Công ty chứng khoán Hà Thành (HASC) vừa miễn nhiệm chức
danh Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với ông Trương Duy Sơn vì không đến
cơ quan làm việc và nhân viên không thể liên lạc được với vị lãnh đạo
này.
Theo thông báo của công ty, kể từ 4/4/2011, ông Trương
Duy Sơn không đến cơ quan làm việc. Nguồn tin từ HASC cho biết, công ty
không khẳng định ông Sơn bỏ trốn vì điều này phải được đưa ra từ cơ
quan có trách nhiệm. Đại diện của công ty chỉ xác nhận việc không liên
lạc được với ông Sơn và vị chủ tịch đã không đến cơ quan trong nhiều
ngày nay.
Bên cạnh đó, ông Sơn và một số người liên quan có tham
gia vào việc vay và bảo lãnh số tiền hơn 100 tỷ đồng từ các tổ chức tín
dụng để kinh doanh chứng khoán, và có khoản thậm hụt tương đương trên
các tài khoản chứng khoán tại HASC.
Trao đổi với VnExpress.net, một lãnh đạo của
HASC cho biết, khoản nợ này có một phần do công ty bảo lãnh nhưng chủ
yếu liên quan đến cá nhân ông Sơn và những người khác. Vì thế, công ty
sẽ xử lý phần trách nhiệm nợ trong phạm vi của mình, phần còn lại là các
cá nhân khác. Do người có trách nhiệm chủ yếu là ông Sơn hiện chưa liên
lạc được nên hồ sơ vụ việc đã được chuyển đến các cơ quan chức năng
điều tra, xử lý.
Căn cứ vào Luật doanh nghiệp, điều lệ công ty, chỉ đạo
của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, và để hoạt động của tổ chức này diễn
ra bình thường, Hội đồng quản trị HASC đã quyết định miễn nhiệm chức
danh Chủ tịch đối với ông Trương Duy Sơn từ 17/4. Cựu chủ tịch HASC hiện
vẫn là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ gần 30% vốn điều lệ.
Ông Bùi Quang Hùng, người đại diện phần vốn góp của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại công ty này được bổ nhiệm làm Chủ
tịch mới của HASC. Ngoài chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị HASC, ông
Hùng hiện là Chủ tịch Công ty Điện lực Khánh Hòa và Chủ tịch EVN Land
Nha Trang.
Năm 2010, HASC có lợi nhuận 12 tỷ đồng, vốn điều lệ là
150 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu tính cả các khoản lỗ những năm trước đó thì
HASC vẫn lỗ lũy kế cuối năm 2010 hơn 82 tỷ đồng.
Hoàng Ly
danh Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với ông Trương Duy Sơn vì không đến
cơ quan làm việc và nhân viên không thể liên lạc được với vị lãnh đạo
này.
Theo thông báo của công ty, kể từ 4/4/2011, ông Trương
Duy Sơn không đến cơ quan làm việc. Nguồn tin từ HASC cho biết, công ty
không khẳng định ông Sơn bỏ trốn vì điều này phải được đưa ra từ cơ
quan có trách nhiệm. Đại diện của công ty chỉ xác nhận việc không liên
lạc được với ông Sơn và vị chủ tịch đã không đến cơ quan trong nhiều
ngày nay.
Bên cạnh đó, ông Sơn và một số người liên quan có tham
gia vào việc vay và bảo lãnh số tiền hơn 100 tỷ đồng từ các tổ chức tín
dụng để kinh doanh chứng khoán, và có khoản thậm hụt tương đương trên
các tài khoản chứng khoán tại HASC.
Trao đổi với VnExpress.net, một lãnh đạo của
HASC cho biết, khoản nợ này có một phần do công ty bảo lãnh nhưng chủ
yếu liên quan đến cá nhân ông Sơn và những người khác. Vì thế, công ty
sẽ xử lý phần trách nhiệm nợ trong phạm vi của mình, phần còn lại là các
cá nhân khác. Do người có trách nhiệm chủ yếu là ông Sơn hiện chưa liên
lạc được nên hồ sơ vụ việc đã được chuyển đến các cơ quan chức năng
điều tra, xử lý.
Căn cứ vào Luật doanh nghiệp, điều lệ công ty, chỉ đạo
của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, và để hoạt động của tổ chức này diễn
ra bình thường, Hội đồng quản trị HASC đã quyết định miễn nhiệm chức
danh Chủ tịch đối với ông Trương Duy Sơn từ 17/4. Cựu chủ tịch HASC hiện
vẫn là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ gần 30% vốn điều lệ.
Ông Bùi Quang Hùng, người đại diện phần vốn góp của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại công ty này được bổ nhiệm làm Chủ
tịch mới của HASC. Ngoài chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị HASC, ông
Hùng hiện là Chủ tịch Công ty Điện lực Khánh Hòa và Chủ tịch EVN Land
Nha Trang.
Năm 2010, HASC có lợi nhuận 12 tỷ đồng, vốn điều lệ là
150 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu tính cả các khoản lỗ những năm trước đó thì
HASC vẫn lỗ lũy kế cuối năm 2010 hơn 82 tỷ đồng.
Hoàng Ly