Trụ trì chùa cùng một người rành tiếng Hán dùng kính lúp để phóng to lên thì phát hiện 18 chữ Hán trên đầu cá.
Trưa 17/5, hàng trăm người dân kéo về chùa Phổ Quang (đóng ở thôn 1, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’ga, Đăk Lăk) để tận mắt chứng kiến hai con cá lóc được cho là nổi chữ Hán trên đầu đang được nuôi tại đây.
Người dân hiếu kỳ tập trung xem cá lạ.
Được biết, đây là hai con cá được Phật tử phát hiện và mang lên tặng cho nhà chùa. Mỗi con nặng hơn 3kg, trên đầu có những chấm trắng. Khi sư thầy Thích Tâm Định, trụ trì của chùa cùng một người rành tiếng Hán dùng kính lúp để phóng to các chấm trắng lên thì phát hiện 18 chữ Hán trên đầu con cá đực. Tuy nhiên, mới chỉ tạm dịch được 12 chữ.
Theo đó, bên trái đầu cá được cho là ba chữ Thủy Hỏa Tương (tạm dịch là nắng mưa tương đồng); bên phải đầu cá là ba chữ Trường Thiên Hạ tạm dịch là mọi người, mọi loài hưng thịnh phát triển; ở giữa đầu cá là bốn chữ Đăng Nguyệt Mỹ Định (tạm dịch là Ánh trăng đẹp khi mặt nước yên lặng); hai bên lỗ mũi là chữ Hỷ và chữ Phúc.
Những chấm trắng trên đầu cá được dịch thành chữ Hán.
Sau 3 ngày đưa về nuôi, đã có hàng ngàn lượt người dân hiếu kì đến xem cá. Hiện nay, nhà chùa chỉ bắt cá ra cho người dân chiêm ngưỡng vào 8h sáng và 16h chiều hàng ngày.
Trưa 17/5, hàng trăm người dân kéo về chùa Phổ Quang (đóng ở thôn 1, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’ga, Đăk Lăk) để tận mắt chứng kiến hai con cá lóc được cho là nổi chữ Hán trên đầu đang được nuôi tại đây.
Người dân hiếu kỳ tập trung xem cá lạ.
Được biết, đây là hai con cá được Phật tử phát hiện và mang lên tặng cho nhà chùa. Mỗi con nặng hơn 3kg, trên đầu có những chấm trắng. Khi sư thầy Thích Tâm Định, trụ trì của chùa cùng một người rành tiếng Hán dùng kính lúp để phóng to các chấm trắng lên thì phát hiện 18 chữ Hán trên đầu con cá đực. Tuy nhiên, mới chỉ tạm dịch được 12 chữ.
Theo đó, bên trái đầu cá được cho là ba chữ Thủy Hỏa Tương (tạm dịch là nắng mưa tương đồng); bên phải đầu cá là ba chữ Trường Thiên Hạ tạm dịch là mọi người, mọi loài hưng thịnh phát triển; ở giữa đầu cá là bốn chữ Đăng Nguyệt Mỹ Định (tạm dịch là Ánh trăng đẹp khi mặt nước yên lặng); hai bên lỗ mũi là chữ Hỷ và chữ Phúc.
Những chấm trắng trên đầu cá được dịch thành chữ Hán.
Sau 3 ngày đưa về nuôi, đã có hàng ngàn lượt người dân hiếu kì đến xem cá. Hiện nay, nhà chùa chỉ bắt cá ra cho người dân chiêm ngưỡng vào 8h sáng và 16h chiều hàng ngày.