Dù rất “ngán” những câu chuyện về oan hồn không tan, nhưng người dân Hong Kong cũng không e dè khi lùng sục những ngôi nhà mà chủ nhân không may chết bất đắc kỳ tử để mong mua được với giá rẻ.
Căn hộ "ma ám" ở Hong Kong có thể giảm giá 20-40%.
Đó có thể không phải là căn nhà trong mơ nhưng vẫn là món hời ở đất Hong Kong đất chật người đông và giá nhà luôn ở trên trời. Do vậy, bất chấp niềm tin lẫn nỗi sợ rằng những người tự sát, bị giết hoặc bị tai nạn giao thông… thì oan hồn vẫn lẩn quất trong nhà sau khi qua đời, người dân ở đây vẫn tìm mua nhà “ma ám”.
Các căn nhà có chủ nhân chết oan mạng thường được giảm giá 20-40%, hoặc cho thuê với giá rẻ, theo lời Eric Wong của trang mạng bất động sản squarefoot.com.hk. “Dân Hong Kong rất nhạy cảm với ma quỷ và vận xui. Họ tin thuật phong thủy, nhưng Hong Kong quá nhỏ bé và đắt đỏ, nên khi có giảm giá, người ta sẵn sàng đầu tư” – Wong lý giải.
Theo phân tích của Winnie Ng của công ty bất động sản Rich Harvest, nhà “ma ám” có thể bán với giá giảm 40% so với giá thị trường, ngang ngửa với “sức công phá” của thời dịch SARS bùng phát năm 2003 khiến các nhà đầu tư tháo chạy.
Mức giảm giá còn tùy thuộc độ rùng rợn của các ca tử vong và độ đồn thổi của câu chuyện. Tuy vậy, những vụ án đặc biệt nghiêm trọng có thể “ám” giá không chỉ một căn hộ mà cả tầng lầu, thậm chí cả tòa nhà trong một số trường hợp.
Wong kể: “Có một vụ giết người kinh dị ở tòa chung cư trong vịnh Quarry. Người vợ giết chồng xong phân xác ra, bỏ vào thùng rác của mỗi tầng lầu. 15 năm đã trôi qua, nhưng các căn hộ ở đây vẫn rất khó bán”.
Trong số hàng trăm căn hộ được rao bán trên squarefoot.com.hk có căn hộ ở tầng 36 của một cầu thủ bóng đá ngập trong nợ nần và bị người yêu chia tay nên đã nhảy lầu tự tử; một căn khác của một phụ nữ đã ly dị tự sát bằng cách đốt than trong phòng kín mà thi thể chỉ được tìm thấy một tháng sau đó; hoặc một phụ nữ bị người làm dùng búa chém chết…
Ngoài số ít người bản xứ không ngại chuyện xui rủi, khách hàng chính của nhà “ma ám” thường là những người nước ngoài làm việc ở Hong Kong, vốn rất nhiều và không quan tâm đến phong thủy.
Giá nhà ở Hong Kong đã tăng 70% từ năm 2009 và dù thị trường chững lại trong thời gian vừa qua, giá nhà đất vẫn không giảm. Nhiều thanh niên Hong Kong bắt buộc phải sống với cha mẹ đến tận tuổi 20 hay 30 và vì vậy, nhà “ma ám” là cơ hội không thể bỏ qua.
Abby Lau, 26 tuổi, là một người như thế. Cô đang sống với gia đình để tiết kiệm tiền và không ngừng săn lùng nhà “ma ám” để thuê. “Ai cũng biết những căn nhà đó rẻ hơn và trong 4-5 năm nữa, mọi người sẽ quên chuyện xui rủi đã xảy ra” – cô giải thích.
Căn hộ "ma ám" ở Hong Kong có thể giảm giá 20-40%.
Đó có thể không phải là căn nhà trong mơ nhưng vẫn là món hời ở đất Hong Kong đất chật người đông và giá nhà luôn ở trên trời. Do vậy, bất chấp niềm tin lẫn nỗi sợ rằng những người tự sát, bị giết hoặc bị tai nạn giao thông… thì oan hồn vẫn lẩn quất trong nhà sau khi qua đời, người dân ở đây vẫn tìm mua nhà “ma ám”.
Các căn nhà có chủ nhân chết oan mạng thường được giảm giá 20-40%, hoặc cho thuê với giá rẻ, theo lời Eric Wong của trang mạng bất động sản squarefoot.com.hk. “Dân Hong Kong rất nhạy cảm với ma quỷ và vận xui. Họ tin thuật phong thủy, nhưng Hong Kong quá nhỏ bé và đắt đỏ, nên khi có giảm giá, người ta sẵn sàng đầu tư” – Wong lý giải.
Theo phân tích của Winnie Ng của công ty bất động sản Rich Harvest, nhà “ma ám” có thể bán với giá giảm 40% so với giá thị trường, ngang ngửa với “sức công phá” của thời dịch SARS bùng phát năm 2003 khiến các nhà đầu tư tháo chạy.
Mức giảm giá còn tùy thuộc độ rùng rợn của các ca tử vong và độ đồn thổi của câu chuyện. Tuy vậy, những vụ án đặc biệt nghiêm trọng có thể “ám” giá không chỉ một căn hộ mà cả tầng lầu, thậm chí cả tòa nhà trong một số trường hợp.
Wong kể: “Có một vụ giết người kinh dị ở tòa chung cư trong vịnh Quarry. Người vợ giết chồng xong phân xác ra, bỏ vào thùng rác của mỗi tầng lầu. 15 năm đã trôi qua, nhưng các căn hộ ở đây vẫn rất khó bán”.
Trong số hàng trăm căn hộ được rao bán trên squarefoot.com.hk có căn hộ ở tầng 36 của một cầu thủ bóng đá ngập trong nợ nần và bị người yêu chia tay nên đã nhảy lầu tự tử; một căn khác của một phụ nữ đã ly dị tự sát bằng cách đốt than trong phòng kín mà thi thể chỉ được tìm thấy một tháng sau đó; hoặc một phụ nữ bị người làm dùng búa chém chết…
Ngoài số ít người bản xứ không ngại chuyện xui rủi, khách hàng chính của nhà “ma ám” thường là những người nước ngoài làm việc ở Hong Kong, vốn rất nhiều và không quan tâm đến phong thủy.
Giá nhà ở Hong Kong đã tăng 70% từ năm 2009 và dù thị trường chững lại trong thời gian vừa qua, giá nhà đất vẫn không giảm. Nhiều thanh niên Hong Kong bắt buộc phải sống với cha mẹ đến tận tuổi 20 hay 30 và vì vậy, nhà “ma ám” là cơ hội không thể bỏ qua.
Abby Lau, 26 tuổi, là một người như thế. Cô đang sống với gia đình để tiết kiệm tiền và không ngừng săn lùng nhà “ma ám” để thuê. “Ai cũng biết những căn nhà đó rẻ hơn và trong 4-5 năm nữa, mọi người sẽ quên chuyện xui rủi đã xảy ra” – cô giải thích.