Dù mới thấy lần đầu tiên nhưng bạn nhận ra ngay khoảnh khắc ấy "quen quen" như đã từng gặp ở đâu đó?
Đã bao giờ bạn trải qua cảm giác lần đầu tiên đến thăm một cửa hiệu, nhưng rồi bất chợt nhận ra mình "đã" từng đến đây? Hoặc khi đang trò chuyện cùng bạn bè say sưa, bạn giật mình khi có cảm giác rằng mình "đã" từng nghe qua chính xác đoạn hội thoại này? Nếu câu trả lời là "Có", thì điều đó nghĩa là bạn đã được trải nghiệm hiện tượng có tên là Déjà vu.
Déjà vu là một thuật ngữ tiếng Pháp, được dịch theo nghĩa đen là “đã từng nhìn thấy”. Thuật ngữ này mô tả chính xác cảm giác của người từng trải qua hiện tượng này. Theo số liệu thống kê không chính thức, có đến 60 - 70% dân số thế giới từng trải qua hiện tượng này ít nhất một lần trong đời. Những hình ảnh, âm thanh, mùi vị khiến họ có cảm giác mạnh mẽ rằng mình đã từng biết điều đó dù đó là lần đầu tiên họ tiếp xúc.
Trước khi được gọi là Déjà vu, hiện tượng này còn được gọi bằng những cái tên khác như Déjà vécu (từng trải qua), Déjà senti (từng nghĩ đến), hay Déjà visité (từng đến). Nhà khoa học người Pháp Emile Boirac, một trong những người tiên phong nghiên cứu hiện tượng kỳ lạ này đã đặt ra cái tên chung Déjà vu vào năm 1876.
Có đến hơn 40 giả thiết được đặt ra cho nguyên nhân gây nên hiện tượng này, từ mê tín như sự đầu thai cho đến những lí giải khoa học như trục trặc trong quá trình ghi nhớ của não bộ con người. Giả định phù hợp nhất cho rằng Déjà vu xảy ra là do tiềm thức - hoạt động tâm lí mà bản thân con người không có ý thức, hoạt động song song với suy nghĩ. Tiềm thức kiến tạo nên các hình ảnh, tình huống mà vô tình, nó sẽ trùng hợp với sự kiện xảy ra trong cuộc sống.
Để chốt lại vấn đề về khái niệm, các nhà khoa học đã kết luận: Déjà vu là cảm giác xuất hiện khi sự kiện đó diễn ra và bạn cho rằng nó đã xảy ra trong quá khứ. Déjà vu chỉ xảy ra với các sự việc kéo dài tối đa 30 giây.
Việc nghiên cứu sâu về hiện tượng Déjà vu rất khó khăn, đơn giản vì đây là một hiện tượng xảy ra bất chợt và không thể dự báo trước. Vì thế, việc phân loại các kiểu Déjà vu không hề dễ dàng. Tuy vậy, các nhà khoa học vẫn chia làm hai loại chính: Một là "Associative Déjà vu" - đây là loại thường gặp nhất và như đã đề cập, nó xảy ra rất bất chợt khi gặp phải sự kiện nào đó. Hai là "Biological Déjà vu" - chỉ xuất hiện ở những người có tiền sử bệnh động kinh thùy thái dương. Với những trường hợp này, họ sẽ rơi vào trạng thái Déjà vu dữ dội trước khi bị động kinh.
Theo các con số thống kê đã nêu, số lượng người trải qua Déjà vu thường có độ tuổi từ 15 - 25 và hiện tượng này giảm dần theo tuổi tác. Ngoài ra, những người có thu nhập cao, du lịch nhiều và thường xuyên đọc sách, nghiên cứu cũng dễ gặp phải Déjà vu hơn do họ có nhiều cách để phát triển trí tưởng tượng và khả năng ghi nhớ chi tiết các giấc mơ của mình.
Dù rằng đã và đang được phát hiện, nghiên cứu trong hơn 100 năm qua nhưng có lẽ, giới khoa học vẫn cần nhiều thời gian để giải mã được hiện tượng Déjà vu kỳ bí này. Tuy nhiên, nếu xét trên góc độ y học, hiện tượng này không gây nguy hại cho sức khỏe con người mà thực tế, nó còn đem đến cảm giác khá thú vị.
Còn các teen nhà mình thì sao, các bạn đã từng trải qua hiện tượng này bao giờ chưa?
Đã bao giờ bạn trải qua cảm giác lần đầu tiên đến thăm một cửa hiệu, nhưng rồi bất chợt nhận ra mình "đã" từng đến đây? Hoặc khi đang trò chuyện cùng bạn bè say sưa, bạn giật mình khi có cảm giác rằng mình "đã" từng nghe qua chính xác đoạn hội thoại này? Nếu câu trả lời là "Có", thì điều đó nghĩa là bạn đã được trải nghiệm hiện tượng có tên là Déjà vu.
Déjà vu là một thuật ngữ tiếng Pháp, được dịch theo nghĩa đen là “đã từng nhìn thấy”. Thuật ngữ này mô tả chính xác cảm giác của người từng trải qua hiện tượng này. Theo số liệu thống kê không chính thức, có đến 60 - 70% dân số thế giới từng trải qua hiện tượng này ít nhất một lần trong đời. Những hình ảnh, âm thanh, mùi vị khiến họ có cảm giác mạnh mẽ rằng mình đã từng biết điều đó dù đó là lần đầu tiên họ tiếp xúc.
Trước khi được gọi là Déjà vu, hiện tượng này còn được gọi bằng những cái tên khác như Déjà vécu (từng trải qua), Déjà senti (từng nghĩ đến), hay Déjà visité (từng đến). Nhà khoa học người Pháp Emile Boirac, một trong những người tiên phong nghiên cứu hiện tượng kỳ lạ này đã đặt ra cái tên chung Déjà vu vào năm 1876.
Có đến hơn 40 giả thiết được đặt ra cho nguyên nhân gây nên hiện tượng này, từ mê tín như sự đầu thai cho đến những lí giải khoa học như trục trặc trong quá trình ghi nhớ của não bộ con người. Giả định phù hợp nhất cho rằng Déjà vu xảy ra là do tiềm thức - hoạt động tâm lí mà bản thân con người không có ý thức, hoạt động song song với suy nghĩ. Tiềm thức kiến tạo nên các hình ảnh, tình huống mà vô tình, nó sẽ trùng hợp với sự kiện xảy ra trong cuộc sống.
Để chốt lại vấn đề về khái niệm, các nhà khoa học đã kết luận: Déjà vu là cảm giác xuất hiện khi sự kiện đó diễn ra và bạn cho rằng nó đã xảy ra trong quá khứ. Déjà vu chỉ xảy ra với các sự việc kéo dài tối đa 30 giây.
Việc nghiên cứu sâu về hiện tượng Déjà vu rất khó khăn, đơn giản vì đây là một hiện tượng xảy ra bất chợt và không thể dự báo trước. Vì thế, việc phân loại các kiểu Déjà vu không hề dễ dàng. Tuy vậy, các nhà khoa học vẫn chia làm hai loại chính: Một là "Associative Déjà vu" - đây là loại thường gặp nhất và như đã đề cập, nó xảy ra rất bất chợt khi gặp phải sự kiện nào đó. Hai là "Biological Déjà vu" - chỉ xuất hiện ở những người có tiền sử bệnh động kinh thùy thái dương. Với những trường hợp này, họ sẽ rơi vào trạng thái Déjà vu dữ dội trước khi bị động kinh.
Theo các con số thống kê đã nêu, số lượng người trải qua Déjà vu thường có độ tuổi từ 15 - 25 và hiện tượng này giảm dần theo tuổi tác. Ngoài ra, những người có thu nhập cao, du lịch nhiều và thường xuyên đọc sách, nghiên cứu cũng dễ gặp phải Déjà vu hơn do họ có nhiều cách để phát triển trí tưởng tượng và khả năng ghi nhớ chi tiết các giấc mơ của mình.
Dù rằng đã và đang được phát hiện, nghiên cứu trong hơn 100 năm qua nhưng có lẽ, giới khoa học vẫn cần nhiều thời gian để giải mã được hiện tượng Déjà vu kỳ bí này. Tuy nhiên, nếu xét trên góc độ y học, hiện tượng này không gây nguy hại cho sức khỏe con người mà thực tế, nó còn đem đến cảm giác khá thú vị.
Còn các teen nhà mình thì sao, các bạn đã từng trải qua hiện tượng này bao giờ chưa?