DIỄN ĐÀN CÀ MAU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN CÀ MAU

Diễn Đàn Cà Mau - Tôi Yêu Cà Mau

Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Mũi Cà Mau
Chúc Các Bạn Vui Vẻ

You are not connected. Please login or register

Truyện dài: Bác Sĩ Riêng Của Mao

Chuyển đến trang : Previous  1 ... 6 ... 8, 9, 10 ... 15  Next

Go down  Thông điệp [Trang 9 trong tổng số 15 trang]

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Chương 45

Cuộc khủng hoảng nông nghiệp được giữ kín đã chọc tức chóp bu đảng. Do lỗi lầm, giờ đây Mao không thể hoàn toàn đi theo mong muốn, Mao đâm ra buồn rầu một thời gian, phần lớn nằm bẹp trên giường. Phòng Liên Xuân ở Trung Nam Hải đang sửa chữa. Trong thời gian sửa, hai lần trong tuần vẫn tiến hành khiêu vũ ở gian khác. Khi công việc sửa chữa xong, người ta đặt một cái giường lớn ở một phòng nằm cạnh phòng nhảy để Mao thư dãn. Tôi luôn đi cùng Mai đến đám nhảy và có thể thấy Chủ tịch kéo các bạn nhảy trẻ vào buồng mình để thư dãn cùng với họ. Nội thất buồng này là sang trọng không tưởng được. Các đồ dùng sang trọng vượt quá thứ tôi thấy trong cung điện Creml ở Moskva.

Đối với các cô gái trẻ mà Mao chọn, phục vụ ông, làm vừa lòng bất kỳ yêu cầu của ông được xem là vinh dự. Những phụ nữ lớn tuổi hơn và có học hành thường từ chối ông. Một số người cô phục vụ ông cho rằng mối quan hệ riêng với Chủ tịch phải chăng phá huỷ tính xã giao nghề nghiệp. Những người này cũng đồng ý và cũng hoan hỉ khi được mời.

Bất kỳ ai làm việc cho Mao, đều được nghiên cứu cẩn thận, phụ nữ cũng không loại trừ, việc nghiên cứu cẩn thận đảm bảo rằng họ hoàn toàn không hại cho Chủ tịch. Tất cả họ đều gốc gác nông dân, xuất thân từ những gia đình từ những gia đình có ràng buộc ơn huệ của đảng cộng sản. Mao đối với họ là thánh, là người cứu đỗi.

Lưu, chẳng hạn, mồ côi từ khi mới đẻ. Khi bố chết và ở lại trong một gia đình tăm tối, mẹ và cô con gái đi ăn xin. Cô gái lúc ấy mới 8, 9 tuổi, khi đảng cộng sản nắm quyền lực, người ta chọn cô đào tạo văn công ở không quân. Có thể xem rằng đảng cộng sản đã cứu cô.

Một phụ nữ trẻ khác, thành viên của nhóm văn công trong cục đường sắt - cũng mồ côi, con gái một chiến sĩ cách mạng. Cha mẹ cô, đảng viên, đã chết vì lý tưởng CNcộng sản. Cô ta thậm chí chưa học xong tiểu học, nhưng đảng ủng hộ cô. Cô học xong lớp đồng ca và thành diễn viên múa.

Mang cái vỏ ơn đảng - đó là nhiệm vụ của các cô gái. Lời kêu gọi đến với chủ tịch là sự kiện quan trọng nhất trong đời họ.

Đối với số đông Người Trung quốc ngắm nhìn Mao, bình thản đứng trên lễ đài trên quảng trường Thiên An Môn, là một sự hạnh phúc, một sự kiện vô cùng sung sướng mà họ chưa bao giờ trải qua. Một ít người được bắt tay lãnh tụ, không dám rửa tay vài tuần - bạn thân và người quen vượt dặm đường xa tới gặp họ để mà được sờ vào bàn tay được chạm với tay Mao.

Trong thời gian Cách mạng văn hoá thậm chí hoa quả, quả xoài, mà Mao tặng công nhân trở thành thần thánh. Những giọt nước nhỏ từ vòi rửa hoa quả được coi như là thuốc thánh. Hãy hình dung khi một cô gái được Mao mời. Cung nữ của Mao chưa bao giờ quý Mao theo ý nghĩ thông thường. Họ quý Mao bởi ý nghĩ ông là lãnh tụ vĩ đại, như người thày và người cứu thế. Đa số biết rằng mối quan hệ chỉ là tạm thời. Tất cả các cô gái đều rất trẻ, tuổi hơn kém 20, đều chưa lấy chồng. Khi Mao chán họ và cuộc sống lạc thú kết thúc, họ đi lấy chồng hoặc biến khỏi đấy. Chồng họ là những thanh niên trẻ tuổi trong đám lính bảo vệ, nhân viên phục vụ

Để đi lấy chồng, phải có sự đồng ý của lãnh tụ. Việc giải quyết thường đạt được sau khi chính Mao chán ngấy. Nhưng đôi khi Chủ tịch lại phục hồi lại quan hệ từng bị gián đoạn. Ngay cả các cô lấy chồng rồi cũng chấp nhận không được chống cự.

Chẳng có gì lấy làm lạ về việc Mao tàn bạo chiếm đoạt tình dục. Một cô gái nói với tôi:

- Chủ tịch - một người rất hấp dẫn, nhưng ông không hiểu ranh giới giữa tình yêu đối với lãnh tụ và tình yêu đối với ông như một người đàn ông. Có lố bịch không chứ?

Một cô khác, tả lại các ngón tình dục của Mao và nhận xét: Mao vĩ đại về mọi mặt!

Những cô gái trẻ nếm mùi sợ hãi trong hoan lạc như thế trước sự tâng bốc tình dục của Mao, cũng như trước tầm quan trọng chính trị của ông. Mao đã 67 tuổi, đã qua ranh giới của độ tuổi hoạt động tình dục yếu đi. Tò mò, nhưng chính lúc đó chẳng thấy ông phàn nàn về liệt dương cả. Chính lúc đó ông trở người cùng chí hướng thực hành tình dục của Lão tử cho rằng tình dục không chỉ để thỏa mãn, mà còn cần thiết để kéo dài tuổi thọ.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Khoái cảm nhất của Mao là ngủ với vài cô gái trẻ cùng một lúc trên giường. Lòng tin của Mao về thực hành tình dục của Đạo Lão giữ gìn sức khoẻ của ông, đã làm tôi sự nghi ngờ. Nhưng tôi giữ trong lòng sự nghi ngờ này.

Hàng đống các gái trẻ, luôn sẵn sàng chờ lệnh từ hoàng cung, mang trong lòng sự tự hào được phục vụ Chủ tịch, một số cô đã không ngần ngại kể cho tôi về họ được nếm mùi như thế nào. Các cô gái không bao giờ được làm điều gì để che giấu mối quan hệ của mình. Té ra là khi tuyển chọn các cô gái để làm tình, Mao thường đưa họ đọc trước quyển sách hướng dẫn tình dục của đạo Lão Con đường bí mật cổ điển của các cô gái mới lớn. Sách được viết theo văn phong Trung quốc cổ khiến, khó hiểu, những chữ tượng hình các cô gái không thể hiểu nổi. Họ hỏi tôi nghĩa của những từ ấy. Trong nhiều năm tôi đã dạy những từ này nên thực ra tôi cũng chẳng phải nghiên cứu.

Hoạt động tình dục của Mao không giới hạn ở phụ nữ. Những thanh niên trẻ trong số những người phục vụ, đẹp trai và khỏe mạnh, cũng lọt và sự chú ý của ông. Một trong số họ có trách nhiệm xoa bóp cho Mao về đêm. Mao đòi hỏi phải xoa bóp cả háng của ông nữa. Tôi biết kiểu quái dị này vào năm 1960, khi một vệ sĩ từ chối thực hiện đòi hỏi của Chủ tịch. Đây là việc cho đàn bà, chứ không phải cho tôi - Anh chàng nói cho tôi không lâu trước khi đi khỏi Trung Nam Hải.

Về sau, năm 1964, tôi trở thành người chứng kiến vụ bê bối sau đây trên tàu hỏa của Mao. Khi một vệ sĩ thu xếp để ông đi ngủ, Chủ tịch ôm chặt lấy anh chàng trẻ này và và bắt đầu vuốt ve anh ta, cố gắng vật anh chàng này xuống giường.

Đôi lần tôi cũng nhận thấy tính cách như thế gần với đồng tính luyến ái, nhưng sau này tôi đi đến kết luận đó chỉ là lòng ham muốn vô độ đẻ thỏa mãn tình dục.

Theo truyền thống, những thanh niên, chưa lấy vợ và đẹp trai, thường đóng các vai nữ trong kinh kịch Trung quốc. Những người trong số họ dính líu tới việc phục vụ tình dục cho thương nhân giàu có và cho những quan chức. Tiểu thuyết khiêu dâm Hồng lâu mộng và Kim Bình Mai - là những tác phẩm Mao thích - phản ánh những câu chuyện như vậy. Đồng tính luyến ái - phần nào là truyền thống của Trung hoa.

Những vệ sĩ của Mao, tuy không phải là những người đồng tính luyến ái, nhưng sự xuất hiện thường xuyên quanh lãnh tụ những cô gái trẻ hấp dẫn đã gây cho họ những vấn đề.

Trong thời kỳ vua chúa cai trị, sự trinh bạch của các tỳ thiếp được đảm bảo, bằng cách cách ly. Tất cả đàn ông, trừ vua và các tỳ thiếp, không được ở qua đêm trong khu Cấm Thành. Nhưng những vệ sĩ của Mao lại không phải tỳ thiếp. Những thanh niên nông thôn trẻ, khỏe, đẹp trai, chất phác, họ không thể chống lại sự cám dỗ, một số đã phải trả giá đắt cho việc này.

Khi một bạn gái của Mao như thường lệ ban đêm rẽ vào phòng trực, để mang thuốc ngủ cho Chủ tịch, một vệ sĩ trẻ bắt đầu ôm eo cô, nước da trắng và thậm chí còn thò tay sờ mó.

- Đồ khốn nạn! - Cô gái kêu thất thanh, và chạy đến Mao, Chủ tịch ngay lập tức gọi Uông Đông Hưng.

- Thằng ngu, mày làm gì thế? Mày định vuốt râu hùm đấy à? - Uông vẻ mặt tức giận lôi tay vệ sĩ đến hiện trường.

Trong lúc Mao và Uông Đông Hưng thảo luận, chàng thanh niên nghèo khổ ngồi ủ rũ khiếp sợ. Mao ra lệnh Uông tước vũ khí cá nhân của tay vệ sĩ và tống giam. Uông mềm mỏng từ chối. Ông cứu tay vệ sĩ trẻ khỏi việc bị giam, bằng cách thuyên chuyển anh ta đi xa hẳn về phương nam, làm ở bộ phận an ninh của một thành phố duyên hải.

Trong tình thế bất tiện, thậm chí không mong muốn, cũng xảy ra việc các vệ sĩ khác của lãnh tụ bị dính vào.

Có một lần vào sáng sớm, một vệ sĩ của Mao đánh thức tôi - chàng thanh niên 19 tuổi. Xảy ra một cái gì đó khủng khiếp lắm - anh ta thất vọng nhắc lại, còn tôi vội mặc quần áo.

Chúng tôi ở Thượng Hải, tại khách sạn cũ ấm cúng Thanh Dương, nằm giữa khu khu phố Pháp trước đây, Mao luôn luôn chiếm tầng trên cùng. Trước khi ông đến thì toàn bộ khách sạn được giải phóng, không còn khách bên trong nữa. Một nhóm gái trẻ ở phòng riêng bên cạnh, mỗi cô người yêu của Mao, được chọn để có một đêm ngủ với lãnh tụ trên giường ông.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Tay vệ sĩ muốn rót thêm chút nước sôi vào ấm trà của Chủ tịch, không nghĩ ngợi gì cả, nhìn thoáng qua giường Mao. Tay vệ sĩ này mới chuyển đến và vẫn còn chưa biết tất cả chi tiết đời tư của Mao. Nói riêng, chưa biết gì về lũ gái. Anh chàng vệ sĩ thấy bóng cô gái qua chiếc rèm cửa lụa, cô này ngoái đi ngoái lại và ngay lập tức lẻn vào buồng Mao.

- Ngay lúc tôi đến, cô ta ngã từ giường xuống đất - tay vệ sĩ hổn hển - Cô ta hoàn toàn trần truồng! Tôi hoảng quá, chuồn luôn. Tôi phải làm gì đây?

Tôi động viên chàng thanh niên hoảng sợ.

- Nói cho tôi nghe, Chủ tịch nhìn thấy anh không?

- Tôi không biết - anh ta trả lời - Tôi chạy ngay ngay lúc thấy cô ta.

Sự hoang tưởng của Mao tăng lên, tính cách của ông càng bất thường. Tôi không có một sự hình dung nào cả về điều gì ông sẽ làm nếu ông ta biết tay vệ sĩ nhìn thấy ông.

Tay vệ sĩ đâm hoảng.

- Tôi ở đây chưa lâu - anh ta khẳng định - Không ai nói cho tôi, khi nào có thể vào buồng của Chủ tịch, và khi nào thì không thể. Tôi không biết rằng ở đây lại xảy ra....

Anh chàng muốn tôi xác nhận là anh ta không có lỗi.

Tôi đảm bảo cho anh ta là sẽ làm chứng, nhưng nhắc là trong tương lai. Cần cẩn thận hơn khi vào buồng lãnh tụ.

- Chỉ vào khi Chủ tịch gọi. Người ta không gọi, đừng vào. Nếu không người ta có thể nghĩ anh là gián điệp đấy - Tôi cảnh cáo.

Chàng thanh niên nghèo chạy khỏi nhóm Một mà mắt vẫn nhìn lại. Nhưng anh ta cần phải quay về chỗ chủ tịch: quy tắc đòi hỏi các vệ sĩ ngày cũng như đêm phải luôn bên cạnh Mao.

Khi tay vệ sĩ quay về, Mao và cô gái trẻ vẫn còn to tiếng với nhau. Anh ta đứng ngoài cửa tin rằng người ta chúng thực điều đó. Nhưng Mao nhận ra anh ta và bảo anh ta vào, cô gái vẫn đang cằn nhằn. Mao muốn tay vệ sĩ trở thành người làm chứng màn kịch này. Chẳng bao lâu anh chàng này hiểu cái gì đã xảy ra.

Hóa ra cô tỳ thiếp của lãnh tụ gặp một người đàn ông trẻ, cô ta muốn lấy làm chồng. Nhưng Mao không đồng ý. Cô ta càng vật nài, thì Chủ tịch lại càng lắc đầu. Cô gái cuối cùng tức giận đến mức buộc tội Mao là cư xử theo kiểu tư sản thối nát, là ông dùng cô để thỏa mãn dục vọng của mình.

Mao giận dữ đến mức hất cô ta ra khỏi gường. Điều này xảy ra đúng lúc tay vệ sĩ bước vào phòng. Tuy nhiên hai người này vẫn quấn nhau.... thậm chí không để ý tới anh ta.

Uông Đông Hưng được thông báo vụ việc. Mao đòi nhanh chóng tổ chức cuộc họp bộ máy của ông và mọi người phê bình cô gái một cách khắt khe nhất.

Nhưng sự gần gũi lâu dài với Mao làm cô nhân tình của ông không sợ. Cô tuyên bố rằng nếu tổ chức họp, cô sẽ kể toạc ra tất cả sự thật về mối quan hệ của họ với Chủ tịch và sẽ kết tội ông là tính cách tư sản. Uông lâm vào thế khó xử. Ông không thể trái lệnh Mao, nhưng lại sợ một vụ bê bối công khai.

Không thể nghĩ điều gì tốt hơn, Uông cầu cứu tôi.

Tôi nói chuyện với cô gái, cố tìm ra lối thoát đối với Mao cũng như đối với cô. Những lời buộc tội công khai của cô cũng chẳng dẫn tới cái gì tốt hơn, cô ta không thể làm gì được họ.

Cô gái vẫn nước mắt đầm đìa và tức giận, nhưng sau một hồi nói chuyện, cô ta đồng ý trong cuộc họp phát biểu trước các nhân viên và nói là cô không đúng và xin lỗi Mao.

Mao chấp nhận tự phê bình của cô. Nhưng điều này không mang lại cho cô gái trẻ điều gì tốt hơn. Mao dù thế nào chăng nữa không cho phép cô đi lấy chồng. Chỉ tới năm 1966, sau khi bắt đầu Cách mạng văn hoá, cô quay về với người yêu. Còn Mao hướng sự chú ý tới cô khác mà ông làm quen trong một buổi khiêu vũ ở Trung Nam Hải.

Cô bạn gái mới của Mao ở buồng ngủ của ông ngày cũng như đêm. Ngủ cùng với ông, khi ông ngủ, và chờ ông đến khi ông tỉnh dậy, mang cho ông đồ ăn, và trà, lau cho ông bằng khăm tẩm nước nóng. Mao bắt đầu mang cô theo trong các chuyến đi. Quan hệ của họ trở nên công khai đối với lực lượng an ninh và nhân viên phục vụ khách sạn, những người này cần phải không biết gì cả.

Việc cần thiết giữ bí mật làm cô gái trẻ đau khổ.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

- Cuộc sống là thế này à - che giấu, bí mật, giả vờ - Cô nói.

Dù sao chăng nữa sự gần gũi với Mao làm cô trở nên vênh váo và kiêu căng. Cô ta đến đâu cũng khoe rằng dường như Mao xin cô những lời khuyên về những vấn đề quốc gia quan trọng. Cô gái nghèo tin rằng tình thương Mao cho phép cô có những đặc quyền những hơn người khác.

Cô ta quên mất sự cần thiết phải giữ bí mật và công khai khoe mối quan hệ đặc biệt của mình với lãnh tụ.

Trách nhiệm của Uông Đông Hưng là bảo vệ Mao khỏi sai lầm riêng của Mao. Uông cần phải chặn trước việc lộ ra đời tư của Chủ tịch. Bộ máy và các thư ký riêng của Mao, biết phải im lặng. Nhưng chẳng thể mong người trong nhóm Một cũng làm như vậy.

Uông không muốn động chạm đến uy danh Chủ tịch. Ông chỉ muốn sao cho cho phụ nữ trong thời gian đi lại với Mao nên nằm lại trong phòng riêng.

Nhưng Uông không thể trực tiếp nói ra điều này, sợ cơn giận dữ của Chủ tịch. Để giải quyết vấn đề, Uông sử dụng một tay vệ sĩ 19 tuổi chất phác, giải thích cho Mao. Trong một chuyến đi, anh chàng vệ sĩ thực hiện nhiệm vụ được giao và Mao, thật đáng ngạc nhiên, lại đồng ý và cho cô gái hay bép xép vào phòng bên cạnh. Nhưng chàng trai trẻ đã làm Mao đau khổ đến mức người ta điều anh ta đi xa khỏi Trung Nam Hải.

Cô nhân tình mới coi như bạn gái của Mao. Mối quan hệ của cô với Chủ tịch mang tính chất gia đình, cô này thậm chí còn tổ chức cuộc gặp của lãnh tụ với vài cô gái họ hàng thân thuộc của mình. Một trong các cô ấy, người hát trong dàn đồng ca kinh kịch, làm Mao chán nản - cô ta không trẻ và còn không đẹp.

Tháng 12 năm 1961 Mao mời tôi dự tiệc. ở đó có cả cô nhân tình của ông, em gái và em rể cô, một quân nhân. Khi chúng tôi thưởng thức những món ăn ngon, không tháy báo hiệu dấu vết gì của điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Chỗ tổ chức tiệc cảnh điền viên, không khí ngào ngạt hương thơm của cây mận. Ngay khi bắt đầu mưa, sương mù bao quanh. Cô em gái của tình nhân Mao dù đã có chồng cũng chẳng có chút ý nghĩa nào cả đối với Mao. Cả người chồng cũng không cảm thấy nhục nhã về sự chiếm đoạt của Mao. Tay chồng ngưỡng mộ Mao và hiến vợ mình cho lãnh tụ, còn hơn là không được đặt chân vào bậc thềm thăng tiến. Cuối bữa tiệc Mao bảo tay chồng về nhà và ba hôm sau kéo người yêu cùng cô em gái dự buổi giải trí của mình để gặp thị trưởng Thượng Hải Kha Thanh Thế và bí thư An Huy Tăng Huy Sinh.

Thậm chí Uông Đông Hưng rất căm tức nhữngviệc lộn tùng phèo như thế.

- Nếu mẹ cô gái còn sống, Chủ tịch cũng ngủ với bà ta hay sao - Uông giận dữ lầm bầm. Tuy nhiên câu chửi rủa lạ lùng nhất của Uông không nhằm vào Mao, mà vào tay quân nhân - thằng chồng mọc sừng - Nó đã bán vợ mình cho Mao - Uông nói.

Uông xem cuộc phiêu lưu tình dục của Mao như là sự đấu tranh với căng thẳng. Chủ tịch đang vật lộn với tuổi tác. Có một lần, Uông nói với tôi như vậy.

Uông ngạc nhiên: có thật là Mao sợ chết đến nỗi cố gắng che đậy khỏi cái chết trong vòng tay đàn bà hay không?

Phần đông các cô gái ngả vào tay Mao đều là các cô gái trinh trắng. Mao làm hư các cô ấy, Sau khi gần gũi với ông, các cô gái trở nên có thái độ kiêu căng, lố bịch. Họ là những người vô học, chẳng biết gì cả, ngu xuẩn, cố gắng sử dụng mối quan hệ với Mao, để khẳng định sự chơi trội của mình với người khác.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Trong thời kỳ Cách mạng văn hoá một số cô gái bị Mao loại bỏ thậm chí cũng dùng mối quan hệ đặc biệt của mình trong quá khứ với Chủ tịch để kiếm chác quyền lực cho mình.

Nhìn lại nhiều cô gái trẻ vô tội đã trở nên hư hỏng, tha hoá, khi rơi vào mạng Mao, tôi bắt đầu nghĩ là cả Giang Thanh trải qua con đường giống thế. Có thể, Giang Thanh thực tế hoàn toàn khác khi ở Diên An, ngay khi kết hôn với Mao. Có thể, Mao làm hư Giang Thanh.

Bệnh xã hội - bạn đồng hành tin cậy của những hoạt động tình dục như thế. Một phụ nữ trẻ có thể nhiễm bệnh sinh dục. Bắt đầu chuỗi viêm nhiễm bệnh. Những diễn viên múa thường mặc chung quần áo của nhau trong nhóm và tôi ngờ rằng một phụ nữ sẽ bị lây bệnh nếu mặc quần lót của bạn gái. Viêm nhiễm sinh dục, nói một cách nghiêm túc, không phải bệnh xã hội, nhưng một người phụ nữ nhiễm bệnh lại đổ bệnh khi qua đêm với bạn trai. Người này lần lượt có thể đổ bệnh cho những phụ nữ khác. Căn bệnh thường mang lại sự khó chịu cho phụ nữ, nhưng nó lại không biểu lộ chứng bệnh ở đàn ông, anh ta như vậy trở thành người mang bệnh, thậm chí còn không biết là mình mang bệnh.

Một cô bạn tình của Mao bị nhiễm bệnh, như ông cũng đang nhiễm bệnh và cô ta được nhanh chóng phân bổ trong số tỳ thiếp của ông. Mao gửi cô gái bị bệnh cho tôi điều trị.

Các cô gái tự hào về điều này. Căn bệnh do Mao truyền sang là dấu hiệu của sự ngưỡng mộ, một bằng chứng mối quan hệ gần gũi của họ. Họ cũng tự hào rằng được tôi điều trị.

Là bác sĩ riêng của Chủ tịch, tôi có quyền dùng những thuốc tốt nhất, mới nhất, hiện đại nhất được nhập từ phương tây.

Nhưng việc điều trị không giải quyết được vấn đề, vì rằng bản thân Mao là người mang bệnh. Việc lây lan bệnh có thể được ngăn chặn chỉ nếu điều trị Mao. Để đạt được điều này Mao cần phải một thời gian không gần gũi tình dục với phụ nữ.

Nhưng Chủ tịch chỉ cười trước đề nghị của tôi. Như mọi lần, ông cũng tuyên bố rằng bác sĩ luôn phóng đại, thổi phồng mọi thứ. Tôi giải thích rằng ông là mang bệnh, thậm chí chính bản thân ông cũng không nhận thấy sự mẫn cảm khó chịu nào cả.

- Tuyệt - Mao nói - Nếu điều này không làm hại tôi thì nói chung nó cũng chẳng có giá trị gì hết. Vì sao anh lại cứ lo lắng về điều ấy đến thế nhỉ?

Tôi vẫn nài nỉ, hình dung cho ông thấy, cái gì xảy ra nếu Giang Thanh bụ lây bệnh.

Mao thú vị về đề nghị của tôi.

- Điều này không bao giờ xảy ra cả - Mao cười khẩy - Từ lâu tôi đã nói với Giang Thanh rằng tôi già quá rồi không thể làm những việc như thế nữa, và chúng tôi chẳng bao giờ quay lại vấn đề này nữa.

Tôi đề nghị rằng Mao ít ra cũng phải rửa ráy. Ông chỉ lau người bằng khăn mặt nóng mỗi đêm, chứ dứt khoát không vào buồng tắm để tắm. Thực tế thì Mao chẳng bao giờ tắm cả. Cả lần này ông cũng không chấp nhận đề nghị của tôi.

- Tôi rửa bằng nước nhờn của các phụ nữ của tôi - Mao cắt ngang, để tôi biết rằng cuộc nói chuyện chấm dứt.

Có thể, đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy ghê tởm với người cầm lái vĩ đại. Nhưng phải làm một cái gì đó: tôi cần phải tìm cách ngăn ngừa lây lan của bệnh.

ít ra tôi cũng tin là giường và khăn lau trong nhà nhỏ tiếp khách, nơi Mao nằm lại, đã được tẩy trùng. Nhưng việc tẩy trùng khăn trải giường theo đề nghị của tôi được coi là biện pháp bảo vệ Chủ tịch, và tôi không thể giải thích được gì cả cho họ để giấu kín bí mật của Mao.

Tôi kín đáo nói chuyện với nhân viên nhóm Một, khuyên họ luôn luôn chỉ sử dụng những khăn lau riêng. Tôi hướng dẫn họ sát trùng giường và khăn lau cho Mao như thế nào để ông khỏi nhận ra điều này.

Nhưng Mao vẫn là người mang bệnh tới ngay ông qua đời.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Chương 46

Dưói con mắt của Mao, các tì thiếp của ông trở nên thật quan trọng khi một cô trong bọn họ phát hiện ra hệ thống nghe trộm. Chuyện này xảy ra vào tháng 2 năm 1961, sau ngày Tết của Trung quốc ít lâu và khi chúng tôi cùng đi với Mao đến Quảng Châu.

Ngay từ đâu, Uông Đông Hưng đã cảm thấy chuyến đi sẽ gặp nhiều rắc rối. Thậm chí lần này còn nhiều phụ nữ đi theo đoàn tùy tùng của Mao hơn so với những lần khác. Lúc lên đường, Uông Đông Hưng nói với tôi: Hai người đàn bà và một con vịt thì thành cái chợ.

Tôi không làm sao bao quát được toàn bộ đoàn tùy tùng. Một cô thư ký riêng của Mao đã lợi dụng quan hệ với Mao để có được một chỗ đứng chính trị. Ngoài ra, còn có cô đã từng cãi nhau với Mao, vì cô muốn lấy chồng. Có cả một số nữ nhân viên mới được tuyển vào và được coi là những tì thiếp của Mao.

Tôi sửng sốt khi nhìn thấy một cô giáo mà tôi quen và tôi cũng kinh ngạc khi biết cô ta có quan hệ tình dục với Mao từ hàng năm nay. Người phụ nữ đáng yêu này quen Mao trong một buổi khiêu vũ và mối quan hệ của họ bắt đầu từ đó. Cô chưa bao giờ ra khỏi Bắc Kinh nên bây giờ Mao muốn cho cô được thăm thú thế giới bên ngoài.

Người đàn bà da ngăm đen, vợ của một tướng lĩnh cao cấp trong quân đội cũng có mặt trong đoàn tùy tùng. Trước kia ở Diên An, Mao và bà đã từng có quan hệ với nhau trước khi ông kết hôn với Giang Thanh. Khi mối quan hệ đó vỡ lở, Mao đã cho bà sang Liên-xô, rồi sau đó cưới chồng cho bà. Giang Thanh đã biết sự tằng tịu này từ lâu và đòi trả thù bằng cách cất chức ông chồng bà ta. Thế nhưng ông ta lại là người thân cận của Bành Đức Hoài và được bộ quốc phòng che chở. Đến năm 1959 khi Bành mất chức, ông ta cũng được che chở và thoát nạn. Giang Thanh đã làm việc với Lâm Bưu để Lâm ra tay chống lại kẻ thù của bà. Bây giờ, chắc người phụ nữ này tìm đến Mao để xin Mao che chở cho chồng bà.

Những tình ý ngày xưa như được hồi sinh. Trong chuyến đi, Mao nhiều lần cho gọi bà vào toa riêng của ông và vào buổi tối đầu tiên khi chúng tôi đến Hàng Châu, tôi biết chắc bà ta đã ở trong phòng ngủ của Mao mấy tiếng đồng hồ liền. Thế nhưng sau đó một lát, bà biến đâu mất. Một người trong đám phụ nữ tỏ ra lo ngại cho bà, nhưng sáng sớm hôm sau người ta đã thấy bà quay trở lại. Bà đã cãi và với Mao và ban đêm bà ngồi khóc trên một tảng đá ven hồ. Ngay trong ngày hôm đó, Mao cho bà quay trở lại Bắc Kinh.

Sau vài ngày lưu lại ở Hàng Châu, chúng tôi lên tàu tiếp tục đi về phía Tây, đến Vũ Hán. Chuyến chu du của chúng tôi chỉ bị tạm dừng trong thời gian rất ngắn để Mao họp với Trương Bình Hoa. Cuộc gặp gỡ của họ sẽ diễn ra trên đoàn tàu, nhưng Mao đã chậm. Ông đang ở trong toa ngủ của ông cùng với cô giáo nọ, trong khi Trương và người trợ lý là Vương Nhuận Xuân chờ ở toa chở khách cạnh đó. Đặc tính nông dân vẫn còn ăn sâu trong con người Vương đến nỗi ông không ngồi vào ghế sa lông như người khác mà lại ngồi chồm hỗm. Cuối cùng Mao cũng xuất hiện. Còn tôi và cô giáo cùng với những phụ nữ khác trong đoàn tùy tùng của Mao đi dạo xung quanh tàu. Lưu Cơ Thuận, người kỹ thuật viên trẻ tuổi có nhiệm vụ bí mật thu lại những cuộc nói chuyện của Mao cũng cùng đi với chúng tôi. Bỗng nhiên Lưu Cơ Thuận nói với cô giáo:

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

- Hôm nay tôi nghe thấy chị nói.

Cô giáo hỏi lại:

- Anh nói gì?

- Khi Chủ tịch chuẩn bị gặp Trương Bình Hoa, chị đã giục Chủ tịch phải mặc quần áo nhanh lên.

Mặt người phụ nữ trẻ biến sắc. Cô hỏi nhỏ:

- Anh nghe thấy những gì nữa?

- Nghe thấy cả - Lưu cười và đáp.

Cô hoảng hốt và quay ngoắt lại, chạy về phía đoàn tàu. Chúng tôi hối hả đuổi theo sau. Đám tì thiếp của Mao cũng hớt hải, vì nếu Lưu đã nghe được những lời mơn trớn khi Mao và cô giáo kia đang làm tình, thì thể nào anh ta cũng nghe được cả những lời họ nói với Mao.

Khi chúng tôi trở lại thì cuộc họp cũng vừa xong. Cô giáo chạy bổ vào toa riêng của Mao và kể cho Mao cuộc nói chuyện của cô với anh chẳng Lưu.

Mao nổi giận lôi đình vì ông chẳng hề hay biết rằng người ta nghe trộm ông. Ông gọi ngay Uông Đông Hưng đến toa của ông và đằng sau những cánh cửa khép chặt hai người nói chuyện với nhau rất gay gắt hàng tiếng đồng hồ liền. Uông Đông Hưng quả quyết rằng ông không hề hay biết gì về việc nghe trộm này, vì ông mới từ nơi lưu đày trở về một thời gian ngắn. Mao lệnh cho đoàn tàu phải lập tức khởi hành đến Vũ Hán, càng nhanh càng tốt. Khi con tàu đã chuyển bánh, Uông Đông Hưng cho gọi kỹ thuật viên Lưu Cơ Thuận và thư ký riêng là La Quang Lư lên gặp ông.

- Chủ tịch muốn biết kế hoạch nghe trộm này đã được bố trí như thế nào.

Ba mặt một lời, Uông tra hỏi anh kỹ thuật viên và cho anh biết là Mao đã ra lệnh bắt giam anh. Nhưng Uông không bắt anh ngay. Uông nói với Lưu:

- Đằng nào thì cậu cũng chẳng thoát.

Còn viên thư ký riêng La Quang Lư thì cuống cả lên. Tất cả bắt đầu từ hồi Diệp Tử Long còn nắm quyền. Cần phải hỏi Diệp thì mới biết được. Nhưng Diệp Tử Long đã bị điều đi cải tạo lao động xã hội chủ nghĩa ở nông thôn, nên chẳng có mặt ở đây để mà hỏi.

Còn Lưu Cơ Thuận thì chẳng biết gì. Anh ta chỉ làm công việc của mình và do thượng cấp ra lệnh.

Uông Đông Hung hỏi:

- Thế thượng cấp cũng ra lệnh cho cậu thu cả những cuộc nói chuyện riêng tư của Chủ tịch à? Cậu không có việc gì làm nữa hay sao? Tại sao cậu lại muốn gây ra những phiền toái nhỉ? Tại sao Chủ tịch không biết những cuộc nói chuyện của Chủ tịch bị thu trộm? Bây giờ tôi phải giải thích như thế nào với Chủ tịch?

Lưu im thin thít.

Cuối cùng chúng tôi đã đến Vũ Hán và vào nghỉ ở nhà khách có tên là Vườn mận. Lúc đó là 4 giờ sáng. Uông Đông Hưng và Lưu Cơ Thuận đã dựng một anh thợ điện ở địa phương dậy và họ cùng nhau tháo gỡ tất cả hệ thống nghe trộm được lắp đặt trên tàu ra. Còn tôi thì lăn ra ngủ.

Đến buổi chiều hôm sau, khi tôi tỉnh giấc, tất cả hệ thống nghe trộm - máy thu thanh, băng, loa và dây dợ - đã được đem bày ở phòng họp. Toàn bộ nhân viên được triệu tập lại để chiêm ngưỡng những thứ đó. Cả nhà khách Vườn mận của chúng tôi cũng được lắp đặt những hệ thống nghe trộm nên người ta có thể kiểm tra luôn. Uông Đông Hưng, Khang Nhất Dân, La Quang Lư và Lưu Cơ Thuận phải đứng sau bàn trưng bày hiện vật. Mao cho chụp ảnh để làm bằng chứng. Khang Nhất Dân, Phó phòng của Ban thư ký riêng phải rời Văn phòng trung ương để đến đây, trao đổi với Uông Đông Hưng về việc này. Khang cho biết. Diệp Tử Long đã ra chỉ thị nghe trộm Chủ tịch.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Nhưng Khang cũng biết, thực ra chỉ thị này được ban ra từ cấp rất cao. Quyết định này quá quan trọng đến nỗi một cán bộ như Diệp Tử Long cũng phải tuân theo. Tôi không bao giờ hiểu được vì sao người ta lại nghĩ những hệ thông nghe trộm này sẽ không thể bị phát hiện. Bởi vì hệ thống nghe trộm đã bị phát hiện và Khang muốn tránh cho những cán bộ cao cấp hơn không bị lôi kéo vào vụ cãi cọ này, nên Khang tìm cách thuyết phục Uông Đông Hưng rằng, toàn bộ vấn đề này nên được giải quyết một cách kín đáo. Nhưng cũng như Mao. Uông muốn truy tận gốc rễ của sự việc và phải tìm ra người đã phát lệnh này.

Cuối cùng Uông cũng đi đến một thỏa hiệp. Ông thông báo với Mao rằng, các ống nghe được sắp đặt chẳng qua là để thu thập tài liệu cho lịch sử đảng sau này. Mao điên tiết, ông gầm lên: Vậy có nghĩa là người ta thu thập cả những thông tin đen tối về tôi hay sao? Một lịch sử đảng dựa vào những cuộc nói chuyện đời thường của ông chỉ có thể dùng để chống lại ông. Mao lo ngại đến khả năng ông sẽ bị tấn công như Khơ-rút-sốp đã chống lại Stalin. Những điều mà Khơ-rút-sốp lên án Stalin cũng chứa đựng những chi tiết bất lợi trong đời tư của Stalin. Mao không muốn đời tư của ông bị người ta ghi vào băng. Nhưng điều làm ông sợ nhất lại không phải là sự phanh phui này. Những bê bối về quan hệ tình dục của Mao tuy là một bí mật, nhưng trong nội bộ đảng ai cũng biết. Nỗi sợ hãi lớn nhất của ông là quyền lực của ông bị đe dọa. Những chuyến chu du của Mao ở khắp mọi miền đất nước, những cuộc gặp gỡ chính thức của ông với các nhà lãnh đạo đảng ở các địa phương là một phần trong chiến lược chính trị của ông. Nó giúp ông liên hệ trực tiếp với những người lãnh đạo địa phương, mà không bị bộ máy hành chính quan liêu nặng nề của hệ thống đảng và nhà nước ngăn cản. Ông muốn ngăn chặn việc các cơ quan trung ương biết ông nói gì với những người lãnh đạo cấp tỉnh, ông muốn ràng buộc các cơ quan trung ương và các cơ quan đó phải tuyệt đối trung thành để không có điều gì ảnh hưởng tới đường lối của ông. Ông lệnh cho Uông Đông Hưng phải lập tức đốt hết các băng ghi âm. Vì khiếp dảm trước cơn thịnh nộ của Mao. Lưu Cơ Thuận cho biết cả những nơi khác - chẳng hạn như ở nhà khách Vương Thường ở Hàng Châu mà chúng tôi vừa đi khỏi - cũng được gài những ống nghe trộm. Mao ra lệnh cho Uông cử một số tay chân đi gỡ bỏ những hệ thống này và hủy những cuôn băng ghi âm. Trong vụ này, nhiều người đã bị mất chức. Khang Nhất Dân, trợ thủ của Diệp Tử Long và thư ký riêng của Mao là La Quang Lư đã mất chức. Khang phải xuống làm ở Ngân hàng Nhân dân. La bị Hứa Dịp Phụ phế truất và phải xuống làm việc ở Bộ công nghiệp chế tạo máy. La bị mất chức thư ký riêng cho Mao, vì trong lúc phê bình công khai Lý ẩm Kiều, ông đã nói rằng Giang Thanh đã chạy đến Hàng Châu để khói bị phê bình. Lưu Cơ Thuận. người chỉ vì những lời cợt nhả của mình mà gây ra chuyện động trời thì bị đày đi Thiểm Tây để cải tạo lao động xã hội chủ nghĩa.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Mao đã thừa nhận một số người bị đuổi việc trong năm 1961 thực ra không phải là những người có tội. Ông hỏi: Làm sao mà họ biết được chuyện gì đã xảy ra? Mao và Khang Nhất Dân biết rằng, lệnh nghe trộm các cuộc nói chuyện của ông có lẽ được đưa xuống từ cấp lãnh đạo rất cao của đảng, chẳng hạn như Lưu Thiếu Kỳ hay Đặng Tiểu Bình. Cả Bộ công an cũng dính đến vụ này. Mao tin rằng, họ đã theo dõi ông trong khuôn khổ của một âm mưu nào đó. Theo tôi, sự nghi ngờ mỗi ngày mỗi tăng của Mao bắt đầu từ suy nghĩ cho rằng đến một lúc nào đó, sẽ có một âm mưu chống lại ông trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp nhất của đảng.

Lúc bấy giờ sự bất đồng chính kiến giữa Mao và các cán bộ lãnh đạo khác của đảng vẫn chưa bộc lộ công khai. Nhưng những rạn nứt giữa họ, có lẽ ngày càng rõ rệt hơn từ khi có cuộc Cách mạng văn hóa. Mao chờ đợi.

Vụ này đã làm Mao mất tinh thần. Tuy ông thường hay đa nghi, nhưng ông lại không nghĩ rằng, những máy móc nghe trộm đã bí mật thu lại từng lời nói của ông và người ta đã gửi về Bác Kinh tất cả những băng ghi âm các cuộc đối thoại của ông. Ông tỏ ra thất vọng về các nhân viên của ông. Ông nghĩ, cả những người trong nội bộ mà ông tin cậy cũng nhúng tay vào âm mưu kia. Ông chác mẩm, từ lâu chúng tôi đã biết về việc người ta ghi âm các cuộc nói chuyện của ông và gửi về trụ sở chính rồi. Càng ngày Mao càng ít tin tưởng vào lòng trung thành của chúng tôi hơn. Ông bổ sung quanh ông toàn phụ nữ và sa thải các những cần vụ nam giới. Thế là các cô tì thiếp trẻ trung đã trở thành nhừng kẻ thân tín nhất của ông.

Đối với tôi ông cũng tỏ ra tệ hơn. Với câu hỏi: Có gì mới không? mỗi khi gặp tôi ông muốn moi ở tôi những điều tôi biết. Chỉ cần không nói hết cho ông biết cũng đã đủ để chứng minh là có âm mưu chống lại ông. Căn bệnh luôn bị ám ảnh nặng nề của Mao càng ngày càng tăng và chẳng bao giờ ông tin tôi tuyệt đối như trước nữa.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Chương 47

Chúng tôi chỉ ở lại Vũ Hán một thời gian ngắn rồi lại lên tàu đi về phía Nam, đến Quảng Châu, tình hình càng căng thẳng hơn. Mao triệu tập một cuộc họp bàn về công tác chính trị. Những cán bộ đảng ở cấp cao nhất như Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức và Trần Vân cũng phải tham dự. Giờ đây, Mao đã ngờ vực tất cả mọi người xung quanh ông, cho nên người ta phải thực hiện những biện pháp an ninh thật nghiêm ngặt. Nạn đói vẫn tiếp diễn và hàng ngũ lãnh đạo của đảng bị phân hóa đã làm cho tình hình chính trị trở nên bất ổn. Theo đánh giá, Quảng Châu có nguy cơ bị phá hoại về an ninh. Cuộc họp đã dự định phải được giữ bí mật tuyệt đối, vì gián điệp từ Hồng Công có thể lọt vào thành phố một cách khá dễ dàng. Mao hoặc những cán bộ lãnh đạo khác của đảng có thể sẽ trở thành mục tiêu của một vụ ám sát nào đó. Năm ngoái, trong khi đang diễn ra cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị ở Thượng Hải. Bộ công an đã phát giác ra rằng cuộc họp đó chẳng phải là đìều bắt ngờ đối với cơ quan mật vụ Đài Loan. Thị trưởng thành phố Thượng Hải là Kha Thanh Thế đoán già đoán non rằng, có lẽ trong ban giúp việc của ông đã có một khe hở và ông đã ra lệnh kiểm soát tất cả các đường bưu điện, điện thoại, điện tín và việc liên lạc với bên ngoài. Một thời gian dài sau cuộc họp ở Quảng Châu. Bộ công an và Ban thanh tra trung ương mới vỡ lẽ rằng, sở dĩ Đài Loan biết sẽ có đại hội ở Thượng Hải vì mật độ giao thông đường không đến đó tăng mạnh.

Bí thư thứ nhất tỉnh Quảng Châu là Đào Chu tỏ ra khá lúng túng. Ngay sau khi chúng tôi đến nơi. Ông đã triệu tập một cuộc họp để lập kế hoạch bảo vệ an ninh. Chủ tọa cuộc họp là bộ trưởng Bộ công an Tạ Phú Trị và Uông Đông Hưng. Tất cả cán bộ chỉ huy cũng như nhân viên công an Quảng Đông đều tham dự cuộc họp này. Cả tôi cũng có mặt, vì tôi chịu trách nhiệm tổ chức việc chăm sóc y tế. Sau cuộc họp về an ninh, tôi triệu tập một cuộc họp với các nhân viên y tế đia phương. Chúng tôi đề ra các kế hoạch chăm sóc y tế cho những người tham dự hội nghị. Khi đang trao đổi với giám đốc bệnh viện nhân dân tỉnh Quảng Châu, tôi nhận được một cú điện thoại khẩn cấp do một cô y tá của Giang Thanh gọi tới. Căn bệnh rối loạn thần kinh của Giang Thanh lại quấy rầy tôi trong khi tôi đang phải làm những việc quan trọng hơn. Tôi đành bỏ dở cuộc họp để xem chuyện gì đã xảy ra. Khi tôi bước vào biệt thự có tên là Tiểu đáo của Giang Thanh thì toàn bộ nhân viên của bà đã có mặt. Các cô y tá khóc sưót mướt, còn những chàng vệ sĩ và những cần vụ nam giới tỏ ra khá căng thẳng. Một nhân viên an ninh túc trực ở đó là Tôn Vĩnh nói: Lần này thì gay rồi.

Tối hôm trước một nữ y tá pha nước nóng để Giang Thanh tắm. Bỗng nhiên bà kêu ầm lên và vu cho cô y tá cái tội định làm cho bà bị bỏng. Ngoài ra, Giang Thanh còn cho rằng có người âm mưu đầu độc bà. Vì tôi là cấp trên của những nhân viên y tế phục vụ bà, nên cuối cùng mọi tội lỗi lại đổ lên đầu tôi. Tôi tìm cách trấn an đám nhân viên y tế và hứa với họ rằng đảng sẽ bảo vệ họ trước Giang Thanh. Sau đó tôi mới đến thăm bà Chủ tịch phu nhân. Vừa thấy tôi, bà ném ngay chiếc khăn lên bàn và giận dữ hỏi:

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

- Đồng chí phái đến chỗ tôi những y tá kiểu gì thế, thưa đồng chí bác sĩ. Đồng chí định hại tôi phải không?

Tôi đáp:

- Có chuyện gì vậy?

Bà nghi ngờ hỏi lại:

- Chuyện gì à! Đồng chí không biết sao?

Tôi giải thích cho bà rằng tôi đang tham dự một cuộc họp nên không ở đây để biết được.

Tìm hiểu sự việc tôi biết rằng nước cũng không quá nóng cho bà ấy tắm, nhưng đó không phải là nước sôi. Nước chảy từ vòi ra thì không phải nước sôi rồi. Thêm nữa tôi cũng biết là chính cô y tá cũng đã thử nhiệt độ nước rồi

Giang Thanh kể lại sự việc mà tôi vừa được nghe. Có y tá nọ cố tình muốn làm cho bà bi bỏng và cô ta đã đánh tráo thuốc ngủ của bà. Bà nói:

- Lại còn thuốc ngủ nữa chứ, thuốc đã bị biến màu. Các viên trước đây màu đỏ, hôm qua thì đưa tôi viên màu hồng. Đồng chí nói sao đây?

Tôi giải thích rằng thuốc mua từ Hồng Công. Bởi vì người ta mua ở các thời điểm khác nhau, nên màu của chúng cũng khác nhau. Tôi khẳng định với bà rằng thuốc được kiểm tra nghiêm ngặt. Không thể có chất độc. Ngoài ra, tôi giải thích cho bà rõ rằng thuốc men mà bà dùng đều đã được bệnh viện Bắc Kinh kiểm tra kỹ lưỡng, niêm phong rồi gửi về Quảng Châu. Chỉ có Tiểu Tăng và Tiểu Lý mới có quyền mở niêm phong. Hai người này lại được Văn phòng an ninh và Ban y tế trung ương coi là tuyệt đối tin tưởng.

Thế nhưng Giang Thanh vẫn lên án tôi là chỉ bênh vực cho cô y tá mà không chịu tìm hiểu nguyên nhân:

- Đồng chí nhận định chẳng đúng tí nào. Tôi không thèm tranh luận với đồng chí nữa!

Bà ra lệnh cho tôi gọi ngay Uông Đông Hưng tới.

Uông Đông Hưng tỏ ra rất khéo léo ngoại giao và đã làm tất cả đế xoa dịu bà. Giang Thanh kích:

- Đồng chí là thứ trưởng Bộ công an và là Chánh Văn phòng an ninh. Vậy là đồng chí phải chịu trách nhiệm về tất cả những gì xảy ra xung quanh Chủ tịch. Đồng chí cho phép tôi hỏi một câu chứ!

- Dạ được chứ ạ, thưa đồng chí Giang Thanh!

- Nếu các nhân viên dưới quyền đồng chí có nhiệm vụ phải chăm sóc những người khác thì tư cách của họ phải như thế nào?

Uông Đông Hưng vẫn tươi cười:

- Thưa đồng chí Giang Thanh, chắc lại có vấn đề gì đó xảy ra. Tôi tin rằng có thể giải quyết vấn đề này. Chỉ cần chúng ta kiên nhẫn một chút.

Giang Thanh cãi lại: Trời! làm sao mà tôi có thể kiên nhẫn được khi tôi vừa mở miệng là bị ông bác sĩ này đốp chát lại ngay cơ chứ.

Tôi gắng kể lại mọi việc theo cách của tôi nhưng bà đã ngắt lời:

- Đồng chí im đi! Tôi không muốn nghe nữa.

Sau đó bà lại nhắc tới câu chuyện nước nóng và những viên thuốc độc. Bà nói:

- Tôi có được phép phê bình các y tá của tôi mỗi khi họ mắc sai lầm không? Tôi có thể trông chờ ở bác sĩ điều trị của tôi sự cảm thông không? Không! Thay vào đó chỉ là một bài thuyết trình. Ông ta mắng tôi và chẳng hề coi tôi là một bệnh nhân. Vậy tư cách của ông ta ở đâu? Đồng chí có tin rằng ông ta phục vụ nhân dân tận tụy không?

Bà dừng lời để lấy hơi, còn tôi lại tìm cách kể lại câu chuyện một lần nữa. Nhưng bà không cho tôi nói. Bà nói:

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

- Các bác sĩ và y tá phải chăm lo cho bệnh nhân, chứ không phải cứ đi tranh cãi với bệnh nhân. Ông bác sĩ này thật ngạo mạn. Đây có phải là một cực hình về tâm lý không?

Tôi lên tiếng:

- Thưa đồng chí Giang Thanh...

Nhưng bà không cho tôi nói tiếp. Bà quát:

- Đồng chí đừng có nói với tôi nữa! Tôi không thèm tranh luận với đồng chí!

Tôi không chịu nổi nữa. Tôi đứng hẳn dậy và nói:

- Chúng ta đang thảo luận ở đây và theo tôi ai cũng có quyền được nói. Nếu tôi không được phép nói thì tôi thấy tôi chẳng có viêc gì ở đây nữa.

Tôi bỏ ra khỏi phòng và đóng sập cửa lại

ở ngưỡng cửa, tôi còn nghe thấy bà nói:

- Thấy chưa, trước mặt đồng chí thứ trưởng mà ông ta còn nói như thế đó!

Tôi đi dạo quanh vườn để lấy lại bình tĩnh. Tôi thấy cần phải đến gặp Mao ngay, vì chắc chắn ông sẽ đứng về phía người nào đến thuật lại việc này cho ông trước. Nếu ông tin các cô y tá đã tìm cách hãm hại Giang Thanh, thì trách nhiệm cuối cùng lại thuộc về tôi. Như vậy, rất có thể tôi phải tính đến chuyện tôi sẽ bị bắt giam hoặc thậm chí bị tử hình. Nhưng tôi không có cơ hội để gặp Mao, vì vệ sĩ của Giang Thanh tên là Tôn Vĩnh tìm thấy tôi ở trong vườn và triệu tôi trở lại chỗ Giang Thanh và thứ trưởng Uông Đông Hưng. Khi tôi vừa bước vào phòng thì Mao phu nhân lên tiếng:

- Đồng chí hãy thôi việc và bị quản thúc.

- Được thôi! - Tôi trả lời và quay ngoắt trở ra.

Tôi mừng vì thoát khỏi công việc mà tôi chẳng thích thú gì. Nhưng tôi không muốn bị kìm hãm. Tôi lập tức tới gặp Mao. Lúc đó vào khoảng 14-15 giờ và Mao cũng vừa tỉnh dậy. Ông vẫn nằm trên giường, mắt nhắm mắt mở và đang nhấm nháp ly trà mà anh vệ sĩ Tiểu Trương của ông vừa mang tới. Tôi bắt đầu:

- Thưa Chủ tịch...

Ông hỏi như thường lệ:

- Có gì mới không?

Tôi nói:

- Đồng chí Giang Thanh đã sa thải tôi và ra lệnh quản thúc tôi

- Thế ư?- ông rít một hơi thuốc dài rồi hỏi - Tệ đến thế cơ à? Chuyện gì đã xảy ra vậy?

Tôi kể cho Mao nghe về những rắc rối mà Giang Thanh đã gây ra trong lần khám bệnh của bà cách đó vài tháng và về việc bà không hài lòng với kết quả khám bệnh của cả bác sĩ. Sau đó tôi kể toàn bộ sự việc vừa rồi và đảm bảo với ông rằng, những viên thuốc ngủ mà các cô y tá cho bà uống cũng giống như những viên thuốc mà Mao vẫn thường dùng. Sau khi nghe tôi nói xong. Mao vẫn bình thản tiếp tục rít thuốc. Rồi ông nói:

- Giang Thanh thật vô lý. Chuyện này sẽ ổn thôi. Đồng chí đừng nói gì nữa. Tôi sẽ nói với Giang Thanh. Nhưng đồng chí phải lánh mặt bà ta vài hôm. Chúng ta phải làm cho Giang Thanh khỏi mất mặt. Đồng chí hãy nói với các y tá là họ không phải sợ bà ấy. Bà ấy chỉ là một con hổ giấy.

Lúc ra đến cửa, tôi chạm trán ngay với Giang Thanh. Bà cũng đến gặp Mao. Tôi tạm lánh ba ngày. Khi Mao và Giang Thanh cùng Đào Chu đi tham quan xưởng làm đồ sứ nổi tiếng ở Phú Sơn thì tôi cùng Chu Đức đi xem một cuốn phim nhan đề Mười hai giờ trưa có diễn viên mà tôi ưa thích là Gary Cooper đóng. Cuốn phim thật hấp dẫn. Thực ra, Giang Thanh rất khoái hành hạ tôi. Nhưng có lẽ Mao đã đề nghị bà phải ôn hòa với tôi. Hôm bà từ Phú Sơn về, bà cho gọi tôi tới. Bà nói:

- Chủ tịch tin tưởng vào khả năng y khoa của đồng chí. nhưng đó không phải là lý do để đồng chí kiêu căng. Tôi nhận là tôi đã mất bình tĩnh. Chủ tịch hông báo cho đồng chí biết, đồng chí không cán lo lắng gì về việc làm của đồng chí. Chúng ta hãy quên đi cuộc cãi và của chúng ta và hãy nhìn về tương lai.

Bà đưa cho tôi một tờ Thông tin trong đó Mao đã đánh dấu một bài mà tôi nên đọc. Bà nói tiếp:

- Chủ tịch muốn rằng, đồng chí phải quan tâm hơn nữa đến những sự kiện quan trọng của quốc gia.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Chương 48

Vào tháng ba năm 1961, nạn đói ở Trung quốc đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu nông dân. Mục đích của hội nghị mở rộng Bộ Chính trị được tổ chức tại Quảng Châu là nhằm xem xét lại chính sách nông nghiệp của Mao. Mao đã dành gần hết tháng hai để thảo ra một chương trình nông nghiệp mà ông cho là khả thi.

Bài báo mà Mao chọn cho tôi đọc nói về những biện pháp hiện đại hóa ở An Huy, nơi thường xuyên là một trong những tỉnh nghèo đói nhất Trung quốc và bây giờ ở đó rất nguy kịch. Trước đó, bí thư tỉnh ủy là Tăng Huy Sinh người ủng hộ kế hoạch đại nhảy vọt một cách cực đoan. Chính ông ta đã làm Mao phát kiến ra lò luyện kim gia đình. Nhưng đến giờ - đầu năm 1961 - vẫn có gần 10 triệu nông dân ở An Huy bị đói và hàng triệu người trong số họ đã chết trong những tháng sau đó. Hàng trăm nghìn người thân tàn lực kiệt đã bỏ quê hương làng xóm ra đi. Lòng nhiệt tình của Tăng Huy Sinh đối với đại nhảy vọt biến mất. Ông vội trở lại khuyến khích sản xuất nông nghiệp. Để làm việc này. Ông chia cho từng nông hộ những mảnh đất của công xã để họ tự canh tác và nộp một phần thu hoạch cho công xã. Vì nông dân không phải là địa chủ, nên Tăng có thể quả quyết rằng, cách làm đó vẫn thuộc cơ cấu xã hội chủ nghĩa mà Mao có thể chấp nhận được. Tăng Huy Sinh tin Mao sẽ ủng hộ ông, khi trước đó hơn một năm vào tháng 1 năm 1960, sau cuộc hội nghị Thượng Hải, ông đề xuất một cơ cấu mới. Mao đã đồng ý với cơ cấu sản xuất với tinh thần trách nhiệm này. Còn Tăng Huy Sinh cảm thấy Mao khích lệ ông thử nghiệm cơ cấu đó. Lúc đầu, kết quả thu được rất khả quan. Nông dân cày cấy trên mảnh ruộng mà họ được chia và họ tỏ ra có tinh thần trách nhiệm đối với nông phẩm mà họ làm ra. Nhờ vậy, giữa công việc và thành quả lao động của họ có một mối liên hệ mật thiết. Sản xuất nông nghiệp ở An Huy tăng lên rõ rệt.

Trong bản dự thảo của Mao được trình bày tại hội nghị Quảng Châu của Mao, ông không đề cập đến cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Tăng, mà cũng chẳng nói tôi các hình mẫu tương tự theo kiểu kinh tế tư nhân đã được áp dụng tại một số nơi ở Trung quốc. Nhưng sau khi nghe Tăng đọc bài phát biểu của mình vào ngày 15 tháng 3, Mao lại có vẻ tán thưởng cơ cấu của Tăng. Sau khi chăm chú lắng nghe bài phát biểu của Tăng, Mao nói:

- Nếu chúng ta làm tốt. chúng ta có thể tăng sản lượng nông nghiệp của đất nước thêm một tỉ cân lúa (1 cân Trung quốc = 0,45 kg ND). Như vậy là rất tốt.

Tăng coi lời bình của Mao là một sự xác nhận.

Tuy nhiên, trong thực tế, đảng cộng sản đang có nguy cơ bị phân hóa do tranh cãi về cơ cấu mới trong sản xuất nông nghiệp. Kha Thanh Thế, thị trưởng thành phố Thượng Hải, đồng thời cũng là Trưởng ban miền Đông của Bộ Chính trị, đã phản đối Tăng. Tuy Kha vẫn luôn là môn đồ của Mao và là bạn của Tăng Huy Sinh, ông ta suy nghĩ về chủ nghĩa xã hội theo tư duy xã hội chủ nghĩa. Với tư cách là Trưởng ban miền Đông, lẽ ra Kha Thanh Thế phải quan tâm đến tình hình ở An Huy. Nhưng ông đã tự ái vì Tăng áp dụng cơ cấu nông nghiệp mới mà không tham khảo ý kiến ông. Kha trở thành người bảo vệ mô hình tập thể hóa cực đoan nhất.

Trong hội nghị Quảng Châu, giới lãnh đạo chóp bu vẫn chưa thể hiện rõ thái độ của họ, nhưng đã bắt đầu hình thành một khuynh hướng. Vào tháng ba năm 1961, trong một bài phát biểu của mình, Đặng Tiểu Bình đã nói một câu lẫy lừng nhất trong cả sự nghiệp đầy công danh của ông, khi ông lên tiếng ủng hộ đề nghị của Tăng Huy Sinh là: Mèo mà bắt được chuột, thì nó màu trắng hay màu đen cũng chẳng quan trọng!

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Bất kể có là phương thức tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa - mục đích trước mắt của Đặng là nâng cao được sản lượng nông nghiệp và khắc phục nạn đói.

Lưu Thiếu Kỳ, người không có tài hùng biện thu phục lòng người như Đặng và lời nói của ông không giàu hình ảnh như của Đặng, nhưng dần dà ông cũng xác định được quan điểm của riêng mình. Nhưng ở Quảng Châu, ông cũng ngả theo phe ủng hộ thử nghiệm mô hình kinh tế tư nhân. Trong hội nghị Quảng Châu, vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Giới lãnh đạo đảng muốn có những thông tin chính xác hơn về tình hình nông thôn trước khi họ đi đến một quyết định dứt khoát. Chương trình về cách làm việc trong công xã của Mao (được gọi là chương trình 60 điểm) được chấp thuận mà không hề đếm xỉa tới những đề nghị hiện đại hóa của Tăng. Thế nhưng chương trình này mới là dự thảo, nên sau này có thể sẽ có những thay đổi. Các cán bộ cao cấp lập kế hoạch đi thanh tra ở nông thôn và một hội nghị tiếp theo diễn ra vào tháng 5 nhằm đánh giá những kết quả của việc thanh tra. Lưu Thiếu Kỳ. Chu Ân Lai. Chu Đức và Đặng Tiểu Bình lập tức đi về nông thôn. ít ra, bề ngoài người ta còn thấy sự thống nhất trong nội bộ đảng vẫn được duy trì.

Nhưng ở đằng sau hậu trường, những cuộc xung đột về tư tưởng và giữa các cá nhân liên tiếp xảy ra, bởi vì Mao không đánh giá và khuyến khích cấp dưới của ông theo trình độ và khả năng, mà ông chỉ lưu tâm đến thái độ xu nịnh của họ.

Khi tôi đọc bài báo về chính sách kinh tế tư nhân của Tăng Huy Sinh, tôi nhận thấy chính sách của ông ta sẽ gây ra những rắc rối. Thoạt nhìn thì chính sách này rất thuyết phục. Nếu như sản xuất nông nghiệp, phương thức chia nhỏ ruộng đất trực tiếp cho nông dân - mà đạt được hiệu quả cao nhất, thì cơ cấu này chắc chắn là tối ưu. Nông nghiệp là huyết mạch của đất nước.

Hàng triệu người Trung quốc đang chết đói. Từ đâu chúng ta tạo ra thực phẩm đây? Nhiều chính trị gia đã chọn chủ nghĩa xã hội, bởi vì họ tin rằng chỉ có nó mới có thể khắc phục được nghèo đói, nâng cao được mức sống của nhân dân Trung quốc và sẽ làm cho Trung quốc trở thành cường quốc. Cả tôi cũng tin rằng chủ nghĩa xã hội là công cụ để đạt được mục đích đó. Trước tình hình khủng hoảng trầm trọng, nhiều cán bộ đảng cho rằng, chỉ còn một giải pháp duy nhất là trả lại nông dân trách nhiệm sản xuất nông nghiệp của họ. Nếu thu hoạch thực sự tăng, thì cuộc thử nghiệm này sẽ càng được ủng hộ hơn. Tuy nhiên, chính sách của Tăng sặc mùi kinh tế tư nhân chứ không thể là xã hội chủ nghĩa được. Trong nội bộ đảng đã xuất hiện những quan điểm khác biệt: lợi ích của đất nước và chủ nghĩa xã hội nghĩa là gì. Mao tin vào chủ nghĩa xã hội theo kiểu chủ nghĩa xã hội. Lý tưởng cao nhất của ông không phải là sự phồn vinh hay sản xuất, mà là hình thức sở hữu tập thể, cuộc sống chung, nguyên tắc bình quân, một hình thức sơ khai của sự phân phối. Mối quan tâm lớn nhất của Mao không phải là câu hỏi liệu chủ nghĩa xã hội có nâng được mức sống của nhân dân Trung quốc hay không. Mao biết rất rõ, nông dân bao giờ chẳng muốn có ruộng riêng. Mao nói:

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

- Nhưng chúng ta lại muốn theo chủ nghĩa xã hội. Tuy chúng ta phải theo nông dân vì chúng ta đang gặp khó khăn trong sản xuất. nhưng đó không phải là hướng mà chúng ta sẽ đi trong tương lai.

Ông chẳng quan tâm đến việc liệu kinh tế tư nhân có hiệu quả hơn công xã nhân dân không. Ông trích dẫn một câu ngạn ngữ cổ của Trung quốc nói rằng: Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Còn tôi, nếu nhìn thấy quan tài tôi vẫn không từ bỏ lòng tin.

Khi có cuộc họp của giới lãnh đạo cao cấp của đảng vào tháng 5 năm 1961 ở Bắc Kinh, đất nước đang lâm vào tình trạng nguy khốn. Nhiều người bị suy dinh dưỡng, mặt mày xanh xao bụng báng to vì đói. Đường phố vắng tanh, ở nhà cũng chẳng còn hơi sức, huống chi là ra ngoài hay đi làm. Hiện tượng đi dân về nông thôn bắt đầu diễn ra, vì không thể cung cấp lương thực cho các thành phố nữa. Đảng phải đã điều khoảng 10 triệu dân thành thị về nông thôn. Như vậy, người ta còn có thể giảm những mầm mống bạo loạn chính trị ở các trọng điểm và đồng thời đưa được những người bị đói về gần các nguồn lương thực.

Nhưng kết quả của những chuyến thanh tra không được khả quan cho lắm. Tình hình nông thôn cũng thảm hại. Một số cán bộ lãnh đạo của đảng đã can đảm ngả theo phe đối lập. Trần Vân, người được coi là nhân vật cực kỳ thủ cựu, vẫn im hơi lặng tiếng trong hội nghị tháng 3, bây giờ lại là người chống đối kịch liệt nhất. Ông báo cáo:

- Nông dân ca thán. Họ nói dưới thời Tưởng Giới Thạch tuy họ khổ thật, nhưng họ vẫn đủ ăn. Dưới thời Mao, tất cả đều tuyệt, nhưng họ chỉ có cháo loãng mà thôi. Nếu chúng ta trả lại nông dân ruộng đất của họ, thì mọi người sẽ lại đủ ăn.

Trần Vân muốn giải tán tất cả các công xã nhân dân. Chương trình 60 điểm đối với công xã nhân dân của Mao được sửa đổi. Các nhà ăn công cộng đã không còn tác dụng ở nhiều nơi, bây giờ được chính thức bãi bỏ. Năm 1962 đảng đã điều thêm 10 triệu dân thành thị về nông thôn. Trong công nghiệp trước hết là ngành luyện kim, định mức theo kế hoạch đề ra được giảm xuống rất thấp. Tuy nhiên, các công xã vẫn được duy trì và bề ngoài sự thống nhất trong đảng vẫn được bảo tồn.

Mùa hè năm 1961 Mao lại về vùng núi Lư Sơn, nơi vào tháng 7 và 8 năm 1959 đã diễn ra hội nghị tai họa mà Bành Đức Hoài đã phê Mao và Mao đã cất chức bộ trưởng Quốc phòng của Bành. Bây giờ, Mao lại muốn triệu tập một cuộc họp nữa. Lần này, chương trình họp là bàn về sự điều hòa các kế hoạch sản xuất cho công và nông nghiệp. Mao không thể chịu nổi tình trạng hỗn loạn nữa.

Cho tới khi diễn ra cuộc họp vào tháng 8. Mao vẫn có một số đồ đệ tin cậy. Ông có thể luôn đặt niềm tin vào Kha Thanh Thế. Còn Lâm Bưu thì lúc nào cũng ra ngưỡng mộ Mao. Vào tháng 5, Lâm đã chỉ thị cho báo Giải phóng quân số nào cũng phải đăng một câu nói của Mao Chủ tịch trên trang nhất. Lâm Bưu đã phát động một chiến dịch nghiên cứu tư tưởng Mao trong quân đội. Lúc nào Lâm Bưu cũng nhắc tư tưởng Mao Chủ tịch là sự thể hiện cao nhất chủ nghĩa Mác-Lênin. Ngoài ra, Lâm còn khuyến khích toàn dân đọc sách của Mao Chủ tịch, nghe lời Mao Chủ tịch và hãy làm người lính trung thành của Mao chủ tịch. Tuy nhiên, những việc làm của Lâm Bưu khiến tôi thấy chúng có vẻ là những cố gắng quá thái nhằm tranh thủ được nhiều quyền lực hơn là sự ngưỡng mộ thực lòng.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Cả Vương Nhiệm Trọng, bí thư tỉnh ủy tỉnh Hồ Bắc cũng bợ đỡ Mao. Ông ta là một kẻ xu nịnh vô liêm sỉ. Hình như Bành Đức Hoài đã làm thay đổi tư tưởng của ông ta. Vậy mà giờ đây Vương Nhiệm Trọng lại phê phán mô hình kinh tế tư nhân và bênh vực ý kiến cho rằng, kinh tế tập thể tạo ra phần lớn nhất trong thu nhập quốc dân. Chu Ân Lai và Chu Đức không bày tỏ ý kiến gì về vấn đề tập thể hóa ở nông thôn. Về vấn đề này, trước đây cả hai đã từng làm Mao nổi đóa, nên bây giờ họ không muốn một lần nữa chuốc vạ vào thân. Đào Chu, bí thư thứ nhất tỉnh Quảng Đông, kiêm Trưởng ban miền Trung và Nam Trung quốc có thái độ nước đôi. Đại khái ông ta cũng ủng hộ kinh tế tư nhân, nhưng đề nghị chỉ trả lại nông dân 30% đất được tập thể hóa. Ông ta nói: Nếu thế sẽ chẳng có ai bị đói nữa. Như vậy mà là chủ nghĩa tư bản thì tôi ủng hộ chủ nghĩa tư bản. Chẳng lẽ chúng ta muốn tất cả mọi người trong chủ nghĩa xã hội đều nghèo khổ sao? Lưu Thiếu Kỳ ủng hộ dứt khoát hơn cơ cấu khuyến khích tinh thần trách nhiệm trong sản xuất, ông nói:

- Chúng ta phải giảm bớt định mức trong công và nông nghiệp. Đối với chúng ta. vấn đề quan trọng là khích lệ được tinh thần lao động của nông dân. Khi lựa chọn. chúng ta không loại trừ một phương thức nào. Tôi đề nghị áp dụng lại cơ cấu kinh tế tư nhân và tư hữu về ruộng đất...

Đặng Tiểu Bình cam đoan sẽ ủng hộ bất kỳ một cơ cấu nào, miễn là nó có thể nâng cao sản lượng nông nghiệp. Tiếp tục áp dụng cơ cấu tập thể thì thật vô nghĩa. Khi Kha Thanh Thế chỉ trích những phát biểu của Tăng Huy Sinh về ích lợi của kinh tế tư nhân, Đặng liền khiển trách Kha:

- Đồng chí lãnh đạo ban miền Trung không nên có những quyết định hấp tấp như vậy. Quan điểm của Mao lại khác và tôi biết ông sẽ không chịu nhượng bộ.

Tháng 5 năm 1960, Mao đã từng nói với đô đốc Bemard Montgomery rằng:

- Nếu không gạt bỏ tất cả chướng ngại vật trên đường mà vẫn cứ đi, thì sẽ không đến được cái đích đã định.

Tôi ngỡ, ở hội nghị Lư Sơn lần này, Mao sẽ dùng nguyên tắc đó để ép giới lãnh đạo cao cấp cứng đầu của đảng phải theo ý ông. Nhưng lại không phải như vậy. Ông tham dự các buổi họp thưa thớt, nhưng tối nào ông cũng có một bản báo cáo khá tường tận. Một lần ông gặp riêng Tăng Huy Sinh và nhắc Tăng tiếp tục bảo vệ mô hình kinh tế tư nhân. Ngoài ra. Ông chẳng làm gì cả.

Mao luôn giữ thế thủ. Một mặt các sự kiện bên ngoài khiến ông phải phòng thủ. Mặt khác, đó cũng là một phần trong chiến lược của ông: nhử rắn bò ra khỏi hang. Tôi biết Mao bực tức với giới lãnh đạo cao cấp của đảng. Một buổi tối trong giờ học tiếng Anh của chúng tôi. Mao chợt thốt ra:

- Những đảng viên tốt đã chết cả rồi. Những kẻ còn lại chỉ là người máy.

Tôi sửng sốt.

Mãi năm năm sau, khi Cách mạng Văn hóa bùng nổ, tôi mới hiểu rõ những người máy mà ông nói đến là ai và cái chết của những ai làm cho ông khoái trá.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Chương 49

Trong khi đảng dang tìm cách đưa đất nước ra khỏi thảm họa và cứu hàng triệu nông dân đang bị đói. Mao vẫn chẳng bao giờ đề cập đến những hậu quả lại hai do chính sách của ông gây ra. Tuy nhiên, việc ông ẩn mình trước công luận là phù hợp với cách xử sự của một quan chức thất bại.

Ông không nói đến việc đi thăm nhân dân nữa, ông cũng chẳng xuất hiện trên các lễ đài. Mặt khác, cuộc sống của ông dựa vào sự ngưỡng mộ của những người khác đối với ông, ông khao khát được mọi người chú ý và tán thưởng. Ông càng trở nên không được ưa thích trong đảng bao nhiêu, thì sự khao khát đó của ông lại càng lớn bấy nhiêu. Lời hô hào nghiên cứu tư tưởng Mao Chủ tịch của Lâm Bưu là một cách làm dịu bớt nỗi khát khao đó. Và cả những cô gái tụ tập quanh ông cũng ngưỡng mộ và kính trọng ông. Họ bù đắp cho ông bằng những lời nịnh nọt, mơn trớn mà mới trước đây ít lâu, ông vẫn hằng được nghe thấy từ công luận và giới lãnh đạo cao cấp của đảng. Giang Thanh đến Lư Sơn và sống cùng với Mao trong ngôi nhà của Tưởng Giới Thạch trước đây. Sự có mặt của bà đã cản trở rất nhiều đến việc trăng gió của Mao. Tuy đêm nào vẫn có các buổi khiêu vũ và Mao nhảy với rất nhiều phụ nữ, nhưng Giang Thanh có mặt ở đó và không rời mắt khỏi chồng. Mao giải quyết vấn đề bằng cách đổi sang hẹn các cô gái vào ban ngày.

Mao còn tỏ ra tử tế với Giang Thanh bằng cách viết tặng bà một bài thơ. Đã từ lâu, bà thường bực tức về việc chồng bà chỉ đi làm thơ cho những người phụ nữ khác mà chẳng tặng bà một câu thơ nào. Khi bà mang tặng Mao một số bức ảnh rất đẹp mà bà chụp được ở Lư Sơn - bà đã bỏ nhiều thì giờ vào ham mê này và tỏ ra là người chụp ảnh rất có khả năng - Mao đáp lại ý muốn của bà bằng việc ghi vào bức ảnh đẹp nhất một bài thơ:

Mờ ảo xa xa kìa rặng thông

Mây ùn kéo tới, vẫn như không.

Thiên tạo chốn này thành tiên động,

Thỏa chí ngắm nhìn cảnh non sông.

Giang Thanh rất khoái. Gặp ai, bà cũng khoe bài thơ và bà thấy phải làm một bài thơ để tự khen mình. Thế là một tác phẩm lố bịch, khoe khoang được ra đời với tựa đề Tự thuật:

Núi cao sừng sững đứng bên sông,

Che phủ quanh mình lớp mây dông.

Ngày ngày ngỡ núi vô hình vậy

Nhưng tỏa uy nghiêm hiếm khi trông.



Đỉnh núi sừng sững là một lối chơi chữ vì tên của Giang Thanh cũng được viết từ những chữ đó. Bà tự cho mình là một phụ nữ có tài, nhưng không gặp thiên thời. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, những bài thơ của bà đã trở thành những lời hiệu triệu.

Sau khi làm cho Giang Thanh thỏa mãn bằng bài thơ, như một vị hoàng đế Mao lại rút về thế giới của riêng ông. Ngày nào tôi cũng tới chỗ ông khi ông vừa dậy và nông dân đang chết đói khắp nơi. Chúng tôi cùng bơi trong hồ chứa nước ngay cạnh biệt thự mà đảng bộ tỉnh Giang Tây đã chỉ thị xây cho Mao sau hội nghị năm 1959. Để giữ bí mật với vợ và trung ương đảng, Mao sử dụng biệt thự này để thì thụt gặp đám thị nữ của ông. Cô gái ông rất thích hồi đó là một cô y tá trẻ ở viện an dưỡng Lư Sơn, ông quen cô ta từ hội nghị năm 1959.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Đôi khi ông phải trốn Giang Thanh và những người khác mà ông nghĩ có thể họ đang theo dõi ông, ông đi cùng với tôi và các cô gái xuống núi, đến tận thành phô Cửu Giang gần sông Dương Tử. Đến nơi, ông xuống sông bơi và đùa vui với các cô bồ của ông trong nhà khách. Nhưng chẳng bao lâu, cái nóng của mùa hè buộc chúng tôi phải lui về với đỉnh núi sừng sững.

Trong thời gian ở Lư Sơn vào mùa hè năm 1961. Mao mời cả vợ hai của ông là Hạ Tử Trân đến chơi. Vào mùa thu hay đầu hè gì đó, bà viết thư cho ông và nhắc ông về những khó khăn sắp tới: Ông phải đề phòng những người xung quanh. Có thể một vài người trong số họ là của nhóm Vương Minh và đang tìm cách làm hại ông.

Đầu những năm 30, sau khi Mao và Hạ Tử Trân kết hôn được ít lâu, Vương Minh là thủ lĩnh của nhóm bôn- sê- vích gồm những sinh viên du học từ Liên-xô về. Ông ta đã khiêu khích Mao và cuối cùng bị thất sủng, phải sống ở Liên-xô từ những năm 50 đến nay. Bây giờ ông ta chẳng còn làm gì được Mao nữa.

Sau khi sống ly thân với Mao, tinh thần của Hạ Tử Trân bị rối loạn. Bề ngoài, họ chưa bao giờ ly dị. Mao mất hứng đối với bà sau khi bà là một trong số rất ít phụ nữ đã vượt qua được cuộc Vạn lý trường chinh và đến được Diên An vào năm 1935. Cùng với con gái của bà là Lý Minh và các con trai của Mao là Mao Ngạn Anh, Mao Ngạn Thanh, bà đã sống trong những năm chiến tranh đầy gian khổ ở Liên-xô, ở đó người ta đã xác định bà mắc bệnh rối loạn thần kinh. Sau khi bà trở về, Mao bố trí cho bà một căn nhà đầy đủ tiện nghi và được nhà nước đài thọ ở Thượng Hải.

Giờ thì Mao muốn gặp bà.

Qua giám đốc công an Thượng Hải. Mao gửi cho Hạ Tử Trân một cây thuốc lá ngoại 555, một nghìn nhân dân tệ và yêu cầu nhân viên an ninh đưa bà đến Lư Sơn. Giới chức trách Thượng Hải đã cử em trai của Hạ Tử Trân, một sĩ quan cảnh sát làm người liên lạc.

Bà đến nơi trong khi hội nghị đang họp. Mao đón bà trong một biệt thự mới xây, tôi cũng ở đó cùng với Mao. Hồi đó, Hạ Tử Trân đã già yếu nhiều. Tóc bà bạc và bà đi không vững, hệt như một bà già. Nhưng khi thấy Mao, khuôn mặt xanh xao của bà rạng rỡ hẳn lên.

Mao lập tức đứng dậy đưa tay ra cầm lấy tay bà và dẫn bà tới ghế, trong khi Hạ Tử Trân giàn giụa nước mắt. Sau đó Mao ôm lấy bà, vừa cười vừa hỏi: Bà có nhận được thư và tiền của tôi không? Chưa bao giờ tôi thấy ông hiền hòa và cởi mở như vậy.

Bà nói: Có! Tôi nhận được thư và cả tiền nữa.

Mao nói. Ông sẽ đưa bà đi khám và điều trị. Giọng nói của bà rất khó nghe và lời nói của bà rời rạc. Nét mặt bà đời đẫn. Mao mời bà cùng ăn tối với ông, nhưng bà từ chối. Mao an ủi bà: Thôi được. Chúng ta đã gặp nhau, nhưng bà vẫn chưa kể gì nhiều về bà có phải không? Khi về, bà phải nghe lời bác sĩ và tự lo cho mình. Chúng ta sẽ gặp nhau.

Rồi bà ra đi.

Sau khi bà đi khỏi một lúc lâu, tôi vẫn ở bên Mao. Ông ngồi lặng yên, có vẻ buồn bã và hút hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác. Tôi nhận ra ông sững sờ trước tình trạng của Hạ Tử Trân. Cuối cùng ông lí nhí nói: Bà ấy già quá và ốm yếu quá.

Ông quay sang tôi:

- Bác sĩ Tô Đông Hoa chăm sóc cho Giang Thanh ở Quảng Châu trước đây cũng là người điều trị Hạ Tử Trân phải không?

Tôi xác nhận điều này.

- Thế bà ấy bị bệnh gì?

- Bệnh rối loạn thần kinh.

- Là cái gì?

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

- Trí óc không liên hệ chính xác với thực tế nữa. Nguyên nhân của bệnh này vẫn chưa tìm ra, còn những loại thuốc người ta dùng để điều trị nó hình như không có hiệu quả lắm.

- Mao Ngạn Thanh cũng mắc bệnh này à?

Tôi cũng xác nhận điều này và nhắc ông rằng, Mao Ngạn Thanh đang điều trị ở Đại Liên.

Theo tôi, Giang Thanh không bao giờ biết về cuộc gặp với Hạ Tử Trân.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Chương 50

Năm 1962 đã đưa lại một bước ngoặt về chính trị đối với Mao. Vào tháng giêng, khi ông triệu tập một hội nghị mở rộng của ủy ban trung ương đảng, thì cũng chính là lúc lòng ngưỡng mộ của mọi người đối với Mao đã xuống đến điểm thấp nhất.

Bảy nghìn cán bộ tham dự cuộc họp này, gồm các cán bộ đảng, quân đội, ở các vùng, các tỉnh, các thành phố, các quận, các huyện, đồng thời cả những giám đốc của các ngành công nghiệp và khai khoáng và cuộc họp mặt này đã đi vào lịch sử như một hội nghị của bảy nghìn cán bộ. Đa số thành viên dự cuộc họp không thuộc hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của đảng, những người không thể quyết định được chính sách của đất nước bằng ý kiến của mình, mà mà những người chịu trách nhiệm triển khai mệnh lệnh từ trên xuống trong từng lĩnh vực riêng của họ.

ở Bắc Kinh họ được ưu đãi đặc biệt, được ở trong những khách sạn sang trọng và tối nào cũng có thể tiêu khiển một cách thoải mái. Người ta cần sự ủng hộ của họ. Lưu Thiếu Kỳ chủ trì cuộc họp, còn Mao đã từ chối, không chịu đọc qua bài diễn văn của Lưu Thiếu Kỳ sẽ được đọc trước hội nghị bảy nghìn cán bộ. Hội nghị phải được diễn ra trên tinh thần dân chủ, những người dự họp phải được khuyến khích phát biểu ý kiến riêng của mình, và Lưu có thể soạn bản thảo cho bài diễn văn của ông trên tinh thần đóng góp cho việc thảo luận.

Sau đó, Mao đã sửng sốt khi nghe bài diễn văn của Lưu Thiếu Kỳ. Lưu phê Mao đã bào chữa rằng, tình trạng kinh tế tồi tệ hiện nay của đất nước là do thiên tai gây nên. Lưu tuyên bố trong Đại lễ đường nhân dân:

- Thiên tai chỉ xảy ra ở một vùng của đất nước. Ngược lại, những tai họa do con người gây nên đã tàn phá toàn bộ đất nước Trung hoa. Chúng ta không bao giờ được quên điều đó.

Lưu Thiếu Kỳ đề nghị phục chức cho những cán bộ bị sa thải vì họ đã chống lại chính sách phiêu lưu mạo hiểm tả khuynh của đại nhảy vọt, phục chức cho những cán bộ địa phương đã từng ủng hộ ý kiến của Bành Đức Hoài.

Tôi biết Mao rất tức tối. Ngay sau cuộc họp, ông phàn nàn:

- Lưu Thiếu Kỳ đã đi chệch khỏi lập trường đấu tranh giai cấp. Đồng chí ấy không quan tâm đến vấn đề là chúng ta đi theo con đường xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa. Thay vào đó, đồng chí lại so sánh thiên tai với những hỗn loạn do con người gây nên. Theo tôi thì sự nhảm nhí này mới thực là một tai họa.

Nhưng đa số những người dự họp đều đồng tình với đánh giá của Lưu Thiếu Kỳ. Một vết rạn khá sâu đã cắt ngang sự đoàn kết trong đảng. Tình hình Trung quốc lúc bấy giờ ảm đạm đến nỗi trong cả những vấn đề thuộc về chính sách quan trọng, phải chật vật lắm người ta mới đi đến được sự thống nhất về quan điểm. Vì vậy hội nghị phải kéo dài tới hơn một tháng. Các cán bộ địa phương thi nhau than phiền về những khó khăn mà đất nước đang gặp phải và về chính sách đã đưa đất nước đến tình trạng như hiện nay. Hội nghị này có tác dụng trấn an mọi người.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Như thường lệ. Mao rất ít khi tham dự các phiên họp của hội nghị. Phần lớn thời gian ông nằm trên chiếc giường ngoại cỡ của ông trong Phòng 118 của Đại lễ đường nhân dân. Ông nghỉ ngơi với các tì thiếp trẻ của ông và hàng ngày đọc các báo cáo về những phiên họp, mặc dù hội nghị diễn ra ngay trong tòa nhà ông dang ở.

Các cán bộ cấp dưới, rốt cuộc, đã có thể chôn vùi cái tham vọng quá lố của kế hoạch đại nhảy vọt và chống chọi với thực tế là tình trạng kinh tế suy sụp mà không bị Mao cản trở. Trong thời kỳ đại nhảy vọt, những cán bộ này đã phải chịu đựng một sức ép rất lớn. Khẩu hiệu: Nhanh hơn, nhiều hơn và tốt hơn đã thúc bách họ thường xuyên phải đưa ra những chỉ nêu sản xuất vô lý. Họ đứng trước nguy cơ bị quy là hữu khuynh hoặc có thể còn tệ hơn nữa, thậm chí bị mất việc nếu họ giảm chỉ tiêu sản xuất hoặc không hoàn thành định mức mà họ tự đề ra.

Cuộc hội nghị của bảy nghìn cán bộ đã tạo cho họ cơ hội khiếu nại về tất cả mọi vấn đề đổi với ban lãnh đạo đảng. Thật vô cùng thoải mái. Những khiếu nại đó không bao giờ trực tiếp công kích Mao, mà chống lại đường lối đại nhảy vọt. Tuy nhiên, ai cũng biết Mao là người chịu trách nhiệm về chính sách này.

Mao tức giận khi đọc những báo cáo hàng ngày. Ông nói:

- Suốt ngày họ chỉ biết than vãn, tối đến họ lại đi xem kịch. Ngày nào họ cũng ăn ba bữa mà chẳng chịu làm gì. Họ hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là thế đấy.

Chỉ vì biên bản cứ đòi tôi phải túc trực ở đây, nên tôi phải sống một tháng trời đầy chán ngán trong Đại lễ đường nhân dân.

Khi sự chỉ trích đã chấm dứt. Mao thấy đành nhận một cái lỗi nào đó đối với cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Theo tôi biết, chưa có ai yêu cầu Mao tự phê bình bao giờ. Việc tự phê chẳng qua chỉ là một phần trong chiến lược của Mao.

Mao rất ghét phải nhận lỗi. Nam 1960, trong một buổi nói chuyện với vị nguyên soái của quân đội Anh là Montgomery, tôi đã nghe thấy Mao nói với Montgomery rằng ông đã làm rất nhiều điều dại dột và phạm rất nhiều sai lầm, nhưng đối với các cán bộ cao cấp của đảng và nhân dân Trung quốc, về mặt tâm lý, ông không muốn thú nhận rằng tình trạng thảm hại của đất nước có liên quan đến ông. Lần này là lần đầu tiên Mao tự kiểm điểm kể từ khi ông nắm quyền hành từ năm 1949 tới nay, ông đã nói trong bài phát biểu ngày 30 tháng 1 năm 1962 rằng: Tôi phải chịu trách nhiệm về tất cả những lỗi lầm do các cơ quan trung ương trực tiếp hay gián tiếp gây ra, bởi vì tôi là Chủ tịch của các cơ quan trung ương. Nhưng Mao không bao giờ nói cụ thể là ông sai lầm ở chỗ nào, mà ông phản công lại một cách nhanh chóng bằng cách quy trách nhiệm cho những người khác. Sau đó ông chỉ trích cái cơ chế mang tính chất khoán tới hộ lao động là thành phần kinh tế tư nhân.

Tôi tin chắc rằng, thực ra Mao không hề cho ông đã phạm sai lầm. Nhưng mối lo ngại bị mất sự kiểm soát đối với bộ máy đảng trên toàn quổc của ông ngày càng lộ rõ. Ông muốn ông là trung tâm để dân chúng quây quanh, dù cho ông có lui xuống hàng thứ hai. Mao đã để cho Lưu Thiếu Kỳ đảm nhiệm chức Chủ tịch nước để kiểm tra lòng trung thành của ông ta và trong thời gian diễn ra Hội nghị bảy nghìn cán bộ, Mao đi đến kết luận rằng, tất cả những chuyện Lưu làm đều đi ngược lại với lòng trung thành đối với ông. Vậy thì ông chịu trách nhiệm đối với những khủng hoảng là để giữ vững vị trí của ông ở trung ương, chứ không phải vì ông thành khẩn nhận sai lầm.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Lâm Bưu là một người mồm mép, lanh lợi nhất trong đám thuộc hạ thân tín còn lại của Mao. Mao vừa dứt lời, ông ta đã lên phát biểu: Tư tưởng của Mao Chủ tịch luôn luôn đúng đắn. Nếu chúng ta gặp phải một khó khăn hay một vấn đề nào đó, điều đó có nghĩa rằng, chúng ta đã không thưc hiện đúng chỉ thị của Chủ tịch, chúng ta đã không làm theo những lời căn dặn của Chủ tịch, hoặc đã đi chệch hướng.

Trong khi Lâm Bưu nói, tôi ngồi ngay sau diễn đàn. Mao bình phẩm:

- Bài phát biểu của phó chủ tịch Lâm thật hay. Những lời nói của đồng chí Lâm Bưu lúc nào cũng rõ rằng và đầy sức thuyết phục. Tại sao các cán bộ lãnh đạo khác của đảng không thể phát biểu như vậy?

ít ra, bây giờ tôi đã có thể kết luận rằng, việc Mao tự phê bình chỉ là một tiểu xảo, ông không bao giờ nghĩ ông phạm sai lầm. Nhưng chắc chắn việc Lâm Bưu bảo vệ Mao có hàm chứa một ý đồ không sạch sẽ gì cho lắm.

Hoa Quốc Phong, cựu bí thư huyện ủy Hướng Đan, thuộc tỉnh Hồ Nam, quê Mao mà tôi quen từ năm 1959, lại có vẻ thực lòng hơn Lâm. Nhưng cũng như Lâm, Hoa không chỉ trích Mao, khiến Mao đánh giá tốt về ông. Cũng như năm ngoái. Hoa trình bày rằng: sau những nỗ lực của chúng ta trong thời gian từ năm 1958 đến nám 1960, con người cũng như trâu bò và cả đất nước đều khánh kiệt. Chúng ta không còn đủ sức cho những bước tiếp theo. Và vừa nói, Hoa vừa hướng về phía Mao: Nếu chúng ta muốn khắc phục được những khó khăn ở các vùng nông thôn, chúng ta phải cương quyết đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và chúng ta không được phép chấp nhận cơ chế khoán tới từng nông hộ và một nền nông nghiệp không bao cấp. Nếu không, chúng ta sẽ đâm đầu vào ngõ cụt.

Sau Hội nghị tháng 1 năm 1962. Mao nói: Hoa Quốc Phong là người trung thực. Đồng chí ấy còn hơn nhiều người lãnh đạo nhà nước hiện nay của chúng ta. Sau khi Châu Tiểu Châu và các đàn em của ông ta ở Hồ Nam thất sủng, Trương Bình Hoa được bổ nhiệm làm bí thư thứ nhất của tỉnh. Một số chức vụ trong bộ máy tỉnh còn trống, thế là Hoa Quốc Phong được cử làm Trưởng ban bí thư tỉnh Hồ Nam và phụ trách các công việc thường vụ ở Hồ Nam.

Sau Hội nghị bảy nghìn cán bộ, việc bài xích kế hoạch đại nhảy vọt càng tăng lên. Cả những thế lực ly gián cũng tăng theo, làm cho đảng có nguy cơ bị chia rẽ. Đảng và nhà nước thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mao. Các công xã nhân dân cuối cùng được cải tổ lại thành những đơn vị nhỏ hơn, dễ kiểm soát hơn như cỡ hợp tác xã của năm 1956. Định mức sản xuât công nghiệp cũng được giảm xuổng. Toàn bộ nền kinh tế đang chuyển mình và người ta vẫn nếp tục lên án thái độ thiên tả của kế hoạch đại nhảy vọt.

Vào tháng hai và tháng ba ủy han nhà nước về khoa học và công nghệ tổ chức một hội nghị lại Quảng Châu. Thậm chí người ta còn định phục hồi danh dự cho những trí thức, mặc dù người ta thừa biết Mao rất ác cảm với họ. Các nhà khoa học và các trí thức của Trung quốc vẫn chưa hoàn hồn bởi chiến dịch chống hữu khuynh hồi năm 1957. Trong chiến dịch đó, hàng trăm nghìn người bị sa thải, bị giáng chức hoặc bị đưa đi cải tạo lao động. Còn những người không bị truy bức về chính trị, thì lúc nào cũng sống trong lo sợ và không dám hé miệng.

Bây giờ phó chủ tịch Trần Nghị lại nói khác trong bài phát biểu của mình. Ông nói trước những người bị cưỡng ép tham dự Hội nghị như sau: Có một số việc mà những người khác không dám nói, nhưng tôi sẽ nói. Đất nước Trung hoa cần có những nhà khoa học, cần những người trí thức. Trong những năm qua, họ đã bị ngược đãi. Bây giờ chúng ta phải sắp xếp cho họ trở lại đúng vị trí của họ.

Lời nói của Trần Nghị là xúc phạm tới Mao, nhưng đối với giới trí thức lại là một niềm hy vọng là họ sẽ lại được trọng dụng và được người ta đánh giá đúng khả năng của họ.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Cả bài diễn văn Về vấn đề của những người trí thức cũng có chiều hướng chống lại những xu thế thù nghịch với trí thức. Chu Ân Lai tuyên bố với các thính giả của ông ta rằng ở nước Trung hoa xã hội chủ nghĩa đại đa số những người trí thức được xếp vào giai cấp công nhân và do đó họ cũng được coi là những người bạn của chủ nghĩa xã hội. Bài trừ mê tín không đồng nghĩa với bài trừ khoa học. Trái lại, để bài trừ mê tín dị đoan, người ta phải nhờ vào những nhà khoa học. Ông kêu gọi những người trí thức hãy tích cực và hết đóng đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước. Các nhà khoa học cũng cảm thấy thỏa mãn về cuộc hội nghị này, hệt như những cán bộ địa phương đã hài lòng với Hội nghị bảy nghìn cán bộ. Những lời ngon ngọt của đã dỗ dành được họ. Tất cả những bài phát biểu của họ đều tỏ ra biết ơn những cố gắng của đảng. Đặc biệt, những người thiên hữu rất phấn khích, bởi vì họ hy vọng con dấu thiên hữu đang đóng trên mình họ sắp sửa mất đi và họ sẽ lại được thu xếp vào một vị trí nào đó.

Cũng như các thính giả của mình, Chu Ân Lai thừa biết rằng, năm 1957 Mao đã công kích tầng lóp trí thức và kêu gọi công nhân và nông dân hãy bài trừ thói mê tín dị đoan. Nếu không có sự đồng ý của Mao, Chu sẽ chẳng dám cả gan phát biểu như vậy.

Tuy vậy, khi đọc biên bản, Mao vẫn tỏ ra không hài lòng về Hội nghị này. Một buổi tối. Mao hỏi tôi với một giọng châm biếm:

- Tôi rất muốn biết tầng lóp nào đã làm nên lịch sử? Công nhân và nông dân, nhân dân lao động hay là tầng lóp nào khác?

Mao luôn cho rằng, làm nên lịch sử là công nhân và nông dân chứ không phải tầng lớp trí thức. Cuối cùng, những cuộc khởi nghĩa của nông dân là sức mạnh chủ tực của lịch sử Trung quốc.

Ngay sau Hội nghị, với thái độ tự do hơn, hòa giải hơn của Chu Ân Lai. Mao quyết định triệu tập một hội nghị tiếp theo, lần này ít công khai hơn, để xác định vị trí của tầng lớp trí thức trong xã hội Trung quốc. Bởi vì ông không thể thực hiện được ý muốn của ông qua những cửa ải quan liêu được nữa, nên từ sau hậu trường, ông cố gắng tập hợp vây cánh triển khai chiến thuật của ông và tìm kiếm sự ủng hộ củu những cuộc phản công trong tương lai, âm thầm và bí mật. Ông bắt đầu quy tụ các tay chân của ông. Một trong số họ là Trần Bá Đạt, người đứng đầu các thư ký chính trị của Mao và đồng thòi là chủ bút từ báo Cờ đỏ, cơ quan tuyên truyền của đảng. Theo đánh giá của Mao, Trần Bá Đạt là nhà lý luận xuất sắc nhất của đảng về chủ nghĩa Mác-Lênin. Ông thường nói: Không có lý luận thì cuộc cách mạng nào thành công được. Trần Bá Đạt là một lý luận gia rất hiếm hoi của đảng.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Trần Bá Đạt đã sáng tác những bài hát ca ngợi kế hoạch đại nhảy vọt một cách rất tỉ mỉ và tâng bốc. Trích dẫn lời của Mác rằng, một ngày sống trong chủ nghĩa cộng sản bằng 20 năm sống dưới chủ nghĩa tư bản, ông ta đã mô tả bình minh của chủ nghĩa cộng sản ở Trung quốc. Hai năm sau, khi phải đối đầu với nạn đói do kế hoạch đại nhảy vọt gây ra, Trần Bá Đạt lại thản nhiên đối với hàng triệu người đã chết, ông quả quyết: Đó là một hiện tượng phụ tất yếu trên cuộc hành trình của chúng ta.

Cũng chẳng có gì lạ, khi Mao đánh giá cao Trần Bá Đạt, con người đểu giả, nhỏ mọn và tham vọng một cách bệnh hoạn của ông ta. Chỉ bằng một câu nói duy nhất mà ông ta đã làm cho Mao được trắng án, thoát khỏi trách nhiệm đối với một thảm họa lớn nhất trong lịch sử Trung quốc.

Năm 1962, Mao đến nhờ Trần Bá Đạt giúp một tay để chuyển hướng tình hình chính trị sang phía tả. Trần Bá Đạt đã tổ chức hội nghị, trong đó sự đánh giá của chủ nghĩa Mao về tầng lớp trí thức được nhấn mạnh. Bài phát biểu của Mao khác hẳn với thái độ trước đây của Chu Ân Lai:

- Tầng lớp trí thức làm việc trong các văn phòng. Họ sống sung sướng, ăn ngon, mặc đẹp. Họ thường ít khi ra ngoài. Bởi vậy họ hay bị cảm lạnh.

Mao muốn rằng những sinh viên, giảng viên đại học và những nhân viên hành chính phải lao động chân tay năm tháng liền ở các nhà máy hoặc ở đồng ruộng - một yêu câu mà nhất định sẽ được giới trí thức xem như một hình thức trừng phạt mới. Theo Mao, họ phải tham gia đấu tranh giai cấp và làm quen với cuộc cách mạng. Mao tiếp:

- Tình hình hiện nay càng trở nên phức tạp. Một số người hô hào cho cơ chế kinh tế tư nhân, nhưng trong thực tế chính là sự phục hồi lại chủ nghĩa tư bản. Chúng ta đã lãnh đạo đất nước từ nhiều năm nay, tuy nhiên chúng ta mới chỉ kiểm soát được hai phần ba xã hội của chúng ta. Một phần ba còn lại nằm trong tay kẻ thù của chúng ta hoặc trong tay của bè lũ theo chúng. Kẻ thù có thể mua chuộc người của chúng ta cưới con gái của các đại địa chủ.

Tôi không biết Mao nói gì, nhưng qua đó người ta cảm thấy sự thù hằn của ông đối với giới trí thức cũng như đối với các cán bộ lãnh đạo cao cấp khác của đảng. Mấy năm sau, trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Giang Thanh đánh giá Hội nghị dưới sự chủ tọa của Chu Ân Lai và Trần Nghị là một Hội nghị đen và lên án một số cán bộ lãnh đạo đảng - có nghĩa là Chu Ân Lại và Trần Nghị - là họ đã quì mọp dưới chân giới trí thức, khi họ nhấc cái mũ tư sản của trí thức ra và thay bằng chiếc mũ giai cấp lao động.

Công việc của Lưu Thiếu Kỳ khiến cho ông luôn luôn gặp xung đột với Mao. Lưu đòi phục hồi danh dự cho những nạn nhân của các cuộc thanh trừng năm 1959. ý kiến này được hầu hết mọi người trong đảng tán thành. Trong thời gian cuộc Hội nghị bảy nghìn cán bộ, người ta đã thận trọng và kín đáo thảo luận về vụ Bành Đức Hoài. Người ta bắt đầu so sánh Bành Đức Hoài với Hải Thụy, một trung thần đời nhà Minh, người đã bị vua cách chức chỉ vì những lời góp ý thẳng thắn và những lời phê bình xác đáng, và cũng là một nhân vật được Mao rất khâm phục.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Đến tháng 4, dưới sự chỉ đạo của Lưu Thiếu Kỳ, ban thư ký trung ương đã bắt tay vào việc phục hồi cho những người theo Bành, hoặc những người phê phán kế hoạch đại nhảy vọt. Dưới khẩu hiệu Đánh giá lại công việc của cán bộ và đảng viên, người ta đã ủng hộ việc tha thứ cho ít nhất 70% cán bộ đang bị coi là có tội. Chỉ có việc thanh trừng nội bộ chống Bành Đức Hoài là không được xét lại, bởi vì ngay đến Luu Thiếu Kỳ cũng không dám qua mặt Mao trong vấn đề này. Lưu Thiếu Kỳ không hề xin phép Mao trong việc phục hồi cho các cán bộ, cả An Tử Văn, trưởng ban tổ chức của đảng cũng vậy. Đến lúc Mao nhận được một bản sao của văn bản phục hồi nói trên, Mao nói:

- An Tử Văn có lẽ chẳng bao giờ báo cáo trung ương về những việc làm của đồng chí ấy. Vì vậy, các đồng chí ở trung ương chẳng biết gì về các hoạt động trong ban tổ chức của đảng cả. Đồng chí ấy chẳng cho chúng ta biết những thông tin quan trọng và còn làm việc như một ông vua nữa.

Điền Gia Anh cho tôi biết. An Tử Văn rất bực khi biết Mao đã nói như vậy. An Tử Văn hỏi: Trung ương à? Thế trung ương là ai? Có rất nhiều các đồng chí lãnh đạo cao cấp ở Bắc Kinh - Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Bành Chân. Họ là những người chịu trách nhiệm về các công việc hành chính hàng ngày của đảng. Tôi báo cáo cho họ không phải là đã báo cáo cho trung ương hay sao?

Cả Trần Vân cũng xung khắc với Mao. Hồi đó ông ta là phó chủ tịch đảng, một chức vụ rất có thế lực, nhưng từ lâu, mối quan hệ của ông ta với Mao rất căng thẳng và ảnh hưởng của ông cũng rất ít. Sau những biến cố đầu thập kỷ 60, Trần Vân nhận ra rằng chỉ bằng cách giải tán các công xã nhân dân và trả lại ruộng đất cho nông dân thì mới có thể cải thiện tình hình được. Sau cuộc Hội nghị của bảy nghìn cán bộ, ông được ủy nhiệm phụ trách các công việc về kinh tế và tài chính của đảng. Khi ông trình lên bản báo cáo với những đề nghị cụ thể cho con đường thoát khỏi khủng hoảng và trả lại ruộng đất cho nông dân, thì Mao từ chối không chịu phê chuẩn. Mao ghi ngoài lề: Bức tranh được vẽ một cách đen tối này chẳng thấy một tia sáng nào. Đồng Trần Vân vốn xuất thân từ một gia đình buôn bán nhỏ và đồng chí ấy đã không dứt bỏ được đặc tính tư sản của mình. Đồng chí luôn luôn có chiều hướng hữu khuynh.

Trong thực tế, Chủ tịch đảng công kích phó chủ tịch đảng, chuyên gia kinh tế của đảng, theo kiểu này, lên án ông ta có đặc tính tư sản và thiên hữu sẽ là một tai họa. Trong cấp bậc của đảng, Trần Vân cao hơn hẳn so với Bành Đức Hoài và một sự kết luận kiểu như vậy từ phía Mao có thể dẫn đến việc đảng bị tan vỡ. Những lời của Mao đã xúc phạm Trần Vân đến nỗi Điền Gia Anh phải xử sự một cách bất thường: Điền ra lệnh cho Lâm Khắc, vừa mới trở về sau khi bị đi đày, không được gửi tài liệu có phụ chú của Mao lên trung ương. Nếu như tài liệu này được gửi lên có thể nó sẽ được người ta sử dụng trong tương lại để chống lại Trần Vân.

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 9 trong tổng số 15 trang]

Chuyển đến trang : Previous  1 ... 6 ... 8, 9, 10 ... 15  Next

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết