DIỄN ĐÀN CÀ MAU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN CÀ MAU

Diễn Đàn Cà Mau - Tôi Yêu Cà Mau

Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Mũi Cà Mau
Chúc Các Bạn Vui Vẻ

You are not connected. Please login or register

Truyện dài: Bác Sĩ Riêng Của Mao

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4 ... 9 ... 15  Next

Go down  Thông điệp [Trang 3 trong tổng số 15 trang]

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Chương 9

Trong những năm đầu tiên làm với Mao, nhiều thứ bệnh lặt vặt làm tôi không an tâm: sốt thông thường, viêm phế quản, nứt da, chai ở chân và ăn không ngon miệng. Do táo bón xảy ra hai ba ngày một lần lại phải thụt cho ông. Mao là chủ đề các cuộc thảo luận hàng ngày. Khi việc tiêu hoá đạt được bình thường, đó thực sự là ngày lễ đối với những người làm việc quanh Mao.

Dường như đối với tôi, những cơn mất ngủ của Mao choán hết thời gian của tôi. Mao là con người có năng lượng vô tận. Bản chất ương ngạnh, ông tỏ ra không chấp nhận những quy tắc và chuẩn mực xác định. Ông thậm chí chống lại sự độc quyền khắc nghiệt của thời gian. Quá trình bơi và ngủ nghê chỉ làm tiêu tốn thời gian một cách vô ích. Cơ thể của Mao không thưà nhận nhịp sống sinh học ngày đêm, và ông có thể thức nhiều hơn người khác, đồng thời mọi hoạt động lớn của ông đều diễn về ban đêm. Ví thử nếu ông ngủ vào lúc nửa đêm, thì ngày hôm sau ông cũng chẳng hề nhớ lại giấc ngủ đến ba giờ sáng, và ông cũng không thể đóng nổi mắt tới 6 giờ sáng. Chu kỳ mất ngủ của ông ngày một dài thêm, và có lúc ông không thức liền vài ngày. Sau đó ông ngả vào giường và ngủ mê mệt 10-12 tiếng liền. Tôi thật khó nói được từ lúc nào Mao bắt đầu cái kiểu sống như thế. Có thể, nhịp sống sinh học của ông có từ lúc cha sinh mẹ đẻ, vì rằng Phó Liêm Chương kể cho tôi nghe ông đã chữa cho Mao cơn mất ngủ từ đầu những năm 30. Không còn nghi ngờ gì nữa, hai thập kỷ đấu tranh công nhân và những năm nội chiến với Quốc dân đảng đã tác động tới ông.

Trong những giờ mà Mao không thể ngủ được, ông phải sử dụng phươnng cách hoạt động thân thể: bơi, khiêu vũ, đi bộ dạo chơi. Trong những năm 30 bắt đầu dùng thuốc ngu. Đầu tiên Phó Liêm Chương cho ông dùng thuốc veronal, nhưng sau 1949 dùng thuốc amital natri, một loại thuốc gây ngủ mạnh, dạng bột theo liều 0,1 gam. Nếu một liều không xong, thì ông cho Mao dùng 2, ba và 4 liều một lần uống. Nhưng sớm phải ngừng sử dụng. ông vẫn mệt mỏi vì thiếu ngủ, và thường xuyên lắc lư từ bên này sang bên kia. Những người quanh ông thậm chí rất lo rằng Mao có thể gục ngã và bị vỡ đầu hoặc may mắy hơn là gẫy xương. Phó Liêm Chương bắt đầu sợ rằng Mao tình cờ có thể dùng một lượng rất lớn thuốc ngủ mạnh, và bí mật không cho Mao biết, thay cho liều 0,1 gam, thì Phó chỉ đưa những gói chưa thuốc hàm lượng từ 0,05 đến 0,075 gam. Nhưng cơ thể Mao đòi hỏi theo mức của mình, và Chủ tịch cũng vẫn tăng liều uống.

Tôi yên tâm là Mao đã quen thuốc ngủ. Tôi chưa khi nào kê đơn cho bệnh nhân của mình mạnh đến như vậy, và tôi cũng như Phó Liêm Chương bắt đầu lo ngại về sự nguy hiểm do dùng quá liều. Khi tôi lần đầu tiên biết tất cả việc này, tôi khuyên Mao bỏ thuốc ngủ.

- Nghĩa là đồng chí muốn tước giấc ngủ của tôi phải không?

Ông phản ứng và vẫn yêu cầu thuốc ngủ. Tôi chẳng có cách nào để buộc Mao ngừng dùng thuốc ngủ. Tôi là thuộc cấp của ông, và ông chẳng thèm đếm xỉa ý kiến của tôi.

Một lần ông gọi tôi đến và hỏi:

- Theo đồng chí một năm có bao nhiêu ngày?

Mao thích đặt các câu hỏi thông thường dường như nó chứa một đđiều bí mật nào đó.

- Ba trăm sáu nhăm ngày, tất nhiên - tôi trả lời.

- Đối với tôi một năm cả thảy chỉ có 200 ngày thôi, vì rằng tôi ngủ ít - Mao nói.

Thoạt đầu tôi không hiểu, nhưng sau đó biết rằng ông tính số lần ngủ trong thời gian một năm.

- Nếu tính cả số giờ không ngủ, thức trắng và quy lại thành ngày, thì một năm của Chủ tịch sẽ là 400 ngày đấy. Từ quan điểm này thì cuộc đời đồng chí, thưa chủ tịch, tiến gần đến bất tử rồi đấy, có một bài thơ nói về việc này: Mặt trời và mặt trăng không hiện ra vì núi thì không thể nhận ra hàng nghìn năm đã qua.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Mao cười phá lên và nhận xét:

- Nghĩa là, theo đồng chí, cơn mất ngủ của tôi - đó là con đường đến bất tử phải không?

Điều này, tất nhiên, là đùa; tôi muốn ông giảm bớt căng thẳng tôi do mất ngủ.

Tôi khuyên ông thay đổi cách chữa. Dù rằng chất amital natri mà Phó Liêm Chương kê đơn vẫn tương đối có hiệu quả và gây cho Mao giấc ngủ sâu, nhưng nó tác dụng không tức thời.

Vì thế tôi gợi ý Mao trước khi ăn hai mươi phút uống hai gói bột thuốc ngủ, để nó tác dụng tương đối nhanh. Ngay lập tức sau khi ăn, tôi khuyên Mao uống một viên amital natri để đảm bảo giấc ngủ được dài. ở điểm này tôi không đồng ý với Phó Liêm Chương khi ông giấu Mao hạ liều lượng thuốc. Tôi cho rằng bệnh nhân của chúng tôi cần phải biết liều lượng mà họ uống. Thuốc đưa cho Mao từ tay các nhân viên bảo vệ, gốc gác nông dân nghèo, ít học. Bây giờ tôi chịu trách nhiệm về sức khoẻ Mao và vì thế, để tránh trường hợp không may nào đấy xảy ra, đích thân Mao phải kiểm tra được lượng thuốc uống.

Bởi vì Phó Liêm Chương là thủ trưởng của tôi, tôi phải báo cho ông ta biết tất cả lý do. Ông không phản đối. Nhưng khi tôi bắt đầu tán dương phương pháp mới điều trị lãnh tụ, thì Phó Liêm Chương tỏ ra hoài nghi nhắc lại một câu châm ngôn Trung hoa: Một bác sĩ hay khoe khoang - đó là liều thuốc tồi, nhưng dù vậy ông vẫn đồng ý cho thử.

Đợt điều trị tỏ ra có hiệu quả, và tôi giảm lượng thuốc ngủ tác dụng nhanh và thay vào đó là glucoza. Kết quả cũng không tồi. Khi tôi kể cho Mao nghe việc này, ông nhận xét:

- Chẳng lâu nữa, đồng chí điều trị cho tôi chỉ bằng glucoza.

Cũng có những ngày, khi Mao lo lắng đến mức phương pháp của tôi thậm chí giúp không được gì. Thực ra cơn mất ngủ của Mao do hai nguyên nhân. Ngoài nhịp điệu sinh họ còn có cả sự căng thẳng.

ở Mỹ người ta coi căng thẳng cũng là bệnh. Dù vậy triệu chứng này khá phổ biến ở Trung quốc. Xuất hiện không những ở Mao, mà còn cả ở vợ ông. Sự căng thẳng thường là hậu quả của những sự thất bại tinh thần. Từ lâu người ta cho là bệnh tâm thần và thất bại về mặt thần kinh là do nhục nhã và xấu hổ. Vì thế cơn mất ngủ, gây ra chính bệnh căng thẳng được giải thích là do nguyên nhân sinh lý học. Ngoài việc làm mất ngủ dẫn đến căng thẳng cũng dẫn đến các chứng sau: nhức đầu, đau kinh niên, lo lắng, tăng áp huyết, giảm tình dục, bệnh da liễu, rối loạn tiêu hoá, đái dắt, dễ bực tức và nhiều bệnh khác.

Dần dần tôi đi đến kết luận rằng sự căng thẳng phổ biến nhiều nhất trong đất nước bắt đầu từ chế độ cộng sản do sự hạn chế tự do cá nhân và cảm giác tuyệt vọng của tồn tại. Tôi va chạm với vấn đề này từ 1952, khi anh trai tôi rơi vào căn bệnh căng thẳng nặng. Anh tôi hiếm khi tăng huyết áp và xuất hiện hội chứng khác của căn bệnh này. Tất cả điều này xảy ra trong những năm đấu tranh khốc liệt của đảng với ba sai lầm cơ bản: hối lộ, lãng phí, quan liêu. Sự căng thẳng tiếp theo xảy ra năm 1957 trong thời gian chiến dịch chống khuynh hữu trong đảng, hậu quả của nó là hại hàng triệu người vô tội. Trong những năm cai trị Quốc dân đảng, tôi không nhận thấy hiện tượng như thế. Khi đó xấu dở gì đi nữa, thì người ta vẫn có lối thoát. ở chế độ cộng sản không có sự lựa chọn - buộc phải sống theo luật lệ của họ và giữ mồm giữ miệng. Hệ thống cộng sản gây ra hai bệnh tinh thần nghiêm trọng - bệnh thần kinh phân lập và bệnh khùng do bị đè nén.

Mọi sự thất vọng còn lại liên quan với định kiến tư sản và thiếu ý chí được xem là vấn đề tư tưởng. Đối với dân thường Trung quốc, thì bệnh tâm thần do những trắc trở cá nhân được xem là do nhục nhã và xấu hổ. Đó là sự mất mặt, nghĩa là mất đi sự kính trọng dưới con mắt người khác. Vì thế tất cả các vấn đề cá nhân phức tạp, người Trung quốc thường giải quyết trong nội bộ gia đình. Kiểu này tiếp diễn đến khi Mao chết. Bác sĩ, theo đúng quy tắc, không đi tìm nguyên nhân thất vọng tinh thần và căng thẳng, mà chỉ kê đơn thuốc cho người không may.

Đàm luận với Mao về cơn mất ngủ của ông và những chứng bệnh lặt vặt khác, tôi thậm chí không dám đả động đến chữ căng thẳng, bởi vì biết là điều này làm Mao nổi cơn thịnh nộ và tôi có thể bị mất việc. Ngay cả Mao cũng không đả động đến từ này. Khi nào bị ức chế, ông nói việc tôi là ông cảm thấy bất hạnh sâu và nhờ tôi giúp. Tôi cho ông nhân sâm và vitamin B và C. Sự căng thẳng của Mao là đương nhiên. Dày vò ông là bệnh mất ngủ. ngứa ngáy ở da, đầu óc quay cuồng và liệt dương. Ông thường xuất hiện những ý nghĩ độc đoán, sự lo lắng vô cớ và đa nghi. Có một lần trong thời gian nghi lễ chính thức đầu ông bỗng quay cuồng, và những vệ sĩ đứng bên cạnh phải đỡ ông khỏi ngã. Và những trường hợp như thế xảy ra tương đối thường xuyên. Tôi còn nhớ, trong buổi Mao tiếp đoàn đại biểu châu Phi, các vị khách đang lanh lợi hội đàm với ông thì đột nhiên họ tỏ ra lúng túng khi thấy Mao lảo đảo. Tôi lập tức chạy lại giúp ông. Trong cac chuyến đi, tiêu dao, và tiếp chính thức chúng tôi luôn luôn bên cạnh để trong trường hợp cần thiết đỡ ông khỏi ngã. Khi Mao nghỉ, thì những hiện tượng tương tự không xảy ra. Tôi thường xuyên kiểm tra sự làm việc của tim và huyết áp của ông, chẳng thấy gì lạ cả, tất cả đều bình thường.

Phần đông nhân dân khi có khúc mắc vấn đề riêng tư đều bị căng thẳng. Đời sống của lãnh tụ trôi đi không có hoảng loạn đặc biệt gì về thần kinh. Ông thường làm người khác bất hạnh. Sự căng thẳng của ông là hậu quả của tính đa nghi quá mức, và sự thiếu tin tưởng trong quan hệ với của ông với các chiến hữu. Ông không có bạn, và chỉ có ít người tận dụng được thiện chí của ông. Hội chứng căng thẳng xuất hiện mạnh ở Mao đặc biệt trong trong thời kỳ đấu tranh dữ dội giành quyền lực trong nước. Mất ngủ suốt tuần và thậm chí hàng tháng đã làm kiệt sức lãnh tụ. Trong hoàn cảnh tranh giành chính trị quyết liệt với phe đối lập Mao, việc điều trị cơn mất ngủ của lãnh tụ gần như vô vọng.

Mao rất muốn làm cải cách trong nước, không cần tính đến điều kiện kháh quan. Tiến độ chậm chạp của cuộc cải tạo ở nông thôn làm ông điên tiết, dù rằng từ đầu những năm 50 việc tập thể hoá thực tế đã hoàn thành và nông dân đã nhận ruộng. Thế nhưng vẫn còn một số ít ruộng đất nằm trong tay sở hữu riêng. Để tiến nhanh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung quốc, Mao xúc tiến ý tưởng xây dựng kinh tế tập thể, không cần chờ làm xong việc cơ giới hoá nông nghiệp, quá trình cơ giới hoá trong hoàn cảnh một đất nước lạc hậu như thế, lại bị tàn phá phải kéo dài hàng chục năm.

Những hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên xuất hiện năm 1953 nhưng xu hướng xây dựng liên hợp kinh tế nông nghiệp lớn khác thường và việc tước đoạt từ tay nông dân phương tiện sản xuất và gia súc đã gây ra chống đối mạnh mẽ không những từ phía các người đối lập chính trị lãnh tụ, mà còn từ phía nông dân. ở một số vùng kinh tế tập thể bị tan rã nhanh như lúc nó được lập ra. Mao trút tội xuống người lãnh đạo ban nông nghiệp Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung quốc Đặng Tử Huy và những người khác. Ông buộc tội họ là chậm chạp, thiếu cương quyết và thậm chí cả tôi phá hoại ngầm. Đặng Tử Huy bị mất chức, cơ quan do ông lãnh đạo bị giải tán. Thật ra, người ta không gạt Đặng Tử Huy ra khỏi guồng máy, mà thuyên chuyển ông sang cương vị nhỏ hơn. Về sau Mao tâm sự với tôi:

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

- Đặng Tử Huy đi cùng với chúng tôi trong những năm cách mạng. Tuy nhiên sau khi giải phóng Trung quốc, ông ta chọn con đường không đúng.

Sự chia rẽ của Mao với chiến hữu trở nên gay gắt từ mùa hè 1955, khi những người lãnh đạo đảng cộng sản Trung quốc họp hội nghị ở Bắc Đới Hà. Tại đấy Mao chống lại ý kiến tập thể Ban chấp hành trung ương và đường lối chung của đảng, đưa ra cách thức riêng, theo Mao, đi tới phát triển của Trung quốc.

Tôi cố gắng tiếp xúc ít hơn với chính trị, và trong những năm đầu tiên cạnh Mao, tôi chỉ quan tâm bởi sự phân tích của ông và cố gắng điều trị những cơn cơn mất ngủ và liệt dương của lãnh tụ. Lúc ấy tôi không biết gì cảvề cuộc đấu tranh mạnh mẽ mà Mao tiến hành chống những người đối lập ông, nhiều người trong số ấy những năm nội chiến từng là chiến hữu của ông. Trong thời gian từ mùa thu 1955 đến mùa xuân 1956 Mao tổ chức một loạt các cuộc họp, ở đó ông trình bày chương trình của mình cải cách chủ nghĩa xã hội trong nước. Cuối mùa thu 1955 ông bắt đầu viết cuốn sách: Sự đi lên chủ nghĩa xã hội của nông thôn Trung quốc, chọn những bài diễn văn phaty biểu của mình về vấn đề tập thể hoá và viết lời mở đầu và bình luận cho cuốn sách. Ông chuẩn bị bài phát biểu quan trọng trước Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung quốc như thế để cố gắng lôi kéo các ủy viên trung ương đảng chấp nhận quyết định về đẩy mạnh cải cách xã hội ở nông thôn. Trong thời kỳ căng thẳng này cơn mất ngủ trở thành đồng minh của ông. Khi viết sách và soạn các bài đem in, Mao lúc đó không ngủ vài đêm liền, lúc thư dãn ông đi bơi. Do đó, cơ thể khỏe mạnh của ông bắt đầu rệu rã, và ông gọi tôi.

Khi tôi đến bể bơi, Mao nằm trên ghế dài. Trên khuôn mặt đỏ ửng của ông lộ vẻ kích động mạnh và trông rất mệt mỏi. Ông mời tôi cùng bơi, nhưng tôi lịch sự từ chối, nói là thậm chí không kịp ăn sáng và vẫn còn tiếp tục công việc cả trong bệnh viện. Mao cười và nói:

- Tôi cũng chưa ăn và chưa ngủ, nhưng cũng đã kịp nhảy xuống nước bơi được một giờ rồi. Tôi uống toa thuốc của đồng chí ba lần, nhưng không thể ngủ được. Đồng chí, có lẽ, lại giảm đô phải không?

- Đâu có thế, đô thuốc vẫn như trước đây thôi - Tôi trả lời.

- Thế thì đồng chí làm cái gì đó rồi để tôi mất ngủ - Mao giận dữ.

Tôi kê đơn cho Mao dung dịch chloralhydrade, dù Phó Liêm Chương nói với tôi rằng Mao không uống thuốc dạng nước. Vì thế tôi báo trước cho Mao là thuốc sẽ đắng.

Mao trả lời:

- Không sao đâu, tôi thích tất cả các thứ cay đắng.

Tôi đến chỗ tủ thuốc đặc biệt, chứa thuốc dành cho Mao và các ông chủ khác của đảng. Thuốc được mua từ Hồng Kông từ một hãng nào đấy và chủ yếu là thuốc Mỹừ Anh, Nhật. Tất cả thuốc được kiểm tra cẩn thận, do Phó Liêm Chương lãnh đạo. Để tăng cường biện pháp an toàn, tất cả thuốc kê cho Mao đều mang tên Lý Đăng Sơn. Tên Lý năm 1947 là bí danh của Mao. Lúc ấy do sự đe doạ tấn công của quân Quốc dân đảng, những người cộng sản buộc phải rút khỏi Diên An. Trong khi dược sĩ tìm thuốc, thì Phó Liêm Chương đến và lại nhắc tôi rằng Mao không thích thuốc nước, và cũng nhận xét rằng chloralhydrade làm cho Mao rất khó chịu về mùi, và Chủ tịch có thể cáu chúng tôi. Tôi trả lời rằng Mao đã được báo trước điều này và đồng ý uống thuốc này, và tôi nói thêm là cần nhanh lên, vì rằng ông đang đợi tôi.

- Sau này tôi sẽ thông báo cho đồng chí kết quả.

Tôi trả lời và đi ra cổng.

- Đồng chí đã hành động vội vàng chẳng hỏi gì tôi cả!

Phó Liêm Chương bỏ đi, vẻ khó chịu.

Phó Liêm Chương cho rằng tôi là thuộc cấp của ông và bắt tôi phải cung cấp tin tức cho ông về tất cả cái gì liên quan tới sức khoẻ của lãnh tụ. Phó Liêm Chương rất tự hào rằng đã có nhiều năm quan hệ tốt với Mao, và tin rằng Mao sẽ sướng tai nghe lời khuyên của ông ta. Nhưng thời thế đã đổi thay, và giờ đây Mao lại tin tôi hơn.

Chủ tịch chờ tôi ở bể bơi và mời tôi ăn trưa với ông.

- Thuốc nên uống trước bữa ăn - tôi nói.

Sau đó tôi rót 15 mililit dung dịch 50% chloralhydrade vào chén và đưa cho Mao. Ông uống một hơi và nói là vị nó không phải khó uống như vậy và thậm chí còn giống rượu vang, mà Mao hiếm khi dùng. Ông nói thêm:

- Bây giờ xem nó tác dụng ra sao!

Chúng tôi còn chưa ăn xong bữa, thì thuốc đã bắt đầu ngấm. Mắt Mao đờ đẫn, và ông bắt đầu thẫn thờ. Cuối bữa ông gần như không còn biết gì nữa. Tôi dìu ông vào phòng ngủ bên cạnh bể bơi, và lúc hai giờ thì ông đã chìm trong giác ngủ ngon lành.

Buổi chiều một vệ sĩ gặp tôi và với giọng ngưỡng mộ gọi tôi là phù thuỷ.

Mao đã ngủ 10 tiếng liền thành công. Khi tôi đến gặp ông, ông vẫn còn nằm trên giường, mắt nhắm nghiền. Khi mở mắt, lấy thuốc lá và hỏi:

- Đồng chí cho tôi thuốc gì hay thế?

- Đây là một loại thuốc ngủ. Người ta biết nó từ thế kỷ thứ 12, tác dụng của nó đối với cơ thể đã được biết cặn kẽ. Không có chống chỉ định nào cả.

- Vì sao đồng chí không đưa thuốc này tôi từ trước?

Tôi giải thích:

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

- Người ta nói cho tôi rằng Chủ tịch không thích thuốc nước, ngoài ra, vị của nó khá đắng khó uống, và gần đây chưa có thuốc này.

Thực ra giữa amital natri và chloralhydrade chẳng có gì khác nhau đáng kể. Đơn giản là Mao bị kích thích bởi những cơn mất ngủ đến nỗi trò quảng cáo thuốc của tôi, có thể, gây nên hiệu quả tâm lý thuần tuý.

Tôi cảm thấy Mao biết rõ rằng sự căng thẳng của ông gây ra bởi nguyên nhân tâm lý, và ông tin vào hiệu quả của tác dụng thuần tuý tâm lý. Khi Mao còn nhỏ, mẹ ông bán khoán ông cho nhà Phật để cầu Phật giúp đứa con bệnh tật của bà. Sau đó Mao hồi sức rất nhanh.

Mao nói với tôi:

- Tôi luôn luôn chống lại việc phá chùa chiền. Những người nghèo khi đau ốm tìm sự giúp của ông trời. Họ cầu cứu Phật để chữa khỏi bệnh, nhưng thay vì giúp đỡ họ chỉ nhận được một nhúm tàn hương. Tuy thế thậm chí chỗ tàn hương đó cũng làm giảm bớt đau đớn của họ, làm cho họ minh mẫn và trả lại sức khoẻ cho họ. Chẳng lẽ thuốc ngủ lại không giống tàn hương hay sao? Chẳng lẽ nó không làm tôi minh mẫn của tôi? Tôi cảm thấy rằng trong tủ thuốc của đồng chí hãy còn không ít thuốc thần diệu.

Sau cuộc độc thoại lạ lùng này, Mao tuyên bố:

- Bây giờ đồng chí có thể về nhà và ngủ một lúc đi. Tôi lại bắt tay vào công việc.

Từ đó Mao chỉ chấp nhận chloralhydrade và thường uống nó với seconal natri. Đến lúc này ông đã bắt đầu quen thuốc. Chúng không những giúp ông ta ngủ được, mà còn kích thích khẩu vị, thậm chí tác dụng như ma túy. Ông chuộng trạng thái lâng lâng gây ra bởi một số thuốc và và ông thường dùng nó khi cần tiếp khách hay họp hành. Ông cũng không quên chúng cả trong các buổi tối khiêu vũ.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Chương 10

Vốn tránh xa chính trị, nên tôi không hề hay biết sự căng thẳng giữa Mao và ban lãnh đạo trung ương đảng ngày càng tăng. Nhưng vào đầu năm 1956 tôi nhận thấy, Chủ tịch bị một sự bất an nào đó về chính trị ám ảnh. Sau này tôi mới biết, năm 1956 là thời điểm xảy ra một biến cố. Chính lúc đó, mầm mống của cuộc Cách mạng văn hóa, của sự xáo trộn chính trị ghê gớm đã được gieo, mà sau này nó đã làm chao đảo cả đất nước suốt một thập kỷ liền.

Bản tường trình bí mật của Khơ-rút-xốp tố cáo Stalin tại Đại hội lần thứ XX của đảng cộng sản Liên xô vào tháng hai năm 1956 đã đưa đến biến cố đó.

Mao không tham dự Đại hội đảng ở Mát-xcơ-va. Đoàn đại biểu Trung quốc do Chu Đức, người đã cùng với Mao thành lập Hồng Quân và chỉ huy đội quân du kích đó trong chiến tranh, dần đầu. Khi đó, Chu Đức khoảng 70 tuổi, đẹp lão với mái tóc đen dày và có nụ cười hiền hậu. Ông không hề có tham vọng chính trị. Sau giải phóng, ít nhiều ông đã co về cuộc sống riêng tư và đã từng giữ những vụ quan trọng: Phó Chủ tịch Chính phủ trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa (từ năm 1949 đến năm l954), phó Chủ tịch nước cộng hoà nhân dân Trung hoa và phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa (từ năm 1954 đến năm 1959). Khi ông không chính thức đi thị sát tình hình, thì ông dành thời gian chăm sóc những giò phong lan trong nhà vườn của ông ở Trung Nam Hải, nơi ông trồng tới hơn một nghìn giò. Chúng tôi thường gọi ông là Tổng tư lệnh và ông được nhân dân Trung quốc kính trọng, vì ông đã góp phần đưa đảng cộng sản Trung quốc lên nắm chính quyền.

Chu Đức đã không được chuẩn bị trong cuộc công kích của Khơ-rút-xốp. Ông đã đánh điện hỏi Mao về việc đó và xin chỉ thị ông nên phản ứng như thế nào. Đồng thời, ông đề nghị Trung quốc nên ủng hộ việc chỉ trích của Khơ-rút-xốp.

Đặng Tiểu Bình, lúc đó cũng ở Moskva, đã tán thành đề nghị của Chu Đức. Mao liền tỏ thái độ. Ông nổi giận nói: Chu Đức là kẻ dốt nát. Đồng chí ấy muốn chúng ta chỉ trích Stalin và quên sạch những nguyên tắc đạo đức cơ bản của cách mạng. Cả Khơ-rút-xốp và Chu Đức đều không thể chấp nhận được.

Thêm vào đó, Mao lại có lòng tin huyền bí vào vai trò của người lãnh đạo. Ông không hề băn khoăn khi cho rằng, chỉ có sự lãnh đạo duy nhất của ông mới cứu vãn và thay đổỉ được đất nước Trung hoa. Ông chính là Stalin của Trung quốc và ai cũng biết điều đó. Mao hình dung, ông là đấng Cứu thế của đất nước. Việc Khơ-rút-xốp chỉ trích Stalin đã buộc Mao phải đề phòng rồi có lúc quyền lực của ông bị xới mòn và địa vị lãnh đạo của ông gàp trắc trở. Có lẽ, Mao chỉ tán thành việc chỉ trích Stalin, một khi việc đó mang lại cơ hội cho chính cá nhân ông. Sau khi Stalin chết và Khơ-rút-xốp lên thay vào năm 1953, Mao đã chúc mừng việc bổ nhiệm này. Nhưng khi Stalin bị chỉ trích, thì Mao trở thành đối thủ không đội trời chung đối với Khơ-rút-xốp. Dưới con mắt của ông, người lãnh đạo mới của Liên xô đã phạm một nguyên tắc cơ bản của cách mạng. Đó là nguyên tắc trung quân bất di bất dịch. Mặc dù Khơ-rút-xốp chịu ơn Stalin về tất cả mọi việc, nhưng ông ta lại chống Stalin.

Hơn nữa, theo Mao, bằng việc chỉ trích của mình, Khơ-rút-xốp đã bắt tay với Mỹ, tức là bất tay với tên đế quốc đầu sỏ. Ông tố cáo: Ông ta đã trao gươm cho người khác để bầy cọp có thể nuốt chửng chúng ta. Nếu họ không muốn giữ thanh gươm đó, thì chúng ta sẽ giữ nó. Chúng ta có thê sử dụng nó hữu hiệu. Liên xô muốn chỉ trích Stalin, nhưng chúng ta sẽ không làm điều đó. Nhưng không chỉ có vậy, chúng ta sẽ kiên định đi theo đường lối của Stalin.

ấy thế, khi Mao kể cho tôi về thái độ của ông đối với vị lãnh tụ Xô viết đã quá cố, tôi mới sửng sốt nhận ra rằng, Stalin và ông không bao giờ có thể đồng hành với nhau được. Sự cừu địch của Mao đối với vị lãnh tụ Liên-xô này thật ghê gớm, hệt như thời kỳ chính phủ Xô Viết ở tỉnh Giang Tăy vào đầu những năm 1930.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Năm 1924, khi đảng cộng sản Trung quốc mới gần ba tuổi, Quốc tế cộng sản đã chỉ thị cho tổ chức đảng còn non trẻ này cùng với Quốc dân đảng thành lập một liên minh chính trị. Vì ở Trung quốc đang xảy ra loạn lạc và không có một chính phủ trung ương nào, nên Quốc tế cộng sản muốn những người cộng sản Trung quốc hợp tác với những người quốc gia để đánh đổ các thủ lĩnh ở những vùng khác và thống nhất đất nước do một chính phủ lãnh đạo. Một mặt trận thống nhất đã được hình thành. Tuy nhiên, nàm 1927, Tưởng Giới Thạch đã dồn hết sức chống lại những người cộng sản ở đô thị làm cho số đảng viên giảm đi mau chóng. Khi đó, Mao đã trở về quê ông ở Hồ Nam, nơi ông đã chứng kiến những cuộc nôi dậy của nông dân. Theo kinh nghiệm, những cuộc nổi dậy ở Trung quốc thường xuất phát từ nông thôn. Bởi vậy Mao hiểu rằng, nếu có một cuộc cách mạng xảy ra ở đất nước này trong thế kỷ 20, thì khởi điểm của nó chính là từ nông dân và họ sẽ là lực lượng nòng cốt trong cuộc cách mạng đó. Ông đã đưa ra một chiến lược táo bạo, mặc dù nó không tuân theo học thuyết Mác-Lê nin chính thống. Nhưng những điều kiện lịch sử ở Trung quốc lại diễn ra hoàn toàn ngược lại. Theo diễn giải của Mao, đảng cộng sản sẽ là người lãnh đạo nông dân nổì dậy. Tại những vùng núi hẻo lánh thuộc tỉnh Giang Tây, ông đã xây dựng một căn cứ địa, để thực hiện cải cách ruộng đất với sự hỗ trợ của nông dân. Ngoài ra, ông thường tiến hành những cuộc tập kích vào quân Tưởng Giới Thạch, hy vọng rằng cuối cùng sẽ tiêu hao được sinh lực của những người quốc gia, tạo điều kiện cho nông dân chiếm được các đô thị. Dưới sự chỉ huy của Mao, khu Xô viết tỉnh Giang Tây ngày càng được mở rộng. Năm 1930, Stalin bổ nhiệm Vương Minh, người vừa tốt nghiệp khoa học ở Liên-xô khi mới 25 tuổi, làm đại diện của Quốc tế cộng sản ở Trung quốc. Theo Mao, mặc dù Vương Minh không muốn, nhưng một bộ phận Quốc tế cộng sản lại chấp nhận sự lãnh đạo của đảng cộng sản Trung quốc, vì đảng kiên trì đưa những hoạt động cách mạng từ nông thôn vào thành thị, do đó đã đẩy những người cộng sản còn non kém vào những cuộc chiến đấu vô vọng. ở khu Xô Viết, Mao bị coi là bảo thủ và ông bị dồn đến chân tường. Mao kể: Stalin gọi tôi là người cộng sản ngu dốt - đỏ vỏ trắng lòng. Ban lãnh đạo khu Xô viết Giang Tây lâm vào tình trạng lao đao khi quân Tưởng Giới Thạch bao vây khu căn cứ ở vùng núi và bắt đầu hàng loạt các cuộc tấn công mãnh liệt mà Tưởng gọi là chiến dịch tảo thanh. Ông ta gần như thành công. Chiến dịch tảo thanh thứ năm mang ý nghĩa tiêu diệt đảng cộng sản Trung quốc. Nhưng đảng cộng sản quyết định phá vòng vây để khỏi bị tiêu diệt. Họ đã thực hiện một cuộc rút lui nổi tiếng là cuộc Vạn lý trường chinh. Ngay trong cuộc Vạn lý trường chinh này, Mao đã đoạt lại vị trí lãnh đạo của ông.

Mao đã buộc Stalin và Quốc tế cộng sản phải chịu trách nhiệm đối với những khủng hoảng trước đây của đảng. Theo ông, Quốc tế cộng sản đã biến những lối thoát có lợi thành ngõ cụt. Ông nói:

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

- Khi đó chúng tôi đã bị tiêu diệt 100% trong những vùng do Quốc Dân đảng kiểm soát ở Trung quốc, và ở khu Xô viết 90% bị tiêu điệt. Lẽ ra chúng tôi phải buộc Stalin hoặc Liên-xô chịu trách nhiệm về thảm họa đó, thì chúng tôi lại khiển trách một số đồng chí của chúng tôi vì thứ chủ nghĩa giáo điều mang tính duy ý chí sai lầm của họ.

Không phải Stalin, mà chính Vương Minh, tín đồ của chính sách Stalin, phải báo cáo về tai họa này. Thậm chí, Mao cũng đã kết tội ông ta là người tả phái phiêu lưu. Ngoài ra, Mao còn chỉ trích Stalin rằng, sau Chiến tranh thế giới thứ hai ông ta đã quy phục trước sức mạnh của Mỹ và khuyên đảng cộng sản Trung quốc noi gương các đảng cộng sản Pháp, ý và Hy Lạp, đầu hàng chính phủ, tức là đầu hàng Quốc dân đảng. Nhưng Mao đã cự tuyệt. Trong cuộc nội chiến giữa những người Quốc gia và những người cộng sản, Stalin không hề giúp những người cộng sản một khẩu súng hay một viên đạn nào, đến cả cái rắm cũng không. Chẳng những thế, ông ta lại ép những người cộng sản phải ngừng cuộc hành quân của họ ở phía Bắc sông Dương Tử và để cho Quốc dân đảng kiểm soát toàn bộ miền Nam. Mao nói: Chúng tôi không thèm đề ý đến lời ông ta.

Tôi thường nghe rằng, phần lớn vũ khí mà những người cộng sản dùng trong cuộc nội chiến là từ Liên-xô và được để lại khi người Xô viết di tản đến vùng Mãn Châu khi chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Nhưng Mao lại không muốn xác nhận rằng, thực ra Liên xô đã giúp và tôi khó mà cãi lại ông được.

Khi những người cộng sản chiếm thành phố Nam Kinh - thủ phủ của Quốc dân đảng, Tưởng Giới Thạch phải chạy trốn về Quảng Châu. Mao nói, đại sứ Anh và Hoa Kỳ đã ở lại Nam Kinh để hợp tác với chính phủ mới. Ngược lại, Liên-xô đã ủng hộ Quốc dân đảng và chuyển sứ quán của họ về Quảng Châu. Theo Mao, thì Stalin không muốn những người cộng sản chiến tháng. Mao nói tiếp:

- Mùa đông năm 1949, chỉ vài tháng sau giải phóng, thì tôi đi hội đàm ở Liên-xô. Nhưng Stalin không tin tôi. Hai tháng trôi qua mà vẫn không thấy động tĩnh gì. Cuối cùng, tôi bực quá và nói: Nếu đồng chí không muốn hội đàm, thì chúng ta cứ gác việc đó lại và tôi về.

Nhưng rồi, một Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ song phương giữa Liên-xô và Trung quốc cũng đã được ký. Cuộc chiến ở Triều Tiên cũng gây ra càng thẳng giữa Mao và Stalin. Tôi thường cho rằng, Liên-xô và Trung quốc đã hợp tác với nhau trong chiến tranh, thế nhưng Mao lại phủ nhận diu này. Ông nói:

- Khi quân đội Mỹ tiến đến biên giới Trung - Triều tại sông áp Lục, tôi đã nói với Stalin chúng tôi sẽ điều quan đến đó. Nhưng Stalin không đồng ý, vì ông ta sợ xảy ra Thế chiến thứ ba.

Mao báo cho Stalin rằng, nếu ông ta không muốn tham chiến và nếu người Mỹ chiếm được Triều Tiên, thì họ sẽ không chỉ đe dọa Trung quốc, mà còn là mối nguy hiểm đối với cả Liên-xô nữa.

Cuối cùng, há miệng, thì có thể mắc quai. Cứ muốn đánh nhau, Mao lại phải cần đến vũ khí của Liên-xô. Một khi Liên-xô sợ Mỹ và Anh kết tội ủng hộ Trung quốc, thì Trung quốc có thể mua lại vũ khí của Liên-xô. Trung quốc sẽ đơn phương chiến đấu và Liên-xô không dính dáng gì đến việc này. Mao quy cho Stalin muốn chia cắt Trung quốc. Để làm điều đó, Stalin đã cố đưa Cao Cương lên làm thủ lĩnh ở Mãn Châu và thành lập ở đây một đảng cộng sản riêng. Sự khẳng định của Mao làm tôi ngạc nhiên. Với tất cả những lời lẽ công khai thì Liên-xô là người anh của Trung quốc, là tấm gương cho sự phát triển xã hội chủ nghĩa của chính chúng ta. Nhưng theo Mao, thực ra sự tương quan này gần như là mối quan hệ chủ tớ. Mao nói: Họ muốn nuốt chửng chúng ta. Không bao giờ ông muốn bị thất thế. Lịch sử đã dạy ông rằng, nên ủng hộ những đất nước xa xôi, nên thận trọng đối với những nước láng giềng và đừng có đặt niềm tin vào chủ nghĩa bành trướng Xô Viết.

Tuy nhiên, Mao không bao giờ để lộ sự chỉ trích của ông, vì với tư cách một người lãnh đạo cách mạng, Mao liên hệ mật thiết với Stalin.

Bản tường trình của Khơ-rút-xốp cũng làm cho chính sách đối nội của Trung quốc thay đổi. Việc Chu Đức đề nghị Trung quốc nên ủng hộ việc chỉ trích Stalin là một sự xúc phạm ghê gớm đối với Mao. Không bao giờ tôi cho Chu Đức lại là mối nguy hiểm đối với Mao và sự bực tức của Mao là vô lý. Nhưng trước đây, Mao và Chu Đức đã từng tranh cãi với nhau khi còn ở Giang Tây và Mao đã quả quyết, nhận định ban đầu của Chu Đức về bản tường trình của Khơ-rút-xốp đã phản ánh tư cách của ông ta. Vì vậy, ông đã không hiểu được sự trung thành của Chu Đức.

Ngày 1-5-1956, hai tháng sau khi bản tường trình của Khơ-rút-xốp được công bố và cơn giận lôi đình của Mao, thì Chu Đức lâm bệnh. Thực ra, tình trạng sức khỏe đã không cho phép ông có mặt trên khán đài ở quảng trường Thiên An Môn, nhưng đó lại là một sự kiện chính trị quan trọng, vì các vị lãnh đạo cao cấp của Trung quốc đều có mặt vào ngày hôm đó để chụp một bức ảnh chính thức. Bởi thế, Chu Đức ngại rằng người ta sẽ có ấn tượng nào đấy khi ông vắng mặt trước công chúng. Ông đã nói với Trần Dương Anh, vợ góa của Nhậm Bích Thế là: Nếu tôi không đến, mọi người sẽ nghĩ tôi đã phạm một sai lầm tồi tệ về chính trị và vì thế tôi đã vắng mặt. Cuối cùng, khi chụp ảnh, Chu Đức mệt mỏi, mặt tái mét đứng vào chỗ của ông cách không xa Mao Chủ tịch.

Mao không bao giờ tha thứ cho Khơ-rút-xốp vì ông ta đã chỉ trích Stalin. Tuy nhiên, vào nãm 1956 tôi để ý thấy Mao cũng thường bất bình với ban lãnh đạo đảng của ông như thế nào. Trước hết, loại người hèn hạ, cứng nhắc, dập khuôn theo mô hình Xô Viết đã làm ông không hài lòng.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Ngay năm 1956, Liên-xô đã đảm nhận nhiều công việc giúp Trung quốc. Dưới sự giám sát trực tiếp của đảng cộng sản Trung quốc, một bộ máy quan liêu, cồng kềnh đã được triển khai và nó quán xuyến cả những vùng nông thôn. Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp đã hoàn thành, những nhà máy và doanh nghiệp lớn ở các thành phố đều do nhà nước quản lý. Các xí nghiệp tiểu thủ công nghiệp có quy mô nhỏ hơn và các cửa hiệu đã bị quốc hữu hoá hoặc là được giao cho chính quyền địa phương quản lý. Sự chuyển biến mang tính xã hội chủ nghĩa đã thể hiện rõ nét trong phương diện kinh tế quan liêu. Nhưng sự chuyển biến về tư tưởng, sự hồi sinh sống động của Trung quốc mà Mao ao ước thật khó mà đạt được. Những chiến sĩ cách mạng kỳ cựu đã trở thành những kẻ quan liêu, đối với họ đặc quyền đặc lợi và địa vị xã hội quan trọng hơn cả tư tưởng cách mạng của Mao. Mao tỏ ra nóng lòng. Ông muốn đẩy mạnh cuộc cách mạng. Nhưng nhưng kẻ quan liêu trong đảng, trong đó có cả những cán bộ lãnh đạo cao cấp, vẫn còn dè dặt và bám lý hình mẫu phát triển của Liên-xô. Người ta đã thiết lập những thể chế và cơ cấu tổ chức theo khuôn mẫu của Liên-xô mà không lưu tâm đến hoàn cảnh đặc biệt ở Trung quốc. Do vậy, Mao đã nổi giận với các đồng chí của ông.

Cuộc cách mạng do Mao tiến hành đòi hỏi lòng dũng cảm, sự hăng hái, tinh thần sẵn sàng chiến đấu và Mao cho rằng, những người lãnh đạo của Trung quốc vẫn còn thiếu những đặc điểm đó. Bởi vì, thậm chí một số người tán thành việc Khơ-rút-xốp chỉ trích Stalin, nên ông phải dè chừng đối với địa vị của mình. Mao không muốn một thuộc hạ nào của ông noi gương Khơ-rút-xốp và lên án ông mãnh liệt sau khi ông qua đời. Cho nên, ông cũng tính đến việc có kẻ nào đó âm mưu lật đổ ông khi ông còn sống. Sự bất bình của ông đối với đảng ngày càng tăng theo năm tháng và nó đã đưa đến cuộc Cách mạng văn hóa đầy tai hại.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Chương 11

Việc Mao tự viết về mình thật là thiếu liêm sỉ.

Năm 1970, ông nói với Edgar Snow ông là hoà thượng đạt san, dịch từng chữ có nghĩa là hoà thượng đội mũ. Nhưng heshang dasan chỉ là vế đầu của một câu thơ. Vế thứ hai là vô phan vô thiên mới là vế quan trọng, nhưng lại thường không được nhắc đến. Vô phan vô thiên, có nghĩa là không tóc, không Trời, tức là coi Trời bằng vung, để nói về một người bất phục. Vì người nữ phiên dịch của Mao khi đó không được đào tạo về lĩnh vực văn chương, nên đã dịch câu nói của Mao thành một nhà sư đội mũ cô đơn lang bạt khắp nơi. Edgar Snow và những nhà khoa học khác suy ra rằng, Mao tự ví mình như một người độc hành đáng thương. Nhưng thực ra, Mao muốn nói rằng, chính ông là thiên, là Trời: vô phan vô thiên.

Mao đã nổi dậy chống lại mọi quyền lực và doạt được mọi thứ. Đieu này không chỉ có giá trị đối với những quyết định trong lĩnh vực chính trị cao nhất, mà còn có tác dụng đối với cả những việc lặt vặt hàng ngày. Tại Trung Nam Hải, không có gì xảy ra nếu không được ông chuẩn y. Thậm chí ông quyết định cả việc vợ ông mặc bộ y phục nào.

Mao không có bạn và sống hoàn hoàn cách biệt. Ông dành rất ít thời gian cho vợ và không quan tâm lám đến con cái. Mặc dù sự lịch thiệp của Mao trong cuộc gặp gỡ đầu tiên của chúng tôi đã gây cho tôi ấn tượng rằng, Mao không những tỏ ra đáng yêu, thân mật và còn nhân hậu nữa. Một lần tôi và Chủ tịch đi xem biểu diễn nghệ thuật ở Thượng Hải. Trong tiết mục đi trên dây, một em nhỏ đã bị thương nặng. Trong khi khán giả lặng người đi và mẹ của em nhỏ khóc lóc trước sự không may đó, thì chỉ có Mao vẫn thản nhiên tán chuyện và cười vang như không có điều gì xảy ra. Tôi cũng biết, ông không bao giờ hỏi han về số phận của em nhỏ đi trên dây. Tôi không thể hiểu nổi sự lãnh đạm của Mao. Có lẽ vì đã chứng kiến quá nhiều cảnh tang tóc, nên ông chai sạn với nỗi đau khổ của con người. Người vợ đầu của ông là bà Đường Khai Tuệ và cả hai người em ruột của ông đều bị Quốc dân đảng sát hại. Con trai cả của ông cũng đã hy sinh trong cuộc chỉến ở Triều Tiên. Ông cũng đã mất những người con trong cuộc Vạn lý trường chinh vào giữa những năm 30. Nhưng không bao giờ tôi thấy ông để lộ bất cứ sự xúc động nào vì những mất mát này. Việc ông sống sót trong khi nhĩeu người khác đã hy sinh càng làm cho ông tin tưởng ông sẽ rất thọ. Ông nói, chính những người chết đã phù hộ cho cách mạng.

Mao không bao giờ thiếu thông tin. Mặc dù suốt ngày ông nằm trên giường và không mặc quần áo, nhưng ông thường đọc và được các cộng sự của ông báo cáo bằng văn bản hoặc bằng miệng về những sự kiện ở Trung quốc và trên thế giới, từ những mưu mô lặt vặt ngay xung quanh ông, những diễn biến tại những nơi hẻo lánh ở Trung quốc cho đến những sự việc xảy ra ở những đất nước xa xôi khác. Mao không ưa hình thức và lễ nghi. Sau khi Mao được bổ nhiệm làm Chủ tịch nước ít lâu vào năm 1949, vụ trưởng Vụ Lễ tân Dư Tín Thanh đề nghị ông nên tuân theo lễ nghi quốc tế trong khi đón tiếp các đại sứ nước ngoài, như mặc quần áo màu sẫm, đi giày da đen. Mao đã nổi giận. Ông nói:

- Chúng ta là người Trung quốc, chúng ta có tập quán riêng của chúng ta. Tại sao chúng ta lại phải theo người khác?

Từ đó ông thường mặc bộ đồng phục kiểu Tôn Trung Sơn và đi giày vải. Khi các chính trị gia hàng đầu khác noi gương vị Chủ tịch của họ, thì tên của bộ đồng phục đã thay đổi và bộ đồng phục màu xám kiểu Mao đã trở thành mốt. Vụ trưởng Vụ Lễ tân, người dám cả gan khuyên Mao tuân theo nghi thứ quốc tế đã bị cách chức. Ông ta đã tự vẫn trong thời kỳ Cách mạng vàn hóa. Mao coi lịch trình, công việc hàng ngày, nghi thức và lễ nghi như là phương tiện để kiểm tra chính mình. Ông không hề bị lệ thuộc vào bất cứ quy định nào, ông thưng chơi bời quá độ. Khi đi dạo, ông thường về nhà bằng đường khác. Ông hay tìm tòi những cái mới, những điều chưa được thử nghiệm không những trong cuộc sống riêng tư mà còn cả trong lĩnh vực chính trị. Ông mê nhất lịch sử Trung hoa. Ông thường nói: Chúng ta phải nghiên cứu về quá khứ để phục vụ hiện tại. Ông đã đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần cuốn lịch sử 24 triều đại - một bộ biên niên sử chính thống, được triều đại vừa mới chiến thắng sắp xếp trong khoảng thời gian từ năm 221 trước công nguyên đến năm 1644 sau công nguyên.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Tuy nhiên, quan điểm lịch sử của Mao khác cơ bản với những người bình thường khác ở Trung quốc. Lĩnh vực đạo đức không có chỗ trong chính sách của Mao. Tôi hoảng sợ khi nghe thấy rằng, Mao không chỉ tự ví mình với những vị hoàng đế Trung hoa, mà còn tỏ ra khăm phục những tên bạo chúa bất nhân nhất. Mao đặc biệt khâm phục vua Chu, kẻ trị vì triều đại nhà Thương trước công nguyên. Dân tộc Trung hoa ghê tởm vua Chu và khiếp sợ trước sự tàn bạo của vị vua này. Đối với nhà vua, sinh mạng của bầy tôi chỉ là cỏ rác và nhà vua thích bêu xác những nạn nhân bị hành quyết, để cảnh cáo những người nổi loạn chống lại nhà vua. Bể tắm của nhà vua thường đổ đy rượu vang.

Tuy vậy, Mao cho rằng, sự quá thái của vua Chu không có nghĩa gì so với những việc làm của nhà vua. Vua Chu đã bành trướng lãnh thổ Trung hoa, kiểm soát cả một vùng duyên hải từ Bầc tới Nam và đã thống nhất nhiều sắc tộc khác nhau. ấy thế, nhà vua đã ra lệnh giết một số vị quan có tài và trung thành. Thí dụ điển hình là một vị quan đã lập được nhiều công trạng, nhưng chỉ vì can ngăn hành động bành trướng của vua Chu mà bị xử trảm. Vua Chu sống rất xa hoa và có hàng nghìn cung tần mỹ nữ, nhưng vua nào mà chẳng thế.

Vua Tần Thủy Hoàng, 22l-206 trước công nguyên, người lập nên triều đại nhà Tần và vương quốc Trung hoa tồn tại gần hai nghìn năm, cũng là người được Mao hâm mộ. Ông thường ví mình với vị hoàng đế này. Như vua Chu, Tần Thủy Hoàng cũng bành trướng lãnh thổ Trung hoa và đã thống nhất vô số các quốc gia nhỏ. Ông đã đưa ra đơn vị đo trọng lượng và khối lượng, đã xây dựng mạng lưới đường bộ. Nhưng người Trung hoa khinh bỉ ông, vì ông đã tàn sát những người theo đạo Khổng và đốt những cuốn sách cổ. Mặc dù vậy, Mao nói, Tần Thủy Hoàng chỉ làm điều này để cố gắng thống nhất đất nước Trung hoa và xây dựng đế quốc Trung hoa mà không bị ngăn cản. Ngoài ra, ông ta chỉ giết 260 người theo đạo Khổng thì có gì quá thảm khốc? Khi nhận xét về Tần Thuỷ Hoàng, người ta không được cường điệu những điều không quan trọng mà quên đi những điểm nổi bật.

Mao cũng rất khâm phục Hoàng hậu Võ Tắc Thiên (627-705 sau công nguyên), một trong số ít phụ nữ nắm giữ quyền lực ở Trung quốc và là cái đích mà sau này Giang Thanh đã cố đạt được. Khi Mao hỏi tôi nghĩ gì về Võ Tắc Thiên, tôi đã nói thẳng: Bà ta là người đa nghi, gian giảo và đã giết hại quá nhiều người. Mao nói:

- Đúng vậy, nhưng Võ Tắc Thiên cũng là một người cải cách xã hội. Bà ta đã bênh vực quyền lợi của địa chủ nhỏ và trung bình trong việc nộp tô cho giới quý tộc và những dòng họ lớn. Nếu bà ta không đa nghi và không tin vào những tay do thám của bà thì làm sao bà phát hiện được những âm mưu của giới thượng lưu và của những gia tộc lớn chống lại bà? Và tạì sao bà lại không hạ thủ những kẻ âm mưu chống lại bà?

Đối với vua Tùy Dạng (604- 618 sau công nguyên) cũng vậy. Dưới con mất của người Trung quốc, ông vua này là tên bạo chúa xấu xa nhất. Ông mê gái và mê rượu. Ông sống rất xa hoa, đồi trụy. Những cô gái trẻ đẹp đã phải kéo con thuyền du ngoạn của ông ngược dòng bằng những sợi dây lụa. Vô số người đã chết trong khi đào kênh của vua. Nhưng Mao lại liệt ông vào hàng những kẻ cai trị giỏi nhất. Tất cả các con sông ở Trung quốc đều chảy từ Tây sang Đông. Riêng kênh của vua lại nối miền Bắc với miền Nam. Vì vậy, vua Tùy Dạng cũng là người vĩ đại hiếm có.

Mao quan tâm đến lịch sử Trung quốc hơn cả. Nhưng ông cũng đã đọc ít nhiều về một số nhân vật lịch sử phương Tây. Trước hết, ông đánh giá cao Napoleon. Theo Mao, bằng lực lượng pháo binh mạnh, Napoleon đã làm một cuộc cách mạng về chiến lược quân sự. Ngoài ra, vị tướng Pháp này đã ứng dụng khoa học vào chính sách bành trướng. Ông không chỉ đưa quân đến Ai Cập mà còn đưa cả các nhà khoa học đến đó để nghiên cứu nguồn gốc của nền văn minh phương Tây. Mao cũng muốn tổ chức một chuyến đi nghiên cứu như vậy. Năm 1964 ông đã dự định thực hiện chuyến thám hiểm khoa học tìm hiểm về nguồn gốc của con sông Hoàng hà ở tỉnh Thanh Hải xa xôi. Sông Hoàng Hà đã từ lâu gắn chặt với cái nôi của nền văn hoá Trung quốc khiến Mao có ý định lần về quá khứ của nền văn hóa này và cả nguồn gốc của nó nữa. Uông Đông Hưng được giao nhiệm vụ tập hợp và điều hành một nhóm những nhà sử học, trắc địa, địa chất và những chuyên viên thủy học và năng lượng học. Uông ta đã kiếm được những con ngựa vùng Nội Mông cũng như quân trang, quân dụng. Tôi và Mao cùng nhau tập cưỡi ngựa. Ngày 10 tháng tám 1964 chuyến đi bị hoãn lại, năm ngày trước Mao nhận được tin Mỹ định đổ thêm quân vào Việt Nam hòng làm chủ tình thế. Ông quyết định bí mật phái ra chiến trường những người lính Trung quốc được cải trang bằng những bộ quân phục Việt Nam, để hỗ trợ cho đồng minh của ông.

Về chính bản thân ông, quan điểm lịch sử của Mao cũng có nhiều điểm không đúng. Những tài liệu về quá khứ của đất nước Trung hoa đã giúp ông nắm được và điều chỉnh được hiện tại và ông kết hợp điều đó với chính sách đối ngoại của đất nước. Tôi biết, những mưu mô trong các triều đại vua chúa tác động đến tư tưởng của ông mạnh hơn cả chủ nghĩa Mác-Lênin. Dĩ nhiên, Mao vẫn là một người cách mạng. Mục đích của ông là thành lập nước Trung quốc, mang lại sức mạnh và cuộc sống tốt đẹp cho đất nước. Thế nhưng quá khứ lại dẫn dắt sự lãnh đạo và lối hành xử đầy thâm hiểm của ông nhằm vào tầng lớp lãnh đạo cao cấp.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Nếu xét đến những thay đổi mà Mao cố đạt được, thì những thay đổi đó lại chẳng đóng góp được gì vào lịch sử của Trung quốc. Quan điểm của Mao là sử dụng văn hóa Trung quốc. Ông muốn đổi mới nền văn hoá đó, nên điều cần thiết là phải học hỏi nước ngoài và kết hợp những tư tưởng mới lạ với tình hình Trung quốc. Ông thường nói, kết quả sẽ không mang tính chất của Trung quốc, mà cũng không mang tính ngoại lai, chẳng phảỉ là lừa, mà cũng chẳng phải là ngựa, mà là con la.

Bằng chủ nghĩa xã hội, Mao muốn khơi dậy tiềm năng sáng tạo của dân tộc Trung hoa và đưa đất nước Trung quốc trở lại thời hoàng kim trước đây. Ông cần sự ủng hộ cần thiết của Liên-xô, vì đó là một nhà nước xã hội chủ nghĩa hết sức quan trọng đối với Trung quốc. Ngay từ khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung hoa, Mao đã tâm niệm rằng, Trung quốc phải đi theo một hướng riêng. Liên xô là một tấm gương đối với ban lãnh đạo mới của Trung quốc. Nhưng khi Mao nói về chủ nghĩa xã hội, ông thường đề cập đến một chủ nghĩa xã hội mang tính chất đặc thù của Trung quốc, một chủ nghĩa xã hội làm cho đất nước Trung quốc hạnh phúc và vinh quang. Ông thường nói, việc nhập cảng ồ ạt tư tưởng và hàng hóa của nước ngoài mà không có sáng tạo của mình thật đáng lên án. Ông không bao giờ có ý định tiếp thu mô hình xô-viết mà không có phê phán. Ngay hôm đầu chúng tôi quen nhau, ông đã tỏ ra rất khâm phục công nghệ, sự năng động và nền khoa học của Mỹ và phương Tây. Với quan điểm phát triển theo một hướng riêng, và nhờ có kiến thức, mà ông thường không cường điệu, coi Liên-xô là một tấm gương sáng duy nhất đối với việc xây dựng lại đất nước Trung quốc.

Mao có một cách nhìn đặc biệt về vai trò của riêng ông trong lịch sử. Ông là người lãnh đạo vĩ đại nhất, kẻ trị vì vĩ đại nhất trong tất cả những kẻ trị vì, là người đã thống nhất đất nước Trung quốc và muốn đưa đất nước này trở lại thành cường quốc như trước đây. Với tôi, Mao không bao giờ dùng chữ hiện đại hóa. Ông không phải là người hiện đại. Thay vì điều này, ông nói về việc làm cho đất nước phồn vinh và lấy lại được tầm vóc trước đây của nó. Là một kẻ nổi loạn, một kẻ không thích sùng bái, nhưng ông lại muốn dựng lên Vạn lý trường thành của riêng ông. Sự vĩ đại của bản thân ông và nhân dân Trung quốc đan xen vào với nhau. Cả đất nước Trung quốc là của Mao và ông có thể thử nghiệm tùy thích. Mao là Trung quốc và ông nghi ngờ bất cứ ai tỏ ý muốn bàn về vị trí của ông hoặc không chia xẻ quan điểm của ông. Ông đã loại những đối thủ của ông một cách không thương xót. Đối với ông, sinh mạng của những người dưới quyền hoàn toàn vô nghĩa.

Lúc đầu, tôi khó tin rằng, Mao lại sẵn sàng hy sinh những công dân của nước ta đề đạt được mục đích của ông. Từ khi Mao gặp tổng thống ấn độ Jawaharlan Nehru vào tháng 10 năm 1954, tôi mới biết rằng Mao đã dành sẵn những quả bom nguyên tử cho con hổ giấy và không ngần ngại hy sinh hàng trìệu người Trung quốc để chiến thắng trong cuộc đấu tranh chống bọn đế quốc. Ông quả quyết với Nehru: Đừng có sợ bom nguyên tử. Trung quốc rất đông dân. làm sao một quả bom nguyên tử lại có thể xóa sổ tất cả họ được. Nếu ai có thề ném vào người khác một quả bom nguyên tử, thì tôi cũng có thể làm được việc đó. Tôi đâu có sợ trước cái chết của mười hay hai mươi triệu dân. Nghe đến đó, ông Nehru phát hoảng. Trong bài diễn văn đọc ở Moskva năm 1957, Mao tuyên bố, ông sẵn sàng hy sinh 300 triệu dân Trung quốc, một nửa dân số Trung quốc. Ngay khi Trung quốc có mất đi nửa số dân, thì đó cũng chưa phải là tốn thất lớn lao, vì đất nước này vẫn có thể sản sinh ra nhiều người nữa. Riêng trong thời kỳ đại nhảy vọt trước đây đã có hàng trìệu người Trung quốc chết đói, làm cho tôi thấy ràng, Mao hệt như những tên bạo chúa mà ông vốn khâm phục. Ông thừa hiểu, nhiều người đã chết ra sao, nhưng ông không hề mảy may động lòng.

Từ cuộc nói chuyện đầu tiên giữa chúng tôi về lịch sử Trung quốc, tôi đã có thể rút ra những bài học cho bản thân. Quan điểm lịch sử của Mao rất bổ ích đối với tôi. Ông là trung tâm để vạn vật quay quanh ông. ý muốn của ông là trên hết. Sự trung thành là yêu cầu cao nhất. Ông đòi hỏi ở những người dưới quyền ông, vợ ông, bạn gái của ông, các cộng sự và nhưng người phục vụ ông, cũng như những người lãnh dạo chính trị mà ông đã chia xẻ quyền lực với họ, sự trung thành tuyệt đối và trọn vẹn.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Sự trung thành này dựa vào sự tin cậy ít hơn vào sự lệ thuộc. Vì Mao không có khả năng mang lại những tình cảm khác, nên ông cũng không thể trông chờ người ta dành cho ông mối thiện cảm. Trong tất cả những năm là bác sỹ riêng của Mao, tôi thường chứng kiến việc Mao củng cố lòng trung thành của người khác cũng như của tôi đối với ông như thế nào.

Với vẻ dễ mến, ông đã chiếm được lòng tin của người khác và làm cho họ thú nhận những khuyết điểm của họ. Mao đã bỏ qua tất cả và làm cho họ có cảm giác yên tâm. Bằng cách này, ông đã thâu nạp được những cộng sự trung thành nhờ sự bao dung bên ngoài của ông. Bất cứ những ai trung thành mới Mao, đều bị lệ thuộc vào ông, và càng lệ thuộc vào ông, thì họ càng khó thoát khỏi sự khống chế của ông. Không một ai ở Trung quốc dám ủng hộ một người nào đó đã không trung thành với Chủ tịch. Có một số người đáng tin cậy, vì Mao đã cứu bản thân họ hoặc làm cho họ yên tâm, hoặc họ coi ông là cứu nhân của đất nước Trung quốc. Ngược lại, những người khác thường là những kẻ xu nịnh. Mao cũng thích được bợ đỡ, ngay cả khi ông thừa biết họ chẳng nghiêm chỉnh gì, vì ông hiểu rằng, thời gian sẽ phân loại được những kẻ nịnh thần với những người thực sự trung thành. Rút cuộc, những kẻ nịnh bợ sẽ bị phế truất, nếu họ không còn tác dụng nữa.

Phương châm của Mao là: Phục vụ nhân dân và khắp đất nước Trung quốc, đâu đâu lời hiệu triệu này cũng được quảng cáo bằng chữ trắng viết trên nền đỏ với bút tích của Mao. Đằng sau cánh cổng của nước Trung hoa mới sau lối vào khu vực Trung Nam Hải ở phía Nam, có một tấm biển mang dòng chữ vàng cấm thường dân Trung quốc ngó nghiêng vào bên trong khu Cấm Thành hiện đại, nơi những ngươi lãnh đạo cao cấp nhất của Trung quốc sống và làm việc. Trong những buổi họp nghiên cứu chính trị định kỳ ở Trung Nam Hải, chúng tôi thường được nhắc nhở là phải phục vụ nhân dân và đảng thay vì phục vụ cá nhân mình. Lời hiệu triệu này luôn cổ vũ tôi và là một trong những lý do khiến tôi nhất thiết phải gia nhập đảng cộng sản.

Nhưng sau khi bắt tay vào công việc ít lâu, tôi nhận thấy rằng, Mao là trung tâm để vạn vật quay quanh, là một cái mỏ quí và người được bảo vệ, được bợ đỡ và được nịnh hót. Mọi việc đều được làm vì Mao. Ông không bao giờ phải nhúng tay, không bao giờ tự xỏ tất đi giày, tự mác quần áo hay tự chải đầu. Khi tôi lưu ý với Uông Đông Hưng rằng, phải tập trung sức lực của nhóm Một vào việc phục vụ Mao, chứ không phải phục vụ nhân dân, thì ông ta nói phục vụ nhân dân chỉ là một khái niệm trừu tượng. Uông nói: Chúng ta phải phục vụ một cá nhân cụ thể. Nói là phục vụ Mao có nghĩa là phục vụ nhân dân, không đúng sao? Đảng đã tin tưởng giao công việc cho đồng chí, tức là đồng chí đã làm việc cho đảng hay à không phảỉ như vậy?

Thật là non dại và thơ ngây làm sao khi tôi đã tin vào lời nói của Uông Đông Hưng. Thế rồi sau này tôi đã hiểu rằng, hệt như các vị hoàng đế đã ruồng bỏ không thương tiếc những thuộc hạ của mình, khi những người này không hoàn toàn đồng ý với sự nghĩ của các vị hoàng đế, Mao cũng có thể phế truất tất cả những cố vấn và cộng sự của ông, nếu họ không hoàn toàn nhất trí với ông. Lúc đầu, người ta đã không trừng phạt các quan chức cao cấp vì đôi khi họ có những ý kiến khác với Mao. Nhưng Mao vẫn để bụng và một khi ông biết được ai đó dưới quyền không trung thành với ông, đến khi thời gian chín muồi, ông có thể đánh gục cả những chién sĩ cách mạng lão thành mà không hề đắn đo. Những người như Chu Ân Lai có vẻ biết được điều đó và hoàn toàn tuân phục Mao. Những người khác như Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu thì không thế, nên họ phải rút lui. Khi một người lãnh đạo cao cấp có tư duy độc lập, thì ông ta sẽ bị loại.

Một khi Mao nghi ngờ những ai trong ban tham mưu của ông có quan hệ mật thiết với những quan chức cao cấp quan trọng khác, như Chu Ân Lai, Lâm Bưu hoặc Lưu Thiếu Kỳ, thì ông sẽ phế truất họ ngay. Mao cảnh cáo tôi: Mọi tai họa đều do cái miệng. Tôi biết số phận của tôi phụ thuộc vào sự nín lặng của tôi. Trong khi xảy ra những trào lưu chính trị làm xáo trộn cả đất nước Trung hoa trong hai thập kỷ liền, tôi đã ghi lòng tạc dạ lời giáo huấn của Mao Chủ tịch và chỉ giới hạn mình trong việc chăm sóc sức khỏe cho ông. Khi là bác sỹ riêng của Mao, tôi đã biết được tính tàn nhẫn của ông. Tôi đã nín lặng, để khỏi mang vạ vào thân và chỉ nói khi Mao muốn. Mặc dù vậy tôi vẫn kính trọng ông. Ông là con người vĩ đại của Trung quốc, là người đã cứu đất nước chúng ta, là ngọn núi cao nhất của chúng ta, của tất cả những người lãnh đạo của chúng ta. Đối với tôi, Trung quốc là một đại gia đình duy nhất và gia đình này cần có một người chủ. Đó là Mao Chủ tịch. Tôi muốn phục vụ ông và cũng là phục vụ nhân dân Trung quốc.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Chương 12

Khi vi hành với Mao, tôi mới biết người ta đã sửa soạn cho những chuyến đi của ông như thế nào. Sự an toàn và sức khỏe của ông là trên hết. Tại Trung Nam Hải, Mao được bảo vệ rất cẩn mật bằng các biện pháp an ninh đa dạng, nhưng những biện pháp đó dần dần trở nên quá nhàm, đến nỗi hầu như tôi không để ý đến chúng nữa. Chỉ trong các chuyến đi chu du, các biện pháp bảo vệ đặc biệt đó mới lại bộc lộ.

Mao thường hay đi đây đó, ít khi ông sống một thời gian dài ở Bắc Kinh. Tại thủ phủ ở phía Bắc này, ông cảm thấy như không phải ở nhà. Ông thích về quê ông ở miền Nam hơn và về những nơi ông thích lưu lại như Quảng Châu, Hàng Châu, Thượng Hải và Vũ Hán. Ông thường ở lại những nơi đó hàng tháng trời và miễn cưỡng trở về Bắc Kinh vào các ngày lễ mồng l tháng Năm hay ngày quốc khánh, hoặc để tiếp khách nước ngoài. Khi đi chu du, Mao cũng có những sở thích của ông. Nếu ông quyết định đi Hàng Châu vào buổi sáng, thì thường thường chúng tôi phải lên đường vào chiều hôm trước. Ngay những người tháp tùng ông cũng không được thông báo chính xác điểm dừng của cuộc hành trình và nếu Mao đã định đi đâu từ lâu, thì thường vào chiều hôm trước chúng tôi mới được thông báo vì lực lượng an ninh sợ chuyến đi của ông có thể bị tiết lộ. Bởi vậy, ít khi chúng tôi có quá một hay hai ngày để chuẩn bị.

Mao thường chu du bằng một đoàn tàu hỏa của riêng ông có mười một toa lịch sự. Đoàn tàu được để trong một căn nhà đặc biệt, cách xa ga chính của thành phố Bắc Kỉnh để Mao đi lại thuận tiện. Mao và Giang Thanh có những toa riêng, mặc dù Giang Thanh chỉ một lần duy nhất cùng đi với chúng tôi. Toa thứ ba của đoàn tàu được dùng làm phòng ăn và nhà bếp. Trong toa sang trọng của Mao có một chiếc giường gỗ đồ sộ, một giá sách lớn chiếm mất khá nhiều chỗ.

Bốn toa ngủ có giường tầng được dành cho đám vệ sỹ của Mao vốn là nhân viên an ninh của cơ quan trung ương, cho nhân viên trên tàu và ban tham mưu của Mao gồm thợ chụp ảnh, phục vụ và đầu bếp. Tất cả họ dùng một toa ăn riêng. Một toa khác chứa dụng cụ y tế dành cho trường hợp cấp cứu và có thêm một toa dự phòng nữa. Cái đuy nhất mà đoàn tàu còn thiếu là máy điều hòa nhiệt độ, đến nỗi vào mùa hè trong tàu nóng như thiêu như đốt. Tuy nhiên, vào đầu những năm 60 Mao đã nhận được một đoàn tàu mới của Đông Đức. Đoàn tàu được trang bị đầy đủ tiện nghi với hệ thống chiếu sáng gián tiếp, với những máy móc hiện đại nhất và tất nhiên còn có cả hệ thống điều hòa nhiệt độ. Uông Đông Hưng, Lâm Khắc, thư ký riêng của Mao và tôi có một toa riêng có buồng ở. Trong những căn buồng rộng, rất tiện lợi này được kèm thêm một chiếc bàn và một chiếc giường, trong buồng tắm có hệ thống nước nóng.

Những biện pháp an ninh trên đường cũng rất khác thường. Trong khi có cuộc hành trình, tất cả các hoạt động giao thông trên tuyến đường sắt đó đều bị đình trệ, làm đảo lộn cả các lịch trình giao thông trong suốt một tuần lễ cho đến khi mọi việc trở lại bình thường. Những nhà ga thường đông hành khách và người bán hàng thì được nhân viên an ninh trấn dẹp. Thật là rờn rợn khi vào những nhà ga vắng ngắt và trên những lối đi chỉ thấy lính canh. Khi một cộng sự khác và tôi cho Uông Đông Hưng biết là thiếu người bán hàng, ông ta liền cho một vài nhân viên an ninh đóng giả thành người bán hàng, làm cho quang cảnh có vẻ giống tự nhiên.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Tỉnh nào mà đoàn tàu của Mao đi qua, thì tỉnh đó phải chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh cho ông và phải chuẩn bị sẵn một người lái tầu và một đầu tàu. Ngoài ra, cùng với những nhân viên an ninh của Bắc Kinh ngồi trong tàu và có mặt ở những điểm dừng, còn có một vài trăm lính do các Ban an ninh của các tỉnh bố trí và trên suốt chặng đường cứ năm chục mét có một người gác. Có lần tôi nói chuyện với trưởng Ban an ninh của địa phương nằm trên tuyến đường sát giữa Bắc Kinh và Mãn Châu Lý, một thành phố ở biên giới giữa vùng Mãn Châu và Liên-xô, người có nhiệm vụ canh gác khi Mao từ Moskva về vào năm 1950. Giữa mùa đông tháng giá, trong suốt hai tuần lễ, những người lính đã bảo vệ tuyến đường sắt dài hàng trăm cây số này từng giờ từng phút. Cũng trong suốt hai tuần lễ, người nói chuyện với tôi đã phải chui rúc trong một ngôi mộ trên tuyến đường sắt đó. Mọi người đều biết, trong đoàn tàu có một só quan chức cao cấp, nhưng mãi về sau người ta mới biết chính Mao cũng có mặt trong số đó. Mao đi chẳng theo lịch trình nào, bởi vì tàu chỉ chuyển bánh khi Chủ tịch thức, chừng nào ông còn ngủ thì đoàn tàu còn đứng yên. Bởi vậy, chằng thể biết khi nào thì tàu chạy, hệt như giấc ngủ của Mao vậy. Khi ông ngủ, đoàn tàu dừng lại tại ga phụ của một sân bay quân sự, hay một ga để dồn toa hoặc tại ga phụ của một nhà máy đã được dọn dẹp trước khi ông đến. Như thế cũng là để dễ bảo vệ Mao hơn. Đôi khi Mao lại đi máy bay. Tôi đi bằng máy bay cùng với ông lần đầu vào mùa hè năm 1956. Sau đó ông giành mùa đông để viết cuốn sách Chủ nghĩa xã hội nở rộ trên đất nước chúng ra. Ông đã đến thăm Hàng Châu và Thượng Hải và tìm cách đẩy mạnh kế hoạch tập thể hóa nông nghiệp cấp tốc của ông. Vì thế ông muốn đi đến đó bằng máy bay, chủ yếu là để thu thập kinh nghiệm như ông đã nói. Trước đó Mao mới đi máy bay một lần. Tháng 8. 1945, một chiếc máy bay của Mỹ đã chở ông cùng với đại sứ Mỹ Patrick Hurley từ Diên An đến Nam Kinh, nơi ông sẽ tham dự cuộc đàm phán tai hại giữa những người cộng sản và những người quốc gia, nhằm ngăn ngừa cuộc nội chiến bùng nổ.

Tất cả những người có trách nhiệm đều lưu tâm đến việc bảo vệ an ninh cho Mao. Những biện pháp an ninh đặc biệt tỉ mỉ được thực hiện. La Thụy Khanh, bộ trưởng công an đã làm việc trực tiếp với tư lệnh không quân là tướng Lưu Nha Lâu để bay thử và trang bị thêm cho chiếc máy bay kiểu LI- 2 của Liên-xô trở thành chiếc máy bay an toàn nhất.

Buổi sáng, tướng Lưu Mao và cấp phó của ông cùng đi với chúng tôi đến sân bay quân sự Tân An nằm rìa phía Tây thành phố, cách không xa Cung điện mùa hè. Trong khi có chuyến bay, giao thông đường không trên toàn đất nước Trung quốc bị đình chỉ và những tốp máy bay chiến đấu kiểm soát toàn bộ không phận. La Thụy Khanh, Dương Thượng Côn, Uông Đông Hưng và một loạt thư ký, nhân viên an ninh và cần vụ đã bay trước trên một chiếc máy bay khác của Liên-xô, loại IL-14. Cả hai người lái xe, người đầu bếp, thợ chụp ảnh, hai chuyên gia về thực phẩm và những nhân viên an ninh bay trên hai máy bay khác. Những thành viên khác của ban tham mưu tổng cộng 200 người, đi cùng với xe của Mao - một loại xe hòm ZIC sang trọng của Liên-xô, có bọc thép chống đạn được sản xuất riêng cho ông, đã được một đoàn tàu đặc biệt đưa đến trước. Chiếc xe này sẽ chở Mao từ sân bay về biệt thự của ông ở Quảng Châu. Đoàn tàu được để trong một gian phòng lớn tại sân bay Bạch Văn đề phòng trong trường hợp Mao muốn tiếp tục cuộc hành trình bằng tàu hỏa.

Máy bay của Mao nhỏ và chỉ có một cánh quạt. 24 ghế ngồi trước đây đã được gỡ bỏ và toàn bộ bên trong khoang được bố trí lại. Trong phần phía trước của máy bay, người ta lắp một chiếc giường, một chiếc bàn nhỏ và hai chiếc ghế cho Chủ tịch. Còn phía sau có bốn chiếc ghế tiện lợi dành cho những người tháp tùng ông, gồm hai vệ sỹ, một thư ký riêng và tôi. Phi công của chúng tôi chính là viên tư lệnh không quân Hồ Bình. Khi chúng tôi lên máy bay, Mao chào tư lệnh Hồ: Trong chuyến bay này tôi phải ra tình huống cho đồng chí. Ông tỏ ra ôn tồn để viên phi công yên tâm.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Thật là một vinh dự lớn lao và thật là hạnh phúc đối với tôi khi được phép bay cùng với Chủ tịch - Hồ Bình trả lời. Tôi nhận thấy ngay, giữa những lời nịnh hót được Mao chấp nhận và sự thăng quan tiến chức mau chóng của kẻ xu nịnh có một sự liên quan trực tiếp. Trong khi diễn ra cuộc Cách mạng văn hóa, Hồ Bình đã được thăng cấp làm Tổng tham mưu trưởng không quân. Tuy vậy, năm 1971 ông bị tống giam vì đã dính líu vào âm mưu của Lâm Bưu chống lại Mao. Thế là tất cả những công trạng phục vụ Chủ tịch của ông đều bị xóa sạch.

Chuyến bay của chúng tôi được chia thành hai chặng. Trong khi bay, chúng tôi học tiếng Anh. Đến gần trưa chúng tôi đáp xuống Vũ Hán. Chúng tôi được các quan chức địa phương đón tiếp, trong đó có bí thư thứ nhất tỉnh ủy Vương Nhậm Trọng và cán bộ lãnh đạo đảng của tỉnh Vũ Hán là Lưu Khắc Nông, người đã tổ chức bữa đại tiệc đón chúng tôi trong một nhà khách tráng lệ, trước kia là biệt thự của Tưởng Giới Thạch. Tòa biệt thự này nằm trong vùng nghỉ mát đẹp như tranh bao quanh một cái hồ ở phía Đông, đối diện với trường đại học tổng hợp Vũ Hán. Những người phục vụ vui vẻ và ân cần. Họ được đào tạo trong các khách sạn của Anh và Pháp, mà trước năm 1949 chúng là một nét đặc sắc của Vũ Hán. Giống cá chép màu bạc của vùng Vũ Xương là một món ăn tuyệt ngon mà Mao rất ưa thích.

Trong chuyến đi, đâu đâu tôi cũng có dịp chứng kiến việc Mao được xu nịnh thế nào. Trong việc này, Vương Nhậm Trọng tỏ ra khá xuất sắc. Ông ta khẳng định:

- Người ta không thể đơn giản so sánh Stalin với Chủ tịch. Stalin đã giết quá nhiều người. Ngược lại, đảng ta không chỉ khoan hồng kẻ đối lập với đảng là Vương Minh, mà thậm chí đảng còn cố gắng hòa thuận với ông ta.

Mao vui vẻ đáp lại:

- Tất nhiên, chúng ta phải phân biệt giữa mâu thuẫn trong nhân dân với mâu thuẫn giữa chúng ta và đối phương. Đề giải quyết những mâu thuẫn trong dân chúng, chúng ta không được phép bắt hoặc thủ tiêu những người độc đoán.

Vương nói:

- Nhưng điều đó chỉ có thể thực hiện được dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch.

Và tôi có cảm tưởng rằng, lời tâng bốc của ông ta chỉ là một con tính thuần túy. Cho đến khi nổ ra cuộc Cách mạng văn hóa, ngôi sao chính trị của Vương không ngừng lên cao. Khi cuộc Cách mạng bắt đầu, ông trở thành một trong những phó chỉ huy của Cách mạng và ông bị thất sủng sau khi ông xúc phạm đến Giang Thanh và công khai diễn thuyết mà không được bà ta đồng ý.

Gần mươi tám giờ, chúng tôi hạ cánh xuống sân bay Bạch Vân ở thành phố Quảng Châu. Tại đây đã diễn ra cuộc đón tiếp không kém phần xúc động. Bí thư thứ nhất của tỉnh ủy tỉnh Quảng Đông Đào Chu đã đến và cả người lãnh đạo đảng của tính là Trần Dư. Trong khi xe chạy, tôi nhìn qua cửa xe để cố tạo nên ấn tượng đầu tiên về Quảng Châu. Tôi sửng sốt về sự bẩn thỉu và sự ồn ĩ ở đó. Rác rưởi tràn ngập khắp nơi và nước cống chảy lênh láng trên đường phố. Sự ồn ào đơn điệu ở Quảng Đông còn lẫn cả tiếng guốc gỗ gõ lọc cọc trên mặt đường nhựa.

Chuyến vi hành của Mao tại Quảng Châu được giữ tuyệt mật. Các thành viên tham mưu thuộc nhóm Một hoàn toàn bị cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoàì. Chúng tôi không những không được phép rời khỏi vị trí của mình, mà còn không được nói chuyện qua điện thoại, không được tiếp khách hay nhận thư từ. Thư của chúng tôi viết về nhà được một người đưa thư đặc biệt chuyển đi. Mấy ngày ngay trước khi lên đường, Uông Đông Hưng phái chúng tôi đi thị sát. Chuyến đi này do những nhân viên Ban an ninh tỉnh Quảng Đông chỉ đạo. Sau vấn đề đảm bảo an toàn cho Mao là làm sao để ông thật thoải mái. Sau khi giải phóng Bắc Kinh ít lâu, điều đã trở thành lệ là người ta tịch thu những biệt thự trước đây hoặc xây mới những biệt thự khác cho giới lãnh đạo cao cấp nhất của đảng. Lúc đó, Dương Thượng Côn và Văn phòng trung ương đã cho xây ở những quả đồi Ngọc Thạch gần Núi Thơm năm biệt thự cho năm nhân vật lãnh đạo cao nhất là Mao, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức và Nhậm Bích Thế.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Theo lời của cả hai vệ sỹ không biết bơi của Mao là La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng, người ta đã xây một bể bơi cho Mao. Bởi vì đối với họ, sự an toàn của Mao là trên hết, nên họ đã quyết định chiều dài của bể bơi chỉ bằng hai lần chiều dài của bồn tám và nước thì chỉ sâu đến đầu gối.

Mao nổi giận lôi đình về cái bể bơi vô tích sự, chỉ đáng đành cho trẻ con. Cơn thịnh nộ của ông càng bùng lên dữ dội khi trung một phiên họp Bộ chính trị, ông Bành Đức Hoài vốn cứng rắn, đã phản đối Mao xài tiền của nhà nước cho những hưởng thụ cá nhân của ông. Mao đã bồi hoàn cho nhà nước những chi phí xây bể bơi, nhưng ông thường không đến biệt thự này. Những biệt thự và bể bơi ở Bắc Đới Hà cũng được sung công hoặc được xây mới.

Vào năm 1950, Dương Thượng Côn đã tịch thu những ngôi nhà ở đó và phân cho tất cả các chính trị gia cao cấp mỗi người một biệt thự. Người ta đã xây cho Mao một ngôi nhà mới, được gọi là nhà số 8. Sau đó, biệt thự bắt đầu được xây ở các tỉnh và các vị lãnh đạo tỉnh đua nhau xây biệt thự theo kiểu nhà Mao. Thế vẫn chưa đủ. Ai cũng cho rằng, hiện đại là tốt nhất, nên nhiều vị lãnh đạo đảng đã cho bày trong nội thất những chiếc đệm mút và bệ xí ngồi theo kiểu phương Tây.

Bởi vậy, khi đi đâu Mao cũng thường đưa theo chiếc giường bằng gỗ cứng của ông và ông dùng bô. Thậm chí, khi sang Moskva vào năm 1949, ông cũng đưa theo giường riêng và trong chuyến viếng thăm Moskva năm 1957 ông đã sử dụng bô vệ sinh bởi vì trong điện Kreml chỉ có bệ xí bệt.

Đào Chu là người đầu tiên đã cho xây một ngôi biệt thự mới và sang trọng cho Mao và Giang Thanh. Trong việc này ông đã phạm ít sai lầm hơn người khác. Vì thế Mao rất thích lưu lại ở Quảng Châu. Nhà khách Tiểu Đảo, nơi chúng tôi lưu lại, nằm trên một hòn đảo nhỏ, bao quanh đảo là hai nhánh của con sông Ngọc. Trong vườn đầy hoa thơm chuối ngọt và những giống cây nhiệt đới. Ba ngôi nhà ở trên hòn đảo đó được dành cho Mao. Một trong ba ngôi nhà trước đây là nhà nghỉ của bác sĩ Tôn Trung Sơn, nhưng vì Đào Chu chê nó quá nhỏ nên ông đã cho xăy thêm một ngôi nhà khác mang số 1. Giữa phòng ngủ của Mao và Giang Thanh có một phòng lớn, trong đó người ta có thể xem phim được. Trong ngôi nhà thứ ba, sau này người ta đã xây một bể bơi với kích thước của thế vận hội và ở đó người ta có thể giải trí, đọc sách và ăn uống. Những biệt thự số 4, 5 và 6 bình thường là dành cho Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai và Chu Đức, nhưng tháng 6 năm 1956, La Thụy Khanh, Dương Thượng Côn, Uông Đông Hưng và tôi đã được thu xếp đến đó.

Tại thành phố Quảng Châu, người ta luôn gặp phải những biện pháp an ninh nghiêm ngặt như ở những nơi khác, vì Đào Chu, La Thụy Khanh và lực lượng an ninh lo ngại đối phương từ Hồng Công có thể thâm nhập vào. Họ biết rằng, trong lãnh thổ thuộc địa của Anh cách đó khoảng 150 cây số có vô số điệp viên của Quốc dân đảng và những phần tử phản động lăm le muốn ám sát Chủ tịch. Trên khắp hòn đảo đều có những người lính có vũ trang của đơn vị bảo vệ trung ương canh gác. Các phương tiện giao thông đường sông đều bị đình chỉ và những chiếc tàu tuần tiêu luôn rẽ sóng canh chừng những khả năng đột nhập. Trên đảo cực kỳ tĩnh mịch, chỉ nghe thấy tiếng hót của những con chim vùng nhiệt đới.

Vì bộ phận bảo vệ trung ương của Uông Đông Hưng đã phái toàn bộ một đơn vị đến Quảng Châu, nên chỉ riêng đoàn tùy tùng của Mao từ Bắc kinh đến đã có tới 200 người. Thông thường thì cứ từ 8 đến 10 người ở trong một căn phòng của tòa nhà của Ban an ninh tỉnh Quảng Đông nằm ở đầu cầu nối hòn đảo với đất liền. Các nhân viên của Ban an ninh tỉnh Quảng Đông và của nhà khách trên đảo đã không thu xếp nổi nơi ăn chốn ở cho chừng đó con người. Ngược lại, nhà bếp của Mao lại được trang bị rất tốt, hợp vệ sinh không chê vào đâu được, sao cho không xảy ra những vấn đề về sức khỏe và tổ chức. Thực phẩm của Chủ tịch hàng ngày được chở đến bằng máy bay từ công xã Tụ Sơn ở Bắc Kinh và được đầu bếp của ông chế biến. Mao thường thưởng thức các loại trái cây hảo hạng, dùng rau và cá vùng Quảng Đông, nhưng ông thường rưới thêm dầu ăn cùng với nhiều gia vị cay của tỉnh Hồ Nam.

Việc cung cấp thực phẩm cho lực lượng an ninh lại là cả một vấn đề. Vì không có tủ lạnh và thực phẩm dành cho 200 con người phải để ngoài trời nóng, nên rất dễ có nguy cơ ngộ độc thức ăn. Việc thanh toán rác rưởi cũng khó khăn không kém, đã thu hút lũ chuột cống và chuột nhắt kéo đến.

Uông Đông Hưng đã điều cho nhân viên nhà bếp ở Quảng châu một số cộng sự từ Bắc Kinh đến để giúp việc và chăm lo việc vệ sinh cũng như việc cung ứng và bảo quản thực phẩm. Còn tôi thì chịu trách nhiệm về tất cả những vấn đề y tế. Mặc dù Uông Đông Hưng và La Thụy Khanh đã cố gắng hết sức để lấp liếm trước Mao những khó khăn do ban tham mưu của lực lượng an ninh gây ra, nhưng Chủ tịch vẫn để ý thấy. Ông vạch ra cho Uông Đông Hưng:

- Các anh canh gác khắp nơi cứ như là các anh sẵn sàng đương đầu với kẻ thù mạnh. Các anh muốn tự làm tất cả dường như các anh không tin vào lãnh đạo địa phương và tin quần chúng vậy.

Chính Mao lại không cảm thấy có nguy cơ gì. Ông biết quần chúng ngưỡng mộ ông. Tại sao họ lại muốn làm cái gì đó đối với ông? Sau khi chúng tôi đến ít lâu, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức và Trần Vân cũng đến Quảng Châu, kéo theo cả các vị lãnh đạo đảng của tỉnh và các quan chức địa phương. Mao đã triệu tập một cuộc họp. Trong khi các quan chức chóp bu của đảng ở trong nhà khách trên đảo, thì tôi dọn sang ngôi nhà của Ban an ninh ở bên kia cầu. Các vị trong tỉnh ủy và các chính trị gia của địa phương được thu xếp ở trong các nhà khách khác, do thành đội Quảng châu và ủy ban tỉnh Quảng Đông quản lý. Đào Chu tổ chức một bữa tiệc chào mừng các vị khách mới đến và mời Mao làm khách danh dự. Đào Chu nói, đầu bếp Quảng Đông đã chuẩn bị những món đặc sản của đất nước và ông ta hy vọng Mao sẽ thưởng thức các món ăn này. Song Mao đã không nhận những lời lẽ văn hoa lịch sự đó và từ chối lời mời. Uông Đông Hưng, Diệp Tử Long và tôi phải thay ông đến dự tiệc, rồi sau đó tôi phải tường thuật lại cho ông biết.

Trước khi khai tiệc một tiếng rưỡi, Điền Chu, trưởng phòng nhân sự của Cơ quan an ninh đến và đi lại phía tôi.

Các nhân viên hóa thực phẩm đã phát hiện ra trong thức ăn có chất xianua (một loại hóa chất cực kỳ độc - N.D) và ông ta tỏ ra đặc biệt lo ngại. Người ta đã phong tỏa nhà bếp, không một nhân viên nào được phép ra ngoài. Uông Đông Hưng yêu cầu tôi lập tức theo ông vào nhà bếp.

Bảy bàn ăn dài đã được dọn ra thịnh soạn và người ta chỉ đợi thực khách đến. Tôi đi vào phòng xét nghiệm cạnh nhà bếp, nơi có hai nhân viên hóa thực phẩm vừa từ Bắc Kinh đến đang kiểm nghiệm các loại đồ ăn cao cấp, cơm và thức uống. Sự căng thẳng làm cho họ toát cả mồ hôi, nhưng khi thấy tôi họ bớt lo và muốn nghe lời khuyên của tôi.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Phó Ban công an tỉnh Quảng Đông, một người tên là Tô nói, các nhân viên nhà bếp đã được kiểm tra nhiều lần. Mặc dù vậy ông vẫn lo ngại. ở Hồng Công có hàng nghìn gián điệp mà nó lại rất gần. Có lẽ một phần tử tội phạm nào đó đã đột nhập vào và đầu độc thức ăn.

Điều hết sức kỳ lạ là chỉ có măng mới có chất xianua. Những đồ ăn khác đều không sao cả. Măng này lấy từ vườn của nhà khách. Tôi cho đào một ngọn măng tươi và mang đi kiểm nghiệm. Lại tìm thấy chất xianua. Tôi theo xe đến ngay thư viện của Học viện y học Tôn Dật Tiên, ở cách nhà khách chỉ vài phút. Tại đó tôi mới biết, măng trong thiên nhiên có chứa một lượng rất nhỏ chất xianua, nhưng không gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Đào Chu rất đỗi vui mừng. Ông ta mỉm cười bắt tay tôi, cám ơn tôi luôn miệng và đề nghị nâng ly chúc sức khỏe tôi trong bữa tiệc.

Phó Ban công an cũng cảm ơn tôi. Ông ta nói:

- Đồng chí làm chúng tôi rất hài lòng. Cách đây vài phút, bí thư Đào còn bối rối, đe trừng phạt tôi và nhân viên của tôi. Nhưng bây giờ mọi việc đã rõ, bữa tiệc co thề bắt đầu đúng giờ. Không có đồng chí, có lẽ chúng tôi phải bó tay trước vấn đề hóc búa này mất.

Trong bữa tiệc, khi tôi đứng lên để cám ơn Đào Chu về lời chúc của ông, thì ông ta đến cạnh Uông Đông Hưng và nói một câu ngạn ngữ cổ của Trung quốc: Tướng nào, quân nấy. Uông khoái chí với lời khen đó. Ông ta tự hào rằng, quyết định của ông tiến cử tôi làm bác sỹ riêng của Mao đã được công khai thừa nhận.

Ngay sau bữa tiệc, tôi đến gặp Mao. Ông đang nằm trên giường và đọc một cuốn sách về triều đại nhà Minh. Tôi kể cho ông về chất xianua và ông đã đổi lỗi cho Liên-xô trong vụ lộn xộn này.

Ông lưu ý:

- Tôi không chấp nhận việc tiếp thu mọi thứ của nước ngoài mà không có phê phán.

ý ông muốn nói, việc kiểm tra thực phẩm cũng như những biện pháp an ninh nhiều mặt đều xuất phát từ người anh cả của Trung quốc. Ông nói tiếp:

- Bây giờ thức ăn không những được kiểm tra ở Bắc Kính mà còn được kiềm tra ở cả những nơi khác của đất nước. Việc này tạo ra những rắc rối vô lý. Đồng chí hãy bảo Uông Đông Hưng nên chấm dứt việc đó đi.

Uông Đông Hưng bực tức vì tôi đã nói với Mao, nhưng ông ta biết tôi có lý và phải thay đổi việc kiểm tra thực phẩm.

Sau đó ít lâu, người ta thôi không dùng hai phòng xét nghiệm thực phẩm nữa, việc kiểm tra được thực hiện ở Bắc Kinh và cơ quan an ninh đã chuyển cho thành phố Bắc Kinh việc quản lý công xã Tụ Sơn. Tuy nhiên, việc thay đổi đó chỉ là hình thức. Phần lớn thực phẩm dành cho Mao vẫn tiếp tục được cung ứng từ công xã Tụ Sơn, mặc dù việc cung ứng được chủ thị là không chỉ lấy thực phẩm từ nơi đó, mà còn lấy từ những vùng khác.

Khi Mao biết đã có sự thay đổi, ông cười:

- Tôi đã nói học tập Liên-xô, thì không phải chúng ta học ở Liên-xô người ta ỉa đái như thế nào, đúng không? Tôi không muốn chỉ học Liên xô, mà tôi còn muốn học cả Mỹ nữa.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Chương 13

Giang Thanh cũng lưu lại ở Quảng Châu và tôi thường làm việc với bà.

Sau khi chúng tôi đến được hai ngày, vệ sỹ riêng của Mao là Lý ẩm Kiều đề nghị tôi:

- Đồng chí nên báo cáo tình hình sức khỏe của Chủ tịch cho Giang Thanh biết.

Tôi hỏi:

- Sao vậy? Hôm đầu chúng tôi đến có thấy mặt bà ta đâu.

Lý hạ giọng:

- Nếu đồng chí không làm, thì bà ta sẽ cho rằng đồng chí coi thường bà ta.

Tôi đã làm theo lời khuyên của ông ta. Một buổi sáng, tôi được dẫn đến phòng làm việc của bà ở nhà số 2. Giang Thanh mặc bộ y phục màu xanh sẫm và đi giày da trắng, dế bằng, tóc búi tó. Bà đang ngồi trên ghế và đọc tờ Bản tin được lưu hành nội bộ, hàng ngày được chuyển cho những nhà lãnh đạo cao cấp của đất nước. Trong đó có nhiều tin quan trọng ở trong và ngoài nước, không bình luận và phần lớn đều lấy từ báo chí nước ngoài

Giang Thanh cũng bắt chước thói quen của Mao, khi tiếp khách tay thường cầm sách. Tuy nhiên, ở bà việc này không gây được nhiều ấn tượng lắm. Bà chỉ vờ đọc và thường khi được thông báo khách đã có mặt, thì bà mới cầm sách lên.

Nhớ lại lời nhắc nhở nhiều lần của Lý ẩm Kiều và của chị y tá là phải đặc biệt lễ phép đối với phu nhân của Chủ tịch, tôi đã ngoan ngoãn chào Giang Thanh. Bà ra hiệu cho tôi ngồi. Tôi nói:

- Thưa, Chủ tịch vẫn khỏe ạ. Mặc dù Chủ tịch sinh hoạt không theo giờ giấc, không có lợi cho sức khỏe, nhưng Chủ tịch vẫn rất thọ. Nếu ngay bây giờ chúng ta buộc Chủ tịch thay đổi, thì có thể sẽ có hại nhiều hơn là có lợi ạ.

Bà xẵng giọng hỏi lại:

- Đồng chí cho rằng việc Chủ tịch sinh hoạt điều độ là không quan trọng sao?

Tôi trả lời:

- Thưa, không ạ. Chứng mất ngủ của Chủ tịch còn tăng thêm nữa là đằng khác.

Bà xuống giọng châm biếm:

- Đó là lời khuyên của thày thuốc của đồng chí phải không?

Bà ngước đôi mất màu nâu chăm chăm nhìn tôi:

- Đồng chí cũng nói điều này cho Chủ tịch biết rồi chứ?

- Thưa, vâng

Giang Thanh ngạc nhiên. Bà nóng nảy gõ ngón tay lên bàn.

- Thế Chủ tịch trả lời thế nào?

- Chủ tịch đồng ý với tôi. Chủ tịch nói, đồng chí ấy ngày càng già đi và không dễ thể thay đổi thói quen của đồng chí ấy.

Bà cúi đầu, nhìn tôi một lần nữa và vuốt nhẹ tóc. Tôi biết, những thói quen của Mao đã làm phiền bà, nhưng bà không thể tự cho mình có quan điểm khác với chồng bà. Giang Thanh hoàn toàn lệ thuộc vào Mao, không có cộng sự gần gũi nào của ông lại cư xử một cách hạ mình và xu phụ như bà. Không có Mao thì bà cũng chẳng là gì.

Bà nói dối:

- Tôi cũng nghĩ thế. Nhiều người muốn làm Chủ tịch thay đổi thói quen, nhưng tôi thì ngược lại.

Bà cười, rồi hỏi:

- Thế thuốc ngủ có tác dụng gì không?

- Thưa, Chủ tịch đã mắc chứng mất ngủ từ nhiều năm nay. Chỉ có thuốc ngủ mới làm cho Chủ tịch chợp mắt được.

- Rõ ràng đồng chí không muốn thay đổi gì.

- Dạ, đúng thế ạ, từ lâu Chủ tịch đã không dùng thêm liều thuốc nào.

Bà diễu cợt:

- Chẳng có thày thuốc nào có lời khuyên hay đến nỗi người ta phải dùng thuốc ngủ. Thế đồng chí dùng thuốc gì?

- Thưa, không ạ.

- Nhưng đồng chí biết rõ là thuốc ngủ có hại cho sức khỏe chứ?

Tôi trả lời:

- Thưa, tốt hơn là không nên dùng thuốc ngủ ạ. Nhưng từ nhiều năm nay Chủ tịch đã quen dùng...

Bà thô lỗ ngất lời tôi:

- Đồng chí đã nói gì đó với Chủ tịch, để ông tiếp tục dùng thuốc ngủ chứ!

- Thưa vâng. Tôi đã từng hiểu cặn kẽ thói quen ngủ nghê của Chủ tịch. Hàng ngày ông ngủ muộn hơn hai hoặc ba tiếng so với ngày hôm trước. Thỉnh thoảng ông thức liền 24 tiếng hoặc 36 tiếng. Nhưng sau đó ông ngủ liền từ 10 đên l2 tiếng. Tính trung bình mỗi ngày ông ngủ từ 5 đến 6 tiếng. Thoạt nhìn, thì điều này có vẻ không theo quy luật, nhưng thực ra lối ngủ nghê này có sự đều đặn riêng.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Giang Thanh lại hỏi:

- Tại sao đồng chí không thông báo sớm tất cả điều này cho tôi biết?

Tôi mất dần kiên nhẫn:

-Thưa, tôi chưa có điều kiện. Chủ tịch chỉ mới vừa nói điều này với tôi.

Giang Thanh lạnh lùng nói:

- Thôi được, chúng ta tạm thế đã. Lần sau đồng chí hãy nói cho tôi biết trước khi đồng chí đến chỗ Chủ tịch.

Tôi không có ý định phải thưa bẩm với Giang Thanh trước, vì bà ta không thể trực tiếp kiểm soát được chồng bà. Bà tính qua tôi để tác động đến Mao. Tôi lễ độ từ biệt bà, nhưng tôi phớt lờ chỉ thị của bà.

Sau khi tôi đi khỏi, Giang Thanh nói với một cô y tá của bà: Bác sỹ Lý thật ương ngạnh và kiêu căng, cứ khăng khăng giữ ý kiến của hắn. Chúng ta phải dạy cho hắn một bài học.

Tôi kể cho Mao cuộc nói chuyện của tôi với Giang Thanh và ông có ý định làm người trung gian giữa tôi và vợ ông. Ông nói:

- Giang Thanh đã công khai đối đầu với đồng chí. Đồng chí nên nói cái gì đó nịnh đầm bà ấy một chút, để làm bà ấy hài lòng.

Uông Đông Hưng cũng vậy. Ông ta muốn tôi kính trọng Giang Thanh hơn nữa và lo ngại hậu quả sẽ xảy ra khi tôi không làm theo lời ông. Có lẽ ông ta cũng đã từng xung đột với Giang Thanh.

Lời khuyên của cả hai người làm tôi ngạc nhiên. Tôi rút ra bài học, không nên đưa chuyện nữa.

Mặc dù tôi không muốn nịnh Giang Thanh và tôi thấy khó mà gây được thiện cảm đối với bà, nhưng tôi vẫn tìm cách để hiểu bà.

Bà sống một cuộc sống xa hoa, nhưng vô nghĩa. Mao không quan tâm đến bà và bà cũng chẳng có vai trò gì trong cuộc đời ông. Ông già hơn vợ tới 20 tuổi và họ có những thiên hướng rất khác nhau. Giang Thanh coi trọng giờ giấc và sự đều đặn, ngược lại Mao chối bỏ tất cả mọi sự điều độ. Mao thích đọc, còn trong việc này Giang Thanh lại thiếu kiên nhẫn. Mao tự hào về sức khỏe và tầm vóc của ông, còn Giang Thanh luôn cảm thấy đau yếu. Chưa bao giờ họ cùng ăn với nhau. Trong khi Mao ưa thích những món ăn cay của vùng Hồ Nam, thì Giang Thanh lại mê hoặc là món cá nấu với rau nhạt nhẽo, hoặc là làm ra vẻ sành các món ăn phương Tây mà bà đã từng nếm thử ở Liên-xô và còn đòi hỏi cả món thịt hâm nhừ và trứng cá muối.

Người ta đã từng hết sức cố gắng tìm cho bà một công việc thích hợp. Năm 1949 bà được bổ nhiệm làm phó phòng Kiểm duyệt phim thuộc bộ Văn hóa, nhưng bà tỏ ra ương ngạnh đến nỗi chẳng ai có thể chịu nổi bà. Sau đó bà đổi sang làm phó phòng Thư ký chính trị của Tổng văn phòng của Dương Thượng Côn ở Trung Nam Hải. Nhưng bà lại đe mọi người rằng, Mao sẽ cách chức họ.

Mao đành phái cử bà làm thư ký riêng của ông. Với chức vụ này, bà phải tổng hợp tin tức từ bản tin phần lớn các nhà lãnh đạo đảng đều giao cho vợ làm công việc tương tự như vậy.

Mặc dù Giang Thanh thường có tập Bản tin đó nhưng ít khi bà đọc chúng. Khi làm, bà lại không thể phân biệt được tin nào là quan trọng, tin nào không, đến nỗi công việc của bà chẳng giúp gì được cho Mao. Vì vậy, Lâm Khắc phải đảm nhiệm công việc của Giang Thanh là thu thập tin tức.

Giang Thanh là người mà người Trung quốc gọi là tiểu công minh (kẻ khôn vặt). Bà xét nét, nhưng không được giáo dục và không có khả năng phân tích. Bà chỉ biết một chút về lịch sử Trung hoa, còn về thế giới bên ngoài biên giới thì bà lại càng biết ít hơn. Bà thường không hiểu ngay cái mà bà vừa đọc. Có lần bà nói với tôi, nước Anh không phong kiến như Trung quốc, vì nó thường có nữ hoàng trị vì. Theo bà, vì chế độ gia trưởng của Trung quốc mang tính chất phong kiến, cho nên sự lãnh đạo của phụ nữ chính là biểu hiện của thời đại mới. Bà nghe được giọng Bác Kinh, thế mà hiểu biết của bà về ngôn ngữ Trung quốc lại hạn chế. Nhưng bà biết cách giấu dốt khi bà thường hỏi thêm những từ đó được phát âm như thế nào trong tiếng địa phương ở Bắc Kinh. Việc tra từ điển đối với bà thật khó khăn.

Mặc dù kiến thức của bà kém cỏi như thế, nhưng bà lại hay diễu cợt người khác. Một lần Mao nói đùa với tôi là tôi thu lượm được kiến thức về lịch sử Trung quốc ở trong nhà hát kinh kịch Bắc Kinh. Thật là một sự lăng nhục đối với tôi khi tôi nghiên cứu lịch sử Trung quốc một cách có hệ thống. Nhưng Giang Thanh vẫn tiếp tục lấy lời nhận xét của Mao để châm chọc tôi, tuy câu chuyện tiếu lâm đó đã nhạt từ lâu.

Mao không yên tâm về sự thờ ơ của vợ ông đối với những sự kiện lịch sử và thời sự. Bởi vậy, ông thường gửi cho bà sách vở, tài liệu và những tập sưu tầm tin tức mới nhất để bà nắm được những thông tin như ông. Nhưng Giang Thanh luôn luôn thoái thác. Thay vì đọc, tối ngày bà xem những cuốn phim nhập từ Hồng Công. Bà nói là bà ốm. Giang Thanh luôn đau ốm, nhưng những bộ phim, có lẽ, chữa được bệnh suy nhược thần kinh của bà.

Năm 1953, bộ y tế và Văn phòng chính của lực lượng an ninh đã ra tay với những bệnh tật mơ hồ của bà. Họ cử bác sĩ Hứa Đạo đến làm bác sĩ riêng cho bà. Ông nguyên là bác sỹ riêng của Mao trước đây, nhưng vì Giang Thanh luôn đau ốm, nên là Mao để cho bác sỹ Hứa Đạo chăm sóc vợ ông.

Giang Thanh đã đẩy cuộc đời của bác sỹ Hứa xuống địa ngục. Trong chiến dịch chống bọn phản cách mạng năm 1954, bà đã công kích ông, và về sau bà vẫn tiếp tục cái trò đê tiện đó của bà. Tại Quảng Châu, ông đã trở thành nạn nhân của những lời vu khống cay độc. Lần này ông bị phê phán là đã giở trò bỉ ổi với một cô y tá của Giang Thanh.

Cô y tá vốn mắc chứng thiếu máu, luôn cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt. Vì vậy, ngay sau khi đến Quảng Châu ít lâu, cô đã yêu cầu bác sỹ Hứa khám cho cô. Bác sỹ Hứa khám cho cô trong tiền sảnh của nhà khách, nơi cô ở. Bỗng nhiên, một vệ sỹ - một gã nông dân vô học, rất nghi ngờ về mặt đạo đức - xộc vào phòng. Gã vốn mù tịt về y tế, thế là gã đã vu cho bác sỹ Hứa tội quấy rối tình dục.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Là chỉ huy toán vệ sỹ, Uông Đông Hưng phải lưu tâm đến vụ này. Ông chứng minh được là Hứa Đạo vô tội, vì một người là bác sỹ ông đã biết từ lâu, và người kia là gã vệ sĩ ông cũng không lạ gì về sự thất học và tư cách thô lỗ của hắn.

Tôi cũng rất bất bình về sự chỉ trích này. Đơn giản là không đời nào bác sỹ Hứa lại hành động như vậy. Ông là người rất thận trọng, có thể hơi bướng bỉnh một chút, nhưng ông có nguyên tắc về đạo đức. Ngoài ra, người ta đã gán cho ông có liên hệ với nhóm chống đảng, và chắc chắn ông không đến nỗi khờ khạo quên mất tương lai của mình. Trong khi điều tra, tôi đã biện hộ cho bác sỹ Hứa bằng cách đưa ra bằng chứng rằng sự liêm khiết và sự thành công trong nghề của ông là một tấm gương mẫu mực. Chúng ta không có quyền buộc tội ông với lời tố cáo hoàn toàn vô lý.

Cuối cùng, cả Mao cũng can thiệp bảo vệ danh dự cho bác sỹ. Bác sỹ Hứa được giải tỏa khỏi những nghi ngờ và gã vệ sỹ kia bị sa thải. Có lẽ, đây là lần đầu tiên người ta đã cư xử ngay thật đối với một thày thuốc trong một vụ xung đột với lực lượng an ninh.

Nhưng Giang Thanh vẫn tiếp tục gây sự với vị bác sỹ của bà. Bác sỹ Hứa phải làm người chiếu phim cho bà và chỉ được phép chọn những cuốn phim làm cho bà sảng khoái và đến đêm không làm bà mất ngủ. Nếu ông chọn không đúng phim bà thích - điều này thường xảy ra - thì lập tức bà nhiếc mắng ông thậm tệ. Hứa đề nghị không phải làm việc này, nhưng Giang Thanh không chịu. Xem phim là điều trị chứng suy nhược thần kinh cho bà: vì vậy trách nhiệm của ông là phải chiếu phim cho bà xem. Tuy vậy, hầu hết các cuốn phim đều không làm cho bà vừa lòng, nên bà thường chì chiết ông. Khi xem bộ phim Cuốn theo chiều gió, bà quả quyết, đây là phim tuyên truyền cho chế độ nông nô ở miền Nam và bà chửi rủa những người thích bộ phim đó là bọn phản cách mạng đốn mạt. Giữa những năm 1950 mà câu nói đó của bà cũng chẳng có mấy trọng lượng. Thế nhưng vài năm sau, trong khi diên ra cuộc Cách mạng văn hóa, với lòng thù hận, bà đã hủy hoại sự nghiệp và cuộc đời của biết bao con người.

Nếu bác sỹ Hứa có chọn đúng cuốn phim bà thích thì bà cũng chẳng hài lòng. Thỉnh thoảng cảnh phim trên màn ảnh quá sáng, khiến bà khăng khăng là mắt bà bị đau. Nếu có điều chỉnh tối đi, thì có thể bà lại không nhìn thấy hình ảnh nữa. Và một khi nếu ánh sáng đã được bà chấp nhận, thì nhiệt độ trong phòng lại không được ổn, hoặc quá nóng, hoặc quá lạnh, hoặc là quá ngột ngạt, hoặc gió lùa quá mạnh. Người ta chẳng bao giờ có thể chiều nổi bà, vì thế họ luôn luôn là người có lỗi và phải chịu những lời đay nghiến tưởng như không bao giờ dứt của bà.

Mãi khá lâu sau này tôi mới biết rằng, vô số nhưng câu chuyện dính dáng đến phụ nữ của Mao chính là nguyên nhân thực sự đối với vấn đề của Giang Thanh. Vì các cô y tá của bà - hầu hết đều là những thiếu nữ trẻ, quyến rũ - là những chiến lợi phẩm nho nhỏ dành cho Mao - lại ở dưới sự giám sát của tôi, nên thỉnh thoảng bà đề nghị tôi hãy lưu tâm, đừng để các cô y tá đó tiếp xúc với chồng bà. Một lần, tình cờ tôi bắt gặp Giang Thanh ngồi khóc trên một clúếc ghế dài trong công viên ở Trung Nam Hải, trước dinh thự của Mao. Bà khần khoản yêu cầu tôi đừng tiết lộ sự việc này, cứ như ai đó có thể đoạt phần thắng trong đòn chính trị chống lại chồng bà. Stalin đã chả từng giam một người đàn bà trong kho đã cưỡng lại tình yêu của ông đó sao. Chồng bà càng công khai săn đuổi các cô gái bao nhiêu, thì nỗi lo sợ của bà sẽ bị ông bỏ rơi ngày càng lớn bấy nhiêu.

Bà thật cô đơn, tẻ nhạt và chán chường.

Bà cảm thấy từng nỗi thất vọng của bà. Tôi không biết, liệu bà có phải cố gắng lắm không, nhưng bà phải nói hết với Mao và nếu ông không cho phép, thì bà chẳng dám làm gì.

Vì bà không thể chế ngự được Mao nên bà cố tận dụng cương vị là vợ ông để chỉ huy người khác và sự chông chênh đó của bà làm cho bà trở nên tâm thường và nanh nọc. Đặc biệt, bà thường nổi giận với đám vệ sỹ, vì bà biết họ đã giúp Mao trong những vụ bê bối của ông. Nhưng bởi vì những người vệ sỹ lại trực tiếp làm việc cho Mao và ở dưới quyền Uông Đông Hưng, nên bà khó có cơ hội sinh sự với họ. Do đó, bà chỉ còn biết trút cơn thình nộ lên những người phục vụ riêng của bà, trước tiên là lên vị bác sỹ.

Giang Thanh liên tiếp chỉ trích những người khác đã làm khổ bà, song thực ra bà lại đày đọa tinh thần của những nhân viên của bà. Bà công khai cho rằng, nếu bà gặp chuyện không hay, thì mọi người khác cũng phải chịu đau khổ. Chỉ có một số ít người ở lâu được với bà, còn hầu hết đều xin thuyên chuyển đi nơi khác để khỏi bị hành hạ.

Mùa thu năm 1956 bác sỹ Hứa Đạo cũng xin từ chức. Sau chiến dịch chống bọn phản cách mạng và vụ vu khống quấy rối tình dục, ông đã sang dạy ở trường Đại học y khoa. Ông muốn trở về làm việc ở bệnh viện, để ông có thể sử dụng và đào sâu kiến thức của mình. Cuối cùng, ông đã chuyển về bệnh viện đa khoa Bắc Kinh, một trong những bệnh viện tốt nhất và quan trọng nhất của Trung quốc. Lúc đó, tôi đã tị với Hứa Đạo về việc ông từ chức.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Chương 14

Trong khi Giang Thanh là một thành viên thụ động nhất trong chuỗi cộng tác viên gần gũi nhất của Mao, thì Diệp Tử Long lại là một kẻ đắc lực nhất.

Người nào xung quanh Mao cũng đều có một chức năng nhất định.

Thông thường thì Diệp chính thức là người phụ trách Văn phòng thư ký riêng và đặc biệt, ông còn là Trưởng ban thư ký riêng của Mao. Ông lo thu xếp các cuộc họp, hoàn thành các biên bản và với tư cách là người trợ lý cao nhất của Mao, ông thường xuyên quan tâm đến những việc sinh hoạt cá nhân của Mao, như ăn, mặc và tiền nong.

Sau này tôi được biết từ Uông Đông Hưng và từ chính Diệp Tử Long rằng, ông cũng đã kiếm gái cho Mao. Ông không những lấy gái từ Văn phòng thư ký riêng do ông phụ trách, từ Văn phòng bảo mật hoặc là từ các đội văn hóa thuộc Cục bảo vệ trung ương. Mà ông còn hay để mắt đến những cô gái trẻ, thơ ngây, không có ý thức chính trị và tuyệt đối trung thành với Mao.

Việc ông Diệp ở ngay trong tư dinh của Mao là để ông thực hiện nhiệm vụ cần vụ cho Mao dễ dàng hơn. Nhưng ông lại dùng nhà ở của ông để giấu các cô gái, trước khi ông đưa họ đến gặp Chủ tịch. Khi Giang Thanh vừa chìm vào giấc ngủ và Mao đã sẵn sàng tiếp các nữ tú, thì Diệp Tử Long dẫn các cô gái rón rén đi qua phòng ăn, rồi lẻn vào phòng ngủ của Mao. Đến gần sáng, ông mới quay trở ra và đưa các cô theo.

Ông Diệp còn là người trông nom một tài khoản đáng kể mà Mao dành để chi cho những công việc đặc biệt trong văn phòng.

Vào năm 1966, trước khi có cuộc Cách mạng văn hóa ít lâu và ngay trước khi hàng trăm triệu quyển sách nhỏ bìa đỏ trích những câu nói của Mao được bán ra, thì chỉ riêng Tuyển tập của mình, Mao đã kiếm được ba triệu nhân dân tệ. Trong những năm 1950, ông là một trong những người giàu nhất Trung quốc và ông cũng là người rộng rãi trong chuyện tiền nong. Ông đã giúp đỡ những giáo viên, bạn bè và những đồng chí cũ của ông, để họ có thể có một cuộc sống dễ chịu hơn trong tương lai sau khi họ bị chính quyền cộng sản mới tước mất quyền sở hữu và khả năng hành nghề của họ. Ngoài ra, ông còn dùng tiền để trả ơn những phụ nữ đã ngủ với ông. Việc này do Diệp Tử Long thu xếp một cách kín đáo. Tổng số tiền đó dao động từ một vài trăm đến một vài nghìn nhân dân tệ. Diệp Tử Long là một người bẳn tính, ít học và hầu như mù chữ. Ông là một trong những nông dân theo đảng từ khi còn trẻ và đã tham gia cuộc Vạn lý trường chinh. Sau cuộc Vạn lý trường chinh ít lâu, ông bắt đầu làm cần vụ cho Mao. Trước khi đến Bắc Kinh vào năm 1949, ông chưa hề đặt chân đến một thành phố lớn nào. Việc đảng nắm quyền tại Bắc Kinh chính là sự giải phóng thực sự đối với ông và Diệp đánh giá cao Mao ở chỗ, Mao đã đưa ông từ bóng đêm nghèo đôi ở nông thôn tới nơi thiên đường thịnh vượng. Nhưng Diệp không thuộc loại nông dân ngờ nghệch, dễ bị lóa mắt trước ánh đèn rực rỡ ở thành phố. Tôi chắc rằng, trước khi đến Bắc Kinh, từ lâu ông đã thiếu những cá tính mạnh. Có điều trước đây ông chưa có điều kiện để tham nhũng.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Tôi làm quen với Diệp Tử Long ở bệnh viện trong khu Trung Nam Hải, trước khi tôi trở thành bác sỹ riêng của Mao ít lâu. Lúc đầu tôi không có cảm tình đối với ông. Tôi vẫn còn nhớ, năm 1951 ông đã xin tôi năm lọ kháng sinh penicillin để cho người bà con của ông chữa bệnh giang mai. Khi đó, Trung quốc vẫn chưa sản xuất được penicillin và chúng tôi phải bảo quản những lọ penicillin nhặp ngoại này ở bệnh viện, nên thứ thuốc này rất quý. Ông Diệp khá ngạc nhiên, vì tôi đã từ chối lời đề nghị của ông. Cô y tá trưởng của bệnh viện cũng ngạc nhiên. Lúc đó, người ta đều biết, ông Diệp rất gần gũi và có ảnh hưởng lớn đối với Chủ tịch. Hầu hết mọi người đã phải đáp ứng yêu cầu của ông để lấy lòng ông, nên cô y tá nghĩ, tôi đã xúc phạm ông.

Tôi không hề nghĩ ràng, đường đi của chúng tôi lại một lần gặp nhau và hầu như ngày nào chúng tôi cũng gặp nhau. Như tất cả chúng tôi, vào đầu những năm năm mươi, Diệp Tử Long cũng được hưởng chế độ bao cấp. Ông thèm khát một cuộc sống xa hoa, vậy mà ông không có tiền.

Nhưng là thư ký riêng của Mao, ông có thể có được tất cả những gì mà ông muốn. Ai muốn Mao ban cho ân huệ, thì chỉ cần nịnh thư ký riêng của Mao. Trong khi ông kêu gọi phải sống thanh bạch và tiết kiệm thì ông Diệp lại sống xa hoa và phung phí.

Sau khi một câu lạc bộ khá lịch sự được xây dựng dành cho các quan chức cao cấp, Diệp Tử Long đã kết bạn với nhiều người quản lý và thường xuyên tham dự những bữa tiệc lớn mà chẳng phâi trả một xu nào.

Những nhân viên an ninh không cho thường dân Trung quốc bén mảng đến những nơi mà ông Diệp thường lui tới, như câu lạc bộ dành riêng cho các quan chức cao cấp hoặc khách sạn Bắc Kinh, lại không hề hỏi giấy tờ ông. Ai cũng cho rằng, ông là một nhân vật quan trọng, một cán bộ cao cấp của đảng. ít ra ông cũng có vẻ thanh lịch. Da ông sáng và bóng. Trong khi ở Bắc Kinh mọi người mặc quần áo bằng vải bông bạc màu, vá víu, thì ông Diệp lại ưa diện bộ đồ kiểu Mao được cắt may. Khi Mao nhận được một bộ quần áo mới vừa vặn, thì ông Diệp có mặt ở đó và người thợ may của Mao cũng xúc động dành cho ông một bộ quần áo, mà ông không phải trả tiền, để tạ ơn ông.

Là người cần vụ cao nhất của Mao, ông có trách nhiệm lớn đối với kho riêng của Mao. Trong kho cất giữ nhiều quà biếu Mao nhận được từ khắp nơi. Diệp Tử Long mau chóng thuộc hết tên các hãng sản xuất đồ điện nổi tiếng của nước ngoài, ngay cả khi ông không thể đọc nổi tên nước sản xuất trên bản đồ hay tên của các vị nguyên thủ quốc gia.

Ông Diệp là người rất hợp với câu ngạn ngữ cổ: lầm nghề gì ăn nghề đó. Ông liên hệ được thực phẩm không mất tiền từ trại cải tạo Duyên Hà. Sau khi đảng cộng sản nắm quyền, chính phủ mới đã dựng lên trên khắp cả nước nhiều trại cải tạo, dành cho tù hình sự và tù chính trị.

Điều kiện sống trong trại rất hà khắc. Phần lớn tù chính trị là những người thuộc tầng lớp thấp như lính bộ binh hoặc các công chức nhỏ đã từng phục vụ cho Quốc đân đảng, Những quan chức cao cấp, hoặc là đã chạy trốn, hoặc là như cha tôi, đã theo cộng sản. Trại Duyên Hà do Sở công an Bắc Kinh quản lý và là trại cải tạo lớn nhất ở thủ đô. Những người bị giam trong trại đã phải tự lo nhiều loại lương thực, thực phẩm như thịt, cá, rau và gạo và chính họ cũng phải may những chiếc áo pull và các loại quần áo khác.

Diệp đã lợi dụng quan hệ bạn bè với trưởng trại Duyên Hà để lấy một khối lượng lớn thực phẩm cao cấp mà không phải trả liền, thậm chí ngay trong thời kỳ có nạn đói lớn năm 1960-1962, đã làm hàng triệu người chết đói.

Mặc dù Diệp Tử Long đã có vợ, nhưng trong một cuộc khiêu vũ của Mao, ông đã làm quen với một cô gái của Phòng bảo mật và mang lòng yêu cô. Khi cấp trên của cô gái trẻ biết chuyện, ông đã đưa cô xuống tàu, bí mật rời Bắc Kinh. Không ai muốn hỏi ông, bạn gái của ông đã biến đi đâu.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Vào năm 1958, khi ông Diệp ở Vũ Hán cùng với Mao, tình cờ ông gặp lại cô gái đó trong một buổi khiêu vũ khác và hai người đã nối lại quan hệ. Ông đã cố rời khỏi người tình của ông và để cô chuyển đến thành phố công nghiệp Thiên Tân, cách thủ đô Bắc Kinh khoảng 100 km về phía Đông. Vì thời đó chưa có đường cao tốc và đường xá luôn tắc nghẽn, nên đi từ Bắc Kinh đến đó phải mất tới 6 giờ đồng hồ. Ông Diệp đã tìm cho cô bạn gái của ông chỗ làm việc và một ngôi nhà để ông bí mật lui tới. Ông thường ở lại đó nhiều ngày. Khi Giang Thanh vừa rời Bắc Kinh, thì ông liền lấy xe của bà để đến Thiên Tân. Trong khi có nạn đói lớn, ông đã lo chu cấp thực phẩm cho người tình. Đến khi người ta bắt đầu tiến hành xét hỏi ông trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, ông mới cắt đứt quan hệ vừa được nối lại giữa hai người. Mãi đến năm 1980, khi Diệp Từ Long được phục hồi và được bầu làm phó thị trưởng thành phố Bác Kinh, thì hai người mới quay lại với nhau. Lúc đó ông đã là một ông già hói đầu, còn cô bạn gái của ông đã là một bà già tóc hoa râm. Việc tôi được nhận vào nhóm Một đã làm cho Diệp Tử Long phật ý. Ông không thể quên việc tôi đã từ chối không cho người bà con của ông thuốc kháng sinh penicillin. Đối với ông, một cán bộ từng trải một nông dân và một người từng tham gia Vạn lý trường chinh, thì tôi chỉ là một trí thức tiểu tư sản, vẫn còn mang những khuyết tật của xã hội cũ. Và việc đối thủ của ông là Uông Đông Hưng chọn tôi càng làm cho ông thêm ác cảm đối với tôi.

Sau khi Phó Liêm Chương và ông biết tôi được bổ nhiệm làm bác sỹ riêng của Mao ít lâu, họ đã lập kế hoạch để loại tôi một cách nhanh nhất. Giang Thanh đã cho tôi hay, họ đã nói với Mao rằng, cần phải lưu ý đến lý lịch của tôi, rằng tôi không chắc chắn về mặt chính trị. Nhưng Mao đã không đồng ý với họ.

Là thành viên của nhóm Một, tôi buộc phải làm việc cùng với Diệp Tử Long, khiến mối ác cảm của tôi đối vớl ông ngày càng tăng. Ngay cả những vệ sỹ của Mao cũng chăng có thiện cảm với Diệp. Văn phòng của họ nằm ngay cạnh phòng của các nhân viên cần vụ, nên khó thấy được sự khác nhau giữa hai nhóm. Các cô y tá thường tập trung vào công việc và chỉ trao đồi về công việc của họ. Hứa Đạo là người rất kín tiếng, vì ông là người không ưa gì đảng và chỉ khi gần đây ông bị buộc tội hủ hóa, ông mới biết rằng, lời hứa nhỏ nhất lại có thể gây cho ông những khó khăn lớn. Ngược lại, đám vệ sỹ thì lại lắm lời. Họ thường oang oang và trơ trẽn kháo nhau về những chuyện mà các cô nhân viên phục vụ xấu hổ không dám hé lời. Chuyện tình dục là đề tài mà họ ưa thích. Tôi rất đỗi ngạc nhiên khi thấy Mao thản nhiên nói chuyện tình dục. Chẳng hạn, ông thường quan tâm đến cuộc sống tình dục của Cao Cương, trước đây là thủ lĩnh vùng Mãn Châu Lý và đã tự vẫn vào nãm 1954 sau khi ông ta bị quy tội âm mưu chống đảng. Cao Cương là một người có nhiều ảnh hưởng, như người bạn tốt của ông là Stalin thường gọi ông là ông vua của Mãn Châu Lý. Qua Uông Đông Hưng, tôi biết Cao và một người khác, hình như là người đồng mưu là Giao Xương Trí, đã trở thành nạn nhân của cuộc thanh trừng vì họ muốn ủng hộ Lưu Thiếu Kỳ.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

ít khi Mao nói với tôi về sai lầm chính trị của Cao Cương. Thay vì việc dó, ông có ý quả quyết rằng, Cao đã ngủ với trên một trăm phụ nữ và ông băn khoăn, làm sao Cao lại giỏi gạ các nữ đồng chí chung chăn chung gối đến thế. Mao lưu ý với tôi rằng, vợ Cao đã thú nhận, vào cái đêm Cao tự vẫn, đồng chí ấy đã hai lần ngủ với bà. Đồng chí có thể tưởng tượng nổi sự khoái lạc như vậy không? ông kể tiếp: Thói phiêu lưu tình yêu của Cao nói chung là tục tĩu. Có lẽ đồng chí ấy đã không phạm phải những sai lầm chính trị nghiêm trọng như vậy, một khi đối với chúng ta những sai lầm dó nói chung không thuộc về quyền lợi. Mặc dù phạm sai lầm chính trị, nhưng đồng chí ấy vẫn có ích đối với chúng ta, khi đồng chí ấy chịu trách nhiệm trước những sai ìầm của đồng chí ấy.

Giang Thanh cũng công khai đề cập đến tình dục. Sau khi tôi trở thành bác sỹ riêng của Mao ít lâu, tôi ngạc nhiên nghe thấy rằng, nhiều lần bà đã tự hào khoe đêm hôm trước bà đã ngủ với Mao. Bà ca ngợi hết lời khả năng tình dục của Chủ tịch. Trong bối cảnh như vậy, không lấy gì làm ngạc nhiên khi tình dục là đề tài tán chuyện ưa thích nhất đối với đám vệ sỹ của Mao. Một đề tài khác cũng không kém phần thú vị đối với nhân viên an ninh là Giang Thanh. Cứ khi bà không thể nghe thấy họ nói, là câu chuyện lại xoay quanh bà và họ chẳng nể nang gì mà không chế nhạo bà. Trước hết, có một vệ sỹ trẻ tên là Tiểu Chương có thể bắt chước cực giống điệu bộ của vợ Chủ tịch. Tiểu Chương là một người thông minh, có tướng phụ nữ và là một người sắm vai rất giỏi. Vì áo quần của Giang Thanh (cả áo quần lót bằng lụa) để trong phòng của nhân viên an ninh, nơi đám vệ sỹ tắm rửa, giặt giũ và là quần áo, nên Tiểu Chương đã khoác áo mưa, đội mũ rơm của bà, vênh váo lắc hông ở trong phòng, làm mọi người phá lên cười. Ngay cả Mao, một lần tình cờ được chứng kiến cảnh đó, cũng chỉ mỉm cười mà không nói gì. Tôi cảm thấy không thích thú gì những trò đó và cố lánh xa bộ phận an ninh. Trước mặt họ, tôi thường nín thinh và người ta nghĩ rằng tôi không chấp nhận tư cách của họ. Bởi vậy, Diệp Tử Long đã chỉ trích tôi là kiêu ngạo và có thái độ quý tộc.

Sau lưng tôi, ông đã đến chỗ Mao và nói với Mao rằng tôi là kẻ ngạo mạn, vì là bác sỹ, nên tôi coi thường những cán bộ xuất thân từ những gia đình công nhân và nông dân thuần túy - một bằng chứng chứng tỏ sự mập mờ về chính trị của tôi. Mao khoái những lời tố cáo như vậy. Ông cố tình tạo ra sự hiềm khích giữa những người cộng sự của ông. Ông thường thu thập những tin tức làm cho chúng tôi chống đối nhau và để ngăn cản chúng tôi liên kết chống lại ông. Ông thường làm cho nội bộ nhóm Một ở trong bầu không khí căng thẳng. Chẳng hạn, Giang Thanh thường xuyên va chạm với Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều. Trước đây, Giang Thanh và Diệp vốn thân nhau, nhưng khi bà phát hiện ra Diệp đóng một vai trò quan trọng đối với chồng bà, thì mối quan hệ giữa họ trở nên nguội lạnh trông thấy. Bà cũng không chịu thông cảm với Lý ẩm Kiều vì Lý đã một lần xúc phạm bà và trong một cuộc phát động chính trị, bà đã chuyển đến Hàng Châu để thoát ra khỏi sự giám sát.

Uông Đông Hưng và Diệp Tử Long là hai kẻ cừu địch với nhau. Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều cũng không hòa hợp với nhau, vì cả hai đều ganh ghét nhau trước những ân huệ của Mao. Mao lợi dụng những bất hòa đó nhưng khi nào có nguy cơ xô xát, ông lại đứng ra hòa giải và sự hòa hợp cũng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Một hôm ở Hàng Châu, Mao nói với tôi:

- Người làm nghề y luôn cư xử nhã nhặn. Tôi không thích thế.

Tôi đáp:

- Đối với những người khác, có lẽ bác sỹ thường cư xử nhã nhặn, nhưng đối với đồng chí thì không thế.

Mao phản bác:

- Tôi không tin điều đó. Đồng chí chưa bao giờ tự cao tự đại chứ?

Lúc đó tôi mới biết Diệp Tử Long đã tố cáo tôi.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Lường được bối cảnh xung quanh Mao, thực ra tôi đã rất nhã nhặn. Cả địa vị xã hội của gia đình tôi lẫn quá trình học hành của tôi đã dạy cho tôi rằng, nghề nghiệp của tôi có giá trị cao và nhà y được mọi người kính trọng. Theo quan điểm cách mạng của Mao, hiện nay công nông là tầng lớp được ưu tiên. Nhưng tôi khó thay đổi quan điểm của tôi. Tôi luôn tự hào về công việc của tôi và tôi cảm thấy bị xúc phạm với những tiếng xì xèo thô thiển trong đám nhân viên của Mao.

Diệp khuyên tôi nên từ chức, nhưng Mao đóng vai người trung gian. Ông lệnh cho Diệp không được gây khó dễ đối với tôi và chỉ thị cho tôi hãy xích lại gần Giang Thanh hơn. Bà khuyên tôi nên kính trọng Diệp Tử Long và niềm nở với ông ta một chút. Cuối cùng bà nói, Diệp Tử Long phục vụ Chủ tịch lâu hơn tôi và thậm chí ngay cả bà cũng phải chiều Dìệp.

Nhưng tôi chỉ muốn lấy lòng Diệp Tử Long như Giang Thanh thôi. Tôi nói thẳng với Mao, tôi nghĩ gì về Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều, rồi kết luận rằng những người khác đều không có cảm tình đối với cả hai người. Mao đáp:

- Họ có ích đối với tôi. Đồng chí hãy cố hòa hợp với họ.

Lúc đó, tôi vẫn chưa hiểu tại sao cả hai lại hữu dụng đối với Mao. Chỉ những năm sau này tôi mới biết được sự bí mật về quyền lực của họ.

Lúc nào tôi cũng cảm thấy mình ở trong tình trạng ngột ngạt - không phải vì Mao, người mà tôi luôn tôn kính, cũng không phải vì Giang Thanh, mà là vì những cộng sự của nhóm Một. Những kẻ nịnh bợ này làm cho tôi khó chịu và tôi chán ngấy những lời nhắc nhở tôi nên bợ đỡ ai hoặc tôi phải sốt sắng với ai. Mặc dù tôi là người cộng sự gần gũi nhất của Mao, nhưng những thành viên của nhóm Một lại coi tôi chẳng ra gì. Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều - nói chung, cả đám thư ký và vệ sỹ - có thể ví như các hoạn quan trong hoàng cung, suốt ngày tranh nhau lấy lòng vua, chuyển lệnh của vua và lợi dụng ảnh hưởng của họ để dọa nạt và làm nhục người khác. Người ta trông chờ tôi cất lòng tự trọng của mình đi và thành kẻ xu nịnh. Mặc dù là bác sỹ riêng của Mao, nhưng tôi vẫn bị Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều đối xử thô lỗ.

Tôi đã cố gấng để tình hình của tôi sáng sủa hơn. Mao vẫn còn khỏe và không cần bác sỹ túc trực hàng giờ bên ông. Nếu tôi ở lại thì có lẽ tôi không bao giờ trở thành một thầy thuốc giỏi, nhưng tôi lại luôn luôn muốn chứng tỏ rằng, mình là một bác sỹ.

Bởi vậy, tôi đă quyết định từ chức.

Trước hết tôi nói với Uông Đông Hưng. Ông ta ngạc nhién nhìn tôi, cố động viên tôi:

- Đồng chí đă làm được nhiều việc cho Chủ tịch đấy chứ. Đồng chí đã giải quyết được vấn đề bạch cầu và kê toa thuốc ngủ mới cho Chủ tịch. Đồng chí không được xem xét mọi việc một cách khe khắt như thế, mà đồng chí phải nghĩ đến đảng. Người ta không dễ có được một chức vụ như đồng chí. Ngoài ra, nếu đồng chí không cân nhắc kỹ càng một lần nữa và xin thôi việc mà không có lý do rõ ràng, thì sau này có thể đồng chí sẽ không tìm được việc làm đâu.

Câu nói cuối cùng cùa Uông đã có tác dụng. Những người rời khỏi nhóm Một mà không có lý do cụ thể, trong số đó có một người là bác sỹ của Mao trước đây, đã phải cố gắng lắm mới tìm nổi việc làm. Nếu ai đó được nhận vào làm, thì họ phải không có lý do chính trị. Tại sao người ta lại muốn rời khỏi khu vực Trung Nam Hải danh giá nhỉ? Không ai dám liều lĩnh trở thành một người có vấn đề về chính trị.

Mặc dù vậy, tôi vẫn luôn luôn nghĩ tới quyết định từ chức, càng sớm càng tốt. Rồi tôi đến gặp Giang Thanh. Tôi nói:

- Tôi đã suy nghĩ về tình hình của tôi ở đây. Tôi thấy, tôi không hợp với những đòi hỏi về chính trị được đặt ra đối với bác sỹ riêng của Chủ tịch. Chúng ta cần phải tìm ai đó thay tôi và người dó xuất thân từ tầng lớp nghiêm chỉnh của xã hội và có lý lịch trong sạch về chính trị.

Giang Thanh thăm dò, liệu tôi đã nói chuyện này với Mao hay chưa. Tôi nói chưa. Bà ta trầm ngâm suy nghĩ một lát và khuyên tôi đừng đến gặp Chủ tịch. Bà muốn bà đích thân nói chuyện với ông.

Hôm sau, Giang Thanh cho gọi tôi tới. Bà đã nói chuyện với Mao và họ đi đến một quyết định rằng, những khó khăn về chính trị của tôi và gia đình tôi đều thuộc về quá khứ. Ngoài ra, Uông Đông Hưng, La Thụy Khanh và Dương Thượng Côn đã kiểm tra tư cách của tôi và xếp tôi vào loại không có vấn đề. Chu Ân Lai cũng biết việc này. Họ nói: Như vậy đồng chí có thể hoàn toàn yên tâm và trở lại công việc của đồng chí. Đồng chí hãy quên những vấn đề chính trị của đồng chí đi.

Uông Đông Hưng khá vui. Ông tự hào nói:

- ít ra, bây giờ chúng ta đã biết Chủ tịch nghĩ gì về đồng chí. Bây giờ đồng chí phải cố gắng làm việc để đồng chí không còn gặp khó khăn nữa!.

Thế là tôi không còn cựa vào đâu được nữa.

Sau sự việc này, Giang Thanh tỏ ra thân mật với tôi hơn trước nhiều. Bà thường mời tôi đến để chuyện trò và pha trà mời tôi.

Bà bắt chước cách nói chuyện của Mao, thoải mái và không nặng nề. Bà động viên tôi nói thẳng và cố tìm hiểu nhưng suy nghĩ của tôi, mà không đánh giá một suy nghĩ nào. Giang Thanh có thể bắt chước giống hệt chồng bà, vì bà đã từng là diễn viên, nhưng thực ra lại không phải là tác phong của ông. Vì bà đại diện cho quan điểm của Mao, nên khi nói chuyện tôi cần phải thận trọng. Tôi không hề nghĩ rằng, một lời nhận xét vô tư nhất về một cuốn tiểu thuyết hay một bài thơ, mười năm sau lại có thể trở thành nguy cơ đe dọa cuộc sống. Nhưng lúc đó tôi đã có linh cảm như vậy và trước mặt Giang Thanh tôi luôn luôn đề phòng.

Đầu mùa hè năm 1956, chúng tôi vẫn còn ở Quảng Châu. Người y tá của Giang Thanh cho tôi hay, vợ của Chủ tịch muốn gặp tôi. Cô ta nói: Đồng chí ấy có tin mừng cho đồng chí.

Khi tôi bước vào phòng, thì Giang Thanh đang ngắm nghía những tấm ảnh. Bà là người chụp ảnh nghiệp dư rất cừ. Bà đặt những tấm ảnh sang một bên và lên tiếng:

- Bác sỹ này, tôi nghe thấy đồng chí ra mồ hôi khá nhiều.

Tôi lúng túng. Tôi thiếu quần áo hợp với khí hậu nhiệt đới ở Quảng Châu. Mặc dù khi làm việc tôi đã phải cởi áo ra, nhưng vì ở đây không có máy điều hòa nhiệt độ và quần của tôi may bằng vải dày, nên suốt ngày tôi vã mồ hôi.

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 3 trong tổng số 15 trang]

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4 ... 9 ... 15  Next

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết