Loại kẹo gây nghiện này đang ồ ạt xâm nhập vào cộng đồng teen Việt.
Kẹo thuốc lá là gì?
Kẹo thuốc lá xuất hiện vào năm 2010 và tồn tại một cách công khai tại các tiệm tạp hoá quanh trường học ở địa bàn Hà Nội, Đà Lạt và TP.HCM. Sở dĩ có tên gọi là “kẹo thuốc lá” vì nó được nguỵ trang giống những bao thuốc lá, bên trong có từ 5 - 19 thanh kẹo giống như những điếu thuốc lá. Ở mỗi thanh kẹo lại có từ 20 – 22 viên kẹo nhỏ có màu trắng hay màu trắng sữa.
Những thanh kẹo thuốc lá chỉ từ 1.500 đồng/cây, chiều dài 15cm và đường kính 0,8cm. Trên những thanh kẹo không hề ghi ngày, tháng sản xuất, cũng như thành phần sản xuất mà chỉ là những dòng chữ Trung Quốc.
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy trong kẹo thuốc lá có chứa chất PAH, một chất gây ung thư và đột biến gen. Khi mới ăn sẽ thấy có vị ngọt, nhưng càng nhai thì vị ngọt sẽ chuyển thành vị đắng và hắc. Đặc biệt nếu ăn liên tục vài ngày, miệng và lưỡi sẽ bỏng rộ, xuất hiện những nốt đỏ và ngứa.
Hình dáng viên kẹo
Và nó đã trở lại
Vì tác hại nghiêm trọng mà kẹo thuốc lá đã bị cấm lưu hành và bày bán ở Việt Nam. Tuy nhiên thời gian gần đây ở một số vùng ngoại thành Hà Nội và TP.HCM, loại kẹo này lại được bày bán hết sức công khai.
Bạn Tuấn Trung (sinh viên năm 1, ĐH Luật, TP.HCM) chia sẻ: “Cách đây vài năm loại kẹo thuốc lá này được bày bán rất nhiều ở các cổng trường THPT. Em họ của mình đã từng ăn phải. Mặc dù ăn không nhiều nhưng lại khiến em ấy bị ngộ độc do phẩm màu, cổ họng đau, lưỡi bỏng rát đến mức phải đưa đi cấp cứu”.
Nhiều teen nghiện loại kẹo này mà không biết tác hại của nó
Khi được hỏi về tác hại của kẹo thuốc lá bạn Khánh Linh (học sinh lớp 12, THPT Quang Trung, Q.Gò Vấp, TP.HCM) nói: “Chưa kể đến tác hại khi dùng quá nhiều kẹo thuốc lá mang đến nhưng với hình dáng của một điếu thuốc lá, mình nghĩ loại kẹo này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sử dụng thuốc lá trong giới học sinh, tạo điều kiện cho nhiều bạn làm quen với thuốc lá từ sớm”.
Với nguồn gốc không rõ ràng, tác hại nghiệm trọng đến sức khoẻ, tinh thần và thói quen sống của teen. Kẹo thuốc lá cần được bài trừ và có biện pháp dẹp bỏ quyết liệt hơn từ các cơ quan chức năng.
Kẹo thuốc lá là gì?
Kẹo thuốc lá xuất hiện vào năm 2010 và tồn tại một cách công khai tại các tiệm tạp hoá quanh trường học ở địa bàn Hà Nội, Đà Lạt và TP.HCM. Sở dĩ có tên gọi là “kẹo thuốc lá” vì nó được nguỵ trang giống những bao thuốc lá, bên trong có từ 5 - 19 thanh kẹo giống như những điếu thuốc lá. Ở mỗi thanh kẹo lại có từ 20 – 22 viên kẹo nhỏ có màu trắng hay màu trắng sữa.
Những thanh kẹo thuốc lá chỉ từ 1.500 đồng/cây, chiều dài 15cm và đường kính 0,8cm. Trên những thanh kẹo không hề ghi ngày, tháng sản xuất, cũng như thành phần sản xuất mà chỉ là những dòng chữ Trung Quốc.
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy trong kẹo thuốc lá có chứa chất PAH, một chất gây ung thư và đột biến gen. Khi mới ăn sẽ thấy có vị ngọt, nhưng càng nhai thì vị ngọt sẽ chuyển thành vị đắng và hắc. Đặc biệt nếu ăn liên tục vài ngày, miệng và lưỡi sẽ bỏng rộ, xuất hiện những nốt đỏ và ngứa.
Hình dáng viên kẹo
Và nó đã trở lại
Vì tác hại nghiêm trọng mà kẹo thuốc lá đã bị cấm lưu hành và bày bán ở Việt Nam. Tuy nhiên thời gian gần đây ở một số vùng ngoại thành Hà Nội và TP.HCM, loại kẹo này lại được bày bán hết sức công khai.
Bạn Tuấn Trung (sinh viên năm 1, ĐH Luật, TP.HCM) chia sẻ: “Cách đây vài năm loại kẹo thuốc lá này được bày bán rất nhiều ở các cổng trường THPT. Em họ của mình đã từng ăn phải. Mặc dù ăn không nhiều nhưng lại khiến em ấy bị ngộ độc do phẩm màu, cổ họng đau, lưỡi bỏng rát đến mức phải đưa đi cấp cứu”.
Nhiều teen nghiện loại kẹo này mà không biết tác hại của nó
Khi được hỏi về tác hại của kẹo thuốc lá bạn Khánh Linh (học sinh lớp 12, THPT Quang Trung, Q.Gò Vấp, TP.HCM) nói: “Chưa kể đến tác hại khi dùng quá nhiều kẹo thuốc lá mang đến nhưng với hình dáng của một điếu thuốc lá, mình nghĩ loại kẹo này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sử dụng thuốc lá trong giới học sinh, tạo điều kiện cho nhiều bạn làm quen với thuốc lá từ sớm”.
Với nguồn gốc không rõ ràng, tác hại nghiệm trọng đến sức khoẻ, tinh thần và thói quen sống của teen. Kẹo thuốc lá cần được bài trừ và có biện pháp dẹp bỏ quyết liệt hơn từ các cơ quan chức năng.