Giới trẻ luôn thích những cảm giác mới lạ, xem chuyện khác người là nổi bật, đẳng cấp. Xăm lột da và nghe những bản nhạc pha trộn nhiều thanh âm tạo cảm giác rùng rợn là một trong những thú chơi ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của giới trẻ hiện nay…
Ma túy âm thanh
iDosing là một loại ma túy” điện tử mới rất khó phát hiện (Trong ảnh: một thanh niên bịt mắt, đeo tai nghe và “phê” với iDosing)
iDosing là những bản nhạc pha trộn nhiều âm thanh chát chúa được xem là “chất gây nghiện số của giới trẻ”, bởi khi nghe loại nhạc này, người ta cảm giác vừa sợ hãi vừa thỏa mãn. “Những bản nhạc này hoàn toàn có thể thực hiện trên máy tính bằng những phần mềm phối nhạc chuyên dụng. Khi nghe thử một bản nhạc iDosing, tôi thật sự “sốc”, cảm giác rất khó tả. Điều này cho thấy khả năng gây nghiện của loại nhạc này đối với người nghe là rất cao”, anh Nguyễn Xuân Hiển - giám đốc một công ty chuyên lắp đặt thiết bị âm thanh tại quận Hai Bà Trưng cho biết.
iDosing thực chất là những bản nhạc kỹ thuật số, được tạo ra từ những bản nhạc kinh dị, rùng rợn. Ở Việt Nam, iDosing được giới trẻ nghe, chia sẻ với nhau trên các trang mạng xã hội khá rầm rộ. Những cảnh báo về sự nguy hại của dòng nhạc này trên các trang web, kèm theo những hình ảnh đặc tả về tác hại khi nghe iDosing như người nghe co quắp thân thể, mặt nhăn nhó thể hiện sự sợ hãi, hơi thở gấp gáp..., song số lượng người tải iDosing về nghe vẫn tăng đáng kể. Một cư dân mạng có tên phongvu… chia sẻ: “Nghe bạn bè bàn tán xôn xao về thể loại nhạc iDosing mình đã lên mạng tải về nghe. Vừa nghe xong mình đã thấy hoa mắt, chóng mặt, ù hết cả tai”. Trong khi đó, một số bạn trẻ khác cho rằng: “Thế mới là âm nhạc, nghe nhạc là phải “phê”, âm thanh phải đạt tới mức khiến người nghe nổ tung. Muốn đạt cảm giác “phê” hơn bình thường, thì nên đeo headphone ôm hết tai, trùm kín chăn, nhắm mắt và ở một mình trong phòng tối…”. Nhiều bạn trẻ còn khẳng định khi đã nghe iDosing sẽ khó có thể nghe các thể loại nhạc nhẹ hơn và chỉ cần nghe một lần, người ta rất dễ nghiện.
Một giảng viên Khoa Sư phạm âm nhạc - trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương cho biết, cách tiếp cận và sử dụng loại nhạc iDosing khá đơn giản, nên rất dễ gây tác động bất lợi đến sức khỏe, tâm lý của giới trẻ. Trước đây, thể loại âm nhạc được gọi là “rock kim loại”, “rock đầu độc”... đã khiến không ít bạn trẻ bị ngất, không làm chủ được bản thân, thậm chí cởi bỏ quần áo và gào thét điên loạn. Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể về tác hại của iDosing, nhưng thứ âm nhạc gây kích thích, cảm giác “phê” hay nghiện đều không tốt cho cả yếu tố sinh lý lẫn tinh thần con người. Theo các nhà nghiên cứu ở nước ngoài, iDosing là dạng âm thanh tạo “nhịp cho cả hai tai”. Khi hai nhịp nhạc khác tần số cùng được phát ra sẽ làm người nghe có cảm giác nhịp nhanh do hai bên tai nhận hai nhịp sóng âm nhanh chậm. Khi đó, một trong hai sóng âm sẽ làm người nghe có cảm giác như phát ra từ trong não. Các chuyên gia tâm lý cho rằng khi nghe loại nhạc có tiết tấu khác thường này, não bộ đang phát triển của giới trẻ có thể bị tổn thương, nặng hơn là có thể gây nghiện.
Hãi hùng thú... lột da
Vết xăm sẹo kinh dị của một thanh niên
Bên cạnh đó, không ít bạn trẻ còn có thú chơi xăm lột da - một biến tướng rùng rợn của mốt xăm mình. Để trở thành “môn đồ” của thú chơi ớn lạnh này, tay chơi phải chấp nhận đau đớn tột độ, phó thác cơ thể cho “nghệ nhân” người nước ngoài dùng dao chuyên dụng lột từng mảng da, rồi hoặc bôi hóa chất, hoặc để vết thương nổi sẹo thành những hoa văn, hình ảnh… kinh dị. Quá ngán ngẩm các kiểu ăn chơi, đập phá, đốt tiền vào rượu và đi bar, Tuấn Anh - con một đại gia có tiếng ở Nghệ An chuyển hướng sang thú chơi hành xác để thỏa mãn cảm giác khác lạ. Tuấn Anh tuyên bố, thú chơi xỏ lỗ, xăm chỗ nhạy cảm giờ đã lỗi thời. Xăm truyền thống chỉ việc dùng kim châm vào da, thể hiện đẳng cấp của dân chơi bây giờ là phải dám cho người khác lột da để tạo ra những hình xăm bằng sẹo… “Để tạo dáng cho sẹo, nghệ nhân trước tiên làm vệ sinh vùng da được xăm bằng cồn để sát trùng. Sau đó họ sẽ dán chặt mẫu đề can thật mỏng lên vùng xăm rồi dùng dụng cụ đặc biệt là con dao nhỏ, bén tỉ mẩn lột từng mảng da cho đến khi “tác phẩm” hoàn tất…”. Tuấn Anh “bật mí” về quá trình lột da tạo hình của mình tại Thái Lan.
Với những hình xăm thông thường, khổ chủ muốn sở hữu hình đại bàng, ác quỷ hay thiên thần trên thân thể chỉ việc để “nghệ nhân” dùng kim châm lên da tạo hình rồi phết mực là xong. Nhưng đối với kiểu xăm sẹo thì khác nó không tạo nên hình hài từ mực mà là tổ hợp của những vết sẹo lồi. “Môn đồ” của trào lưu xăm sẹo đều có điểm chung là thích tìm những cảm giác mới lạ, xem chuyện khác người là nổi bật, đẳng cấp. Anh Nguyễn Tiến Hải, một nghệ nhân xăm hình cho biết: “Các nghệ nhân xăm mình ở Việt Nam không đủ trình độ lột da để cho ra những vết sẹo tạo hình mà chỉ dừng lại ở việc châm chích rồi thoa mực tạo dáng…, do vậy thú chơi hình xăm lột da đều được các dân chơi lột da ở nước ngoài, chủ yếu ở Mỹ và Đài Loan (Trung Quốc). Giá của nó khá đắt nên chỉ dành cho những dân chơi có điều kiện kinh tế…”. Nhiều dân chơi còn lý giải hình xăm sẹo là lá bùa hộ mệnh, có tác dụng bảo vệ chủ nhân tránh khỏi sự ám ảnh, quấy nhiễu của những linh hồn quỷ dữ và mỗi hình xăm lại ẩn chứa một thông điệp khác nhau. Thậm chí, có không ít bạn trẻ tin rằng trở thành chủ nhân của hình xăm sẹo đồng nghĩa với việc chủ nhân của nó là người dũng cảm, vượt qua được sự sợ hãi, đau đớn…
Theo bác sĩ Trần Thị Thu Hà - bệnh viện Bạch Mai thì xăm sẹo không phải là loại hình nghệ thuật bởi nó quá ghê rợn. Việc lột da tạo hình xăm sẹo sẽ xảy ra những biến chứng nguy hiểm nếu dụng cụ dùng để lột da chưa được tiệt trùng kỹ lưỡng. Thực tế cho thấy, chỉ riêng việc xăm kim nhưng nếu kim bị nhiễm trùng hoặc phòng xăm không được vô trùng tuyệt đối đã khiến vết xăm của không ít người bị lở loét, hoại tử, có khi nhiễm HIV, huống chi là xẻ từng miếng da trên cơ thể. Đã đến lúc cần cảnh báo về những thú chơi ảnh hưởng đến sức khỏe của giới trẻ hiện nay.
Ma túy âm thanh
iDosing là một loại ma túy” điện tử mới rất khó phát hiện (Trong ảnh: một thanh niên bịt mắt, đeo tai nghe và “phê” với iDosing)
iDosing là những bản nhạc pha trộn nhiều âm thanh chát chúa được xem là “chất gây nghiện số của giới trẻ”, bởi khi nghe loại nhạc này, người ta cảm giác vừa sợ hãi vừa thỏa mãn. “Những bản nhạc này hoàn toàn có thể thực hiện trên máy tính bằng những phần mềm phối nhạc chuyên dụng. Khi nghe thử một bản nhạc iDosing, tôi thật sự “sốc”, cảm giác rất khó tả. Điều này cho thấy khả năng gây nghiện của loại nhạc này đối với người nghe là rất cao”, anh Nguyễn Xuân Hiển - giám đốc một công ty chuyên lắp đặt thiết bị âm thanh tại quận Hai Bà Trưng cho biết.
iDosing thực chất là những bản nhạc kỹ thuật số, được tạo ra từ những bản nhạc kinh dị, rùng rợn. Ở Việt Nam, iDosing được giới trẻ nghe, chia sẻ với nhau trên các trang mạng xã hội khá rầm rộ. Những cảnh báo về sự nguy hại của dòng nhạc này trên các trang web, kèm theo những hình ảnh đặc tả về tác hại khi nghe iDosing như người nghe co quắp thân thể, mặt nhăn nhó thể hiện sự sợ hãi, hơi thở gấp gáp..., song số lượng người tải iDosing về nghe vẫn tăng đáng kể. Một cư dân mạng có tên phongvu… chia sẻ: “Nghe bạn bè bàn tán xôn xao về thể loại nhạc iDosing mình đã lên mạng tải về nghe. Vừa nghe xong mình đã thấy hoa mắt, chóng mặt, ù hết cả tai”. Trong khi đó, một số bạn trẻ khác cho rằng: “Thế mới là âm nhạc, nghe nhạc là phải “phê”, âm thanh phải đạt tới mức khiến người nghe nổ tung. Muốn đạt cảm giác “phê” hơn bình thường, thì nên đeo headphone ôm hết tai, trùm kín chăn, nhắm mắt và ở một mình trong phòng tối…”. Nhiều bạn trẻ còn khẳng định khi đã nghe iDosing sẽ khó có thể nghe các thể loại nhạc nhẹ hơn và chỉ cần nghe một lần, người ta rất dễ nghiện.
Một giảng viên Khoa Sư phạm âm nhạc - trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương cho biết, cách tiếp cận và sử dụng loại nhạc iDosing khá đơn giản, nên rất dễ gây tác động bất lợi đến sức khỏe, tâm lý của giới trẻ. Trước đây, thể loại âm nhạc được gọi là “rock kim loại”, “rock đầu độc”... đã khiến không ít bạn trẻ bị ngất, không làm chủ được bản thân, thậm chí cởi bỏ quần áo và gào thét điên loạn. Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể về tác hại của iDosing, nhưng thứ âm nhạc gây kích thích, cảm giác “phê” hay nghiện đều không tốt cho cả yếu tố sinh lý lẫn tinh thần con người. Theo các nhà nghiên cứu ở nước ngoài, iDosing là dạng âm thanh tạo “nhịp cho cả hai tai”. Khi hai nhịp nhạc khác tần số cùng được phát ra sẽ làm người nghe có cảm giác nhịp nhanh do hai bên tai nhận hai nhịp sóng âm nhanh chậm. Khi đó, một trong hai sóng âm sẽ làm người nghe có cảm giác như phát ra từ trong não. Các chuyên gia tâm lý cho rằng khi nghe loại nhạc có tiết tấu khác thường này, não bộ đang phát triển của giới trẻ có thể bị tổn thương, nặng hơn là có thể gây nghiện.
Hãi hùng thú... lột da
Vết xăm sẹo kinh dị của một thanh niên
Bên cạnh đó, không ít bạn trẻ còn có thú chơi xăm lột da - một biến tướng rùng rợn của mốt xăm mình. Để trở thành “môn đồ” của thú chơi ớn lạnh này, tay chơi phải chấp nhận đau đớn tột độ, phó thác cơ thể cho “nghệ nhân” người nước ngoài dùng dao chuyên dụng lột từng mảng da, rồi hoặc bôi hóa chất, hoặc để vết thương nổi sẹo thành những hoa văn, hình ảnh… kinh dị. Quá ngán ngẩm các kiểu ăn chơi, đập phá, đốt tiền vào rượu và đi bar, Tuấn Anh - con một đại gia có tiếng ở Nghệ An chuyển hướng sang thú chơi hành xác để thỏa mãn cảm giác khác lạ. Tuấn Anh tuyên bố, thú chơi xỏ lỗ, xăm chỗ nhạy cảm giờ đã lỗi thời. Xăm truyền thống chỉ việc dùng kim châm vào da, thể hiện đẳng cấp của dân chơi bây giờ là phải dám cho người khác lột da để tạo ra những hình xăm bằng sẹo… “Để tạo dáng cho sẹo, nghệ nhân trước tiên làm vệ sinh vùng da được xăm bằng cồn để sát trùng. Sau đó họ sẽ dán chặt mẫu đề can thật mỏng lên vùng xăm rồi dùng dụng cụ đặc biệt là con dao nhỏ, bén tỉ mẩn lột từng mảng da cho đến khi “tác phẩm” hoàn tất…”. Tuấn Anh “bật mí” về quá trình lột da tạo hình của mình tại Thái Lan.
Với những hình xăm thông thường, khổ chủ muốn sở hữu hình đại bàng, ác quỷ hay thiên thần trên thân thể chỉ việc để “nghệ nhân” dùng kim châm lên da tạo hình rồi phết mực là xong. Nhưng đối với kiểu xăm sẹo thì khác nó không tạo nên hình hài từ mực mà là tổ hợp của những vết sẹo lồi. “Môn đồ” của trào lưu xăm sẹo đều có điểm chung là thích tìm những cảm giác mới lạ, xem chuyện khác người là nổi bật, đẳng cấp. Anh Nguyễn Tiến Hải, một nghệ nhân xăm hình cho biết: “Các nghệ nhân xăm mình ở Việt Nam không đủ trình độ lột da để cho ra những vết sẹo tạo hình mà chỉ dừng lại ở việc châm chích rồi thoa mực tạo dáng…, do vậy thú chơi hình xăm lột da đều được các dân chơi lột da ở nước ngoài, chủ yếu ở Mỹ và Đài Loan (Trung Quốc). Giá của nó khá đắt nên chỉ dành cho những dân chơi có điều kiện kinh tế…”. Nhiều dân chơi còn lý giải hình xăm sẹo là lá bùa hộ mệnh, có tác dụng bảo vệ chủ nhân tránh khỏi sự ám ảnh, quấy nhiễu của những linh hồn quỷ dữ và mỗi hình xăm lại ẩn chứa một thông điệp khác nhau. Thậm chí, có không ít bạn trẻ tin rằng trở thành chủ nhân của hình xăm sẹo đồng nghĩa với việc chủ nhân của nó là người dũng cảm, vượt qua được sự sợ hãi, đau đớn…
Theo bác sĩ Trần Thị Thu Hà - bệnh viện Bạch Mai thì xăm sẹo không phải là loại hình nghệ thuật bởi nó quá ghê rợn. Việc lột da tạo hình xăm sẹo sẽ xảy ra những biến chứng nguy hiểm nếu dụng cụ dùng để lột da chưa được tiệt trùng kỹ lưỡng. Thực tế cho thấy, chỉ riêng việc xăm kim nhưng nếu kim bị nhiễm trùng hoặc phòng xăm không được vô trùng tuyệt đối đã khiến vết xăm của không ít người bị lở loét, hoại tử, có khi nhiễm HIV, huống chi là xẻ từng miếng da trên cơ thể. Đã đến lúc cần cảnh báo về những thú chơi ảnh hưởng đến sức khỏe của giới trẻ hiện nay.