê, bơ...
- Củ quả: củ cải trắng, bí đỏ, dưa leo, khoai lang nghệ, khoai tây cả vỏ, khoai mỡ...
- Ngũ cốc, đậu đỗ: mè, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen cả vỏ, gạo lức nâu...
- Các loại khác: hạt é, rau câu, sương sâm, sương sáo...
Bác sĩ chuyên khoa 1 Đào Thị Yến Thủy
phân khô và cứng. Trẻ táo bón thường gặp khó khăn hoặc bị đau khi đi
tiêu, cảm giác khó chịu, đầy bụng, buồn nôn, cáu gắt, mệt mỏi và thường
kèm theo biếng ăn.
nhỏ bị táo bón thường do được nuôi dưỡng toàn bằng cơm, thịt, cá,
trứng..., ít ăn rau, trái cây, hoặc chỉ ăn “nước hầm, nước luộc, nước
ép” mà không ăn “cái”, bỏ xác nên dẫn đến tình trạng thừa đạm, thiếu
chất xơ.
Chất xơ thực phẩm có nhiều trong nguồn thực vật, đặc
biệt trong trái cây, rau, ngũ cốc nguyên cám, các hạt họ đậu. Mặc dù xơ
thực phẩm không trực tiếp cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng
nhưng lại thực hiện rất nhiều chức năng sinh học, đặc biệt là chức năng
nhuận trường có tác dụng phòng ngừa táo bón. Khi kết hợp với nước, chất
xơ hút nước và nở to làm cho phân mềm ra và khối phân to ra hơn trước
khiến vách ruột càng bị kích thích mạnh, nhu động ruột càng mạnh hẳn
lên làm cho việc bài tiết dễ dàng.
Tùy theo loại xơ mà tác dụng tăng khối phân và tăng
tần suất đi tiêu của các xơ thực phẩm cũng khác nhau. Thí dụ như cùng
là xơ trong củ cải, mỗi gr oligofructose ăn vào làm tăng thêm 1,3gr
phân, trong khi mỗi gr inulin ăn vào làm tăng 2gr phân (Theo Gibsons et
al (81)).
Việc tăng tần suất đi tiêu làm tăng tốc độ thải các
độc tố và giảm độ đậm đặc của các chất độc này. Điều này giúp tránh
được nguy cơ ung thư đại tràng. Ngoài ra chất xơ còn có tác dụng làm
tăng khả năng miễn dịch hệ tiêu hóa nhờ tính chất tăng hệ vi khuẩn lành
tính đường ruột, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa; giúp ổn định
đường máu và giảm cholesterol máu.
Có một số phụ huynh "đổ tội" cho sữa bột gây ra táo
bón. Nhưng cần chú ý điều này chỉ có thể đúng khi khẩu phần ăn của bé
chỉ toàn là sữa (bé dưới 6 tháng tuổi), nhưng cũng phải coi lại xem sữa
có bị pha đặc quá hay không, bé không được tắm nắng hàng ngày nên thiếu
vitamin D gây đổ mồ hôi trộm nhiều mà không cho uống thêm nước lọc...
Nếu trẻ đã ăn dặm thì phần lớn táo bón là do ăn thiếu chất xơ.
Giờ đây, có nhiều thực phẩm chế biến được nghiên cứu
bổ sung thêm chất xơ nhằm làm cân bằng chế độ ăn. Rất dễ dàng tìm thấy
các loại thực phẩm công nghiệp được công bố chất xơ bổ sung và tác dụng
của nó trên bao bì như sữa bột, sản phẩm ngũ cốc, nước uống...
Một số loại sữa bột được bổ sung thêm chất xơ và
prebiotic hỗ trợ rất tốt cho tiêu hóa của trẻ. Prebiotic thực chất cũng
là một loại chất xơ (oligosaccharide) do không được thủy phân ở ruột
non. Prebiotic tạo ra một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có ích phát
triển trong đường ruột trẻ, ức chế vi khuẩn có hại và tạo điều kiện cho
đường ruột lành mạnh đảm nhiệm tốt chức năng tiêu hóa hấp thu và tăng
miễn dịch tại chỗ.
Một số thực phẩm thông thường có tác dụng nhuận trường
- Các loại rau: đay, mồng tơi, rau lang, muống, sam,
rau má, cải trắng, cần, chân vịt, càng cua, mồng tơi, khổ qua, đậu bắp,
giá đỗ…
- Trái cây: đu đủ, thanh long, bưởi, cam, quít, chuối, thơm, táo, lê, bơ...
- Củ quả: củ cải trắng, bí đỏ, dưa leo, khoai lang nghệ, khoai tây cả vỏ, khoai mỡ...
- Ngũ cốc, đậu đỗ: mè, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen cả vỏ, gạo lức nâu...
- Các loại khác: hạt é, rau câu, sương sâm, sương sáo...
Bác sĩ chuyên khoa 1 Đào Thị Yến Thủy