Rùng mình trước những hành động máu lạnh của teen
Những ngày gần đây, các trang báo, mạng xã hội đang liên tục truyền tay nhau những hình ảnh, clip bạo hành và giết hại động vật. Điều đáng sợ hơn là những hành vi như vậy lại do rất nhiều bạn trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường thực hiện. Nào là một cô nàng dễ thương nhưng lại thản nhiên ném lần lượt các chú *** con xuống dòng sông chảy siết. Rồi lại một XX khác sẵn sàng dùng miếng kính đè bẹp chết em thỏ yếu đuổi. Lại tiếp đến việc một teen boy treo chú cún tội nghiệp của mình lên dây phơi, chụp ảnh và khoe trên facebook để thu hút sự chú ý… Những hành vi dã man đó khiến nhiều người phải rơi nước mắt, phải phẫn nộ và đặt ra câu hỏi: tại sao những bạn trẻ còn cắp sách đến trường lại có thể trở nên “thú tính” như vậy?
Đó không phải là thú vui bình thường mà là một căn bệnh tâm lí[/b]
Các nhà nghiên cứu hành vi con người ở Anh đã lên tiếng lí giải cho hành vi mang khuynh hướng bạo lực này. Cụ thể, nghiên cứu mới đây của họ đã chia nguyên nhân gây ra hiện tượng này thành 2 nhóm chính:
- Ngược đãi động vật mà không có chủ ý
Thực tế, không ít các hành vị bạo hành với động vật của teen xảy ra trong tình trạng vô thức hoặc bị yếu tố “hoang tưởng” ép buộc (cảm thấy có ai đó nói trong đầu, yêu cầu mình thực hiện). Đa số các bạn thuộc nhóm đối tượng này là những teen thường xuyên phải chịu các áp lực và sức ép tâm lí từ cuộc sống hàng ngày như: hay bị bắt nạt, đánh đập mà không có khả năng phản kháng, gây ra sự ức chế tinh thần. Từ đó, họ dần hình thành tâm lí khao khát muốn thể hiện mình, muốn trả thù và khi trạng thái này lên đến cực điểm, các bạn ấy sẽ thực hiện hành vi bạo hành lên các vật nuôi gần gũi mà hoàn toàn không biết mình làm gì.
Bên cạnh đó, một số teen bị mắc phải căn bệnh trầm cảm nặng, tự kỉ, thiếu đi tình cảm và sự quan tâm đến từ gia đình lại có xu hướng hành động để thu hút sự chú ý của xung quanh. Trong tiềm thức, họ cho rằng hành vi của mình sẽ chứng tỏ được sức mạnh, khiến mọi người nể phục và quan tâm đến họ.
- Ngược đãi động vật do rối loạn tâm lí hành vi
Đối với nhóm đối tượng này, họ biết chắc ý nghĩa hành động của mình và coi đó là sở thích, là thú vui, thậm chí còn trở thành… con nghiện bạo hành động vật.
Một số bạn mắc chứng bệnh tâm lí này do sức khỏe yếu kém, hay ốm. Do đó, việc ngược đãi các sinh vật yếu hơn giúp họ tự trấn an tinh thần về sức mạnh của mình.
Một số khác lại bị ảnh hưởng từ các hình ảnh bạo lực hay các tư tưởng giết chóc, độc ác trong thời gian dài dẫn đến những suy nghĩ và hành vi lệch lạc. Chưa hết, các hành vi ngược đãi động vật lại được lan tràn quá nhanh, khiến những bạn này xem đây như trào lưu và cách để nổi tiếng.
Nguy hiểm nhất là một bộ phận teen thấy hỉ hả và vui sướng khi nhìn thấy sinh vật khác bị hành hạ đau đớn. Họ coi việc ngược đãi động vật là cách để xả stress và tiêu khiển. Những teen này bị nghiện sự đau đớn và bạo lực nên các hành động dã man làm họ cảm thấy... vui thích! Đây là những trường hợp thật sự cần tới các bác sĩ tâm lí để điều trị như một dạng bệnh tâm thần.
Cùng chung tay để bảo vệ những em pet đáng yêu nào các bạn!
Dù rằng chúng mình không thể trực tiếp bảo vệ các em cún, em miu bị bạo hành nhưng chỉ cần các ấy chịu chú ý quan sát và hành động khi cần thiết là teen đã có thể góp một phần không nhỏ vào việc chống lại bạo hành vật nuôi rồi đấy!
- Chú ý nhận biết những bạn nào có trạng thái tâm lí và hành vi không bình thường như: thích thú khi chia sẻ các hình ảnh bạo hành, có xu hướng bạo hành (ở mức độ khởi phát như thích kéo đuôi, trêu vật nuôi…) để ngăn chặn kịp thời.
- Cực lực lên án, phản đối các hành vi ngược đãi động vật để mọi người xung quanh hiểu rõ đấy là một chứng bệnh tâm lí đáng lên án chứ không phải hành động được biểu dương, khen ngợi.
- Không nên tẩy chay, thờ ơ hay chì chiết, đàn áp bất kỳ bạn nào xung quanh mình. Lý do vì ở tuổi chúng mình, bất kỳ sức ép tâm lí nào đều có thể gây ra những phản ứng dữ dội và đẩy những teen này rơi vào trạng thái tâm lí tiêu cực hơn. Đặc biệt, chúng mình hãy chung sức ngăn chặn bạo lực học đường nha!
- Liên hệ với gia đình và nhà trường khi thấy những teen có biểu hiện tâm lí bất thường và hành vi bạo lực để họ quan tâm hơn.
- Và nhất là hãy liên hệ ngay với tổ chức bảo vệ động vật nếu phát hiện được các trường hợp bạo hành vật nuôi nghen!
Những ngày gần đây, các trang báo, mạng xã hội đang liên tục truyền tay nhau những hình ảnh, clip bạo hành và giết hại động vật. Điều đáng sợ hơn là những hành vi như vậy lại do rất nhiều bạn trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường thực hiện. Nào là một cô nàng dễ thương nhưng lại thản nhiên ném lần lượt các chú *** con xuống dòng sông chảy siết. Rồi lại một XX khác sẵn sàng dùng miếng kính đè bẹp chết em thỏ yếu đuổi. Lại tiếp đến việc một teen boy treo chú cún tội nghiệp của mình lên dây phơi, chụp ảnh và khoe trên facebook để thu hút sự chú ý… Những hành vi dã man đó khiến nhiều người phải rơi nước mắt, phải phẫn nộ và đặt ra câu hỏi: tại sao những bạn trẻ còn cắp sách đến trường lại có thể trở nên “thú tính” như vậy?
Đó không phải là thú vui bình thường mà là một căn bệnh tâm lí[/b]
Các nhà nghiên cứu hành vi con người ở Anh đã lên tiếng lí giải cho hành vi mang khuynh hướng bạo lực này. Cụ thể, nghiên cứu mới đây của họ đã chia nguyên nhân gây ra hiện tượng này thành 2 nhóm chính:
- Ngược đãi động vật mà không có chủ ý
Thực tế, không ít các hành vị bạo hành với động vật của teen xảy ra trong tình trạng vô thức hoặc bị yếu tố “hoang tưởng” ép buộc (cảm thấy có ai đó nói trong đầu, yêu cầu mình thực hiện). Đa số các bạn thuộc nhóm đối tượng này là những teen thường xuyên phải chịu các áp lực và sức ép tâm lí từ cuộc sống hàng ngày như: hay bị bắt nạt, đánh đập mà không có khả năng phản kháng, gây ra sự ức chế tinh thần. Từ đó, họ dần hình thành tâm lí khao khát muốn thể hiện mình, muốn trả thù và khi trạng thái này lên đến cực điểm, các bạn ấy sẽ thực hiện hành vi bạo hành lên các vật nuôi gần gũi mà hoàn toàn không biết mình làm gì.
Bên cạnh đó, một số teen bị mắc phải căn bệnh trầm cảm nặng, tự kỉ, thiếu đi tình cảm và sự quan tâm đến từ gia đình lại có xu hướng hành động để thu hút sự chú ý của xung quanh. Trong tiềm thức, họ cho rằng hành vi của mình sẽ chứng tỏ được sức mạnh, khiến mọi người nể phục và quan tâm đến họ.
- Ngược đãi động vật do rối loạn tâm lí hành vi
Đối với nhóm đối tượng này, họ biết chắc ý nghĩa hành động của mình và coi đó là sở thích, là thú vui, thậm chí còn trở thành… con nghiện bạo hành động vật.
Một số bạn mắc chứng bệnh tâm lí này do sức khỏe yếu kém, hay ốm. Do đó, việc ngược đãi các sinh vật yếu hơn giúp họ tự trấn an tinh thần về sức mạnh của mình.
Một số khác lại bị ảnh hưởng từ các hình ảnh bạo lực hay các tư tưởng giết chóc, độc ác trong thời gian dài dẫn đến những suy nghĩ và hành vi lệch lạc. Chưa hết, các hành vi ngược đãi động vật lại được lan tràn quá nhanh, khiến những bạn này xem đây như trào lưu và cách để nổi tiếng.
Nguy hiểm nhất là một bộ phận teen thấy hỉ hả và vui sướng khi nhìn thấy sinh vật khác bị hành hạ đau đớn. Họ coi việc ngược đãi động vật là cách để xả stress và tiêu khiển. Những teen này bị nghiện sự đau đớn và bạo lực nên các hành động dã man làm họ cảm thấy... vui thích! Đây là những trường hợp thật sự cần tới các bác sĩ tâm lí để điều trị như một dạng bệnh tâm thần.
Cùng chung tay để bảo vệ những em pet đáng yêu nào các bạn!
Dù rằng chúng mình không thể trực tiếp bảo vệ các em cún, em miu bị bạo hành nhưng chỉ cần các ấy chịu chú ý quan sát và hành động khi cần thiết là teen đã có thể góp một phần không nhỏ vào việc chống lại bạo hành vật nuôi rồi đấy!
- Chú ý nhận biết những bạn nào có trạng thái tâm lí và hành vi không bình thường như: thích thú khi chia sẻ các hình ảnh bạo hành, có xu hướng bạo hành (ở mức độ khởi phát như thích kéo đuôi, trêu vật nuôi…) để ngăn chặn kịp thời.
- Cực lực lên án, phản đối các hành vi ngược đãi động vật để mọi người xung quanh hiểu rõ đấy là một chứng bệnh tâm lí đáng lên án chứ không phải hành động được biểu dương, khen ngợi.
- Không nên tẩy chay, thờ ơ hay chì chiết, đàn áp bất kỳ bạn nào xung quanh mình. Lý do vì ở tuổi chúng mình, bất kỳ sức ép tâm lí nào đều có thể gây ra những phản ứng dữ dội và đẩy những teen này rơi vào trạng thái tâm lí tiêu cực hơn. Đặc biệt, chúng mình hãy chung sức ngăn chặn bạo lực học đường nha!
- Liên hệ với gia đình và nhà trường khi thấy những teen có biểu hiện tâm lí bất thường và hành vi bạo lực để họ quan tâm hơn.
- Và nhất là hãy liên hệ ngay với tổ chức bảo vệ động vật nếu phát hiện được các trường hợp bạo hành vật nuôi nghen!