DIỄN ĐÀN CÀ MAU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN CÀ MAU

Diễn Đàn Cà Mau - Tôi Yêu Cà Mau

Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Mũi Cà Mau
Chúc Các Bạn Vui Vẻ

Latest topics

» Chổi than công nghiệp được thiết kế để kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí bảo trì.
by tramanh09 2024-08-26, 2:48 pm

» Tấm Bạc trượt tự bôi trơn, bạc đồng lỗ Graphite, bạc Graphite, bạc đồng tiết dầu
by tramanh09 2024-08-22, 10:23 am

» Điện trở đúc nhôm, điện trở vòng sứ, điện trở năng lượng mặt trời
by tramanh09 2024-08-19, 8:57 am

» Cung cấp các loại can nhiệt, cảm biến nhiệt, đồng hồ đo nhiệt độ
by tramanh09 2024-08-14, 9:05 am

» Tổng đại lý phân phối tấm Graphite cho nhà máy xi măng
by tramanh09 2024-08-08, 10:23 am

» Tấm graphite siêu bền - Giúp tiết kiệm chi phí và tăng năng suất
by tramanh09 2024-08-05, 11:03 am

» Tấm Bạc trượt tự bôi trơn, bạc đồng lỗ Graphite, bạc Graphite, bạc đồng tiết dầu
by tramanh09 2024-08-01, 8:22 am

» Thanh gia nhiệt Teflon, thanh gia nhiệt Titan , điện trở vòng sứ, điện trở nhiệt, tấm gia nhiệt
by tramanh09 2024-07-25, 3:02 pm

» Điện cực Graphite , Hồ điện cực, điện cực EDM, điện cực than chì, bột Graphite
by tramanh09 2024-07-18, 10:02 am

» Cung cấp các loại điện trở nhiệt đun hóa chất, đun dầu, điện trở máy ép nhựa
by tramanh09 2024-07-15, 2:47 pm

» Tổng kho nhập khẩu và phân phối chổi than, chổi than công nghiệp
by tramanh09 2024-07-10, 9:42 am

» Chổi than công nghiệp được thiết kế để kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí bảo trì.
by tramanh09 2024-05-31, 3:54 pm


You are not connected. Please login or register

Ánh sáng tình yêu[part 13]

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Ánh sáng tình yêu[part 13] Empty Ánh sáng tình yêu[part 13] 2011-12-11, 1:16 am

Songhyeri

Songhyeri
Thành Viên Cấp 6
Thành Viên Cấp 6

Chương 8

Sáng hôm sau, lúc Bình Nguyên và Diệp Trúc lên đường về Gò Công cũng là lúc ông bà Vạn Đại chuẩn bị lễ vật đến nhà ông Điền. Tối qua Bình Nguyên đã đề nghị ba mẹ làm vậy. Dĩ nhiên, nếu Bình Nguyên chưa hối thúc, ông bà Vạn Đại vẫn làm. Ông bà mong mối duyên này sẽ mau chóng kết thành mỹ mãn.

Chi Mai mở cổng cho hai ông bà, cô tặc lưỡi tiếc rẻ:

– Hai bác đến mà con lại phải đi học mất rồi?

Bà Vạn Đại vuốt tóc cô, trìu mến:

– Đừng buồn con gái à. Rất có thể hôm nay bác và mẹ con sẽ đi mua sắm rồi về ăn trưa ở nhà. Trưa nay con về dùng cơm với bác nhé?

– Dạ, chắc chắn con sẽ về đúng giờ! Hai ông bà sui gia! Hai đôi bạn thâm giao! Mọi chuyện đều dễ dàng bàn bạc đi đến thống nhất.

Bà Vạn Đại nói với bà Hương:

– Chị à, Bình Nguyên muốn cưới sớm nhưng tôi nghĩ chúng ta cần nghe ý kiến của Diệp Trúc rồi hãy quyết định.

– Dạ, em cũng nghĩ vậy.

Ông Vạn Đại phát biểu:

– Ý Diệp Trúc là quan trọng. Tuy nhiên tôi xin lưu ý hai anh chị nên động viên Diệp Trúc đồng ý tổ chức sớm sớm một chút. Cứ để Bình Nguyên lông bông hoài tôi chẳng yên tâm tí nào cả.

Ông Điền cười:

– Anh Đại yên chí! Gia đình tôi không đòi hỏi gì rắc rối đâu. Quan trọng là tình cảm và hạnh phúc dài lâu của hai đứa nó. Lễ đính hôn có thể châm chước cũng được mà.

Ý kiến này lại bị phía nhà trai bất đồng . Bà Vạn Đại kêu lên:

– Anh nói vậy đâu có được. Khó khăn Bình Nguyên mới cầu hôn Diệp Trúc được. Tôi phải tổ chức đàng hoàng cho rõ ràng hai bên gia đình chứ.

Ông Vạn Đại đưa tay:

– Tôi tính vầy nghe. Hai đứa nó về, anh chị hỏi ý kiến Diệp Trúc xong thì cho tôi hay. Thứ bảy này tổ chức lễ đính hôn. Khoảng một tháng sau cho cưới luôn! Thế nào?

Ông Điền, bà Hương gật đầu. Mọi người đã thống nhất. Bây giờ là phần của bà Vạn Đại.

– Chị em mình đi mua quà cho hai đứa nhỏ nghe chị? - bà rủ. bà Hương. Sau đó ghé chợ mua thức ăn về nấu bữa trưa luôn. Tôi đã hứa sẽ nấu cho nó cùng ăn!

Bà Hương bật cười:

– Chị nhé, chị đã hứa với Chi Mai vậy thì lát nữa em bắt chị vô làm bếp trưởng đó.

– Không thành vấn đề ?

Hai bà khoác tay nhau ra ngoài. Trông có vẻ rảnh rang nhưng thật ra nhiệm vụ của họ rất nặng nề. Trong vòng trên dưới ba tiếng đồng hồ họ sẽ phải chọn mua hơn mươi món nữ trang cho Diệp Trúc. Sau khi mua nữ trang là ghé chợ mua thức ăn về làm bữa trưa.

Hai người đàn ông ở nhà nhàn hạ hơn nhiều.

Bàn cờ tướng bày ra và hai người đấu với nhau một cách chậm rãi thận trọng và từ tốn.

Ván cờ thứ nhất kết thúc ông Điền thắng.

– Tôi biết anh cố tình nhường tôi mà.

– Không dám đâu anh sui. Gì chứ cờ là tôi chơi hết mình à. Tại vừa rồi nước cờ của anh hiểm quá nên tôi đành chịu thua.

– Vậy ta bày ván nữa há anh sui?

– Đương nhiên. Mình còn phải kéo dài thời gian chờ hai bà ấy nấu cơm mà.

Điện thoại reo. Ông Vạn Đại giục ông Điền:

– Anh mau nghe đi.

– Alô! - Ông Điền nhấc ống nghe - Ủa, là con à? - Ông nói với ông Vạn Đại - là Bình Nguyên đó. Nó hỏi anh chị có qua đây không?

– Cái thằng này thật là ...! anh để tôi nói chuyện với nó - Nhấc ống nghe,ông Vạn Đại cao giọng - nè Bình Nguyên! Con làm cái trò gì vậy hả? Bộ mày sợ ba mẹ không chịu đi cưới Diệp Trúc cho mày hả? Nghe đây! Cưới hay không là do con đó. Con phải chắc chắn Diệp Trúc sẽ đồng ý làm vợ con. Rõ chưa tiểu tử?

Ông Vạn Đại cúp máy ngay làm Bình Nguyên ngẩn ngơ. Nguyên và Diệp Trúc vừa đến . Tân Thành. Chưa phải giữa trưa nhưng nắng ở vùng biển đã gay gắt.

– Ôi! Thích thật!- Diệp Trúc dang rộng đôi tay xoay người một vòng rồi nghêu ngao câu hát - dưới nắng hồng tôi đi giữa Gò Công ... – Cô háo hức chạy ra bãi cát như đứa trẻ. Biển cạn Gò Công có bãi cát màu nâu đen, sóng xô làn nước ngầu đục. Không có bãi cát trắng thấp thoáng bóng phi lao và sóng xanh mơ mộng. Biển ở đây vẫn có sức quyến rũ mạnh mẽ đối với Diệp Trúc. Nó cho cô một cảm giác thật gần gũi thân thương. Một khung cảnh mộc mạc đơn sơ của mái nhà quê mộc của ngoại năm nao ...

– Bình Nguyên! Anh mau ra đây coi nè. Còng gió nhiều quá trời luôn?

Bình Nguyên chạy ra, lây niềm vui trẻ con của cô nhưng khuyến cáo:

– Em chưa thật khỏe đâu. Coi chừng dang nắng là bị bệnh trở lại đó.

– Không đâu. Em khỏe rồi mà. Anh xem con còng gió kìa! Nó chạy nhanh còn hơn anh phóng xe phân khối lớn nữa.

– Ừ, nó cũng hơi giống em. Kìa! Giơ cái càng lên trông sợ quá. Có điều nó ngu hơn em nhiều. Em không có xe cát một cách vô ích như nó. Rồi, ta bái baí mấy con còng gió của em được rồi đó. Vô đây, anh có chuyện quan trọng muốn nói với em.

– Chuyện gì anh cứ nói ngay đi!

– Không được. Phải tìm chỗ ngồi đàng hoàng.

Anh kéo cô vào một lều quán lợp tạm bằng phên cót và mấy tàu dừa nước khô quắt Diệp Trúc bị anh ấn ngồi xuống một chiếc ghế nhựa. Cô chới với la lên:

– Không được rồi anh Bình Nguyên ơi! Lún, bị lún xuống rồi!?

Chiếc ghế lún thật nhanh xuống cát ướt. Bình Nguyên phá lên cười. Diệp Trúc cũng cười theo.

Cô gái phục vụ mặc bộ đồ vải hoa, khoác ngoài chiếc sơ mi dài tay, đến gần hai người:

– Mời hai anh chị lên gác sạch sẽ hơn.

Bình Nguyên hỏi Diệp Trúc:

– Sao em? lên gác há?

Diệp Trúc ngó lên gác. Cô lắc đầu:

– Thôi ngồi đây bị lún cát nhưng mà thú vị hơn.

Cô gái đặt thực đơn lên bàn.

Diệp Trúc gọi luôn một ký tôm và hai ký sò huyết rang me. Tôm mang ra trước, sò có sau. Háo hức bóc vỏ tôm Bình Nguyên quên bẵng chuyện định nói với Diệp Trúc.

Vừa tận hưởng vị ngọt đậm đà của những con tôm đất đỏ au hai người vừa ngắm những cột đáy xa xa. ở nơi biển giáp với chân trời sóng trắng xóa, không còn có thể phân biệt là nước đục của biển cạn hay nước trong của biển sâu.

Diệp Trúc kêu lên:

– Lúc nãy anh định nói gì với em?

Bình Nguyên nhìn cô thật lâu thật nồng:

– Anh ...trước khi nói chuyện đó anh cần em trả lời anh hai câu!

– Hai câu? Được thôi!

– Em thật sự yêu anh chứ? Anh hỏi nghiêm túc đó Diệp Trúc.

Cô nhón thêm một con tôm, im lặng bóc vỏ. Cô làm một cách cẩn thận tinh tế. Lột vỏ xong cô đặt vô chén của Bình Nguyên. Con tôm thứ hai là của cô.

Bây giờ cô mới đáp:

– Em cũng chẳng hiểu tại sao em lại yêu anh nữa. Có lẽ đôi khi tình yêu bắt đầu từ sự ghét nhau. Từ ngày học võ, em tự hứa sẽ chỉ yêu người nào thắng được mình. trận đấu giữa hai chúng ta đã kết thúc. Xét ở một khía cạnh nào đó thì em giành phần thắng. Nhưng mà thật ra em đã thua anh, thua đậm. Bây giờ em không biết là đã yêu anh từ khi nào nữa. Có lẽ từ lâu lắm rồi - cô nhìn anh mỉm cười - câu thứ nhất em trả lời xong rồi. Anh hỏi câu thứ hai đi!

– Em đồng ý tổ chức lễ cưới với anh chứ?

Hỏi xong câu này Bình Nguyên cảm thấy tim mình như bị lực nén vô hình dồn ép lại.

Cô lại cười:

– Em đương nhiên đồng ý rồi. Nhưng còn phải chờ ba mẹ em chứ anh. Em không có quyền quyết định đâu.

– Ôi, cám ơn trời đất. Như vậy là tuyệt rồi, anh không còn lo gì nữa.

Diệp Trúc hạ giọng:

– Người ta nhìn anh kìa!

Bình Nguyên hơi rướn về phía cô, cũng hạ giọng:

– Cho em hay. Ở nhà ba mẹ anh đang qua nhà em để bàn chuyện hai đứa mình đó! Anh vui quá. Anh muốn hét to lên cho tất cả mọi người ở đây cùng nghe thấy và chia vui với anh.

Diệp Trúc lật đật bịt miệng anh lại:

– Í í! Anh đừng có làm càng nha.

– A, thì ra em cũng biết sợ há? Nếu vậy em đồng ý đề nghị của anh đi.

Cô nhăn mặt:

– Còn đề nghị gì nữa?

– Cuối tuần này mình đính hôn.

Diệp Trúc suýt la lên:

sao mà gấp vậy?! Cô so vai:

– Anh vi phạm nguyên tắc hơi nhiều đó nghe. Hôm nay mình xuống đây là để ăn tôm ăn sò mà. Chuyện khác đợi về nhà hẵng bàn đi.

Cô thản nhiên bóc vỏ một con tôm nữa.

Bình Nguyên cười. Cô nàng trước mặt anh bây giờ chẳng có chút gì giống nhỏ Diệp Trúc chằng của tám năm trước và kiêu kỳ kênh kiệu của Anna! Tuy cô không trả lời nhưng anh biết cô đã chấp nhận đề nghị của anh rồi!

Nhỏ Chi Mai về rồi mà tưởng như tiếng cười hồn nhiên tươi trẻ của nhỏ vẫn còn đọng lại trong phòng làm Thùy Linh bất giác mỉm cười một mình.

– Thùy Linh ơi! - tiếng mẹ cô từ ngoài vọng vào – mẹ cũng đóng cửa đi chợ đây. Nếu ai tới thì con xuống mở cửa nghe con!

– Dạ con biết rồi. Mẹ cứ đi đi! Cô đáp vọng ra.

Quay lại nhìn tấm thiệp trên bàn, Thùy Linh mở ra xem. Lúc nãy nhỏ Chi Mai có nói là lễ đính hôn dời lại chủ nhật thay vì thứ bảy như dự tính và Diệp Trúc bận rộn quá nên Chi Mai tài lanh, đi mời thay.

Cuối cùng rồi Diệp Trúc và Bình Nguyên cũng yêu nhau. Chuyện này không bất ngờ với Thùy Linh. Cô chỉ không nghĩ là nhanh đến vậy. Cũng vui vui!

Ghét nhau như trâu trắng trâu đen, đánh nhau đến nỗi lọi tay què chân rồi kết thúc là yêu nhau.

Nhớ lúc nãy Chi Mai nói chị Hai nhỏ và Bình Nguyên mà thành hôn với nhau là ước nguyện của cả gia đình nhưng nhỏ thì lo lắng nhiều lắm! Hai ông bà ấy đều giỏi võ. Sau này lỡ lục đục cơm không lành canh không ngọt thì xách đám con ra làm bia, khổ thân tụi nhỏ! Di động reo làm cắt ngang dòng suy nghĩ của Thùy Linh. Cô mở ra xem. Ủa!

Cô bật dậy.

– Diệp Trúc à! Nhỏ Mai mới về ít phút nè !

– Tao đang ở trước cửa nhà mày. Xuống mở cửa cho tao đi.

Thùy Linh ngạc nhiên. Giọng nói của Diệp Trúc nghe là lạ?!

Thùy Linh vội chạy xuống nhà. Trước mặt cô là một Diệp Trúc lạnh lùng như tượng.

– Mày ...?!

– Tao không ,biết phải đi đâu nên tìm tới mày.

– Ừ, lên phòng tao đi. Chờ tao đóng cửa rồi lên liền. Mẹ tao mới ra chợ.

Cô lập cập khóa cửa rồi bươn lên lầu. Linh cảm đã xảy ra chuyện nghiêm trọng với nhỏ bạn. Lẽ nào lễ đính hôn sẽ phải đình lại? Hay là công việc của nó ở công ty gặp khó khăn gút mắc? Bộ dạng của nó cũng giống như vừa bị kẻ cướp giật mất dây chuyền túi xách vậy!

Bao nhiêu câu hỏi hiện lên trong đầu Thùy Linh. Cô vào phòng, nhỏ bạn thân đã ngồi xuống salon, mặt thất thần nhìn vào một điểm vô định.

Thùy Linh tới bàn viết lấy chai nước lọc, lật cái ly ra rót đầy rồi bưng đưa bạn:

– Mày uống đi! Bình tâm lại rồi nói tao nghe.

Diệp Trúc uống một hơi gần cạn ly nước:

– Mày nghĩ là tao có chuyện à?

– Ừ. Tao đi đây đi đó chưa nhiều lắm. Nhưng tao chưa gặp cô gái nào sắp đính hôn mà mang bộ dạng thất thần như mày cả, quỉ ạ.

Diệp Trúc chợt nhìn thấy tấm thiệp. Cô với tay cầm lên ngắm nghía rồi xé luôn thành hai ba mảnh.

– Diệp Trúc! Mày làm cái gì vậy?

Diệp Trúc nhìn cô ráo hoảnh:

– Chủ nhật này không có lễ đính hôn nào hết! Tao vừa từ hôn rồi. Mày cũng khỏi phải lo sẽ mặc trang phục gì, trang điểm ra sao để tới đó rồi Thùy Linh ạ.

Thùy Linh nghe hai tai mình lùng bùng. Giọng cô thảng thốt:

– Mày đang nói gì vậy Diệp Trúc? Tao không nghe lầm chứ? Cớ sao mày từ hôn? Kể cho tao nghe đi! Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?

Diệp Trúc tựa vào lưng ghế. Chán nản:

– Lần đầu tiên tao yêu và tao đã gởi trọn niềm tin vào tình yêu đó. Vậy mà ...mày có thể tưởng tượng được không Thùy Linh? Hôm nay vợ và con anh ta đã xuất hiện, ngay trước mặt tao. Sờ sờ bằng xương bằng thịt! Mày bảo tao có thể làm gì ngoài việc từ hôn? Dù sao vẫn là chưa muộn. Biết sớm cũng tốt.

Thùy Linh bàng hoàng. Bình Nguyên mà có vợ con rồi sao?

– Mày nói thật chứ. Lý nào tệ vậy?

– Cô ta quen Bình Nguyên ở Mỹ. Khai sanh thằng bé có tên Bình Nguyên là cha hẳn hòi. Mày còn bảo tao không tin hay sao?

– Ui trời! Y như là ác mộng!?

Diệp Trúc kể cho Thùy Linh nghe, Sáng nay, cô và Bình Nguyên đi lấy áo đã đặt ở tiệm áo cưới, hai người dự tính nhân đây sẽ chụp thêm vài chục kiểu ảnh nghệ thuật. Bình Nguyên đề nghị về nhà anh ăn sáng rồi đi - Diệp Trúc đồng ý.

Bữa ăn sáng chưa kết thúc thì người giúp việc vào báo tin:

– Thưa ông bà chủ, thưa cậu! Có một người phụ nữ đến tìm cậu. Cô ấy nói ...

Ông Vạn Đại cau mày:

– Sao chú ấp úng vậy? cô ta nói gì?

– Dạ . ....cổ nói ...cổ dẫn con trai về gặp cha nó! Là cậu Hai nhà mình đó, thưa ông.

Mọi người bàng hoàng. Diệp Trúc đánh rơi đôi đũa xuống bàn. Bình Nguyên tái mặt?!

Ông bà Vạn Đại bật khỏi ghế đi nhanh ra ngoài. Diệp Trúc nhìn Bình Nguyên.

Cô cất giọng khàn khàn:

– Chuyện này là thế nào?

Bình Nguyên bước lại gần cô phân trần:

– Em bình tĩnh đi Diệp Trúc. Hãy tin anh! Chuyện này anh sẽ giải thích với em. Em đừng hiểu lầm anh nghe Diệp Trúc. Anh thề là anh chỉ yêu mỗi một mình em thôi.

Diệp Trúc phiền mượn:

– Bây giờ anh nói vậy có ích gì? Ngoài kia có người tự xưng là vợ con của anh đột ngột xuất hiện. Anh bảo em bình tĩnh được sao? Anh hãy ra gặp con trai anh đi. Có lẽ chuyện đính hôn phải hủy bỏ thôi.

Ngoài phòng khách, người phụ nữ trẻ mặc bộ đồ âu nền nã tay dắt đứa bé trai bước đi lẫm chẫm, khép nép trước mặt ông bà Vạn Đại.

Bà Vạn Đại không nói nên lời, mắt tròn xoe kinh ngạc,miệng há hốc. Ông Vạn Đại bình tĩnh hơn bà nhiều.

– Cô bảo cô đưa con của Bình Nguyên về gặp nó. Nói vậy thì đứa nhỏ này là con Bình Nguyên? Chuyện này thật sự làm tôi sửng sốt. Vì tôi chưa hề cưới dâu. Vậy thì làm sao có cháu nội được?

Thiếu phụ trẻ chậm rãi mở xắt tay lấy ra tờ giấy đưa cho ông Vạn Đại:

– Dạ thưa bác, thật sự cháu và Bình Nguyên chưa cưới nhau nhưng bé Bình An là con trai anh ấy, có luật pháp Hoa Kỳ chứng nhận đây ạ.

Ông Vạn Đại miễn cưỡng cầm tờ giấỵ ....Đó là giấy khai sinh. Bên cạnh những dòng chữ Anh là ba cái tên tiếng Việt của Bình Nguyên, Trang Đài và Bình An.

Diệp Trúc đứng sau ngưỡng cửa. Cô thấy hết, nghe hết! Cô nghe đầu mình ong ong choáng váng. Cô lảo đảo nhưng cố lê bước rời khỏi nhà Bình Nguyên.

Bà Vạn Đại trông thấy cô ra tới sân, bà chạy theo:

Diệp Trúc à ! ..... Cô dừng lại hít một hơi thật sâu cho bình tĩnh hơn và quay nhìn bà:

– Dạ, bác. .... Bà Vạn Đại vụng về:

Diệp Trúc à, bác cũng như con thôi. Thật bất ngờ, không muốn tin nữa con ạ.

Bác ...

Diệp Trúc cầm tay bà, gượng cười:

– Dạ, con hiểu. Con về đây.

– Ừ, con về nhé. hai bác sẽ qua bên con sớm.

Ăn cơm xong Thùy Linh nói cô sẽ đưa Diệp Trúc về nhà nhưng Diệp Trúc lắc đầu.

Cô nói:

– Về nhà lúc này chắc tao khóc mất. Không phải tao khóc vì mình mà là tao sẽ chịu không nổi khi nhìn ba mẹ tao bị sốc!

– Nhưng ngồi lì ở trong căn phòng này mày sẽ còn buồn nhiều hơn đó.

Chúng la ra ngoài nghe.

– Ừ, có lẽ tao nên nghe lời mày. Mày bảo gì tao nghe nấy!

Thùy Linh đưa bạn ra phố. Thấy thương nhỏ bạn quá. Cô muốn an ủi nhỏ thật nhiều nhưng cảm thấy chẳng lời lẽ nào thích hợp với nhỏ lúc này. Và thế là hai đứa cứ im lặng đi bên nhau hết vỉa hè này đến vỉa hè khác. Diệp Trúc như người mộng du còn Thùy Linh thì nhẫn nại bên cô như chiếc bóng? Không biết hai đứa sẽ còn đi như vậy bao lâu nếu như không bất ngờ có ai đó gọi to tên Thùy Linh.

Thùy Linh dáo dác nhìn quanh. Đường phố quá đông người. Diệp Trúc vẫn bước đều.

Thùy Linh níu tay bạn:

– Chờ đã Diệp Trúc! Hình như có ai đó gọi tao ...

Diệp Trúc giật mình:

– Ai tìm mày? Liệu có phải là ...

Thùy Linh gạt ngang:

– Đừng có lẩn thẩn! Nếu là Bình Nguyên thì anh ta gọi tên tao làm gì?

– Thùy Linh!

Tiếng gọi bây giờ đã gần hơn và hai đứa thấy một thanh niên rảo bước về phía mình.

Hai đứa nhìn nhau, khuôn mặt lạ hoắc với Diệp Trúc. Thùy Linh thì ngờ ngợ.

– Chào Thùy Linh! Không nhận ra anh thật à?

– Dạ .....?!

– Anh là Tuân. Chúng ta quen nhau ở nhà họa sĩ Khánh đó. Lúc ấy, anh nhớ rất rõ là Thùy Linh bảo anh là doanh nhân nhưng tướng giống nghệ sĩ lắm!

– À à em nhớ ra rồi! Anh Tuân bạn họa sĩ Khánh. Hình như lâu lắm mình mới gặp nhau. Anh Tuân nhận ra em thật là tài!

Không dám! ....Thùy Linh vẫn khỏe chứ? Còn đây là ...

– Chào anh ạ. Em tên Diệp Trúc - Diệp Trúc chủ động - Thùy Linh nói thêm:

Diệp Trúc là bạn học của em hồi cấp hai. Sau này nó qua Mỹ ở. Tuy ở bển bảy tám năm trời nhưng giờ về đây nó vẫn là bạn thân của em.

Tuân ý nhị:

– Anh đã được quen một họa sĩ trẻ. Nay chắc được quen thêm một nghệ sĩ nữa chứ?

Thùy Linh phẩy tay:

– Anh Tuân với Diệp Trúc đi chung xuồng được đó Trúc nó học kinh tế, chuyên ngành nghiên cứu thị trường:

Tuân xoa tay:

– Ồ, hân hạnh quá ! Hình như số anh hên lắm, toàn quen được các nhân tài.

Ôi, sao anh lẩm cẩm vậy cà? Mời hai cô gái vào quán nước hay một nơi nào khác ta nói chuyện nhiều hơn há.

Dung dị và hóm hỉnh, phút chốc. Tuân đã gần gũi với cả Diệp Trúc. Tình cờ nhờ gặp anh mà nỗi buồn trong cô tạm quên đi. Cô dần bị cuốn hút vào câu chuyện của Tuân. Anh cho biết mình đang làm phó giám đốc một công ty thương mại.

– Em biết công ty Vĩnh Hưng không. Là nó đó. Còn em. em đang làm gì?

– À nó làm ...

– Làm báo! - Diệp Trúc ngắt lời bạn – em cũng mới về nước ít lâu. còn thất nghiệp đây nè. Hay là anh Tuân giới thiệu cho em vô làm ở công ty của anh đi!

Tuân lắc đầu phàn nàn:

– Người như Diệp Trúc mà thất nghiệp thì đúng là mấy nhà sản xuất ở đây có vấn đề về mắt cả rồi. Chán thật!

Thùy Linh đùa:

– Không phải vấn đề ở mắt mà là ở lương đó anh Tuân ơi! Nhỏ này tốt nghiệp bên Mỹ nên đòi lương cao lắm. Liệu anh có kham nổi không nào?

Tuân cười lớn:

– Lo gì chuyện đó. Công ty của anh là công ty lớn mà. Bảo đảm anh trả lương rất tương xứng. Vậy được chứ Diệp Trúc?

Tuân trao danh thiếp cho Diệp Trúc.

Cô xem qua rồi nói:

– Nghiêm túc nha anh Tuân. Chậm nhất là chiều mai em sẽ qua nộp đơn cho anh.

– Được rồi Chiều mai Diệp Trúc đến thì anh sẽ sắp xếp để ở nhà chờ tiếp nhận hồ sơ - đoạn anh nháy mắt - Diệp Trúc là mối đặc biệt, mối lớn mà.

Câu chuyện trong quán cà phê kéo dài hơn ba mươi phút. Tuân còn muốn nán lại thêm nhưng có điện thoại anh về.

Thùy Linh và Diệp Trúc còn ngồi thêm một lúc nữa.

– Mày định nghỉ làm bên công ty Vạn Thái Dương à?

Diệp Trúc gật đầu – Đến mức đó sao Diệp Trúc?!

Diệp Trúc đứng lên:

– Chẳng có mức nào cả Thùy Linh à. Về thôi! Từ bây giờ tao phải rẽ qua ngã mới rồi. Đi, nhỏ!

Thùy Linh chạy theo bạn:

– Mày không sao chứ?

– Ừ, đừng lo cho tao! - Diệp Trúc bá vai làm Thùy Linh xiểng niễng - Nhờ mày đó. Cảm ơn nha! Nếu không có mày thì làm gì gặp được anh Tuân. Mày nên mừng và ủng hộ cho tao mới phải.

– Ừ thì ...tao mong mọi việc sẽ tốt đẹp. Tao không thân với anh Tuân lắm nhưng tao biết ảnh rất tốt bụng và nhiệt tình. Nhất định mày vô công ty ảnh làm sẽ rất thuận lợi.

Thùy Linh đưa Diệp Trúc về tận nhà.

Diệp Trúc dừng lại ngoài cổng:

– Được rồi mày về đi Thùy Linh. Hẹn chiều mai nhé ! sau khi đến công ty Vĩnh Hưng tao sẽ liên lạc với mày. Bye!

– Bye!

Diệp Trúc mở cổng, xăm xăm đi vào nhà. Cô khựng lại trước thềm! Ba mẹ và nhỏ Chi Mai đứng đó im lặng. Mắt Chi Mai đỏ hoe. Đôi vai ba như công thêm một chút, mặt mẹ buồn hơn lá mùa thu rơi.

Bà Hương quay mặt đi.

Ông Điền khẽ khàng:

– Cả buổi sáng nay con đi đâu vậy Diệp Trúc?

Cô lúng túng:

– Dạ .....con ra ngoài với Thùy Linh!

Chi Mai không lách chách như mọi ngày. Nó bước xuống nắm tay Diệp Trúc:

– Vô ăn cơm với em nghe chị Hai. Em vừa đi học về nên chưa ăn.

– . ....Cũng được.

Bà Hương định vô phòng ăn với các con nhưng ông Điền giữ lại, ông nói nhỏ:

Thư thả đã mình à. Hãy để nó thoải mái với Chi Mai một chút đi.

Bà Hương phập phồng:

– Em sợ Chi Mai nói không giữ mồm giữ miệng Sẽ không sao đâu. Chi Mai đã hiểu biết nhiều rồi em à. Em ngồi xuống đây!

Trong phòng ăn Chi Mai xúc cơm cho chị. Cô nàng không ồn ào như mọi ngày.

DiệpTrúc quan sát em gái, thấy nó cũng đang nhìn mình. cô nhướng mày:

– Em sao vậy? lo cho chị à?

Chi Mai bối rối:

– Chị Hai à, em. ....chị với anh Bình Nguyên ...

Diệp Trúc mỉm cười, thản nhiên gắp một miếng cá sốt cho vào miệng:

– Chà, hôm nay mẹ nấu món cá sốt gừng ngon quá! Mẹ chúng ta là một đầu bếp tuyệt vời phải không nhỏ?

Chi Mai khẽ kêu lên:

– Chị Hai!! ....

Diệp Trúc nhẹ nhàng:

– Chi Mai nè, cuộc đời là vậy đó. Luôn gập ghềnh uốn khúc. Không bao giờ suôn sẻ đâu nhỏ.

– Nhưng chuyện của anh Bình Nguyên thì kỳ lạ quá. Em muốn nói là ...

Diệp Trúc giơ tay:

– Em đừng nói gì cả. Chị mong mọi chuyện khép lại ở đây.

Mắt Chi Mai cụp xuống, buồn hiu. Chưa hết, bà chị chợt nghiêm mặt nói thêm:

– Còn nữa nghen, em đó. Từ nay em đừng có gặp gỡ hay là qua lại bên đó nữa. Không tiện đâu. Lỡ người ta hiểu lầm thì phiền lắm!

Ăn hết lưng chén cơm Diệp Trúc định về phòng riêng nhưng nhìn lên phòng khách thấy ba mẹ ngồi rầu rầu ở salon cô bèn đi lên:

– Ba mẹ! Ba mẹ không nghỉ trưa ạ?

Cố giữ giọng điềm đạm ông Điền bảo con gái:

– Con ngồi xuống đây một chút.

– Ba à, con ...

– Chúng ta không còn cách nào khác hơn là chấp nhận sự thật và phải đối diện với nó dù cho nó thật phũ phàng nghiệt ngã con ạ.

Diệp Trúc dạ khẽ:

– Dạ, con hiểu ạ.

Ông Điền nói tiếp:

– Hồi sáng nay mọi người bên ấy đều đã qua đây. Ba mẹ vô cùng bàng hoàng nhưng không thể nói nặng họ được. Dù sao thì hai bên đã thân thiết như anh em từ mười mấy năm nay rồi. Chuyện cũng ngoài ý muốn của ông bà Vạn Đại. Cho nên ba mẹ quyết định để mọi việc êm xuôi hơn. Có lẽ con với Bình Nguyên không duyên nợ nên ...

Bà Hương xót xa nhìn con gái:

– Ý con thế nào hả Diệp Trúc?

Diệp Trúc cúi nhìn sàn nhà. Những viên gạch men có hoa văn rắc rối quá.

Cô bắt buộc đầu óc phải tập trung vào phân tích nó.

– Diệp Trúc à. .... Cô ngẩn lên nhìn ba mẹ, mỉm cười:

– Ba nói rất phải mẹ à. Nếu chúng ta làm khó bên ấy thì cũng chẳng được gì.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Up…

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết