Khi những thiên thần đang ôm chặt bạn, ác quỷ sẽ chẳng thể nào vào nhà bạn được.
Khi ác quỷ gõ cửa nhà bạn
Nhật kí cho ngày mai đặc biệt: Mình cạo đầu rồi, trọc lóc, lần đầu tiên nhìn thấy cái sọ mình một cách trưc tiếp như thế. Lúc anh thợ cắt tóc cạo xong, mình đâu có dám mở mắt, anh ấy phải giục: “Chú mở ra đi, nhỡ Thế giới sập đổ thì bỏ lỡ dịp may hiếm có để nhìn ngắm đấy.” Mình cười rồi lấy hết can đảm mở to mắt. Shock chứ, nhưng khẽ liếc qua gương nhìn về phía sau, thấy mẹ quay đi lau vội một giọt nước mắt, mình lấy hết can đảm cười lớn (mình là con zai mà): “Giống Thích Tiểu Long quá, kiểu này nhất định học được tuyệt đỉnh kung-fu”. Mẹ quay lại cười: “Ừ, ráng khỏi rồi gì mẹ cũng chiều hết”.
Chiều mình đạp xe qua nhà Hạnh Dung, ấn reng reng cái chuông thật lớn.
-Á…
Hạnh Dung hét lên làm mình cảm tưởng như còn sợi tóc nào nó cũng dựng đứng lên hết:
-Ông làm gì với bộ tóc giả này vậy?
-Tóc giả?
Mình ngạc nhiên trố mắt lên hỏi: "Rõ ràng là không có sợi tóc nào mà?"
-Sao lại đội tóc giả y hệt mấy anh trong phim Hồng Kông thế, ông định đóng phim à?
Mình cố cười thật lớn:
-Tôi cạo trọc rồi, giả mà hoàn hảo thế này à? Không tin à, sờ thử coi.
Hạnh Dung khẽ đưa tay qua xoa xoa cái đầu trọc lóc của mình rồi đến bốp một cái:
-Ông làm gì vậy? Định lên Thiếu Lâm Tự bái sư à?
-Đúng rồi, bà đoán trúng phóc, tôi cạo đầu vừa hiện đại, vừa ngầu rồi còn đi học kung-fu nữa, bà vẫn thích có người có võ đi cùng bảo vệ còn gì.
-Nhưng…
-Nhưng nhị gì, cạo đầu vừa đỡ tốn công gội đầu vừa không tốn xiền mua X-men mà vẫn menly nữa.
Tôi cười, trong khi nhỏ mở cửa, nhanh tay đưa lên gạt một dòng nước mắt.
Kết thúc một ngày đầy căng thẳng, khi mẹ mang vào cho một cốc sữa, dặn ngủ sớm giữ sức, mai còn bắt đầu. Duy Anh giấu nhẹm cuốn nhật kí dưới cánh tay, cố không cho mẹ biết, mẹ lại buồn. Không biết nói thế Hạnh Dung có tin không nữa. Con bé là bạn thân với Duy Anh từ năm cấp II, nó mạnh mẽ và cửng rắn y hệt một đứa con trai đột lốt con gái, vậy mà không hiểu sao lại thân với hắn, thường những đứa như thế sẽ thân với một đứa con gái hơn. Có lẽ vì cậu hiểu, thẳm sâu trong tâm hồn, con bé yếu đuối và mong manh như một nụ hồng trong sương sớm. Nó yêu thương người khác hết mực, luôn muốn mọi người được hạnh phúc và vui vẻ, nên con bé giấu những nỗi buồn sâu kín, nó sợ để lộ ra nó yếu đuối, mọi người sẽ lo lắng… riết rồi thành quen. Chỉ có Duy Anh là đứa duy nhất biết con bé tóc tém ăn mặc cực kì tomboy đó thích ngắm cảnh chiều và thích để gió trêu đùa làn tóc trên cầu Long Biên, chỉ có Duy Anh biết nó hay khóc mỗi khi bị hiểu nhầm hay cảm thấy cô đơn. Những người như thế thường yếu đuối lắm… Không biết nếu Hạnh Dung biết tin này, con bé sẽ ra sao nữa...
Đợt xạ trị đầu tiên diễn ra trong vòng 30 phút, 30 phút bất động kinh khủng nhất trong cuộc đời của Duy Anh. Quá khứ kéo về như một thước phim quay chậm... Những lần bố chở đi mua ô tô đồ chơi, cuối tuần bố cho hắn ngồi lên lưng rồi đi chơi công viên cùng mẹ. Lần bố mẹ cuốn nem cho bố rán… Những hình ảnh hiện lên thân quen đến lạ… Rồi giờ bố ở đâu... bố đang vui bên bà vợ trẻ hơn mình đến 20 tuổi ở một góc trời khác của Hà nội. Rồi đến những lần đi chơi, đi ăn, đi lang thang phố cổ Hà nội cùng Hạnh Dung… Con bé vẫn là một khung trời đặc biệt với Duy Anh, khung trời có nắng, có gió và cả mưa rào ào ạt. Gần Hạnh Dung, cuộc sống của nó như một thanh socola đắng hảo hạng, có trải qua, ngậm khẽ thấy đắng nhưng rồi vị ngọt tan chảy trên đầu lưỡi… Đợt trị liệu đầu tiên kết thúc, mẹ dúi cho hộp sữa vừa khóc vừa hỏi han:
-Có đau không con? Có khó chịu không?
Cậu cười tươi:
-Không chút nào mẹ ạ. Rất thoải mái nữa. Chiều con lại sẵn sàng làm tiếp. Mẹ đừng lo nhé!
Tít... tít… tít… Tin nhắn của Hạnh Dung: “Tối ông đón tôi ở lớp học thêm tiếng Anh nhé, vừa dắt xe đi học thì bị hỏng, hjxhjx”. 8h con bé tan học. Chắc kịp!
Đợt xạ trị thứ hai của ngày, Duy Anh đã quen hơn, không còn cảm giác tim muốn nhảy khỏi lồng ngực vì lo lắng, mồ hôi vã ra đầy trán như lần đầu tiên. Vì dù sao là một đứa con trai có mẹ hay khóc thì nước mắt phải chảy ngược vào tim. Cậu nghĩ đến ước mơ đi du học của mình, đến Hạnh Dung cũng đang ngày đêm “cày” để kiếm được một suất học bổng.
Ra khỏi phòng xạ trị, Duy Anh hơi choáng. Có lẽ là một ảnh hưởng của đợt xạ trị vừa qua, cậu phải ngồi nghỉ một lúc cho bình tĩnh lại.
8h30'. Muộn 30 phút so với giờ tan học, không biết Hạnh Dung có chờ không nữa. Duy Anh dựng xe tìm con bé mà không thấy đâu, cũng không còn ai ở trong nữa. Đang định lôi điện thoại ra bấm số gọi thì nghe thấy tiếng Hạnh Dung ở góc đường gần đó:
-Chúng mày lớn như thế mà đi ăn hiếp một thằng bé à?
Duy Anh nhìn sang, Hạnh Dung đang đỡ một cậu bé đánh giày khoảng hơn mười tuổi gì đó đứng dậy. Tiến lại gần hơn, hình như cậu bé vừa bị bốn thằng thanh niên trông rất dữ tợn đánh ngã, mắt phải thâm tím. Còn Hạnh Dung đang quát lên đầy phẫn nộ. Một thằng trong nhóm hung hổ xông đến, Duy Anh bỏ xe chạy lại. Rầm…Chiếc xe máy đổ chỏng chơ cũng là lúc Duy Anh mất thăng bằng ngã dúi dụi… Không rõ là một cú đấm hay một cái tát trời giáng nữa. Chỉ biết má phải của Duy Anh rát buốt và hình như có máu vì cậu thấy có chút gì đó đỏ đỏ trên áo… Hạnh Dung cuống cuồng cúi xuống đỡ Duy Anh dậy:
-Duy Anh, có sao không, sao ngốc nghếch vậy? Sao phải đỡ hộ Dung chứ. Bọn này…
Hạnh Dung hét lên rồi bỏ Duy Anh lao đến đẩy ngã thằng vừa có cái tát trời giáng. Cú đẩy khiến hắn ngã dúi về phía đồng bọn. Cả lũ định lao đến thì từ đâu có hai bác bảo vệ cầm dùi cui chạy lại:
-Lũ trời đánh, lại gây chuyện hả?
-Chết, hai bố già tuần trước cho mình đo ván.
Một tên trong nhóm hét lên, cả bốn thằng nhanh chóng chạy biến. Lật đật đứng dậy, Duy Anh vẫn còn choáng váng vì cú tát trời giáng vừa rồi. Hạnh Dung bắt đầu khóc, con bé vừa rồi mạnh mẽ thế mà giờ… Duy Anh quát lên đến chính mình cũng cảm thấy buốt óc:
-Không được khóc, có xíu đã khóc thế à?
Hạnh Dung giật mình vì tiếng hét của Duy Anh, cô lau nước mắt…
-Đau lắm không Duy Anh. Cho Dung xin lỗi.
-Không có gì đau, cuộc sống có nhiều thứ còn đau đớn hơn nhiều. Hơn nữa, đỡ một cái tát cho người mình yêu thì có gì mà phải đau đớn…
Vừa lầm lũi quay ra dựng xe máy lên, Duy Anh vừa lẩm bẩm một mình “một cái tát thì có gì chứ, nhìn Dung khóc mới đau đớn” trong khi Hạnh Dung vẫn đứng như trời chồng vì câu nói “yêu” cậu vừa nói.
-Nhóc à, tại sao em bị chúng đánh vậy? Duy Anh hỏi, thằng nhóc lau nước mắt sụt sịt.
-Chúng nó bảo em kiếm ăn ở địa bàn của chúng, phải nộp mỗi tháng 200 ngàn. Tháng này e bị ốm nên chưa trả được, chúng đuổi theo rồi đánh em.
-Thế à. Lũ khốn nạn! Duy Anh bực tức nói. Giờ anh chị đưa em về bôi thuốc nhé!
-Dạ thôi không cần đâu ah. Em phải đi đánh giày tiếp đây, có một bác ngày nào cũng ngồi uống cà-phê rồi kêu em lại đánh giầy rồi hỏi han. Em không đến, bác lại lo.
Thằng nhóc hồn nhiên đến lạ, nó xoa xoa lại cái mắt thâm quầng, gật đầu chào, rồi quay lại.
-À quên, anh chị cho em cảm ơn nhé! Thằng bé nói vọng lại, mặt đầy hồ hởi…
Không thể về nhà với tình trạng thế này, Hạnh Dung nhất quyết bắt Duy Anh về nhà mình để lau rửa rồi thay áo. Nhét cái áo vào máy giặt, cô bắt đầu lau những vệt máu khô trên mặt Duy Anh:
-Tội thằng bé quá, mai này chúng nó lại đến nữa. Không biết phải tính sao.
-Mai tôi sẽ tìm hiểu về những Trung tâm giúp trẻ em lang thang ở thành phố, tôi không tin là không có chỗ giúp thằng nhỏ đó. Mà lũ ấy khốn nạn thật, lớn như vậy mà đi bắt nạt một đứa trẻ…
Duy Anh nói nhiều lắm, nhưng Hạnh Dung miên man nghĩ về câu nói của cậu hồi chiều “đỡ một cái tát cho người mình yêu thì có gì mà phải đau đớn…”, liệu có phải thật không nhỉ, câu yêu nói có dễ dàng thế không, dường như Duy Anh cũng không biết là mình có nói câu đó, dường như không để ý gì cả…vậy là sao nhỉ? Duy Anh đối với Hạnh Dung là một món quà đặc biệt, người giống như một quả lắc đồng hồ với cô, quả lắc với tâm điểm là niềm vui và sự ấm áp. Cô có buồn, có tủi thân, có lạc lõng đến muốn gào lên cháy cổ họng, Duy Anh cũng vẫn giúp cô trở về điểm cuối là sự vui vẻ và lạc quan về cuộc sống. Cô mạnh mẽ thật đấy, dám dũng cảm đứng lên bảo vệ kẻ yếu, nhưng chỉ có Duy Anh biết sâu thẳm nơi trái tim cô yếu đuối và lạc lõng chừng nào. Cô cắt tóc, mọi người phản đối ầm ầm, chỉ có Duy Anh kéo cô lên cầu Long Biên, gió thổi qua mát lạnh, trống rỗng… Cô mới thấy cái cô cần không phải là cắt đi mái tóc, mà cắt đi nỗi buồn kéo dài lê thê và miên man trong sâu thẳm trái tim cô… Cô chờ đợi một lời yêu, nhưng không phải bây giờ, không phải như hôm nay.
-Bà có định lau đến khi nào méo cả bộ mặt điển trai của tôi không thế?
Tiếng Duy Anh đưa Hạnh Dung trở lại thực tại, cô cười, bôi thuốc rồi đi hong áo cho Duy Anh. Sân thượng gió mát lạnh, ngẩng đầu nhìn ngắm những vì sao nhấp nháy trên cao muôn vàn, Duy Anh khẽ bảo:
-Vua sư tử có nói, người nào chết đi sẽ thành một ngôi sao trên trời cao, những người thân thuộc dù không còn nhìn thấy họ hàng ngày nữa, nhưng sẽ luôn có họ ở bên cạnh che chở và dẫn lối.
Hạnh Dung vuốt chiếc áo của Duy Anh cho phẳng lại, treo lên dây phơi rồi khẽ đến bên cạnh cậu. Thành phố đêm lên đèn lung linh huyền ảo, những ánh đèn trong không khí của màn đêm huyền ảo như hàng ngàn ngôi sao trên cao đã chiếu bóng xuống Trái đất. Đẹp không tưởng!
-Nhưng dù sao thì ở bên cạnh nhau vẫn tốt hơn ngàn lần chứ, đúng không?
-Nếu một ngày mình cũng sẽ trở thành một vì sao trên ấy, hàng ngày nhìn Hạnh Dung thì chắc sẽ buồn lắm, chẳng thể bảo vệ và che chở…
-Ông nói gì vậy, à, cảm ơn vì lúc chiều nhé!
-Không có gì mà.
-Lúc tối Duy Anh có nói câu gì đó…
Duy Anh vội ngắt lời:
-Thôi chết, tôi phải về nhà. Tôi để điện thoại trong balo, không biết mẹ có lo lắng không nữa.
-Ông là con trai mà, lo gì. Thỉnh thoảng ông vẫn đi chơi với tụi thằng Hoàng đến khuya đấy thôi. Làm bộ hả?
-Không hiểu thì đừng nói nhiều! Tôi đang…
Duy Anh hét lên rồi khựng lại, Hạnh Dung tròn xoe mắt, lần thứ hai hắn nổi nóng vô cớ với cô trong ngày…
-Có chuyện gì vậy?
-Không có gì, xuống thôi!
Nhật kí cho ngày đặc biệt: Mẹ gọi cho mình mười cuộc. Vừa đi đường vừa khóc thương mẹ quá! Mình cảm giác có gì không ổn. Bước vào nhà thấy mẹ ngồi ủ rũ ở ghế, mình thấy hối hận vô cùng. Phải nghiêng mặt nói chuyện với mẹ để giấu vết đỏ hằn trên má. Có lúc gần cáu với mẹ, may mà kiềm chế được. Lúc ăn cơm, mẹ nói câu làm mình buồn và hối hận quá:
-Duy Anh, con là niềm hi vọng sống của mẹ, con có chuyện gì mẹ cũng không muốn tiếp tục sống nữa. Con đang xạ trị, chịu khó lên con nhé, chỉ vài tháng nữa thôi. Con khỏi, lại tiếp tục việc học để đi du học cùng Hạnh Dung. Tương lai lại tươi sáng, cố lên con nhé!
Nhìn mẹ cười mà lòng mình quặn lại. Khoảnh khắc ấy mình cảm thấy rõ ràng khối u đáng ghét đang cựa quậy trong não mình. Mình quyết tâm sẽ phải làm cho nó biến mất, nó dám làm cho mẹ khóc, cho mẹ buồn, mình sẽ không tha cho nó. Sau ngày đầu tiên xạ trị, mình chỉ hơi choáng thôi, mình sẽ làm được. Nhất định thế!
Hôm nay lúc nhìn Hạnh Dung lau vệt máu cho mình, mình chợt nhớ ra hình như đã nói câu “đỡ một cái tát cho người mình yêu thì có gì mà phải đau đớn…” với Hạnh Dung. Lúc ấy bỗng nhiên tim đập thình thịch, lúc xạ trị mình nghĩ đến Dung nhiều lắm, mà lại nói một cách đơn giản như thế. Hi vọng con bé không nghe thấy, đúng rồi, vừa bị mình quát to như thế chắc không nghe thấy gì cả. Hi vọng thế.
Ngày hôm nay đặc biệt quá. Không ngờ khối u trong đầu lại khiến một ngày của mình trở nên đặc biệt với nhiều cảm xúc như thế. Rồi vài tháng nữa, khi mày chịu thua và biến mất, tao chiến thắng, tao cũng sẽ biến mọi ngày của tao sống trở nên đặc biệt, khối u ạ!
Ba ngày sau, Duy Anh và Hạnh Dung bắt đầu việc dạy học cho thằng nhóc đánh giày hôm nọ với năm đứa bạn nữa, trong khi vẫn cố liên lạc với các trung tâm dạy nghề. Một lũ nhóc sống nhờ trong một ngôi chùa nhỏ ở góc thành phố, hàng ngày phải lang thang đi bộ chục cây số để đánh giày, bán vé số và đối phó với những kẻ ác và hung hãn như đám thanh niên hôm nọ.
-Bọn em vừa học chữ vừa kiếm thêm tiền rồi anh chị xin cho tụi em đi học nghề nhé. Lang thang cả ngày bọn em mệt và tủi thân lắm.
Hạnh Dung khẽ xoa đầu tụi nhỏ:
-Ừ, mấy đứa cố gắng học, chị dạy cả tiếng Anh cho, để bán hàng cho khách du lịch nữa.
Mỗi ngày chỉ học được một tiếng rưỡi, cuối tuần Duy Anh và Hạnh Dung rảnh thì lũ trẻ phải tranh thủ đi vì người ta đi chơi nhiều hơn nên kiếm được nhiều tiền hơn. Lũ trẻ thông minh nhưng nhanh chán, có lẽ vì tự do quen nên việc ngồi tính toán, học chữ trở nên khó khăn và cực nhọc. Duy Anh và Hạnh Dung phải rất vất vả để giữ lũ trẻ ngồi yên và tạo cảm giác thích thú cho chúng. Mệt nhưng vui vô cùng. Mỗi ngày trôi qua với Duy Anh đều ý nghĩa. Thỉnh thoảng, Hạnh Dung quay sang nhìn Duy Anh, cô nhận thấy sự đổi khác ở Duy Anh. Cậu gầy hơn, hai mắt bắt đầu thâm quầng, mái đầu trọc lóc có một vết như hình xăm.
Những ngày trị liệu tiếp theo của Duy Anh trở nên tồi tệ hơn. Mỗi ngày hai lần, mỗi lần kéo dài ba mươi phút, không hề đau đớn nhưng có triệu chứng nôn thốc, choáng váng và nguy hiểm nhất là Duy Anh bắt đầu cảm thấy mình đã quên mất thứ gì đó mơ hồ. Cảm giác mất mát hiện rõ nét mà không thể biết mình đã quên mất điều gì. Nhiều khi Duy Anh phải đứng một lúc mới nhận ra mình đang làm gì và cần phải đi đâu tiếp theo. Nhưng không bao giờ Duy Anh không cười mỗi lần bước ra khỏi phòng trị xạ khi mẹ hỏi: “Ổn không con?”. Duy Anh ngay lập tức cười thật to và nói: “Con zai mẹ mà mẹ, con ổn mà, nó sắp chịu thua con rồi đấy. Mẹ cười lên đi nào!” Mỗi lần thấy mẹ không kìm được, Duy Anh lại đưa tay lên lau nước mắt, cho bà dù trong tim cảm thấy như có hàng ngàn mũi dao và Thế giới thì đang sụp đổ ầm ầm dưới chân…
Đừng để thiên thần bay đi
Hai đứa bỏ xe lại, bắt xe bus đi vòng quanh Hồ Tây rồi đi bộ qua Hồ Gươm, lang thang qua phố sách. Những cuốn sách bắt mắt, lung linh với những khung bìa ấn tượng, cuộc sống thật nhộn nhip và đáng yêu biết bao. “Nghe từng hơi thở trôi qua tim”, “Cuộc sống muôn màu”,”Cười-thấy tim vẫn đập”… những tựa đề sách cũng khiến Duy Anh thấy cuộc sống đáng quý hơn! Nhiều khi gần đánh mất điều gì đó, chúng ta mới nhận ra nó có ý nghĩa với mình vô cùng và cố gắng níu giữ lấy nó. Một buổi chiều lang thang, hai đứa ngậm que kem ngồi ngắm đường phố nhộn nhịp tiếng còi xe, tiếng cười nói, tiếng loa đài… Hà nội đẹp và yên bình theo cách riêng của nó!
Ngày đầu tiên của tuần trị xạ thứ 3, sức khỏe Duy Anh giảm sút rõ rệt dù không hề đau đớn và được mẹ chăm sóc rất kĩ lưỡng. Duy Anh phải nghỉ buổi học vì quá mệt!
Buổi chiều, sau đợt trị xạ thứ hai, Hạnh Dung đến nhà với một anh chàng cao lớn, da rám nắng.
-Ông còn nhớ Đinh Lộc không? Cậu bạn hồi cấp I chơi rất thân với hai đứa mình sau đó chuyển vào Nam ý. Giờ cậu ấy theo mẹ chuyển ra Bắc và học cùng lớp mình đấy. Hôm nay bọn tôi nói chuyện rất nhiều, Đinh Lộc cứ hỏi về ông suốt.
Duy Anh vui mừng ôm chầm lấy Đinh Lộc:
-Từ hồi chuyển đi đến giờ chẳng liên lạc gì với bạn bè cả. Dạo này ông đẹp trai quá rồi đấy nha.
-Mình nhớ hai bạn lắm, nhưng vì điều kiện nên… Mà cậu dạo này ngầu thật đấy, chơi hẳn quả đầu đầy cá tính này.
Duy Anh cười, xoa cái đầu trọc lóc.
-Ông ổn chứ? Sao ông nghỉ học vậy? - Hạnh Dung thắc mắc.
-Tôi hơi mệt thôi, không sao mà…
Ba đứa ngồi nói chuyện rồi ôn lại những kỉ niệm ngày ấu thơ, những kỉ niệm tưởng đã mất nay lại ùa về trong căn phòng nhỏ. Đêm Hà Nội thanh bình trong con ngõ vắng. Tiếng còi xe rồi cũng lắng dần, trả lại cho thành phố vẻ yên tĩnh vốn có của nó. Khi Duy Anh bắt đầu viết lại nhật kí của một ngày điều trị, bác sĩ có yêu cầu như vậy thì chiếc điện thoại rung lên tin nhắn của Đinh Lộc, nó khiến đầu óc và tim Duy Anh cùng lúc ngừng đập:
-Cậu thấy Hạnh Dung thế nào? Từ hồi đó đến giờ tôi vẫn nhớ như in cô bé hai mắt tròn to với nụ cười tươi sáng ấy. Giờ cô bé lớn và xinh quá! Hạnh Dung thích làm gì, ăn gì….
Duy Anh không còn nhìn thấy những dòng chữ sau nữa. Nhiều lúc mọi thứ xui xẻo đổ ập lên đầu bạn như một cơn bão nam châm. Nó hút theo vô vàn xui xẻo khác khiến bạn trở nên thật cô đơn lạc long và buồn tủi. Duy Anh không nhắn lại, bỏ dở cuốn nhật kí trên bàn, chui sâu vào chăn. Những kí ức dồn về trong trí óc, những lần ba đứa đi chơi, Duy Anh chở Hạnh Dung trên chiếc xe đạp bé xíu, Đinh Lộc đi song song và luôn quay lại nhìn Hạnh Dung cười rất tươi... Những lần cả lớp đi dã ngoại, Đinh Lộc lôi trong túi ra một cái kẹo mút rất to, thủ riêng cho Hạnh Dung… Những kí ức gập ghềnh kéo về, đôi lúc Duy Anh phải cố gắng lắm để phân biệt được là mình hay Đinh Lộc đã chở Hạnh Dung về nhà, hay mình hay Đinh Lộc hay chính Hạnh Dung đã lao vào giật lại cây kẹo mút của một em bé bị tên béo phị đầu ngõ cướp mất… Trí nhớ nhiều khi phản bội con người. Duy Anh nghĩ đến khối u của mình, lần đầu tiên bật khóc. Cái chăn rung lên nức nở, cảm giác sắp mất đi mọi thứ kể cả cuộc sống của chính mình thật tồi tệ. Cảm giác không thể làm gì cho những người mình yêu thương, không thể giữ lại kể cả yêu thương, rồi sẽ mất đi hơi thở của chính mình thật kinh khủng. Lần đầu tiên Duy Anh khóc nhiều như thế, bỗng có ai đó nâng Duy Anh dậy, áp đầu vào ngực của bà - là mẹ:
-Khóc không phải là một tội lỗi. Trái tim con cứ dao động giữa hai bờ: không được khóc - không được bỏ cuộc. Đến lúc cần khóc thì con quên mất làm thế nào để khóc. Con trai của mẹ, mẹ rất tự hào về con, con nghị lực và cứng rắn. Chỉ được khóc đêm nay thôi nhé, mai chúng ta lại tiếp tục cuộc chiến của riêng hai mẹ con mình.
Duy Anh ngẩng lên, bà khẽ lấy tay xoa dòng nước mắt trên má cậu, mắt bà ngời sáng niềm tin.
Duy Anh cảm thấy trong giây phút ấy, cậu là người hạnh phúc nhất thế giới rộng lớn này. Khi cậu khóc, có người dùng ánh mắt đầy niềm tin, đôi tay đầy nghị lực giúp cậu đứng dậy. Nhiều khi chỉ cần một ánh mắt của ai đó thôi, cũng đủ thắp lại ngọn nến hi vọng tưởng đã tắt trong bạn và làm trái tim bạn thay đổi vì hàng ngàn ngọn nến khác được thắp lên: tin yêu, hạnh phúc, ấm áp…
Duy Anh với tay lấy điện thoại nhắn tin cho Đinh Lộc: “Hạnh Dung là một cô gái yếu đuối, cậu phải chăm sóc và quan tâm cô bé ấy đấy nhé…”
Chở Hạnh Dung đến chỗ lũ trẻ, Duy Anh khẽ hỏi:
-Bà thấy Đinh Lộc thế nào?
-Vẻ ngoài đẹp trai, dễ thương. Bên trong thì tốt bụng và nhiệt tình. Mấy hôm nay, cậu ấy là tâm điểm của lớp mình còn gì. Rất vui tính và đáng yêu.
-Một người như thế mà thích bà thì bà có đồng ý không?
-Sao ông hỏi vậy, tất nhiên là… có rồi.
-Thế thì tôi yên tâm rồi.
-Sao cơ?
-Không có gì.
Hạnh Dung khẽ thở dài, cô không nghĩ là Duy Anh sẽ nói vậy, bằng trực giác của một đứa con gái, Hạnh Dung biết tình cảm Đinh Lộc có chút gì đó đặc biệt với cô. Nhưng chút đặc biệt của tình cảm trong trái tim cô lại dành cho cái tên ngốc đang chở cô mất rồi. Hạnh Dung không biết phải làm sao nữa, mấy tuần nay Duy Anh khác quá. Hay cáu giận và rất khó đoán biết.
Buổi học với lũ trẻ hôm nay thật tồi tệ khi Duy Anh không thể nhớ ra cách giải cho một bài Toán đơn giản. Mất trí nhớ là tác dụng phụ khi phải xạ trị. Cậu đã cố gắng vắt óc mà không thể giải được bài Toán này, thậm chí nhiều lúc không thể nhận biết được mình đang đọc gì… Lũ trẻ hồn nhiên trêu đùa:
-Lêu lêu, anh không giải được bài toán này, lêu lêu.
Hạnh Dung chạy lại:
-Có chuyện gì vậy?
-Anh Duy Anh không giải được bài Toán này chị ạ. Lũ trẻ cười phá lên đầy vui vẻ.
-Sao thế Duy Anh?
Nhìn ánh mắt Hạnh Dung đầy ngạc nhiên, xung quanh lũ trẻ cười ầm ĩ, đầu bỗng nhiên đau như búa bổ và đầy khó chịu, Duy Anh bất ngờ ném cuốn sách xuống đất hét lên:
-Đúng đấy, tôi chỉ được thế thôi, tôi chỉ vô dụng và làm phiền người khác mãi thôi.
Rồi cậu chạy đi lấy xe định về nhà. Hạnh Dung đuổi theo:
-Có chuyện gì vậy Duy Anh, ông sao thế…
Duy Anh gạt Hạnh Dung ra khiến cô mất thăng bằng ngã xuống, lao lên xe, nổ máy, nhìn lại thấy Hạnh Dung ánh mắt đầy thất vọng nhìn mình rưng rưng… Duy Anh phóng xe đi. Những tác dụng phụ của xạ trị bắt đầu hành hạ cậu, lần đầu tiên cậu không nhớ đường đến bệnh viện, còn một ca trị xạ nữa, nhưng giờ không nhớ chính xác là con đường nào dẫn đến nơi đó, đành phải gọi mẹ... Nằm xạ trị, Duy Anh cảm ơn vì cuộc đời đã cho cậu có mẹ, người luôn ủng hộ cậu hết mình, hi sinh tất cả cho cậu. Phút giây ấy, Duy Anh hối hận vô cùng và chỉ ước có một bàn tay có đủ sức mạnh để xóa đi hết những lỗi lầm, những nỗi buồn cậu gây ra cho mẹ, xóa đi nước mắt trên khuôn mặt khắc khổ ấy, bố bỏ đi, giờ nếu Duy Anh bỏ đi nữa, chẳng biết mẹ cậu sẽ ra sao…
Hai ngày rồi Hạnh Dung không liên lạc với Duy Anh, tối qua, Đinh Lộc nhắn tin: “Cậu là con trai kiểu gì vậy? Sao lại để Hạnh Dung lại một mình, cô ấy gọi tớ đến đón về và suốt dọc đường cứ thắc mắc sao cậu lạ thế. Hạnh Dung giận lắm, cậu ấy chờ một lời xin lỗi đấy”. Duy Anh nhắn tin lại: “Nếu cậu thích Hạnh Dung đến thế thì hãy đối xử tốt với cô ấy và đến với cô ấy đi, mặc kệ tôi”.
Ba ngày rồi Duy Anh không đến chỗ lũ trẻ, không đi học, không gặp Hạnh Dung, chỉ ngoan ngoãn lên xe mẹ đèo đến bệnh viện rồi về nhà… như một cái máy vậy. Có những giai đoạn cuộc sống trôi qua tay vô nghĩa và lạc lõng vô cùng.
Mẹ nói ba ngày nữa sẽ mổ và mọi thứ sẽ chấm dứt, mình sẽ khỏi để tiếp tục những ước mơ còn dang dở. Mẹ bảo vì còn một xíu nữa nên mổ để lấy hết khối u ra. Mọi thứ sẽ rất nhanh gọn và tốt đẹp. Nhưng mình biết là không phải như thế. Mình đã gặp bác sĩ, lấy tư cách một đứa con trai đã lớn để nói chuyện như hai người đàn ông. Đợt xạ trị thành công, khối u đang đã gần biết mất hết, nhưng xuất hiện thêm một khối nữa ở bên đỉnh đầu, có thể phẫu thuật được, tuy rất nguy hiểm và rủi ro hậu quả để lại rất cao, khả năng mất trí nhớ là 70%. Nhưng nếu không phẫu thuật lấy ra sớm, thì cũng không thể tiếp tục được lâu. Mẹ khóc rất nhiều, lúc chiều đi qua phòng mẹ, thấy mẹ khóc. Mình không đủ dũng cảm để bước vào, vì mình sợ mình cũng khóc. Khi một người khóc thì phải có người kia đứng vững để có thể ôm người khóc vào ngực mình để họ dựa vào.
Cuộc sống của mình như một bộ phim vậy. Giờ phút này mình cũng không tin nó là sự thật nữa. Mình đã làm mọi cách để tin nó là sự thật, tin nó hiện diện, nhưng không thể cho đến khi mình tự đấm vào đầu. Có đau thật, như vậy là không phải mơ nữa rồi.
Mình đồng ý phẫu thuật, mẹ cũng đồng ý. Mẹ đồng ý nhất định là có lý do. Mất trí nhớ nhưng dù thế nào mình cũng sẽ nhận ra mẹ vì mình yêu mẹ nhất trên đời… Dù hậu quả có thế nào thì mình cũng đã chuẩn bị sẵn tinh thần. Đôi khi cho chúng ta chọn giữa phần được và mất, ta phải chọn phần mất. Thật khó khăn khi phải lựa chọn, ông trời ơi, ông cũng sẽ chọn như con đúng không? Mình tin quyết định phẫu thuật là đúng đắn, dù có không tỉnh dậy. Nhưng nếu tỉnh dậy mà quên đi Hạnh Dung thì mình sao??? Tình yêu đích thực ở sâu kín trong trái tim có giúp tình yêu quay trở lại để mình nhớ ra đã có một thời mình từng yêu??? NHƯNG NẾU MÌNH KHÔNG VƯỢT QUA ĐƯỢC CA PHẪU THUẬT THÌ SAO?
Mình phải viết một bức thư cho Hạnh Dung.
“Hạnh Dung yêu!
Có lẽ đây là bức thư đầu tiên cũng là cuối cùng tôi viết cho bà. Bà còn nhớ không…”
Viết đến câu cuối, Duy Anh đã thiu thiu ngủ, để mặc gió khẽ chui qua khung cửa sổ vào nghịch ngợm đùa trên những dòng chữ đầy yêu thương, những dòng “I love you” bất tận…
Những phút cuối cùng trước khi bước vào phòng phẫu thuật, Duy Anh thấy mẹ cứng rắn hơn bao giờ hết, đầy niềm tin trong đôi mắt yêu thương ấy. Duy Anh để mẹ lau cho mình những giọt nước mắt không kiềm được. Cảm giác cô đơn trỗi dậy đau đớn. Hạnh Dung không liên lạc và cũng không sang nhà, lúc này đây, bỗng thấy hối hận và cần Hạnh Dung vô cùng.
-Chỉ là một ca phẫu thuật đơn giản thôi con, mai tỉnh dậy, con sẽ bắt đầu lại mọi thứ và có mọi thứ. Nhất định là thế!
-Con yêu mẹ lắm. Đến giờ phút này cũng chỉ có hai mẹ con mình độc chiến! Nhưng con sẽ chiến thắng mẹ ạ.
-Ai nói thế? Giọng Hạnh Dung cất lên đầy mạnh mẽ. Duy Anh nhìn lên, Hạnh Dung đẩy cửa bước vào, giọng đầy cứng rắn:
-Còn có tôi và 23 thành viên của lớp mình nữa. Ông nhìn xem chúng tôi mang gì cho ông này!
23 đứa lục đục kéo vào chật kín căn phòng nhỏ, đứa nào mắt mũi cũng đỏ hoe, thâm quầng, ôm theo ba bình thủy tinh rất to.
-Ba ngày hôm nay bọn tôi đã gấp 1000 con hạc. Nhưng không phải gấp bằng cái giấy bé xíu xíu nhé, Đinh Lộc bảo phải gấp những con hạc thật to, nó sẽ đem nhiều may mắn cho ông. Mỗi con hạc là một điều ước ông vượt qua được cuộc phẫu thuật này. Nhất định ông sẽ chiến thắng.
Cả lớp đứa thì sụt sùi, đứa cố cười thật tươi. Hạnh Dung bước lại:
-Hôm Duy Anh bỏ rơi mình, mình đã thấy rất lạ, Duy Anh chưa bao giờ như thế. Cuối cùng mình phải nói chuyện với bác gái. Mình đã khóc vì hối hận rất nhiều. Ba hôm nay, hàng trăm lần bấm số máy Duy Anh nhưng lại sợ sẽ không kìm được. Đừng trách Hạnh Dung nhé! Mình đã tìm được một Trung tâm nhận cậu bé đánh giày của chúng mình vào học nghề rồi. Cậu bé rất vui, còn hứa sẽ học tập thật chăm chỉ nữa.
Hạnh Dung ôm chặt Duy Anh rồi nói khẽ như cơn gió thoảng:
-Duy Anh phải tỉnh dậy đấy nhé, giữa mình và Đinh Lộc không có chuyện gì cả vì mình vẫn nhớ lời của Duy Anh “đỡ một cái tát cho người mình yêu thì có gì mà phải đau đớn…”, mình thích có Duy Anh ở bên che chở bảo vệ nhưng từ giờ trở đi, Hạnh Dung sẽ không để Duy Anh phải chịu đựng thay mình bất cứ thứ gì nữa vì… I love you.
Cửa phòng phẫu thuật khép lại, hình ảnh đọng lại trong tâm trí mọi người là một Duy Anh cười thật tươi trên chiếc giường trắng toát. Hình ảnh đọng lại trong đầu của Duy Anh là ánh mắt đầy niềm tin của mẹ, nụ cười quyết thắng của Hạnh Dung, cái bắt tay đầy nghị lực của Đinh Lộc… Nhất định Duy Anh phải tỉnh dậy chứ, vì bức thư với con gấu ôm chữ “I love you” còn chưa trao cho Hạnh Dung, vì còn chưa nói hết lời “Con yêu mẹ”, vì còn nhiều thứ để chiến đấu, để cố gắng và để hi vọng…Nhất định Duy Anh sẽ chiến thắng, vì khi những thiên thần đang ôm chặt bạn, ác quỷ sẽ chẳng thể nào vào nhà bạn được. Và vì tình yêu đích thực ở sâu kín trái tím sẽ kéo bạn đến với tình yêu của mình, tình yêu đích thực sẽ giúp bạn tìm lại cuộc sống, niềm tin, hi vọng và cả thứ khó khăn nhất là trí nhớ…
35 giờ sau cuộc phẫu thuật, phòng hồi sức vang lên giọng nói quen thuộc của một cậu con trai đầu trọc:
-Mọi người là ai mà cứ nhìn tôi chằm chằm thế?
Khi ác quỷ gõ cửa nhà bạn
Nhật kí cho ngày mai đặc biệt: Mình cạo đầu rồi, trọc lóc, lần đầu tiên nhìn thấy cái sọ mình một cách trưc tiếp như thế. Lúc anh thợ cắt tóc cạo xong, mình đâu có dám mở mắt, anh ấy phải giục: “Chú mở ra đi, nhỡ Thế giới sập đổ thì bỏ lỡ dịp may hiếm có để nhìn ngắm đấy.” Mình cười rồi lấy hết can đảm mở to mắt. Shock chứ, nhưng khẽ liếc qua gương nhìn về phía sau, thấy mẹ quay đi lau vội một giọt nước mắt, mình lấy hết can đảm cười lớn (mình là con zai mà): “Giống Thích Tiểu Long quá, kiểu này nhất định học được tuyệt đỉnh kung-fu”. Mẹ quay lại cười: “Ừ, ráng khỏi rồi gì mẹ cũng chiều hết”.
Chiều mình đạp xe qua nhà Hạnh Dung, ấn reng reng cái chuông thật lớn.
-Á…
Hạnh Dung hét lên làm mình cảm tưởng như còn sợi tóc nào nó cũng dựng đứng lên hết:
-Ông làm gì với bộ tóc giả này vậy?
-Tóc giả?
Mình ngạc nhiên trố mắt lên hỏi: "Rõ ràng là không có sợi tóc nào mà?"
-Sao lại đội tóc giả y hệt mấy anh trong phim Hồng Kông thế, ông định đóng phim à?
Mình cố cười thật lớn:
-Tôi cạo trọc rồi, giả mà hoàn hảo thế này à? Không tin à, sờ thử coi.
Hạnh Dung khẽ đưa tay qua xoa xoa cái đầu trọc lóc của mình rồi đến bốp một cái:
-Ông làm gì vậy? Định lên Thiếu Lâm Tự bái sư à?
-Đúng rồi, bà đoán trúng phóc, tôi cạo đầu vừa hiện đại, vừa ngầu rồi còn đi học kung-fu nữa, bà vẫn thích có người có võ đi cùng bảo vệ còn gì.
-Nhưng…
-Nhưng nhị gì, cạo đầu vừa đỡ tốn công gội đầu vừa không tốn xiền mua X-men mà vẫn menly nữa.
Tôi cười, trong khi nhỏ mở cửa, nhanh tay đưa lên gạt một dòng nước mắt.
Kết thúc một ngày đầy căng thẳng, khi mẹ mang vào cho một cốc sữa, dặn ngủ sớm giữ sức, mai còn bắt đầu. Duy Anh giấu nhẹm cuốn nhật kí dưới cánh tay, cố không cho mẹ biết, mẹ lại buồn. Không biết nói thế Hạnh Dung có tin không nữa. Con bé là bạn thân với Duy Anh từ năm cấp II, nó mạnh mẽ và cửng rắn y hệt một đứa con trai đột lốt con gái, vậy mà không hiểu sao lại thân với hắn, thường những đứa như thế sẽ thân với một đứa con gái hơn. Có lẽ vì cậu hiểu, thẳm sâu trong tâm hồn, con bé yếu đuối và mong manh như một nụ hồng trong sương sớm. Nó yêu thương người khác hết mực, luôn muốn mọi người được hạnh phúc và vui vẻ, nên con bé giấu những nỗi buồn sâu kín, nó sợ để lộ ra nó yếu đuối, mọi người sẽ lo lắng… riết rồi thành quen. Chỉ có Duy Anh là đứa duy nhất biết con bé tóc tém ăn mặc cực kì tomboy đó thích ngắm cảnh chiều và thích để gió trêu đùa làn tóc trên cầu Long Biên, chỉ có Duy Anh biết nó hay khóc mỗi khi bị hiểu nhầm hay cảm thấy cô đơn. Những người như thế thường yếu đuối lắm… Không biết nếu Hạnh Dung biết tin này, con bé sẽ ra sao nữa...
Đợt xạ trị đầu tiên diễn ra trong vòng 30 phút, 30 phút bất động kinh khủng nhất trong cuộc đời của Duy Anh. Quá khứ kéo về như một thước phim quay chậm... Những lần bố chở đi mua ô tô đồ chơi, cuối tuần bố cho hắn ngồi lên lưng rồi đi chơi công viên cùng mẹ. Lần bố mẹ cuốn nem cho bố rán… Những hình ảnh hiện lên thân quen đến lạ… Rồi giờ bố ở đâu... bố đang vui bên bà vợ trẻ hơn mình đến 20 tuổi ở một góc trời khác của Hà nội. Rồi đến những lần đi chơi, đi ăn, đi lang thang phố cổ Hà nội cùng Hạnh Dung… Con bé vẫn là một khung trời đặc biệt với Duy Anh, khung trời có nắng, có gió và cả mưa rào ào ạt. Gần Hạnh Dung, cuộc sống của nó như một thanh socola đắng hảo hạng, có trải qua, ngậm khẽ thấy đắng nhưng rồi vị ngọt tan chảy trên đầu lưỡi… Đợt trị liệu đầu tiên kết thúc, mẹ dúi cho hộp sữa vừa khóc vừa hỏi han:
-Có đau không con? Có khó chịu không?
Cậu cười tươi:
-Không chút nào mẹ ạ. Rất thoải mái nữa. Chiều con lại sẵn sàng làm tiếp. Mẹ đừng lo nhé!
Tít... tít… tít… Tin nhắn của Hạnh Dung: “Tối ông đón tôi ở lớp học thêm tiếng Anh nhé, vừa dắt xe đi học thì bị hỏng, hjxhjx”. 8h con bé tan học. Chắc kịp!
Đợt xạ trị thứ hai của ngày, Duy Anh đã quen hơn, không còn cảm giác tim muốn nhảy khỏi lồng ngực vì lo lắng, mồ hôi vã ra đầy trán như lần đầu tiên. Vì dù sao là một đứa con trai có mẹ hay khóc thì nước mắt phải chảy ngược vào tim. Cậu nghĩ đến ước mơ đi du học của mình, đến Hạnh Dung cũng đang ngày đêm “cày” để kiếm được một suất học bổng.
Ra khỏi phòng xạ trị, Duy Anh hơi choáng. Có lẽ là một ảnh hưởng của đợt xạ trị vừa qua, cậu phải ngồi nghỉ một lúc cho bình tĩnh lại.
8h30'. Muộn 30 phút so với giờ tan học, không biết Hạnh Dung có chờ không nữa. Duy Anh dựng xe tìm con bé mà không thấy đâu, cũng không còn ai ở trong nữa. Đang định lôi điện thoại ra bấm số gọi thì nghe thấy tiếng Hạnh Dung ở góc đường gần đó:
-Chúng mày lớn như thế mà đi ăn hiếp một thằng bé à?
Duy Anh nhìn sang, Hạnh Dung đang đỡ một cậu bé đánh giày khoảng hơn mười tuổi gì đó đứng dậy. Tiến lại gần hơn, hình như cậu bé vừa bị bốn thằng thanh niên trông rất dữ tợn đánh ngã, mắt phải thâm tím. Còn Hạnh Dung đang quát lên đầy phẫn nộ. Một thằng trong nhóm hung hổ xông đến, Duy Anh bỏ xe chạy lại. Rầm…Chiếc xe máy đổ chỏng chơ cũng là lúc Duy Anh mất thăng bằng ngã dúi dụi… Không rõ là một cú đấm hay một cái tát trời giáng nữa. Chỉ biết má phải của Duy Anh rát buốt và hình như có máu vì cậu thấy có chút gì đó đỏ đỏ trên áo… Hạnh Dung cuống cuồng cúi xuống đỡ Duy Anh dậy:
-Duy Anh, có sao không, sao ngốc nghếch vậy? Sao phải đỡ hộ Dung chứ. Bọn này…
Hạnh Dung hét lên rồi bỏ Duy Anh lao đến đẩy ngã thằng vừa có cái tát trời giáng. Cú đẩy khiến hắn ngã dúi về phía đồng bọn. Cả lũ định lao đến thì từ đâu có hai bác bảo vệ cầm dùi cui chạy lại:
-Lũ trời đánh, lại gây chuyện hả?
-Chết, hai bố già tuần trước cho mình đo ván.
Một tên trong nhóm hét lên, cả bốn thằng nhanh chóng chạy biến. Lật đật đứng dậy, Duy Anh vẫn còn choáng váng vì cú tát trời giáng vừa rồi. Hạnh Dung bắt đầu khóc, con bé vừa rồi mạnh mẽ thế mà giờ… Duy Anh quát lên đến chính mình cũng cảm thấy buốt óc:
-Không được khóc, có xíu đã khóc thế à?
Hạnh Dung giật mình vì tiếng hét của Duy Anh, cô lau nước mắt…
-Đau lắm không Duy Anh. Cho Dung xin lỗi.
-Không có gì đau, cuộc sống có nhiều thứ còn đau đớn hơn nhiều. Hơn nữa, đỡ một cái tát cho người mình yêu thì có gì mà phải đau đớn…
Vừa lầm lũi quay ra dựng xe máy lên, Duy Anh vừa lẩm bẩm một mình “một cái tát thì có gì chứ, nhìn Dung khóc mới đau đớn” trong khi Hạnh Dung vẫn đứng như trời chồng vì câu nói “yêu” cậu vừa nói.
-Nhóc à, tại sao em bị chúng đánh vậy? Duy Anh hỏi, thằng nhóc lau nước mắt sụt sịt.
-Chúng nó bảo em kiếm ăn ở địa bàn của chúng, phải nộp mỗi tháng 200 ngàn. Tháng này e bị ốm nên chưa trả được, chúng đuổi theo rồi đánh em.
-Thế à. Lũ khốn nạn! Duy Anh bực tức nói. Giờ anh chị đưa em về bôi thuốc nhé!
-Dạ thôi không cần đâu ah. Em phải đi đánh giày tiếp đây, có một bác ngày nào cũng ngồi uống cà-phê rồi kêu em lại đánh giầy rồi hỏi han. Em không đến, bác lại lo.
Thằng nhóc hồn nhiên đến lạ, nó xoa xoa lại cái mắt thâm quầng, gật đầu chào, rồi quay lại.
-À quên, anh chị cho em cảm ơn nhé! Thằng bé nói vọng lại, mặt đầy hồ hởi…
Không thể về nhà với tình trạng thế này, Hạnh Dung nhất quyết bắt Duy Anh về nhà mình để lau rửa rồi thay áo. Nhét cái áo vào máy giặt, cô bắt đầu lau những vệt máu khô trên mặt Duy Anh:
-Tội thằng bé quá, mai này chúng nó lại đến nữa. Không biết phải tính sao.
-Mai tôi sẽ tìm hiểu về những Trung tâm giúp trẻ em lang thang ở thành phố, tôi không tin là không có chỗ giúp thằng nhỏ đó. Mà lũ ấy khốn nạn thật, lớn như vậy mà đi bắt nạt một đứa trẻ…
Duy Anh nói nhiều lắm, nhưng Hạnh Dung miên man nghĩ về câu nói của cậu hồi chiều “đỡ một cái tát cho người mình yêu thì có gì mà phải đau đớn…”, liệu có phải thật không nhỉ, câu yêu nói có dễ dàng thế không, dường như Duy Anh cũng không biết là mình có nói câu đó, dường như không để ý gì cả…vậy là sao nhỉ? Duy Anh đối với Hạnh Dung là một món quà đặc biệt, người giống như một quả lắc đồng hồ với cô, quả lắc với tâm điểm là niềm vui và sự ấm áp. Cô có buồn, có tủi thân, có lạc lõng đến muốn gào lên cháy cổ họng, Duy Anh cũng vẫn giúp cô trở về điểm cuối là sự vui vẻ và lạc quan về cuộc sống. Cô mạnh mẽ thật đấy, dám dũng cảm đứng lên bảo vệ kẻ yếu, nhưng chỉ có Duy Anh biết sâu thẳm nơi trái tim cô yếu đuối và lạc lõng chừng nào. Cô cắt tóc, mọi người phản đối ầm ầm, chỉ có Duy Anh kéo cô lên cầu Long Biên, gió thổi qua mát lạnh, trống rỗng… Cô mới thấy cái cô cần không phải là cắt đi mái tóc, mà cắt đi nỗi buồn kéo dài lê thê và miên man trong sâu thẳm trái tim cô… Cô chờ đợi một lời yêu, nhưng không phải bây giờ, không phải như hôm nay.
-Bà có định lau đến khi nào méo cả bộ mặt điển trai của tôi không thế?
Tiếng Duy Anh đưa Hạnh Dung trở lại thực tại, cô cười, bôi thuốc rồi đi hong áo cho Duy Anh. Sân thượng gió mát lạnh, ngẩng đầu nhìn ngắm những vì sao nhấp nháy trên cao muôn vàn, Duy Anh khẽ bảo:
-Vua sư tử có nói, người nào chết đi sẽ thành một ngôi sao trên trời cao, những người thân thuộc dù không còn nhìn thấy họ hàng ngày nữa, nhưng sẽ luôn có họ ở bên cạnh che chở và dẫn lối.
Hạnh Dung vuốt chiếc áo của Duy Anh cho phẳng lại, treo lên dây phơi rồi khẽ đến bên cạnh cậu. Thành phố đêm lên đèn lung linh huyền ảo, những ánh đèn trong không khí của màn đêm huyền ảo như hàng ngàn ngôi sao trên cao đã chiếu bóng xuống Trái đất. Đẹp không tưởng!
-Nhưng dù sao thì ở bên cạnh nhau vẫn tốt hơn ngàn lần chứ, đúng không?
-Nếu một ngày mình cũng sẽ trở thành một vì sao trên ấy, hàng ngày nhìn Hạnh Dung thì chắc sẽ buồn lắm, chẳng thể bảo vệ và che chở…
-Ông nói gì vậy, à, cảm ơn vì lúc chiều nhé!
-Không có gì mà.
-Lúc tối Duy Anh có nói câu gì đó…
Duy Anh vội ngắt lời:
-Thôi chết, tôi phải về nhà. Tôi để điện thoại trong balo, không biết mẹ có lo lắng không nữa.
-Ông là con trai mà, lo gì. Thỉnh thoảng ông vẫn đi chơi với tụi thằng Hoàng đến khuya đấy thôi. Làm bộ hả?
-Không hiểu thì đừng nói nhiều! Tôi đang…
Duy Anh hét lên rồi khựng lại, Hạnh Dung tròn xoe mắt, lần thứ hai hắn nổi nóng vô cớ với cô trong ngày…
-Có chuyện gì vậy?
-Không có gì, xuống thôi!
Nhật kí cho ngày đặc biệt: Mẹ gọi cho mình mười cuộc. Vừa đi đường vừa khóc thương mẹ quá! Mình cảm giác có gì không ổn. Bước vào nhà thấy mẹ ngồi ủ rũ ở ghế, mình thấy hối hận vô cùng. Phải nghiêng mặt nói chuyện với mẹ để giấu vết đỏ hằn trên má. Có lúc gần cáu với mẹ, may mà kiềm chế được. Lúc ăn cơm, mẹ nói câu làm mình buồn và hối hận quá:
-Duy Anh, con là niềm hi vọng sống của mẹ, con có chuyện gì mẹ cũng không muốn tiếp tục sống nữa. Con đang xạ trị, chịu khó lên con nhé, chỉ vài tháng nữa thôi. Con khỏi, lại tiếp tục việc học để đi du học cùng Hạnh Dung. Tương lai lại tươi sáng, cố lên con nhé!
Nhìn mẹ cười mà lòng mình quặn lại. Khoảnh khắc ấy mình cảm thấy rõ ràng khối u đáng ghét đang cựa quậy trong não mình. Mình quyết tâm sẽ phải làm cho nó biến mất, nó dám làm cho mẹ khóc, cho mẹ buồn, mình sẽ không tha cho nó. Sau ngày đầu tiên xạ trị, mình chỉ hơi choáng thôi, mình sẽ làm được. Nhất định thế!
Hôm nay lúc nhìn Hạnh Dung lau vệt máu cho mình, mình chợt nhớ ra hình như đã nói câu “đỡ một cái tát cho người mình yêu thì có gì mà phải đau đớn…” với Hạnh Dung. Lúc ấy bỗng nhiên tim đập thình thịch, lúc xạ trị mình nghĩ đến Dung nhiều lắm, mà lại nói một cách đơn giản như thế. Hi vọng con bé không nghe thấy, đúng rồi, vừa bị mình quát to như thế chắc không nghe thấy gì cả. Hi vọng thế.
Ngày hôm nay đặc biệt quá. Không ngờ khối u trong đầu lại khiến một ngày của mình trở nên đặc biệt với nhiều cảm xúc như thế. Rồi vài tháng nữa, khi mày chịu thua và biến mất, tao chiến thắng, tao cũng sẽ biến mọi ngày của tao sống trở nên đặc biệt, khối u ạ!
Ba ngày sau, Duy Anh và Hạnh Dung bắt đầu việc dạy học cho thằng nhóc đánh giày hôm nọ với năm đứa bạn nữa, trong khi vẫn cố liên lạc với các trung tâm dạy nghề. Một lũ nhóc sống nhờ trong một ngôi chùa nhỏ ở góc thành phố, hàng ngày phải lang thang đi bộ chục cây số để đánh giày, bán vé số và đối phó với những kẻ ác và hung hãn như đám thanh niên hôm nọ.
-Bọn em vừa học chữ vừa kiếm thêm tiền rồi anh chị xin cho tụi em đi học nghề nhé. Lang thang cả ngày bọn em mệt và tủi thân lắm.
Hạnh Dung khẽ xoa đầu tụi nhỏ:
-Ừ, mấy đứa cố gắng học, chị dạy cả tiếng Anh cho, để bán hàng cho khách du lịch nữa.
Mỗi ngày chỉ học được một tiếng rưỡi, cuối tuần Duy Anh và Hạnh Dung rảnh thì lũ trẻ phải tranh thủ đi vì người ta đi chơi nhiều hơn nên kiếm được nhiều tiền hơn. Lũ trẻ thông minh nhưng nhanh chán, có lẽ vì tự do quen nên việc ngồi tính toán, học chữ trở nên khó khăn và cực nhọc. Duy Anh và Hạnh Dung phải rất vất vả để giữ lũ trẻ ngồi yên và tạo cảm giác thích thú cho chúng. Mệt nhưng vui vô cùng. Mỗi ngày trôi qua với Duy Anh đều ý nghĩa. Thỉnh thoảng, Hạnh Dung quay sang nhìn Duy Anh, cô nhận thấy sự đổi khác ở Duy Anh. Cậu gầy hơn, hai mắt bắt đầu thâm quầng, mái đầu trọc lóc có một vết như hình xăm.
Những ngày trị liệu tiếp theo của Duy Anh trở nên tồi tệ hơn. Mỗi ngày hai lần, mỗi lần kéo dài ba mươi phút, không hề đau đớn nhưng có triệu chứng nôn thốc, choáng váng và nguy hiểm nhất là Duy Anh bắt đầu cảm thấy mình đã quên mất thứ gì đó mơ hồ. Cảm giác mất mát hiện rõ nét mà không thể biết mình đã quên mất điều gì. Nhiều khi Duy Anh phải đứng một lúc mới nhận ra mình đang làm gì và cần phải đi đâu tiếp theo. Nhưng không bao giờ Duy Anh không cười mỗi lần bước ra khỏi phòng trị xạ khi mẹ hỏi: “Ổn không con?”. Duy Anh ngay lập tức cười thật to và nói: “Con zai mẹ mà mẹ, con ổn mà, nó sắp chịu thua con rồi đấy. Mẹ cười lên đi nào!” Mỗi lần thấy mẹ không kìm được, Duy Anh lại đưa tay lên lau nước mắt, cho bà dù trong tim cảm thấy như có hàng ngàn mũi dao và Thế giới thì đang sụp đổ ầm ầm dưới chân…
Đừng để thiên thần bay đi
Hai đứa bỏ xe lại, bắt xe bus đi vòng quanh Hồ Tây rồi đi bộ qua Hồ Gươm, lang thang qua phố sách. Những cuốn sách bắt mắt, lung linh với những khung bìa ấn tượng, cuộc sống thật nhộn nhip và đáng yêu biết bao. “Nghe từng hơi thở trôi qua tim”, “Cuộc sống muôn màu”,”Cười-thấy tim vẫn đập”… những tựa đề sách cũng khiến Duy Anh thấy cuộc sống đáng quý hơn! Nhiều khi gần đánh mất điều gì đó, chúng ta mới nhận ra nó có ý nghĩa với mình vô cùng và cố gắng níu giữ lấy nó. Một buổi chiều lang thang, hai đứa ngậm que kem ngồi ngắm đường phố nhộn nhịp tiếng còi xe, tiếng cười nói, tiếng loa đài… Hà nội đẹp và yên bình theo cách riêng của nó!
Ngày đầu tiên của tuần trị xạ thứ 3, sức khỏe Duy Anh giảm sút rõ rệt dù không hề đau đớn và được mẹ chăm sóc rất kĩ lưỡng. Duy Anh phải nghỉ buổi học vì quá mệt!
Buổi chiều, sau đợt trị xạ thứ hai, Hạnh Dung đến nhà với một anh chàng cao lớn, da rám nắng.
-Ông còn nhớ Đinh Lộc không? Cậu bạn hồi cấp I chơi rất thân với hai đứa mình sau đó chuyển vào Nam ý. Giờ cậu ấy theo mẹ chuyển ra Bắc và học cùng lớp mình đấy. Hôm nay bọn tôi nói chuyện rất nhiều, Đinh Lộc cứ hỏi về ông suốt.
Duy Anh vui mừng ôm chầm lấy Đinh Lộc:
-Từ hồi chuyển đi đến giờ chẳng liên lạc gì với bạn bè cả. Dạo này ông đẹp trai quá rồi đấy nha.
-Mình nhớ hai bạn lắm, nhưng vì điều kiện nên… Mà cậu dạo này ngầu thật đấy, chơi hẳn quả đầu đầy cá tính này.
Duy Anh cười, xoa cái đầu trọc lóc.
-Ông ổn chứ? Sao ông nghỉ học vậy? - Hạnh Dung thắc mắc.
-Tôi hơi mệt thôi, không sao mà…
Ba đứa ngồi nói chuyện rồi ôn lại những kỉ niệm ngày ấu thơ, những kỉ niệm tưởng đã mất nay lại ùa về trong căn phòng nhỏ. Đêm Hà Nội thanh bình trong con ngõ vắng. Tiếng còi xe rồi cũng lắng dần, trả lại cho thành phố vẻ yên tĩnh vốn có của nó. Khi Duy Anh bắt đầu viết lại nhật kí của một ngày điều trị, bác sĩ có yêu cầu như vậy thì chiếc điện thoại rung lên tin nhắn của Đinh Lộc, nó khiến đầu óc và tim Duy Anh cùng lúc ngừng đập:
-Cậu thấy Hạnh Dung thế nào? Từ hồi đó đến giờ tôi vẫn nhớ như in cô bé hai mắt tròn to với nụ cười tươi sáng ấy. Giờ cô bé lớn và xinh quá! Hạnh Dung thích làm gì, ăn gì….
Duy Anh không còn nhìn thấy những dòng chữ sau nữa. Nhiều lúc mọi thứ xui xẻo đổ ập lên đầu bạn như một cơn bão nam châm. Nó hút theo vô vàn xui xẻo khác khiến bạn trở nên thật cô đơn lạc long và buồn tủi. Duy Anh không nhắn lại, bỏ dở cuốn nhật kí trên bàn, chui sâu vào chăn. Những kí ức dồn về trong trí óc, những lần ba đứa đi chơi, Duy Anh chở Hạnh Dung trên chiếc xe đạp bé xíu, Đinh Lộc đi song song và luôn quay lại nhìn Hạnh Dung cười rất tươi... Những lần cả lớp đi dã ngoại, Đinh Lộc lôi trong túi ra một cái kẹo mút rất to, thủ riêng cho Hạnh Dung… Những kí ức gập ghềnh kéo về, đôi lúc Duy Anh phải cố gắng lắm để phân biệt được là mình hay Đinh Lộc đã chở Hạnh Dung về nhà, hay mình hay Đinh Lộc hay chính Hạnh Dung đã lao vào giật lại cây kẹo mút của một em bé bị tên béo phị đầu ngõ cướp mất… Trí nhớ nhiều khi phản bội con người. Duy Anh nghĩ đến khối u của mình, lần đầu tiên bật khóc. Cái chăn rung lên nức nở, cảm giác sắp mất đi mọi thứ kể cả cuộc sống của chính mình thật tồi tệ. Cảm giác không thể làm gì cho những người mình yêu thương, không thể giữ lại kể cả yêu thương, rồi sẽ mất đi hơi thở của chính mình thật kinh khủng. Lần đầu tiên Duy Anh khóc nhiều như thế, bỗng có ai đó nâng Duy Anh dậy, áp đầu vào ngực của bà - là mẹ:
-Khóc không phải là một tội lỗi. Trái tim con cứ dao động giữa hai bờ: không được khóc - không được bỏ cuộc. Đến lúc cần khóc thì con quên mất làm thế nào để khóc. Con trai của mẹ, mẹ rất tự hào về con, con nghị lực và cứng rắn. Chỉ được khóc đêm nay thôi nhé, mai chúng ta lại tiếp tục cuộc chiến của riêng hai mẹ con mình.
Duy Anh ngẩng lên, bà khẽ lấy tay xoa dòng nước mắt trên má cậu, mắt bà ngời sáng niềm tin.
Duy Anh cảm thấy trong giây phút ấy, cậu là người hạnh phúc nhất thế giới rộng lớn này. Khi cậu khóc, có người dùng ánh mắt đầy niềm tin, đôi tay đầy nghị lực giúp cậu đứng dậy. Nhiều khi chỉ cần một ánh mắt của ai đó thôi, cũng đủ thắp lại ngọn nến hi vọng tưởng đã tắt trong bạn và làm trái tim bạn thay đổi vì hàng ngàn ngọn nến khác được thắp lên: tin yêu, hạnh phúc, ấm áp…
Duy Anh với tay lấy điện thoại nhắn tin cho Đinh Lộc: “Hạnh Dung là một cô gái yếu đuối, cậu phải chăm sóc và quan tâm cô bé ấy đấy nhé…”
Chở Hạnh Dung đến chỗ lũ trẻ, Duy Anh khẽ hỏi:
-Bà thấy Đinh Lộc thế nào?
-Vẻ ngoài đẹp trai, dễ thương. Bên trong thì tốt bụng và nhiệt tình. Mấy hôm nay, cậu ấy là tâm điểm của lớp mình còn gì. Rất vui tính và đáng yêu.
-Một người như thế mà thích bà thì bà có đồng ý không?
-Sao ông hỏi vậy, tất nhiên là… có rồi.
-Thế thì tôi yên tâm rồi.
-Sao cơ?
-Không có gì.
Hạnh Dung khẽ thở dài, cô không nghĩ là Duy Anh sẽ nói vậy, bằng trực giác của một đứa con gái, Hạnh Dung biết tình cảm Đinh Lộc có chút gì đó đặc biệt với cô. Nhưng chút đặc biệt của tình cảm trong trái tim cô lại dành cho cái tên ngốc đang chở cô mất rồi. Hạnh Dung không biết phải làm sao nữa, mấy tuần nay Duy Anh khác quá. Hay cáu giận và rất khó đoán biết.
Buổi học với lũ trẻ hôm nay thật tồi tệ khi Duy Anh không thể nhớ ra cách giải cho một bài Toán đơn giản. Mất trí nhớ là tác dụng phụ khi phải xạ trị. Cậu đã cố gắng vắt óc mà không thể giải được bài Toán này, thậm chí nhiều lúc không thể nhận biết được mình đang đọc gì… Lũ trẻ hồn nhiên trêu đùa:
-Lêu lêu, anh không giải được bài toán này, lêu lêu.
Hạnh Dung chạy lại:
-Có chuyện gì vậy?
-Anh Duy Anh không giải được bài Toán này chị ạ. Lũ trẻ cười phá lên đầy vui vẻ.
-Sao thế Duy Anh?
Nhìn ánh mắt Hạnh Dung đầy ngạc nhiên, xung quanh lũ trẻ cười ầm ĩ, đầu bỗng nhiên đau như búa bổ và đầy khó chịu, Duy Anh bất ngờ ném cuốn sách xuống đất hét lên:
-Đúng đấy, tôi chỉ được thế thôi, tôi chỉ vô dụng và làm phiền người khác mãi thôi.
Rồi cậu chạy đi lấy xe định về nhà. Hạnh Dung đuổi theo:
-Có chuyện gì vậy Duy Anh, ông sao thế…
Duy Anh gạt Hạnh Dung ra khiến cô mất thăng bằng ngã xuống, lao lên xe, nổ máy, nhìn lại thấy Hạnh Dung ánh mắt đầy thất vọng nhìn mình rưng rưng… Duy Anh phóng xe đi. Những tác dụng phụ của xạ trị bắt đầu hành hạ cậu, lần đầu tiên cậu không nhớ đường đến bệnh viện, còn một ca trị xạ nữa, nhưng giờ không nhớ chính xác là con đường nào dẫn đến nơi đó, đành phải gọi mẹ... Nằm xạ trị, Duy Anh cảm ơn vì cuộc đời đã cho cậu có mẹ, người luôn ủng hộ cậu hết mình, hi sinh tất cả cho cậu. Phút giây ấy, Duy Anh hối hận vô cùng và chỉ ước có một bàn tay có đủ sức mạnh để xóa đi hết những lỗi lầm, những nỗi buồn cậu gây ra cho mẹ, xóa đi nước mắt trên khuôn mặt khắc khổ ấy, bố bỏ đi, giờ nếu Duy Anh bỏ đi nữa, chẳng biết mẹ cậu sẽ ra sao…
Hai ngày rồi Hạnh Dung không liên lạc với Duy Anh, tối qua, Đinh Lộc nhắn tin: “Cậu là con trai kiểu gì vậy? Sao lại để Hạnh Dung lại một mình, cô ấy gọi tớ đến đón về và suốt dọc đường cứ thắc mắc sao cậu lạ thế. Hạnh Dung giận lắm, cậu ấy chờ một lời xin lỗi đấy”. Duy Anh nhắn tin lại: “Nếu cậu thích Hạnh Dung đến thế thì hãy đối xử tốt với cô ấy và đến với cô ấy đi, mặc kệ tôi”.
Ba ngày rồi Duy Anh không đến chỗ lũ trẻ, không đi học, không gặp Hạnh Dung, chỉ ngoan ngoãn lên xe mẹ đèo đến bệnh viện rồi về nhà… như một cái máy vậy. Có những giai đoạn cuộc sống trôi qua tay vô nghĩa và lạc lõng vô cùng.
Mẹ nói ba ngày nữa sẽ mổ và mọi thứ sẽ chấm dứt, mình sẽ khỏi để tiếp tục những ước mơ còn dang dở. Mẹ bảo vì còn một xíu nữa nên mổ để lấy hết khối u ra. Mọi thứ sẽ rất nhanh gọn và tốt đẹp. Nhưng mình biết là không phải như thế. Mình đã gặp bác sĩ, lấy tư cách một đứa con trai đã lớn để nói chuyện như hai người đàn ông. Đợt xạ trị thành công, khối u đang đã gần biết mất hết, nhưng xuất hiện thêm một khối nữa ở bên đỉnh đầu, có thể phẫu thuật được, tuy rất nguy hiểm và rủi ro hậu quả để lại rất cao, khả năng mất trí nhớ là 70%. Nhưng nếu không phẫu thuật lấy ra sớm, thì cũng không thể tiếp tục được lâu. Mẹ khóc rất nhiều, lúc chiều đi qua phòng mẹ, thấy mẹ khóc. Mình không đủ dũng cảm để bước vào, vì mình sợ mình cũng khóc. Khi một người khóc thì phải có người kia đứng vững để có thể ôm người khóc vào ngực mình để họ dựa vào.
Cuộc sống của mình như một bộ phim vậy. Giờ phút này mình cũng không tin nó là sự thật nữa. Mình đã làm mọi cách để tin nó là sự thật, tin nó hiện diện, nhưng không thể cho đến khi mình tự đấm vào đầu. Có đau thật, như vậy là không phải mơ nữa rồi.
Mình đồng ý phẫu thuật, mẹ cũng đồng ý. Mẹ đồng ý nhất định là có lý do. Mất trí nhớ nhưng dù thế nào mình cũng sẽ nhận ra mẹ vì mình yêu mẹ nhất trên đời… Dù hậu quả có thế nào thì mình cũng đã chuẩn bị sẵn tinh thần. Đôi khi cho chúng ta chọn giữa phần được và mất, ta phải chọn phần mất. Thật khó khăn khi phải lựa chọn, ông trời ơi, ông cũng sẽ chọn như con đúng không? Mình tin quyết định phẫu thuật là đúng đắn, dù có không tỉnh dậy. Nhưng nếu tỉnh dậy mà quên đi Hạnh Dung thì mình sao??? Tình yêu đích thực ở sâu kín trong trái tim có giúp tình yêu quay trở lại để mình nhớ ra đã có một thời mình từng yêu??? NHƯNG NẾU MÌNH KHÔNG VƯỢT QUA ĐƯỢC CA PHẪU THUẬT THÌ SAO?
Mình phải viết một bức thư cho Hạnh Dung.
“Hạnh Dung yêu!
Có lẽ đây là bức thư đầu tiên cũng là cuối cùng tôi viết cho bà. Bà còn nhớ không…”
Viết đến câu cuối, Duy Anh đã thiu thiu ngủ, để mặc gió khẽ chui qua khung cửa sổ vào nghịch ngợm đùa trên những dòng chữ đầy yêu thương, những dòng “I love you” bất tận…
Những phút cuối cùng trước khi bước vào phòng phẫu thuật, Duy Anh thấy mẹ cứng rắn hơn bao giờ hết, đầy niềm tin trong đôi mắt yêu thương ấy. Duy Anh để mẹ lau cho mình những giọt nước mắt không kiềm được. Cảm giác cô đơn trỗi dậy đau đớn. Hạnh Dung không liên lạc và cũng không sang nhà, lúc này đây, bỗng thấy hối hận và cần Hạnh Dung vô cùng.
-Chỉ là một ca phẫu thuật đơn giản thôi con, mai tỉnh dậy, con sẽ bắt đầu lại mọi thứ và có mọi thứ. Nhất định là thế!
-Con yêu mẹ lắm. Đến giờ phút này cũng chỉ có hai mẹ con mình độc chiến! Nhưng con sẽ chiến thắng mẹ ạ.
-Ai nói thế? Giọng Hạnh Dung cất lên đầy mạnh mẽ. Duy Anh nhìn lên, Hạnh Dung đẩy cửa bước vào, giọng đầy cứng rắn:
-Còn có tôi và 23 thành viên của lớp mình nữa. Ông nhìn xem chúng tôi mang gì cho ông này!
23 đứa lục đục kéo vào chật kín căn phòng nhỏ, đứa nào mắt mũi cũng đỏ hoe, thâm quầng, ôm theo ba bình thủy tinh rất to.
-Ba ngày hôm nay bọn tôi đã gấp 1000 con hạc. Nhưng không phải gấp bằng cái giấy bé xíu xíu nhé, Đinh Lộc bảo phải gấp những con hạc thật to, nó sẽ đem nhiều may mắn cho ông. Mỗi con hạc là một điều ước ông vượt qua được cuộc phẫu thuật này. Nhất định ông sẽ chiến thắng.
Cả lớp đứa thì sụt sùi, đứa cố cười thật tươi. Hạnh Dung bước lại:
-Hôm Duy Anh bỏ rơi mình, mình đã thấy rất lạ, Duy Anh chưa bao giờ như thế. Cuối cùng mình phải nói chuyện với bác gái. Mình đã khóc vì hối hận rất nhiều. Ba hôm nay, hàng trăm lần bấm số máy Duy Anh nhưng lại sợ sẽ không kìm được. Đừng trách Hạnh Dung nhé! Mình đã tìm được một Trung tâm nhận cậu bé đánh giày của chúng mình vào học nghề rồi. Cậu bé rất vui, còn hứa sẽ học tập thật chăm chỉ nữa.
Hạnh Dung ôm chặt Duy Anh rồi nói khẽ như cơn gió thoảng:
-Duy Anh phải tỉnh dậy đấy nhé, giữa mình và Đinh Lộc không có chuyện gì cả vì mình vẫn nhớ lời của Duy Anh “đỡ một cái tát cho người mình yêu thì có gì mà phải đau đớn…”, mình thích có Duy Anh ở bên che chở bảo vệ nhưng từ giờ trở đi, Hạnh Dung sẽ không để Duy Anh phải chịu đựng thay mình bất cứ thứ gì nữa vì… I love you.
Cửa phòng phẫu thuật khép lại, hình ảnh đọng lại trong tâm trí mọi người là một Duy Anh cười thật tươi trên chiếc giường trắng toát. Hình ảnh đọng lại trong đầu của Duy Anh là ánh mắt đầy niềm tin của mẹ, nụ cười quyết thắng của Hạnh Dung, cái bắt tay đầy nghị lực của Đinh Lộc… Nhất định Duy Anh phải tỉnh dậy chứ, vì bức thư với con gấu ôm chữ “I love you” còn chưa trao cho Hạnh Dung, vì còn chưa nói hết lời “Con yêu mẹ”, vì còn nhiều thứ để chiến đấu, để cố gắng và để hi vọng…Nhất định Duy Anh sẽ chiến thắng, vì khi những thiên thần đang ôm chặt bạn, ác quỷ sẽ chẳng thể nào vào nhà bạn được. Và vì tình yêu đích thực ở sâu kín trái tím sẽ kéo bạn đến với tình yêu của mình, tình yêu đích thực sẽ giúp bạn tìm lại cuộc sống, niềm tin, hi vọng và cả thứ khó khăn nhất là trí nhớ…
35 giờ sau cuộc phẫu thuật, phòng hồi sức vang lên giọng nói quen thuộc của một cậu con trai đầu trọc:
-Mọi người là ai mà cứ nhìn tôi chằm chằm thế?