Chúng ta có khả năng điều khiển, tạo ra giấc mơ, xây dựng nhân vật và “cốt truyện” theo ý mình trong lúc ngủ.
Từ lúc còn nhỏ đến lúc trưởng thành,
chúng ta ai mà chẳng có những ước mơ của riêng mình? Có những cô bé mơ
trở thành nàng Bạch Tuyết xinh xắn, những cậu bé ước thành Siêu nhân đi
cứu giúp người hoạn nạn, lớn lên một chút thì ước mong mình học giỏi,
trở thành bác sĩ, doanh nhân thành đạt… Thế nhưng, trên thực tế, rất ít
người có thể hoàn toàn đạt được những ước mong từ thời ấu thơ, và thế là
chúng mình tìm đến giấc mơ, bởi đó là nơi duy nhất để mọi khao khát,
viển vông, xa vời nhất của chúng ta trở thành hiện thực.
Tuy
nhiên, ngay cả trong những giấc mơ ấy, không phải mọi điều ta mơ được
cũng giống với mong muốn, thậm chí, đó còn là những cơn ác mộng mà ta
không hề muốn gặp phải. Còn gì tuyệt vời hơn khi chúng mình có thể kiểm
soát được giấc mơ, gửi gắm tất cả những mong ước, khao khát của bản thân
vào đó? Bạn nghĩ sao nếu mình có khả năng điều khiển, tạo ra giấc mơ,
xây dựng nhân vật và “cốt truyện” theo ý mình? Chính hiện tượng “lucid
dream - mơ tỉnh” sẽ giúp bạn có được khả năng thần kì đó.
"Mơ tỉnh" là gì?
"Lucid
dream - Mơ tỉnh" - cái tên đã phần nào gợi cho bạn những hình dung ban
đầu về hiện tượng lạ kì này. Đây là một giấc mơ mà người có giấc mơ đó
nhận biết được mình đang mơ và đặc biệt, có thể kiểm soát vai trò hoặc
điều khiển những kinh nghiệm tưởng tượng của mình trong môi trường “ảo”
ấy.
Thuật
ngữ “Lucid dream” xuất hiện vào năm 1913 bởi nhà văn, bác sĩ tâm thần
Hà Lan - Frederik Van Eeden (1860 - 1932). Từ đó đến nay, “Lucid dream”
luôn là từ khóa thu hút sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học và sự
trải nghiệm của mọi người. Với nhiều người, có một giấc “mơ tỉnh” quả là
điều thú vị bởi nó rất thực tế và sống động. Nhưng cũng với không ít
người, đây quả là một cơn ác mộng tồi tệ mà họ không muốn gặp lại lần
thứ hai trong đời.
Lịch sử của hiện tượng “mơ tỉnh”
“Mơ
tỉnh” vẫn còn là một hiện tượng khá xa lạ với nhiều người, đơn giản bởi
rất ít người có thể “sở hữu” được nó; nhưng đây không phải là một khám
phá mới mẻ. Bức thư của Thánh Augustine ở thành Hippo (nay thuộc
Algerie) vào năm 415 đã nhắc đến hiện tượng Lucid dream này. Vào thế kỉ
thứ 8, những phật tử Tây Tạng và Bonpo đã tập luyện Yoga mơ (Dream
yoga), điều này cho phép họ duy trì trọn vẹn nhận thức của mình trong
khi đang ở trạng thái mơ. Người “sở hữu” giấc mơ này được ghi nhận sớm
nhất là nhà triết học, bác sĩ Thomas Browne (1605-1682). Ông đam mê
nghiên cứu về thế giới của các giấc mơ và đã mô tả khả năng này của mình
trong cuốn Religio Medici. Trong đó, ông nói, mình có thể tạo ra cả một
vở hài kịch trong mơ, thấy rõ được các hoạt động, những phân cảnh hài
hước và bật cười - tất cả mọi việc xảy ra được ông cảm nhận như lúc tỉnh
táo.
Nhật
kí của Samuel Pepys (chỉ huy quân sự của quân đội Hoàng gia Anh) vào
ngày 15/8/1665 có ghi lại hiện tượng về một giấc mơ lạ kì của ông, “Tôi
mơ được ôm quý cô Castemayne trong vòng tay và thể hiện một cách mãnh
liệt sự thèm khát của mình đối với cô ấy. Tôi thấy mình lúc đó không
phải đang tỉnh ngủ, nhưng cảm giác rất thực, không thể là mơ được”.
Còn nhà nghiên cứu Marquis d'Hervey de Saint-Denys đã chứng tỏ rằng,
con người có thể học được cách điều khiển giấc mơ theo ý thích của bản
thân. Vào năm 1867, ông đã xuất bản cuốn sách “Những giấc mơ và cách
điều khiển chúng dựa trên thực nghiệm”, trong đó ông đã trình bày nghiên
cứu trong suốt 20 năm của bản thân ông về những giấc mơ; mở đường cho
các nhà khoa học khác tìm hiểu về hiện tượng kì bí này.
Những nghiên cứu cơ bản nhất về "mơ tỉnh"
Cuốn
sách đầu tiên công bố khả năng khoa học của “mơ tỉnh” là cuốn “Những
nghiên cứu về Lucid dream” của Celia Green ra mắt năm 1968. Trong cuốn
sách này, Green đã phân tích những đặc trưng của “mơ tỉnh” dựa trên các
tác phẩm đã xuất bản trước đây về chủ đề này, kết hợp với dữ liệu nghiên
cứu mới của riêng bà. Bà đi đến một kết luận: “Mơ tỉnh” là một hiện
tượng khác với những giấc mơ thông thường và nó có liên quan tới giấc
ngủ REM (Trạng thái não bộ của chúng ta ở mức hoạt động thấp nhất và cơ
thể ở trạng thái nghỉ ngơi tốt nhất, mắt của chúng ta di chuyển nhanh,
liên tục và chúng ta dần chìm vào những giấc mơ. Giấc ngủ REM là cái
đích cần phải cán tới để có một giấc ngủ ngon thực sự. Hiểu một cách đơn
giản, đó là trạng thái ngủ say). Lần đầu tiên Green cũng liên hệ hiện
tượng “mơ tỉnh” này với hiện tượng thức giả (hiện tượng thức giấc trong
giấc mơ, hay còn gọi là mơ đôi - mơ trong mơ).
Vào
năm 1970, tình nguyện viên Alan Worsley đã sử dụng chuyển động của mắt
mình để khởi đầu cho việc xuất hiện một giấc “mơ tỉnh”. Điều này đã được
ghi lại bởi một cỗ máy đo giấc ngủ (polysomnograph machine). Một nghiên
cứu đã chỉ ra rằng, việc chuyển động mắt diễn ra trong giấc mơ có thể
gợi lại những hoạt động của người đó trong lúc tỉnh và chuyển hóa chúng
một cách rõ ràng vào giấc mơ. Chính vì lí do này mà nhiều người không
thể phân biệt nổi đâu là tỉnh, đâu là mơ khi còn đang ngái ngủ, ví dụ
như chúng mình đã làm bài tập về nhà... trong mơ rồi hay thậm chí là… đi
tiểu trong mơ đấy!
Kết
quả nghiên cứu này được ghi lại bởi nhà tâm lí học người Anh - Keith
Hearne nhưng nó không được công bố rộng rãi. Vài năm sau, tiến sĩ
Stephen LaBerge công bố một cách độc lập phần nghiên cứu về hiện tượng
“mơ tỉnh” này trong luận án tiến sĩ của mình. Có khá nhiều người gặp
phải hiện tượng này và họ đã kể lại trạng thái mơ của mình cho các nhà
nghiên cứu biết. Do đó, càng về sau, các nhà khoa học đã tìm ra, chứng
minh được thêm nhiều cách để con người có thể đạt được trạng thái “mơ
tỉnh” khi ngủ thành công.
Và trải nghiệm "mơ tỉnh"
Ở
giấc mơ thông thường, những vật thường thấy như môi trường ảo, cây cối,
nhân vật... là sự trao đổi thông tin của tiềm thức với não bộ và người
mơ không thể điều khiển được giấc mơ này. Tuy nhiên với “mơ tỉnh”,
người nằm mơ có thể chủ động hỏi câu hỏi hoặc ra lệnh cho giấc mơ của
mình. Khả năng này hoạt động mạnh mẽ như khi cơ thể tỉnh giấc, với trí
tưởng tượng phong phú, dồi dào đã được mường tượng lại trước đó. Từ đây,
chúng ta có thể bắt đầu xây dựng và điều khiển giấc mơ của mình.
“Mơ
tỉnh” không phải là một hiện tượng dễ gặp với những người chỉ mới luyện
tập lần đầu. Cảm nhận ban đầu của những người “sở hữu” mơ tỉnh thường
là sự sợ hãi, lo lắng như vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ, nhưng một
khi đã làm quen với hiện tượng này thì bạn sẽ cảm thấy rất thích thú,
bởi có thể thỏa sức… xoay chuyển giấc mơ theo ý thích của bản thân. Tuy
nhiên, theo các nhà y học, “mơ tỉnh” không phải là một hiện tượng có lợi
cho hệ thần kinh của con người. Thêm vào đó, việc có thể điều khiển
được giấc mơ của bản thân dễ dẫn tới tâm thế chán nản, buông xuôi, không
có sự phấn đấu trong cuộc sống thực của nhiều người để đêm đêm gửi gắm
vào không gian “ảo” của những giấc mơ. Điều này thì thật không nên chút
nào, các bạn nhỉ?
* Bài viết có tổng hợp từ các nguồn: Health, Wikipedia, PsychologyN, Wikihow…
Từ lúc còn nhỏ đến lúc trưởng thành,
chúng ta ai mà chẳng có những ước mơ của riêng mình? Có những cô bé mơ
trở thành nàng Bạch Tuyết xinh xắn, những cậu bé ước thành Siêu nhân đi
cứu giúp người hoạn nạn, lớn lên một chút thì ước mong mình học giỏi,
trở thành bác sĩ, doanh nhân thành đạt… Thế nhưng, trên thực tế, rất ít
người có thể hoàn toàn đạt được những ước mong từ thời ấu thơ, và thế là
chúng mình tìm đến giấc mơ, bởi đó là nơi duy nhất để mọi khao khát,
viển vông, xa vời nhất của chúng ta trở thành hiện thực.
Tuy
nhiên, ngay cả trong những giấc mơ ấy, không phải mọi điều ta mơ được
cũng giống với mong muốn, thậm chí, đó còn là những cơn ác mộng mà ta
không hề muốn gặp phải. Còn gì tuyệt vời hơn khi chúng mình có thể kiểm
soát được giấc mơ, gửi gắm tất cả những mong ước, khao khát của bản thân
vào đó? Bạn nghĩ sao nếu mình có khả năng điều khiển, tạo ra giấc mơ,
xây dựng nhân vật và “cốt truyện” theo ý mình? Chính hiện tượng “lucid
dream - mơ tỉnh” sẽ giúp bạn có được khả năng thần kì đó.
"Lucid
dream - Mơ tỉnh" - cái tên đã phần nào gợi cho bạn những hình dung ban
đầu về hiện tượng lạ kì này. Đây là một giấc mơ mà người có giấc mơ đó
nhận biết được mình đang mơ và đặc biệt, có thể kiểm soát vai trò hoặc
điều khiển những kinh nghiệm tưởng tượng của mình trong môi trường “ảo”
ấy.
Mô tả về Lucid dream.
Thuật
ngữ “Lucid dream” xuất hiện vào năm 1913 bởi nhà văn, bác sĩ tâm thần
Hà Lan - Frederik Van Eeden (1860 - 1932). Từ đó đến nay, “Lucid dream”
luôn là từ khóa thu hút sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học và sự
trải nghiệm của mọi người. Với nhiều người, có một giấc “mơ tỉnh” quả là
điều thú vị bởi nó rất thực tế và sống động. Nhưng cũng với không ít
người, đây quả là một cơn ác mộng tồi tệ mà họ không muốn gặp lại lần
thứ hai trong đời.
Lịch sử của hiện tượng “mơ tỉnh”
“Mơ
tỉnh” vẫn còn là một hiện tượng khá xa lạ với nhiều người, đơn giản bởi
rất ít người có thể “sở hữu” được nó; nhưng đây không phải là một khám
phá mới mẻ. Bức thư của Thánh Augustine ở thành Hippo (nay thuộc
Algerie) vào năm 415 đã nhắc đến hiện tượng Lucid dream này. Vào thế kỉ
thứ 8, những phật tử Tây Tạng và Bonpo đã tập luyện Yoga mơ (Dream
yoga), điều này cho phép họ duy trì trọn vẹn nhận thức của mình trong
khi đang ở trạng thái mơ. Người “sở hữu” giấc mơ này được ghi nhận sớm
nhất là nhà triết học, bác sĩ Thomas Browne (1605-1682). Ông đam mê
nghiên cứu về thế giới của các giấc mơ và đã mô tả khả năng này của mình
trong cuốn Religio Medici. Trong đó, ông nói, mình có thể tạo ra cả một
vở hài kịch trong mơ, thấy rõ được các hoạt động, những phân cảnh hài
hước và bật cười - tất cả mọi việc xảy ra được ông cảm nhận như lúc tỉnh
táo.
Düsum Khyenpa - một trong những phật tử Tây Tạng tham gia bộ môn Yoga mơ.
Nhật
kí của Samuel Pepys (chỉ huy quân sự của quân đội Hoàng gia Anh) vào
ngày 15/8/1665 có ghi lại hiện tượng về một giấc mơ lạ kì của ông, “Tôi
mơ được ôm quý cô Castemayne trong vòng tay và thể hiện một cách mãnh
liệt sự thèm khát của mình đối với cô ấy. Tôi thấy mình lúc đó không
phải đang tỉnh ngủ, nhưng cảm giác rất thực, không thể là mơ được”.
Còn nhà nghiên cứu Marquis d'Hervey de Saint-Denys đã chứng tỏ rằng,
con người có thể học được cách điều khiển giấc mơ theo ý thích của bản
thân. Vào năm 1867, ông đã xuất bản cuốn sách “Những giấc mơ và cách
điều khiển chúng dựa trên thực nghiệm”, trong đó ông đã trình bày nghiên
cứu trong suốt 20 năm của bản thân ông về những giấc mơ; mở đường cho
các nhà khoa học khác tìm hiểu về hiện tượng kì bí này.
Những nghiên cứu cơ bản nhất về "mơ tỉnh"
Cuốn
sách đầu tiên công bố khả năng khoa học của “mơ tỉnh” là cuốn “Những
nghiên cứu về Lucid dream” của Celia Green ra mắt năm 1968. Trong cuốn
sách này, Green đã phân tích những đặc trưng của “mơ tỉnh” dựa trên các
tác phẩm đã xuất bản trước đây về chủ đề này, kết hợp với dữ liệu nghiên
cứu mới của riêng bà. Bà đi đến một kết luận: “Mơ tỉnh” là một hiện
tượng khác với những giấc mơ thông thường và nó có liên quan tới giấc
ngủ REM (Trạng thái não bộ của chúng ta ở mức hoạt động thấp nhất và cơ
thể ở trạng thái nghỉ ngơi tốt nhất, mắt của chúng ta di chuyển nhanh,
liên tục và chúng ta dần chìm vào những giấc mơ. Giấc ngủ REM là cái
đích cần phải cán tới để có một giấc ngủ ngon thực sự. Hiểu một cách đơn
giản, đó là trạng thái ngủ say). Lần đầu tiên Green cũng liên hệ hiện
tượng “mơ tỉnh” này với hiện tượng thức giả (hiện tượng thức giấc trong
giấc mơ, hay còn gọi là mơ đôi - mơ trong mơ).
Chuyển động của mắt được đánh dấu bởi đường màu đỏ trong giấc ngủ REM.
Vào
năm 1970, tình nguyện viên Alan Worsley đã sử dụng chuyển động của mắt
mình để khởi đầu cho việc xuất hiện một giấc “mơ tỉnh”. Điều này đã được
ghi lại bởi một cỗ máy đo giấc ngủ (polysomnograph machine). Một nghiên
cứu đã chỉ ra rằng, việc chuyển động mắt diễn ra trong giấc mơ có thể
gợi lại những hoạt động của người đó trong lúc tỉnh và chuyển hóa chúng
một cách rõ ràng vào giấc mơ. Chính vì lí do này mà nhiều người không
thể phân biệt nổi đâu là tỉnh, đâu là mơ khi còn đang ngái ngủ, ví dụ
như chúng mình đã làm bài tập về nhà... trong mơ rồi hay thậm chí là… đi
tiểu trong mơ đấy!
Cảm nhận thực của Lucid dream.
Kết
quả nghiên cứu này được ghi lại bởi nhà tâm lí học người Anh - Keith
Hearne nhưng nó không được công bố rộng rãi. Vài năm sau, tiến sĩ
Stephen LaBerge công bố một cách độc lập phần nghiên cứu về hiện tượng
“mơ tỉnh” này trong luận án tiến sĩ của mình. Có khá nhiều người gặp
phải hiện tượng này và họ đã kể lại trạng thái mơ của mình cho các nhà
nghiên cứu biết. Do đó, càng về sau, các nhà khoa học đã tìm ra, chứng
minh được thêm nhiều cách để con người có thể đạt được trạng thái “mơ
tỉnh” khi ngủ thành công.
Và trải nghiệm "mơ tỉnh"
Ở
giấc mơ thông thường, những vật thường thấy như môi trường ảo, cây cối,
nhân vật... là sự trao đổi thông tin của tiềm thức với não bộ và người
mơ không thể điều khiển được giấc mơ này. Tuy nhiên với “mơ tỉnh”,
người nằm mơ có thể chủ động hỏi câu hỏi hoặc ra lệnh cho giấc mơ của
mình. Khả năng này hoạt động mạnh mẽ như khi cơ thể tỉnh giấc, với trí
tưởng tượng phong phú, dồi dào đã được mường tượng lại trước đó. Từ đây,
chúng ta có thể bắt đầu xây dựng và điều khiển giấc mơ của mình.
Bức tranh "Giấc mơ của Jacob" - Micheal Willmann mô tả Lucid Dream.
“Mơ
tỉnh” không phải là một hiện tượng dễ gặp với những người chỉ mới luyện
tập lần đầu. Cảm nhận ban đầu của những người “sở hữu” mơ tỉnh thường
là sự sợ hãi, lo lắng như vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ, nhưng một
khi đã làm quen với hiện tượng này thì bạn sẽ cảm thấy rất thích thú,
bởi có thể thỏa sức… xoay chuyển giấc mơ theo ý thích của bản thân. Tuy
nhiên, theo các nhà y học, “mơ tỉnh” không phải là một hiện tượng có lợi
cho hệ thần kinh của con người. Thêm vào đó, việc có thể điều khiển
được giấc mơ của bản thân dễ dẫn tới tâm thế chán nản, buông xuôi, không
có sự phấn đấu trong cuộc sống thực của nhiều người để đêm đêm gửi gắm
vào không gian “ảo” của những giấc mơ. Điều này thì thật không nên chút
nào, các bạn nhỉ?
* Bài viết có tổng hợp từ các nguồn: Health, Wikipedia, PsychologyN, Wikihow…