Vào khoảng giữa năm 1945, ở Thanh Hà, Tân Bửu (Tân An), có ông Nguyễn Gia Thìn và một số anh em trong giòng họ cùng đứng lên tháp tùng với Phong Trào Thanh Niên Tiền Phong đi kháng chiến chống Pháp.
Nghiệt ngã thay! Năm năm sau, ông Thìn bị Tây và Việt gian phục kích bắn chết. Khi ông Thìn chết, ông được ba mươi tám tuổi, còn bà Thìn thì ba mươi bốn tuổi. Ông Thìn để lại cho vợ năm đứa con: ba trai, hai gái. Cậu con trai trưởng tên Khuyển mười lăm tuổi, đứa con trai kế tên Ngưu mười hai tuổi, hai đứa con gái, Bình mười tuổi, Bồng bốn tuổi và đứa con trai út, tên Ngọ được năm tháng.
Sau khi ông Thìn chết, nhà cửa và ruộng đất bị chánh phủ tịch thâu. Bà Thìn lâm vào cảnh túng thiếu, đơn chiếc, mà phải lo cho năm đứa con. Cũng may, bà có cô em chồng, tên Mi ở với bà dì miệt Mỹ Yên (Gò Đen). Cô Mi đã trên ba mươi tuổi mà chưa có chồng con lần nào nên cô xin bà Thìn cho thằng Út Ngọ để cô làm con nuôi. Bà Thìn còn lại bốn đứa con, mà cuộc sống thật là vất vả, vì bên chồng không ai dám nhìn bà Thìn là dâu con. Bởi dạo đó, cha, chú, bác bên chồng, họ đang làm ông Hương, ông Cả, ông Hội Đồng...v.v... Họ hoàn toàn dưới quyền của thực dân Pháp thời đó.
Mười bốn năm sau...
Dòng đời trôi chảy, gia đình của bà Thìn xẩy ra không biết bao nhiêu là thăng trầm biến đổi!
Lúc bấy giờ, hai cậu con trai và đứa con gái lớn đều có vợ, có chồng. Họ cũng chẳng khá giả gì. Trong nhà chỉ có Bồng, như đứa con gái út còn ở chung với bà Thìn. Năm nay Bồng được mười tám tuổi. Cô thấy mẹ cực khổ, vì gia cảnh nghèo, sự học hành của Bồng chẳng đi tới đâu, cô mộng làm cô giáo làng, nhưng không tới nỗi. Vì lần nào cô đi thi cũng bị rớt, nên nghỉ học ở nhà, chờ tới ma làm lúa, đi cấy mướn, gặt lúa mướn. Mặc d việc cày cấy, Bồng không biết gì cho lắm. Nhưng cô cũng ráng làm mà sống hẩm hiu bên mẹ.
Nhưng Bồng chẳng thấy tương lai gì cả. Hơn nữa, bản tánh của cô hay bất mãn sự đời, vì thấy các cô, chú, con của bà vợ kế ông nội khá giả, lại còn khinh khi mẹ cô.
Một hôm, Bồng có dịp biết được bên nhà người chú vừa bán cả ngàn giạ lúa, Bồng làm bộ đến thăm gia đình chú. Rồi cô rình rình ăn cắp được mười ngàn đồng bạc dông tuốt lên Sàigòn. Định có chút vốn làm ăn, hy vọng chừng nào làm ăn khá giả sẽ trở về trả tiền lại cho người chú, và đem mẹ cô lên SàiGòn sống với cô.
Bồng lênh đênh giữa thủ đô SàiGòn, tìm phòng trọ mướn và mua sắm vài bộ quần áo. Cô đi xin việc làm, như bán hàng vải, bán tạp hóa... để học hỏi cách thức buôn bán. Nhưng chẳng ai chịu mướn cô. Trong khi đó, thì ở quê nhà, người chú truy hô bị mất cắp mười ngàn đồng. Chú nghi chắc chắn là Bồng ăn cắp. Bên nhà chú có tay chân bộ hạ. Nên chú ra lệnh cho họ đi tìm dấu vết, chỗ ở của Bồng rõ ràng. Mấy tuần sau, họ biết Bồng ở đâu. Họ về báo tin. Người chú liền đi thưa lính, rồi đến bắt Bồng nhốt vô khám Chí Hòa. Trong khi ấy, Bồng đã xài hết hai ngàn đồng. Còn lại tám ngàn, bị nhà chức trách tịch thâu và hoàn lại cố chủ. Bồng ở tù về tội ăn cắp. Trong khám Chí Hòa, nơi đó có đủ loại tù, như trộm cắp, cướp của giết người, mấy mụ chứa gái lậu và những cô gái làng chở.
Trong mười mấy người tù bên đàn bà, thì có một bà chủ động chứa gái lậu cũng bị bắt, bà tên Thu Ba cỡ bốn mươi lăm tuổi là người lớn tuổi nhứt trong khám. Bà thấy Bồng còn trẻ và cũng xinh xinh. Bà hỏi thăm đủ điều, lý do vì sao mà vào đây.
Bồng nghe mũi lòng khóc sướt mướt, than thở, kể lể hết mọi chuyện đã xẩy ra. Bà Thu Ba thấy vậy, bà ta làm bộ đem lòng nhân đạo mà dụ Bồng. Bà bảo, chừng nào Bồng ra tù thì về ở nhà bà, bà sẽ tìm việc làm cho Bồng.
Sau khi Bồng ở tu bốn mươi lăm ngày, được thả ra. Rời khỏi nhà tù vào buổi sáng ma thu, năm 196... Nắng thu Sàigòn chói chang, nóng hừng hực. Bồng đứng lưỡng lự mà trong lòng cô băn khoăn suy nghĩ và nói thầm: Mình không thể trở về quê được, khi chưa có công ăn việc làm. Vậy mình phải đi tìm nhà bà Thu Ba thử coi bà ấy có giúp gì được mình không? Nếu mình không đến nhà bà ấy, thì mình biết đi đâu bây giờ?... Thật, họ ác quá! Lấy tiền lại gần đủ hết, mà họ vẫn bỏ tù mình. Phải biết vậy, mình xài cho hết, có ở tù lâu cũng không ức... Mà đến nhà bà Thu Ba nầy. Chẳng biết rồi có yên ổn không đây? Nhưng thôi, tới đâu hay tới đó! Rồi cuối cng nàng đành nhắm mắt đi tìm nhà bà Thu Bạ Cam đành nhắm mắt đưa chân.
Mặc cho con tạo xoay vần đến đâu !
(Kiều - Nguyễn Du)
Bồng xách cái giỏ đương bằng dây nylon, trong đó có vài bộ đồ bà ba, cái bàn chảy đánh răng và một cái khăn lông nhỏ cũ mèm. Trong người không có một xu dính túi. Bồng móc tờ giấy trong túi áo, mà mấy bữa trước mụ Thu Ba viết đưa cho Bồng trước khi bà ra khỏi t. Bồng đọc:... hẻm... số... đường Nguyễn Biểu phía Nguyễn Trải Võ Tánh, gần trường Bác Ái...
Đọc xong, Bồng chép miệng và nói trong lòng: Trời ơi! Chỗ này chắc xa lắm làm sao mà mình đi nỗi đây? Tuy nghĩ vậy, Bồng cũng ráng hỏi thăm người đi đường, rồi cô cuốc bộ lần mò đến nơi
Vô hẻm... tới nhà bà Thu Ba, cửa đóng kín, có rào kẽm gả Bồng nhận chuông. Một cậu cỡ hai mươi tuổi đi ra mở cửa, và hỏi :
- Xin lỗi, cô kiếm ai trong này?
- Dạ, thưa anh, có phải nhà của bà Thu Ba không?
- Vâng, đúng rồi. Xin lỗi, cô là ai?
- Dạ, dạ... tôi là...
Bồng chưa kịp nói dứt câu, thì trong nhà bà Thu Ba bước ra và nói:
- Cô ấy, là người quen của má... Nè, con vô đi con. Bồng bỡ ngỡ, vì căn nhà khá khang trang lớn rộng, có lầu, mà dường như có nhiều phòng. Bồng còn đứng xớ rớ thì bà Thu Ba nói tiếp :
- Bỏ giỏ xuống đó đị Chắc con ra hồi sáng phải không? Chưa ăn cơm chớ gì?
- Dạ, thưa dì, chưa!
- Đi, đi ra đàng sau với má.
Bồng lấy làm lạ, tự hỏi: Sao bà này xưng má với mình cà? Tuy nghĩ vậy, nhưng Bồng cũng đi theo xuống bếp ăn cơm, vì nàng đói bụng quá. Trong khi ăn, thì có hai ba cô gái từ trên lầu đi xuống. Trông các cô còn trẻ tuổi như Bồng. Bà Thu Ba mặt mày hớn hở giới thiệu:
- Đây là Cẩm Liên... Cẩm Liên đến đây làm việc chung với các con đó!
- Bồng lại bị sốc, liền bỏ chén đủa xuống và nói:
- Dạ, con tên Bồng mà dì!
- Thì... má đặt lại cho con có cái tên đẹp... Con ăn cơm đi chớ.
- Dạ, dạ...
Mấy cô kia cười khúc khích.
*
Bồng ở nhà bà Thu Ba được hai ngày. Qua ngày thứ ba, cô hỏi:
- Dạ, thưa dì! Dì có hỏi dùm con việc làm chưa, thưa dì?
Mụ Thu Ba giả bộ tươi cười, bà ngoắt Bồng:
- Lại đây má nói cái này!
Bồng bước lại ngồi cạnh bà, bà nói tiếp:
- Nè, con gọi má bằng má. Và từ đây tên con là Cẩm Liên nha! Má sẽ tìm người đàng hoàng gã con, cho con có một tấm chồng được sung sướng với người ta.
Trời ơi! Con chưa muốn lấy chồng... má à! Má quen biết nhiều người. Xin má dẫn con đi giới thiệu, để con có việc làm là con mang ơn má suốt đời.
- Ờ, được được...để từ từ má tìm cho!
Qua một tuần, hai tuần, mãi đến cả tháng, mà Bồng cứ chờ hoài không nghe bà Thu Ba nói gì hết.
Rồi một chiều cuối tuần, trong nhà bà Thu Ba có mời vài người khách đàn ông, tuổi họ ngoài bốn chục. Bà bảo Bồng sửa soạn để lên bàn ăn cơm chung với khách. Khổ nỗi Bồng không có quần áo nào đẹp cả. Cô chỉ có vỏn vẹn hai bộ đồ bà ba mà thôi. Nên bà Thu Ba lấy áo dài của các cô kia đưa cho Bồng mặc.
Bữa cơm Tây Việt rất thịnh soạn, trong khi ăn, Bồng uống nước cam, bà Thu Ba lén bỏ thuốc mê vào ly của Bồng. Bồng ăn cơm vừa xong, là cô quá buồn ngủ, vội xin đi ngủ.
Ngay đêm ấy, có một ông đã mua tiết trinh của Bồng qua bà Thu Ba.. Sáng hôm sau, khi Bồng tỉnh dậy, thì sự việc đã rồi.
Bồng tự biết mình bị lừa gạt. Nhưng biết phải làm sao? Thưa kiện ai đây? Hơn nữa, cô mới vừa ra khỏi tù. Ở thế kẹt, Bồng mang trong lòng nỗi căm hận tột cùng... Từ đó, Bồng trở thành cô Cẩm Liên, gái điếm ở động của bà Thu Ba, trong đường hẻm Nguyễn Biểu Võ Tánh.
Cậu con trai kia, là con của bà Thu Ba, tên Tú Nguyên. Cẩm Liên thấy cậu ta để ý nhiều tới cô . Nên cô ráng cua cho dính để trả thù đời. Tú Nguyên, là sinh viên đại học văn khoa năm thứ hai, cậu bị động viên đang học khóa... Sĩ Quan ThủĐức, Cẩm Liên mang nỗi căm thù, nàng quyết chí cua cho bằng được Tú Nguyên. Chỉ vài tuần, là nàng cua dính Tú Nguyên. Sau đó, chàng yêu Cẩm Liên tha thiết. Cẩm Liên thấy thế, nàng liền bảo Tú Nguyên tìm nhà mướn ở riêng, và để cùng xây tổ uyên ương với nàng. Tú Nguyên đang say mê Cẩm Liên, cậu ta ăn cắp của mẹ hai chục ngàn đồng, và dắt Cẩm Liên lên vùng Thủ Đức mướn nhà. Cẩm Liên dụ được Tú Nguyên, lòng nàng hả dạ. Nhưng hai người sống chung chẳng được bao lâu, thì bà Thu Ba đi cớ bót, nói là Cẩm Liên ăn cắp tiền của bà. Cẩm Liên bị cảnh sát truy nã bắt nàng trở vô khám Chí Hòa. Vì nàng đã có án treo sáu tháng trước khi ra tù. Nên hễ nhúc nhích là trở vào tù liền. Tú Nguyên thấy người yêu bị mẹ chàng cho ở tù lại. Chàng đi vô bót nói, là chàng ăn cắp, chớ không phải là Cẩm Liên. Nhưng thời buổi ấy, ai mà nghe thằng con trai chưa có sự nghiệp, tiền bạc gì cả. Bởi mẹ của Tú Nguyên đã tố cáo Cẩm Liên rồi. Và hồ sơ của nàng còn nóng hổi nằm trong khám Chí Hòa. Tú Nguyên chỉ được phép thăm Cẩm Liên mà thôi.
Bao nhiêu lá thư tình của Tú Nguyên viết cho Cẩm Liên, cô đều để dành khi nào đi vào cầu tiêu... Và nàng không hề trả lời.
Nỗi căm hận tột cùng trong lòng của Cẩm Liên. Bởi cô là một cô gái mới vừa đôi chín mà đời quá bạc đãi. Tuy ở nhà quê, nhưng lúc còn đi học trung học Đệ nhứt cấp, ở trường Cây Mai (Phú Lâm), nên cô cũng biết chút ít Sài Gòn, vì vậy cô không quê ma cho lắm.
Còn bà mẹ ở dưới quê chẳng biết con mình trôi giạt nơi đâu, bà buồn rầu. Còn các anh, chị của nàng chẳng cần tìm kiếm em mình. Rồi còn bị người chú vô tâm nỡ bỏ t cô cháu mình. Chú lại phao tin là Bồng nhảy xuống sông tự tử, bị nước cuốn trôi mất xác luôn.
Thử hỏi trong lòng Cẩm Liên không ôm hận với th sao được? Nụ hoa vừa chớm nở, mà gặp bao cảnh phũ phàng. Tim nàng còn chỗ nào mà nghĩ đến việc yêu đương, tình ái được đây? Nhưng cũng nhờ Tú Nguyên yêu Cẩm Liên, nên cậu năn nỉ mẹ tha cho nàng. Bà Thu Ba thấy con trai cưng của mình buồn khổ. Nên bà bãi nại. Nhưng Cẩm Liên cũng bị ở tù bốn mươi lăm ngày.
Ngày ra tù, Cẩm Liên được Tú Nguyên rước về ở nhờ nhà bạn của cậu, gần chợ Phú Lâm. Tuy trong lòng Cẩm Liên chẳng yêu Tú Nguyên. Nhưng nàng phải miễn cưỡng chấp nhận. Và biết Tú Nguyên yêu nàng lắm.
Gần một tháng Tú Nguyên gởi Cẩm Liên nương tựa nhà Thái. Một chiều cuối tuần, Tú Nguyên được về phép, cậu liền đến thăm Cẩm Liên. Bữa nay Cẩm Liên quyết định nói dứt khoát với Tú Nguyên:
- Anh Tú Nguyên à! Anh có biết là em không có trái tim để yêu anh không?
Tú Nguyên lộ nét buồn trên gương mặt, đôi mắt ứa đầy lệ, chàng thở ra và nói một giọng trầm buồn:
- Anh có cảm thấy điều đó. Nhưng anh vẫn hy vọng có một ngày em sẽ yêu anh.
- Anh đừng nghĩ vậy. Xin anh đừng chờ đợi thêm một ngày nào nữa. Vô ích. Vô ích cho anh đó.
Tú Nguyên choàng tay qua vai Cẩm Liên và lấy tay vuốt mái tóc nàng còn thoang thoáng mi nắng cháy đồng quê, chàng nói:
- Anh nhìn đôi mắt của em, anh biết chắc, là hiện giờ trong lòng em đang mang nỗi uất hận nặng nề lắm.
Cẩm Liên quắc mắt, hất tay Tú Nguyên ra, đứng dậy và nói:
- Không hận sao được, anh. Anh đã nghe hết chuyện đời em rồi, mà anh còn nhắc chi nữa vậy? Anh là con của một bà cướp thịt người để bán cho người. Anh định dụ em để làm kiểu gì nữa đây?
- Trời ơi! Em nghĩ lầm anh rồi Cẩm Liên ơi!
- Lầm! Lầm à! Ha! Cái đêm ấy... có mặt anh ở nhà, mà... mà sao anh không cản má anh. Anh cũng đồng lõa với má anh. Phải mà! Để mẹ con anh có tiền nhiều. Thiệt, thiệt là đồ...
Nói tới đây Cẩm Liên ngưng lại. Còn Tú Nguyên ngồi im lìm. Trong đầu cậu nghĩ: Chuyện ấy, mình thấy thường quá rồi. Mấy cô kia đâu có ai phản ứng dữ như Cẩm Liên. Mà mình cũng chưa bao giờ yêu thương hay cặp bồ với cô nào trong nhà mình...Việc làm của mẹ mình, thật sự đôi khi mình cũng thấy thất đức. Nhưng nghĩ lại, đó là một nghề trong hằng trăm ngàn nghề trên trái đất này. Bây giờ mình yêu Cẩm Liên thật. Mình nào có nghĩ gì đến tiết trinh còn hay mất. Có thể trời trả báo cho mẹ mà dính luôn mình chăng?. Tú Nguyên nghĩ ngợi và tự nhận tội của mẹ chàng. Rồi nghe trong cổ họng như bị nghẹt lại. Tú Nguyên đến gần Cẩm Liên, nói một giọng thật buồn:
- Cẩm Liên à! Sao em không suy nghĩ kỹ. Em có biết là anh yêu em lắm không? Bằng chứng là anh dám đánh cắp tiền của má anh để chạy tuốt lên Thủ Đức mướn nhà đó. Nhưng thật xui xẻo bị má anh tìm ra và đổ thừa là em ăn cắp. Anh năn nỉ dữ lắm, má anh mới bãi nại cho em đó!
- Bãi nại! Bãi nại, mà em ở t tới bốn mươi lăm ngày?
- Nếu má anh không bãi nại, em ở t lâu hơn, em có biết không?
Cẩm Liên nghiến răng, dậm chân và nói:
- Trời ơi! Sao không cho tôi ở tù rụt xương đi. Cho tôi ra đây làm chi nè? Chắc tôi sẽ tự tử quá. Thôi. Anh về đị Nay mai gì em cũng chết hà! Em sẽ tự tử! Phải tự tử! Trời ơi!
Nói xong, Cẩm Liên ôm mặt khóc nức nỡ. Tú Nguyên thấy vậy, chàng đến ôm Cẩm Liên và an ủi:
- Em nín đi đừng khóc nữa. Anh hứa, từ từ anh sẽ lo cho em đàng hoàng. Thôi anh về, rủi má anh tìm ra biết em ở đây là sẽ có chuyện nữa.
- Anh về đi. Anh về đị Cám ơn anh mọi sự. Vĩnh biệt anh!
Tú Nguyên hôn trên tóc Cẩm Liên, rồi chàng nhè nhẹ mở cửa đi ra xong, thò tay kéo cửa đóng ập lại.
Căn nhà Cẩm Liên đang ở tạm, là của ông bà Lê Văn Thông, cha mẹ của Thái. Họ là dân Đà Lạt. Vì có phần hn với hãng thuộc da Vũ Hoàng ở Phú Lâm, nên họ mua nhà gần đó, để khi nào có dịp vào Sài Gòn mà ở. Và họ cũng sẽ tặng cho Thái khi nào cậu lập gia đình. Thái là bạn học của Tú Nguyên, và cũng đang đồng khóa... Sĩ Quan Thủ Đức.
Sau khi Tú Nguyên ra về, còn lại một mình Cẩm Liên trong căn nhà rộng mênh mông. Nàng vào phòng gục đầu ngồi khóc. Mà trong lòng đang rối rắm lắm chuyện, nàng nghĩ: Trời ơi! Chẳng biết mình phải làm gì bây giờa'?. Trời đã về khuya, bốn bề yên lặng. Có tiếng chìa khóa mở cửa, rồi vào nhà... vặn nhạc lên. Cẩm Liên mở cửa phòng nhè nhẹ bước ra:
- Dạ, chào anh Thái.
Thái ngước mặt lên cười:
- À, cô Cẩm Liên. Cô chưa ngủ sao?
- Dạ, chưa!
- Sao mà mắt cô sưng vù vậy? Chắc cô khóc nhiều lắm phải không? Tú Nguyên, nó có đến thăm cô không?
- Dạ, có. Ảnh lại hồi tối này.
- Chuyện của hai cô cậu tới đâu rồi?
- Chuyện gì?
- Thì... thì chuyện xây tổ uyên ương đó!
- Không. Không bao giờ có đâu, anh Thái à!
- Sao vậy?
Cẩm Liên đi đến salon ngồi, và kể lể mọi điều cho Thái nghe. Thái thở ra và lắc đầu nói:
- Thôi. Cô đừng lo . Để thong thả rồi tôi sẽ tìm việc làm cho cô.
- Tôi chẳng biết làm gì bây giờ. Tôi muốn buôn bán thì không có vốn. Thôi. Luôn tiện, tôi cám ơn anh đã cho tôi ăn ở đây cả tháng nay. Vì mai tôi sẽ đị
- Cô đi đâu?
- Chưa biết! Nhưng tôi phải đi, anh Thái à! Thôi. Chào anh, tôi đi ngủ.
- Vâng! Chúc cô ngủ ngon.
Sáng hôm sau, Cẩm Liên thu góp đồ đạc, mà Tú Nguyên đã sắm cho nàng mấy tháng trước đây. Nàng xách giỏ ra đị Cẩm Liên đón xe Lam ra chợ Sàigòn. Nàng đi lòng vòng xin việc làm trong mấy sạp vải, và mấy nhà hàng. Nhưng không ai chịu nhận. Nàng đến cửa Bắc chợ Sàigòn ngồi và lóng tai nghe người nói qua, kẻ nói lại. Vì phía bên đó, có nhiều người ngồi chờ để có mối giới thiệu việc làm. Họ ăn tiền đầu. Hễ làm được tới tháng thứ hai, là họ lấy một tháng tiền lương.
Thử hỏi, có mấy ai tìm hiểu và biết được việc này trong xã hội của những xứ chiến tranh triền miên, và phần nhiều là dân chúng nghèo khổ hơn giàu có. Bỗng có một cô trẻ, từ trong chợ Sàigòn đi ra, hai tay xách nhiều xách hơi nặng. Cẩm Liên liền đứng lên hỏi:
- Dạ, thưa cô . Cô đưa cho em xách phụ cô .
Cô kia nhìn Cẩm Liên phớt qua.. rồi cô gật đầu:
- Được, được. Em xách phụ chị đi.
Cẩm Liên xách những xách đồ ăn theo chân cô kia về đến căn phòng trên lầu một, nằm tại đường Ký Con. Đến nhà cô, cô móc bóp cho Cẩm Liên mười đồng. Cẩm Liên đưa hai tay ra lấy và hỏi:
- Dạ, thưa cộ Cô có biết ai cần mướn người làm không vậy cổ
- À, thì ra em muốn tìm việc làm à?
- Dạ.
- Em tên gì? Còn chị tên Cẩm Quỳnh.
- Dạ, em tên Bồng, tự Cẩm Liên.
Cẩm Quỳnh cười, miệng rất có duyên nhờ chiếc răng khểnh bên trái, cô vui vẻ nói:
- Thôi, em lấy tên Cẩm Liên đi. Chớ tên Bồng nghe quê trớt hà!
- Dạ, tùy cô, cô gọi em tên nào cũng được.
- Gọi chị bằng chị đi. À, nhà em ở đâu? - Dạ, em không có nhà cửa gì hết ở Sàigòn này, chị ơi!
- Ủa, vậy em ở dưới quê mới lên đây hả ?
- Dạ, em lên đây cũng được mấy tháng rồi.
- Vậy mọi lần em ở đâu? ... Thôi, em lo phụ nấu cơm với chị. Mới gặp em mà chị có cảm tình với em liền. Chắc chị em mình có duyên đấy!
Cẩm Liên nghe lời Cẩm Quỳnh lo cơm nước, rồi cùng ăn. Sau đó, Cẩm Liên kể lể những chuyện đã xẩy ra mấy tháng trước. Cẩm Quỳnh nghe làm lòng cô nghĩ: Đời mình đã xẩy ra tương tựa như chuyện của Cẩm Liên. Âu cũng là số. Để mình hỏi thử, coi Cẩm Liên có bằng lòng đi làm vũ nữ như mình không?
Vừa nghĩ xong, là Cẩm Quỳnh hỏi ngay:
- Nè, chị nói thật với em nghe nha. Chị đi làm vũ nữ ở đằng phòng trà Vân Cảnh gần đây. Nếu em muốn, thì chị sẽ dẫn em đi giới thiệu với bà tài bán Mỹ Ngọc. Cẩm Liên vừa nghe xong, nàng ngồi suy nghĩ, rồi nhớ tới Tú Nguyên đã có dẫn nàng vào vũ trường Thanh Thiên ở Thủ Đức một lần. Cẩm Liên ngập ngừng... Cẩm Quỳnh tiếp:
- Nếu em muốn làm, chớ chị không có ép em đâu nha!
- Chị muốn giúp đỡ em, em rất cám ơn và mang ơn chị. Nhưng... rồi đây em sẽ ở đâu? Vì em muốn đi xin làm việc nhà, hay nấu ăn cho người ta. Như vậy, em mới có chỗ ăn và ở.
- Nếu em chịu đi làm, thì những ngày đầu, chị cho em ở đậu nhà chị. Tùy em quyết định. Có gì cho chị biết, để chị hẹn với chị Mỹ Ngọc.
Đêm hôm ấy, Cẩm Quỳnh cho Cẩm Liên tá túc. Tối Cẩm Quỳnh vẫn đi làm. Cẩm Liên ở nhà suy nghĩ. Rồi hôm sau, cô bằng lòng theo Cẩm Quỳnh vào gặp bà tài bán Mỹ Ngọc. Cẩm Liên bước chân vào nghề vũ nữ được hơn một tháng, nàng lãnh lương có chút tiền, cô liền mướn một phòng nhỏ bên cạnh phòng Cẩm Quỳnh. Cẩm Quỳnh và Cẩm Liên đồng cảnh, đồng tình, và đồng phận gái. Hai cô rất thông cảm nhau và kết tình bạn thắm thiết. Đôi tâm hồn đều bị vết thương đời ghi khắc. Vì vậy, hai cô nhìn chung một hướng, là gởi tuổi xuân vào ánh đèn đêm, lấy sắc hương đổi đồng tiền để gíúp đỡ gia đình.
Mặc cho lá cợt, gió đa
Thân tằm còn tiếc chi ma ươm tợ
*
Cẩm Quỳnh là cô gái miền Trung, vào Nam tìm việc làm. Nhưng cũng chẳng may gặp cảnh tương tựa như Cẩm Liên, cách đây mấy năm. Rồi dòng đời đưa đẩy cô vào nghề vũ nữ. Cẩm Quỳnh được hai mươi tuổi, dáng vóc, hơi thấp, gương mặt khá đẹp, nước da trắng hồng, mái tóc dài óng ả đen huyền. Những đêm cô đi làm, cô thường thay đổi tóc giả đủ kiểu. Còn Cẩm Liên thì sắc vóc trung bình, nước da hơi ngâm bánh mật, cao ráo, đôi mắt buồn như chứa đựng bao nỗi u uất, mũi hơi thấp, miệng cười có duyên, cặp ngực to tròn và hấp dẫn...
Khoảng vài tháng là Cẩm Quỳnh về Đà Nẵng thăm gia đình. Vì nàng còn cha mẹ và ba đứa em nhỏ nơi quê nhà. Mấy tháng sau, Cẩm Liên thấy có chút tiền dư . Nàng trở về Thanh Hà thăm mẹ. Cả năm trời, bà Thìn cứ tưởng là con gái mình đã chết...
Cẩm Liên vừa bước vô nhà liền thấy tấm ảnh của nàng để chung trên bàn thờ với cha. Cẩm Liên hiểu là vì sao rồi. Nàng bỏ giỏ đồ trong nhà, đi tuốt ra đàng sau, thấy mẹ mình đang ngồi giặt đồ ngoài cầu ao. Cẩm Liên liền gọi lớn :
- Má! Má ơi! Con về đây nè.
Bà Thìn vừa nghe, rồi nhìn thấy Cẩm Liên, bà kêu lên:
- Bồng! Bồng! Trời đất ơi! Mầy đó hả?
- Dạ, con đây má ơi!
Bà Thìn đứng lên, đi vô tới ôm con vào lòng, bà vừa mừng, vừa khóc, giọng nói run run:
- Trời ơi! Má tưởng con đã chết cả năm nay rồi.
- Ai nói vậy má?
Bà Thìn hỉ mũi, quẹt nước mắt, bà nói:
- Bên chú Năm bây chớ ai!
- Con thù bên ấy lắm!
- Cái gì vậy con?
- Thôi. Đừng nhắc nữa má à! Mai má lên Sàigòn ở với con nghe má?
- Trời đất ơi! Đi làm sao được mà đi con!
- Má bỏ hết ở đây đi. Có ai thương má đâu, mà má cứ nán nơi này?
- Ối, ngày qua ngày, má làm mướn, rồi tới ma thì má đi cấy mướn, gặt mướn cũng đủ ăn hà con. Rồi còn mồ mã và lo cúng kiến ba bây nữa...
- Các anh và chị con có về thăm má thường không?
- Ối, tụi nó mắc lo cho con cái, ruộng nương, ít khi về lắm. Mà má có cần gì đâu con. Má chỉ buồn cả năm nay. Vì má nghe tin là con nhảy xuống sông Kinh Xáng tự tử chết, rồi bị nước cuốn trôi mất xác luôn.
Cẩm Liên nghe mẹ nói, nàng nổi giận lên, lầm thầm rủa:
- Thiệt là cái thứ tàn nhẫn, ác ôn, sát đức...
- Con rủa ai vậy?
- Bên phe chú Năm Tỵ chớ ai ? Họ ác lắm má ơi! Đó. Ruộng đất của ba má. Chánh phủ tịch thâu. Rồi bây giờ ai làm chủ những mẫu ruộng kia ? Họ làm bộ nói là mua lại. Con thấy mờ ám lắm đó má à!
- Thôi con. Kệ con. Dù sao, cũng là chú ruột của con. Bây giờ má biết con còn sống là má vui rồi.
- Nhưng con không tha họ đâu.
- Nè, con định làm gì họ. Trời ơi! Đừng có ôm thù, ôm hận mà làm bậy nghe con!
- Má đừng lo, con không có làm gì họ đâu. Mà con chỉ cố gắng làm cho có thật nhiều tiền, để họ không còn khinh dễ má nữa.
- Ối thôi. Má đâu có để ý đến mấy chuyện đó. Họ ăn ở ra sao, rồi ngày sau có ông trời xử họ. Ông trời có mắt mà. Để ông trời xử họ... Còn không, thì lương tâm của họ cũng tự trừng phạt họ. Con đừng có hận thù làm chi cho mệt xác.
Cẩm Liên về thăm mẹ, và đưa mẹ chút tiền. Sáng hôm sau, nàng trở lên Sàigòn tiếp tục đêm đêm đi làm. Mãi đến Tết, Cẩm Liên về ăn Tết với mẹ. Rồi qua mùng hai Tết, thì các gia đình của hai anh Khuyển, Ngưu và chị Bình về cng với ba đám con, cả chục mạng, để chúc Tết và mừng tuổi mẹ và bà nội, bà ngoại. Chỉ có Út Ngọ ở với người cô trong Mỹ Yên là không về thôi.
Cẩm Liên thăm hỏi hai anh và chị cng các cháu. Nàng được biết, anh Khuyển con đông và nghèo hơn anh Ngưu và chị Bình.. Cẩm Liên lấy tiền lì xì cho các cháu. Cô cho mấy đứa con của anh Khuyển thì nhiều hơn con của anh Ngưu và chị Bình. Anh Ngưu nhìn thấy thế, liền sanh lòng ganh tị. Rồi anh ta đứng lên mắng chửi, và hỏi Cẩm Liên:
- Bồng! Mầy ỷ có tiền làm tàng quá vậy?
....
Cuộc gây gỗ với anh Ba Ngưu. Từ đó, Cẩm Liên chẳng muốn gặp ai trong gia đình, ngoài mẹ của nàng. Cẩm Liên vẫn đi làm đến mấy năm sau, nàng dành dụm được khá nhiều tiền. Nàng đem về đưa cho mẹ, để xây cất lại căn nhà.
Những ngày Cẩm Liên trở lên Sài Gòn. Ở đây, hai anh của nàng đến cất nhà phụ với thợ cho mẹ đỡ tốn tiền.
Một hôm Cẩm Liên về bất thình lình. Anh Ba Ngưu vừa thấy dạng cô em, là anh liền trốn. Cẩm Liên chợt thấy. Nàng biết anh mình hối hận. Cẩm Liên nói nhắn với mẹ:
- Má à! Má nói với anh Ba, là con hết giận ảnh rồi.
Chừng nào nhà mình cất xong, con sẽ làm tân gia lớn, sẽ mời hết các gia đình anh, chị, bà con, và cả cô Tư với thằng Út Ngọ về đây ăn tân gia nữa.
Bà Thìn nghe con gái mình xả bỏ giận hờn, bà mừng quá, và đến ôm con mà nói:
- Má mừng lắm con ơi! Con đã hết giận thù anh con rồi... Còn con làm nghề gì cũng là nghề. Mà nè, làm gì làm, chớ đừng có ăn trộm, ăn cắp của ai nghe hôn!
Cẩm Liên nghe mẹ nói, thì lòng nàng thấy xấu hổ, mà lại tức cười trong bụng, nàng nghĩ: Nếu không nhờ ăn cắp mười ngàn đồng của ông chú giàu có đó. Thì làm sao ngày nay mình cất được nhà này cho mẹ ở đây? Từ đó Cẩm Liên không hề nhắc gì nữa cả.
*
Mấy tháng sau, cất xong căn nhà cho mẹ. Mặc dù cất theo lối quê, nhưng cũng khá khang trang. Cẩm Liên trở về đãi tiệc tân gia. Nàng đặt mua hai con heo quay thật lớn và bánh trái, rượu trà tùm lum, tùm la . Nàng mời các gia đình anh, chị và bà con thân thuộc và cả gia đình chú Năm Tỵ nữa. Ai ai cũng đến ăn tân gia, cả thảy mấy chục người. Nhưng, ngoại trừ gia đình chú Năm Tỵ là không đến. Bởi chú tự thấy thẹn với lòng mà không tới, làm Cẩm Liên phải cắt một phần tư con heo quay đem đến biếu và thăm hỏi chú. Chú Năm Tỵ cũng nói vã lã vài lời với Cẩm Liên, xem như gián tiếp, chú nhận có lỗi với Cẩm Liên về vụ thưa lính bắt bỏ vô tù cô cháu của mình.
Suốt cả ngày Cẩm Liên đãi tiệc tân gia vui vẻ cùng các anh, chị, đám cháu, bà con cùng xóm giềng. Chiều lại, Cẩm Liên sửa soạn để đáp chuyến xe đò chót cho kịp trở lên Sàigòn.
Trên gương mặt bà Thìn, hôm nay vui tuyệt đỉnh. Bà bước đến bên Cẩm Liên đưa tay vuốt tóc con, và nói:
- Năm nay con hăm mấy tuổi rồi. Coi cậu nào được được lấy chồng đi. Chớ đừng có làm cái nghề... ấy nữa nghe con.
Cẩm Liên chợt nhớ tới Tú Nguyên, nàng nói thầm: Mấy năm nay mình quên bẵng Tú Nguyên. Chắc ảnh đã ra trường và biệt phái vùng nào rồi. Chắc không còn ở Sàigòn?
Nghĩ đến đây, Cẩm Liên quay lại nhìn mẹ và tươi cười nói:
- Má biết không, mấy năm trước đây... có một anh sinh viên thương con lắm. Nhưng... thôi, má à. Má đừng lo cho con... Con cũng già đời lắm rồi.
- Hứ! Con tưởng tượng đó thôi. Mới có hăm mấy tuổi chớ bao nhiêu mà bày đặt nói già đời... Mà nè, ở đời, làm gì làm, nhưng phải biết nhân biết nghĩa nghe con.
- Thì má thấy rồi đó, chú Năm Tỵ và anh Ba Ngưu tàn nhẫn với con. Con xử huề rồi.
- Ừa, má thấy!
- Má còn nhớ không? Hồi nhỏ con mơ làm cô giáo. Nhưng Trời không tựa.... Nên con mới...
Cẩm Liên định nói, là nàng làm cái nghề vũ nữ. Nhưng nàng xoay qua nói quẹo lại:
-... Mới nhớ lời khuyên của tiền nhân để lại: Tay cắt tay bao nỡ. Ruột cắt ruột sao đành má? Thôi. Sắp tới giờ xe chạy rồi. Con đi ra ngoài bến xe nghe má...
Đã qua những chuyện hận sầu
Cẩm Liên tự hỏi tình đầu là ai?
Nghe lòng những đắng cng cay
Hỡi người năm cũ độ rày phương nao?
Nghiệt ngã thay! Năm năm sau, ông Thìn bị Tây và Việt gian phục kích bắn chết. Khi ông Thìn chết, ông được ba mươi tám tuổi, còn bà Thìn thì ba mươi bốn tuổi. Ông Thìn để lại cho vợ năm đứa con: ba trai, hai gái. Cậu con trai trưởng tên Khuyển mười lăm tuổi, đứa con trai kế tên Ngưu mười hai tuổi, hai đứa con gái, Bình mười tuổi, Bồng bốn tuổi và đứa con trai út, tên Ngọ được năm tháng.
Sau khi ông Thìn chết, nhà cửa và ruộng đất bị chánh phủ tịch thâu. Bà Thìn lâm vào cảnh túng thiếu, đơn chiếc, mà phải lo cho năm đứa con. Cũng may, bà có cô em chồng, tên Mi ở với bà dì miệt Mỹ Yên (Gò Đen). Cô Mi đã trên ba mươi tuổi mà chưa có chồng con lần nào nên cô xin bà Thìn cho thằng Út Ngọ để cô làm con nuôi. Bà Thìn còn lại bốn đứa con, mà cuộc sống thật là vất vả, vì bên chồng không ai dám nhìn bà Thìn là dâu con. Bởi dạo đó, cha, chú, bác bên chồng, họ đang làm ông Hương, ông Cả, ông Hội Đồng...v.v... Họ hoàn toàn dưới quyền của thực dân Pháp thời đó.
Mười bốn năm sau...
Dòng đời trôi chảy, gia đình của bà Thìn xẩy ra không biết bao nhiêu là thăng trầm biến đổi!
Lúc bấy giờ, hai cậu con trai và đứa con gái lớn đều có vợ, có chồng. Họ cũng chẳng khá giả gì. Trong nhà chỉ có Bồng, như đứa con gái út còn ở chung với bà Thìn. Năm nay Bồng được mười tám tuổi. Cô thấy mẹ cực khổ, vì gia cảnh nghèo, sự học hành của Bồng chẳng đi tới đâu, cô mộng làm cô giáo làng, nhưng không tới nỗi. Vì lần nào cô đi thi cũng bị rớt, nên nghỉ học ở nhà, chờ tới ma làm lúa, đi cấy mướn, gặt lúa mướn. Mặc d việc cày cấy, Bồng không biết gì cho lắm. Nhưng cô cũng ráng làm mà sống hẩm hiu bên mẹ.
Nhưng Bồng chẳng thấy tương lai gì cả. Hơn nữa, bản tánh của cô hay bất mãn sự đời, vì thấy các cô, chú, con của bà vợ kế ông nội khá giả, lại còn khinh khi mẹ cô.
Một hôm, Bồng có dịp biết được bên nhà người chú vừa bán cả ngàn giạ lúa, Bồng làm bộ đến thăm gia đình chú. Rồi cô rình rình ăn cắp được mười ngàn đồng bạc dông tuốt lên Sàigòn. Định có chút vốn làm ăn, hy vọng chừng nào làm ăn khá giả sẽ trở về trả tiền lại cho người chú, và đem mẹ cô lên SàiGòn sống với cô.
Bồng lênh đênh giữa thủ đô SàiGòn, tìm phòng trọ mướn và mua sắm vài bộ quần áo. Cô đi xin việc làm, như bán hàng vải, bán tạp hóa... để học hỏi cách thức buôn bán. Nhưng chẳng ai chịu mướn cô. Trong khi đó, thì ở quê nhà, người chú truy hô bị mất cắp mười ngàn đồng. Chú nghi chắc chắn là Bồng ăn cắp. Bên nhà chú có tay chân bộ hạ. Nên chú ra lệnh cho họ đi tìm dấu vết, chỗ ở của Bồng rõ ràng. Mấy tuần sau, họ biết Bồng ở đâu. Họ về báo tin. Người chú liền đi thưa lính, rồi đến bắt Bồng nhốt vô khám Chí Hòa. Trong khi ấy, Bồng đã xài hết hai ngàn đồng. Còn lại tám ngàn, bị nhà chức trách tịch thâu và hoàn lại cố chủ. Bồng ở tù về tội ăn cắp. Trong khám Chí Hòa, nơi đó có đủ loại tù, như trộm cắp, cướp của giết người, mấy mụ chứa gái lậu và những cô gái làng chở.
Trong mười mấy người tù bên đàn bà, thì có một bà chủ động chứa gái lậu cũng bị bắt, bà tên Thu Ba cỡ bốn mươi lăm tuổi là người lớn tuổi nhứt trong khám. Bà thấy Bồng còn trẻ và cũng xinh xinh. Bà hỏi thăm đủ điều, lý do vì sao mà vào đây.
Bồng nghe mũi lòng khóc sướt mướt, than thở, kể lể hết mọi chuyện đã xẩy ra. Bà Thu Ba thấy vậy, bà ta làm bộ đem lòng nhân đạo mà dụ Bồng. Bà bảo, chừng nào Bồng ra tù thì về ở nhà bà, bà sẽ tìm việc làm cho Bồng.
Sau khi Bồng ở tu bốn mươi lăm ngày, được thả ra. Rời khỏi nhà tù vào buổi sáng ma thu, năm 196... Nắng thu Sàigòn chói chang, nóng hừng hực. Bồng đứng lưỡng lự mà trong lòng cô băn khoăn suy nghĩ và nói thầm: Mình không thể trở về quê được, khi chưa có công ăn việc làm. Vậy mình phải đi tìm nhà bà Thu Ba thử coi bà ấy có giúp gì được mình không? Nếu mình không đến nhà bà ấy, thì mình biết đi đâu bây giờ?... Thật, họ ác quá! Lấy tiền lại gần đủ hết, mà họ vẫn bỏ tù mình. Phải biết vậy, mình xài cho hết, có ở tù lâu cũng không ức... Mà đến nhà bà Thu Ba nầy. Chẳng biết rồi có yên ổn không đây? Nhưng thôi, tới đâu hay tới đó! Rồi cuối cng nàng đành nhắm mắt đi tìm nhà bà Thu Bạ Cam đành nhắm mắt đưa chân.
Mặc cho con tạo xoay vần đến đâu !
(Kiều - Nguyễn Du)
Bồng xách cái giỏ đương bằng dây nylon, trong đó có vài bộ đồ bà ba, cái bàn chảy đánh răng và một cái khăn lông nhỏ cũ mèm. Trong người không có một xu dính túi. Bồng móc tờ giấy trong túi áo, mà mấy bữa trước mụ Thu Ba viết đưa cho Bồng trước khi bà ra khỏi t. Bồng đọc:... hẻm... số... đường Nguyễn Biểu phía Nguyễn Trải Võ Tánh, gần trường Bác Ái...
Đọc xong, Bồng chép miệng và nói trong lòng: Trời ơi! Chỗ này chắc xa lắm làm sao mà mình đi nỗi đây? Tuy nghĩ vậy, Bồng cũng ráng hỏi thăm người đi đường, rồi cô cuốc bộ lần mò đến nơi
Vô hẻm... tới nhà bà Thu Ba, cửa đóng kín, có rào kẽm gả Bồng nhận chuông. Một cậu cỡ hai mươi tuổi đi ra mở cửa, và hỏi :
- Xin lỗi, cô kiếm ai trong này?
- Dạ, thưa anh, có phải nhà của bà Thu Ba không?
- Vâng, đúng rồi. Xin lỗi, cô là ai?
- Dạ, dạ... tôi là...
Bồng chưa kịp nói dứt câu, thì trong nhà bà Thu Ba bước ra và nói:
- Cô ấy, là người quen của má... Nè, con vô đi con. Bồng bỡ ngỡ, vì căn nhà khá khang trang lớn rộng, có lầu, mà dường như có nhiều phòng. Bồng còn đứng xớ rớ thì bà Thu Ba nói tiếp :
- Bỏ giỏ xuống đó đị Chắc con ra hồi sáng phải không? Chưa ăn cơm chớ gì?
- Dạ, thưa dì, chưa!
- Đi, đi ra đàng sau với má.
Bồng lấy làm lạ, tự hỏi: Sao bà này xưng má với mình cà? Tuy nghĩ vậy, nhưng Bồng cũng đi theo xuống bếp ăn cơm, vì nàng đói bụng quá. Trong khi ăn, thì có hai ba cô gái từ trên lầu đi xuống. Trông các cô còn trẻ tuổi như Bồng. Bà Thu Ba mặt mày hớn hở giới thiệu:
- Đây là Cẩm Liên... Cẩm Liên đến đây làm việc chung với các con đó!
- Bồng lại bị sốc, liền bỏ chén đủa xuống và nói:
- Dạ, con tên Bồng mà dì!
- Thì... má đặt lại cho con có cái tên đẹp... Con ăn cơm đi chớ.
- Dạ, dạ...
Mấy cô kia cười khúc khích.
*
Bồng ở nhà bà Thu Ba được hai ngày. Qua ngày thứ ba, cô hỏi:
- Dạ, thưa dì! Dì có hỏi dùm con việc làm chưa, thưa dì?
Mụ Thu Ba giả bộ tươi cười, bà ngoắt Bồng:
- Lại đây má nói cái này!
Bồng bước lại ngồi cạnh bà, bà nói tiếp:
- Nè, con gọi má bằng má. Và từ đây tên con là Cẩm Liên nha! Má sẽ tìm người đàng hoàng gã con, cho con có một tấm chồng được sung sướng với người ta.
Trời ơi! Con chưa muốn lấy chồng... má à! Má quen biết nhiều người. Xin má dẫn con đi giới thiệu, để con có việc làm là con mang ơn má suốt đời.
- Ờ, được được...để từ từ má tìm cho!
Qua một tuần, hai tuần, mãi đến cả tháng, mà Bồng cứ chờ hoài không nghe bà Thu Ba nói gì hết.
Rồi một chiều cuối tuần, trong nhà bà Thu Ba có mời vài người khách đàn ông, tuổi họ ngoài bốn chục. Bà bảo Bồng sửa soạn để lên bàn ăn cơm chung với khách. Khổ nỗi Bồng không có quần áo nào đẹp cả. Cô chỉ có vỏn vẹn hai bộ đồ bà ba mà thôi. Nên bà Thu Ba lấy áo dài của các cô kia đưa cho Bồng mặc.
Bữa cơm Tây Việt rất thịnh soạn, trong khi ăn, Bồng uống nước cam, bà Thu Ba lén bỏ thuốc mê vào ly của Bồng. Bồng ăn cơm vừa xong, là cô quá buồn ngủ, vội xin đi ngủ.
Ngay đêm ấy, có một ông đã mua tiết trinh của Bồng qua bà Thu Ba.. Sáng hôm sau, khi Bồng tỉnh dậy, thì sự việc đã rồi.
Bồng tự biết mình bị lừa gạt. Nhưng biết phải làm sao? Thưa kiện ai đây? Hơn nữa, cô mới vừa ra khỏi tù. Ở thế kẹt, Bồng mang trong lòng nỗi căm hận tột cùng... Từ đó, Bồng trở thành cô Cẩm Liên, gái điếm ở động của bà Thu Ba, trong đường hẻm Nguyễn Biểu Võ Tánh.
Cậu con trai kia, là con của bà Thu Ba, tên Tú Nguyên. Cẩm Liên thấy cậu ta để ý nhiều tới cô . Nên cô ráng cua cho dính để trả thù đời. Tú Nguyên, là sinh viên đại học văn khoa năm thứ hai, cậu bị động viên đang học khóa... Sĩ Quan ThủĐức, Cẩm Liên mang nỗi căm thù, nàng quyết chí cua cho bằng được Tú Nguyên. Chỉ vài tuần, là nàng cua dính Tú Nguyên. Sau đó, chàng yêu Cẩm Liên tha thiết. Cẩm Liên thấy thế, nàng liền bảo Tú Nguyên tìm nhà mướn ở riêng, và để cùng xây tổ uyên ương với nàng. Tú Nguyên đang say mê Cẩm Liên, cậu ta ăn cắp của mẹ hai chục ngàn đồng, và dắt Cẩm Liên lên vùng Thủ Đức mướn nhà. Cẩm Liên dụ được Tú Nguyên, lòng nàng hả dạ. Nhưng hai người sống chung chẳng được bao lâu, thì bà Thu Ba đi cớ bót, nói là Cẩm Liên ăn cắp tiền của bà. Cẩm Liên bị cảnh sát truy nã bắt nàng trở vô khám Chí Hòa. Vì nàng đã có án treo sáu tháng trước khi ra tù. Nên hễ nhúc nhích là trở vào tù liền. Tú Nguyên thấy người yêu bị mẹ chàng cho ở tù lại. Chàng đi vô bót nói, là chàng ăn cắp, chớ không phải là Cẩm Liên. Nhưng thời buổi ấy, ai mà nghe thằng con trai chưa có sự nghiệp, tiền bạc gì cả. Bởi mẹ của Tú Nguyên đã tố cáo Cẩm Liên rồi. Và hồ sơ của nàng còn nóng hổi nằm trong khám Chí Hòa. Tú Nguyên chỉ được phép thăm Cẩm Liên mà thôi.
Bao nhiêu lá thư tình của Tú Nguyên viết cho Cẩm Liên, cô đều để dành khi nào đi vào cầu tiêu... Và nàng không hề trả lời.
Nỗi căm hận tột cùng trong lòng của Cẩm Liên. Bởi cô là một cô gái mới vừa đôi chín mà đời quá bạc đãi. Tuy ở nhà quê, nhưng lúc còn đi học trung học Đệ nhứt cấp, ở trường Cây Mai (Phú Lâm), nên cô cũng biết chút ít Sài Gòn, vì vậy cô không quê ma cho lắm.
Còn bà mẹ ở dưới quê chẳng biết con mình trôi giạt nơi đâu, bà buồn rầu. Còn các anh, chị của nàng chẳng cần tìm kiếm em mình. Rồi còn bị người chú vô tâm nỡ bỏ t cô cháu mình. Chú lại phao tin là Bồng nhảy xuống sông tự tử, bị nước cuốn trôi mất xác luôn.
Thử hỏi trong lòng Cẩm Liên không ôm hận với th sao được? Nụ hoa vừa chớm nở, mà gặp bao cảnh phũ phàng. Tim nàng còn chỗ nào mà nghĩ đến việc yêu đương, tình ái được đây? Nhưng cũng nhờ Tú Nguyên yêu Cẩm Liên, nên cậu năn nỉ mẹ tha cho nàng. Bà Thu Ba thấy con trai cưng của mình buồn khổ. Nên bà bãi nại. Nhưng Cẩm Liên cũng bị ở tù bốn mươi lăm ngày.
Ngày ra tù, Cẩm Liên được Tú Nguyên rước về ở nhờ nhà bạn của cậu, gần chợ Phú Lâm. Tuy trong lòng Cẩm Liên chẳng yêu Tú Nguyên. Nhưng nàng phải miễn cưỡng chấp nhận. Và biết Tú Nguyên yêu nàng lắm.
Gần một tháng Tú Nguyên gởi Cẩm Liên nương tựa nhà Thái. Một chiều cuối tuần, Tú Nguyên được về phép, cậu liền đến thăm Cẩm Liên. Bữa nay Cẩm Liên quyết định nói dứt khoát với Tú Nguyên:
- Anh Tú Nguyên à! Anh có biết là em không có trái tim để yêu anh không?
Tú Nguyên lộ nét buồn trên gương mặt, đôi mắt ứa đầy lệ, chàng thở ra và nói một giọng trầm buồn:
- Anh có cảm thấy điều đó. Nhưng anh vẫn hy vọng có một ngày em sẽ yêu anh.
- Anh đừng nghĩ vậy. Xin anh đừng chờ đợi thêm một ngày nào nữa. Vô ích. Vô ích cho anh đó.
Tú Nguyên choàng tay qua vai Cẩm Liên và lấy tay vuốt mái tóc nàng còn thoang thoáng mi nắng cháy đồng quê, chàng nói:
- Anh nhìn đôi mắt của em, anh biết chắc, là hiện giờ trong lòng em đang mang nỗi uất hận nặng nề lắm.
Cẩm Liên quắc mắt, hất tay Tú Nguyên ra, đứng dậy và nói:
- Không hận sao được, anh. Anh đã nghe hết chuyện đời em rồi, mà anh còn nhắc chi nữa vậy? Anh là con của một bà cướp thịt người để bán cho người. Anh định dụ em để làm kiểu gì nữa đây?
- Trời ơi! Em nghĩ lầm anh rồi Cẩm Liên ơi!
- Lầm! Lầm à! Ha! Cái đêm ấy... có mặt anh ở nhà, mà... mà sao anh không cản má anh. Anh cũng đồng lõa với má anh. Phải mà! Để mẹ con anh có tiền nhiều. Thiệt, thiệt là đồ...
Nói tới đây Cẩm Liên ngưng lại. Còn Tú Nguyên ngồi im lìm. Trong đầu cậu nghĩ: Chuyện ấy, mình thấy thường quá rồi. Mấy cô kia đâu có ai phản ứng dữ như Cẩm Liên. Mà mình cũng chưa bao giờ yêu thương hay cặp bồ với cô nào trong nhà mình...Việc làm của mẹ mình, thật sự đôi khi mình cũng thấy thất đức. Nhưng nghĩ lại, đó là một nghề trong hằng trăm ngàn nghề trên trái đất này. Bây giờ mình yêu Cẩm Liên thật. Mình nào có nghĩ gì đến tiết trinh còn hay mất. Có thể trời trả báo cho mẹ mà dính luôn mình chăng?. Tú Nguyên nghĩ ngợi và tự nhận tội của mẹ chàng. Rồi nghe trong cổ họng như bị nghẹt lại. Tú Nguyên đến gần Cẩm Liên, nói một giọng thật buồn:
- Cẩm Liên à! Sao em không suy nghĩ kỹ. Em có biết là anh yêu em lắm không? Bằng chứng là anh dám đánh cắp tiền của má anh để chạy tuốt lên Thủ Đức mướn nhà đó. Nhưng thật xui xẻo bị má anh tìm ra và đổ thừa là em ăn cắp. Anh năn nỉ dữ lắm, má anh mới bãi nại cho em đó!
- Bãi nại! Bãi nại, mà em ở t tới bốn mươi lăm ngày?
- Nếu má anh không bãi nại, em ở t lâu hơn, em có biết không?
Cẩm Liên nghiến răng, dậm chân và nói:
- Trời ơi! Sao không cho tôi ở tù rụt xương đi. Cho tôi ra đây làm chi nè? Chắc tôi sẽ tự tử quá. Thôi. Anh về đị Nay mai gì em cũng chết hà! Em sẽ tự tử! Phải tự tử! Trời ơi!
Nói xong, Cẩm Liên ôm mặt khóc nức nỡ. Tú Nguyên thấy vậy, chàng đến ôm Cẩm Liên và an ủi:
- Em nín đi đừng khóc nữa. Anh hứa, từ từ anh sẽ lo cho em đàng hoàng. Thôi anh về, rủi má anh tìm ra biết em ở đây là sẽ có chuyện nữa.
- Anh về đi. Anh về đị Cám ơn anh mọi sự. Vĩnh biệt anh!
Tú Nguyên hôn trên tóc Cẩm Liên, rồi chàng nhè nhẹ mở cửa đi ra xong, thò tay kéo cửa đóng ập lại.
Căn nhà Cẩm Liên đang ở tạm, là của ông bà Lê Văn Thông, cha mẹ của Thái. Họ là dân Đà Lạt. Vì có phần hn với hãng thuộc da Vũ Hoàng ở Phú Lâm, nên họ mua nhà gần đó, để khi nào có dịp vào Sài Gòn mà ở. Và họ cũng sẽ tặng cho Thái khi nào cậu lập gia đình. Thái là bạn học của Tú Nguyên, và cũng đang đồng khóa... Sĩ Quan Thủ Đức.
Sau khi Tú Nguyên ra về, còn lại một mình Cẩm Liên trong căn nhà rộng mênh mông. Nàng vào phòng gục đầu ngồi khóc. Mà trong lòng đang rối rắm lắm chuyện, nàng nghĩ: Trời ơi! Chẳng biết mình phải làm gì bây giờa'?. Trời đã về khuya, bốn bề yên lặng. Có tiếng chìa khóa mở cửa, rồi vào nhà... vặn nhạc lên. Cẩm Liên mở cửa phòng nhè nhẹ bước ra:
- Dạ, chào anh Thái.
Thái ngước mặt lên cười:
- À, cô Cẩm Liên. Cô chưa ngủ sao?
- Dạ, chưa!
- Sao mà mắt cô sưng vù vậy? Chắc cô khóc nhiều lắm phải không? Tú Nguyên, nó có đến thăm cô không?
- Dạ, có. Ảnh lại hồi tối này.
- Chuyện của hai cô cậu tới đâu rồi?
- Chuyện gì?
- Thì... thì chuyện xây tổ uyên ương đó!
- Không. Không bao giờ có đâu, anh Thái à!
- Sao vậy?
Cẩm Liên đi đến salon ngồi, và kể lể mọi điều cho Thái nghe. Thái thở ra và lắc đầu nói:
- Thôi. Cô đừng lo . Để thong thả rồi tôi sẽ tìm việc làm cho cô.
- Tôi chẳng biết làm gì bây giờ. Tôi muốn buôn bán thì không có vốn. Thôi. Luôn tiện, tôi cám ơn anh đã cho tôi ăn ở đây cả tháng nay. Vì mai tôi sẽ đị
- Cô đi đâu?
- Chưa biết! Nhưng tôi phải đi, anh Thái à! Thôi. Chào anh, tôi đi ngủ.
- Vâng! Chúc cô ngủ ngon.
Sáng hôm sau, Cẩm Liên thu góp đồ đạc, mà Tú Nguyên đã sắm cho nàng mấy tháng trước đây. Nàng xách giỏ ra đị Cẩm Liên đón xe Lam ra chợ Sàigòn. Nàng đi lòng vòng xin việc làm trong mấy sạp vải, và mấy nhà hàng. Nhưng không ai chịu nhận. Nàng đến cửa Bắc chợ Sàigòn ngồi và lóng tai nghe người nói qua, kẻ nói lại. Vì phía bên đó, có nhiều người ngồi chờ để có mối giới thiệu việc làm. Họ ăn tiền đầu. Hễ làm được tới tháng thứ hai, là họ lấy một tháng tiền lương.
Thử hỏi, có mấy ai tìm hiểu và biết được việc này trong xã hội của những xứ chiến tranh triền miên, và phần nhiều là dân chúng nghèo khổ hơn giàu có. Bỗng có một cô trẻ, từ trong chợ Sàigòn đi ra, hai tay xách nhiều xách hơi nặng. Cẩm Liên liền đứng lên hỏi:
- Dạ, thưa cô . Cô đưa cho em xách phụ cô .
Cô kia nhìn Cẩm Liên phớt qua.. rồi cô gật đầu:
- Được, được. Em xách phụ chị đi.
Cẩm Liên xách những xách đồ ăn theo chân cô kia về đến căn phòng trên lầu một, nằm tại đường Ký Con. Đến nhà cô, cô móc bóp cho Cẩm Liên mười đồng. Cẩm Liên đưa hai tay ra lấy và hỏi:
- Dạ, thưa cộ Cô có biết ai cần mướn người làm không vậy cổ
- À, thì ra em muốn tìm việc làm à?
- Dạ.
- Em tên gì? Còn chị tên Cẩm Quỳnh.
- Dạ, em tên Bồng, tự Cẩm Liên.
Cẩm Quỳnh cười, miệng rất có duyên nhờ chiếc răng khểnh bên trái, cô vui vẻ nói:
- Thôi, em lấy tên Cẩm Liên đi. Chớ tên Bồng nghe quê trớt hà!
- Dạ, tùy cô, cô gọi em tên nào cũng được.
- Gọi chị bằng chị đi. À, nhà em ở đâu? - Dạ, em không có nhà cửa gì hết ở Sàigòn này, chị ơi!
- Ủa, vậy em ở dưới quê mới lên đây hả ?
- Dạ, em lên đây cũng được mấy tháng rồi.
- Vậy mọi lần em ở đâu? ... Thôi, em lo phụ nấu cơm với chị. Mới gặp em mà chị có cảm tình với em liền. Chắc chị em mình có duyên đấy!
Cẩm Liên nghe lời Cẩm Quỳnh lo cơm nước, rồi cùng ăn. Sau đó, Cẩm Liên kể lể những chuyện đã xẩy ra mấy tháng trước. Cẩm Quỳnh nghe làm lòng cô nghĩ: Đời mình đã xẩy ra tương tựa như chuyện của Cẩm Liên. Âu cũng là số. Để mình hỏi thử, coi Cẩm Liên có bằng lòng đi làm vũ nữ như mình không?
Vừa nghĩ xong, là Cẩm Quỳnh hỏi ngay:
- Nè, chị nói thật với em nghe nha. Chị đi làm vũ nữ ở đằng phòng trà Vân Cảnh gần đây. Nếu em muốn, thì chị sẽ dẫn em đi giới thiệu với bà tài bán Mỹ Ngọc. Cẩm Liên vừa nghe xong, nàng ngồi suy nghĩ, rồi nhớ tới Tú Nguyên đã có dẫn nàng vào vũ trường Thanh Thiên ở Thủ Đức một lần. Cẩm Liên ngập ngừng... Cẩm Quỳnh tiếp:
- Nếu em muốn làm, chớ chị không có ép em đâu nha!
- Chị muốn giúp đỡ em, em rất cám ơn và mang ơn chị. Nhưng... rồi đây em sẽ ở đâu? Vì em muốn đi xin làm việc nhà, hay nấu ăn cho người ta. Như vậy, em mới có chỗ ăn và ở.
- Nếu em chịu đi làm, thì những ngày đầu, chị cho em ở đậu nhà chị. Tùy em quyết định. Có gì cho chị biết, để chị hẹn với chị Mỹ Ngọc.
Đêm hôm ấy, Cẩm Quỳnh cho Cẩm Liên tá túc. Tối Cẩm Quỳnh vẫn đi làm. Cẩm Liên ở nhà suy nghĩ. Rồi hôm sau, cô bằng lòng theo Cẩm Quỳnh vào gặp bà tài bán Mỹ Ngọc. Cẩm Liên bước chân vào nghề vũ nữ được hơn một tháng, nàng lãnh lương có chút tiền, cô liền mướn một phòng nhỏ bên cạnh phòng Cẩm Quỳnh. Cẩm Quỳnh và Cẩm Liên đồng cảnh, đồng tình, và đồng phận gái. Hai cô rất thông cảm nhau và kết tình bạn thắm thiết. Đôi tâm hồn đều bị vết thương đời ghi khắc. Vì vậy, hai cô nhìn chung một hướng, là gởi tuổi xuân vào ánh đèn đêm, lấy sắc hương đổi đồng tiền để gíúp đỡ gia đình.
Mặc cho lá cợt, gió đa
Thân tằm còn tiếc chi ma ươm tợ
*
Cẩm Quỳnh là cô gái miền Trung, vào Nam tìm việc làm. Nhưng cũng chẳng may gặp cảnh tương tựa như Cẩm Liên, cách đây mấy năm. Rồi dòng đời đưa đẩy cô vào nghề vũ nữ. Cẩm Quỳnh được hai mươi tuổi, dáng vóc, hơi thấp, gương mặt khá đẹp, nước da trắng hồng, mái tóc dài óng ả đen huyền. Những đêm cô đi làm, cô thường thay đổi tóc giả đủ kiểu. Còn Cẩm Liên thì sắc vóc trung bình, nước da hơi ngâm bánh mật, cao ráo, đôi mắt buồn như chứa đựng bao nỗi u uất, mũi hơi thấp, miệng cười có duyên, cặp ngực to tròn và hấp dẫn...
Khoảng vài tháng là Cẩm Quỳnh về Đà Nẵng thăm gia đình. Vì nàng còn cha mẹ và ba đứa em nhỏ nơi quê nhà. Mấy tháng sau, Cẩm Liên thấy có chút tiền dư . Nàng trở về Thanh Hà thăm mẹ. Cả năm trời, bà Thìn cứ tưởng là con gái mình đã chết...
Cẩm Liên vừa bước vô nhà liền thấy tấm ảnh của nàng để chung trên bàn thờ với cha. Cẩm Liên hiểu là vì sao rồi. Nàng bỏ giỏ đồ trong nhà, đi tuốt ra đàng sau, thấy mẹ mình đang ngồi giặt đồ ngoài cầu ao. Cẩm Liên liền gọi lớn :
- Má! Má ơi! Con về đây nè.
Bà Thìn vừa nghe, rồi nhìn thấy Cẩm Liên, bà kêu lên:
- Bồng! Bồng! Trời đất ơi! Mầy đó hả?
- Dạ, con đây má ơi!
Bà Thìn đứng lên, đi vô tới ôm con vào lòng, bà vừa mừng, vừa khóc, giọng nói run run:
- Trời ơi! Má tưởng con đã chết cả năm nay rồi.
- Ai nói vậy má?
Bà Thìn hỉ mũi, quẹt nước mắt, bà nói:
- Bên chú Năm bây chớ ai!
- Con thù bên ấy lắm!
- Cái gì vậy con?
- Thôi. Đừng nhắc nữa má à! Mai má lên Sàigòn ở với con nghe má?
- Trời đất ơi! Đi làm sao được mà đi con!
- Má bỏ hết ở đây đi. Có ai thương má đâu, mà má cứ nán nơi này?
- Ối, ngày qua ngày, má làm mướn, rồi tới ma thì má đi cấy mướn, gặt mướn cũng đủ ăn hà con. Rồi còn mồ mã và lo cúng kiến ba bây nữa...
- Các anh và chị con có về thăm má thường không?
- Ối, tụi nó mắc lo cho con cái, ruộng nương, ít khi về lắm. Mà má có cần gì đâu con. Má chỉ buồn cả năm nay. Vì má nghe tin là con nhảy xuống sông Kinh Xáng tự tử chết, rồi bị nước cuốn trôi mất xác luôn.
Cẩm Liên nghe mẹ nói, nàng nổi giận lên, lầm thầm rủa:
- Thiệt là cái thứ tàn nhẫn, ác ôn, sát đức...
- Con rủa ai vậy?
- Bên phe chú Năm Tỵ chớ ai ? Họ ác lắm má ơi! Đó. Ruộng đất của ba má. Chánh phủ tịch thâu. Rồi bây giờ ai làm chủ những mẫu ruộng kia ? Họ làm bộ nói là mua lại. Con thấy mờ ám lắm đó má à!
- Thôi con. Kệ con. Dù sao, cũng là chú ruột của con. Bây giờ má biết con còn sống là má vui rồi.
- Nhưng con không tha họ đâu.
- Nè, con định làm gì họ. Trời ơi! Đừng có ôm thù, ôm hận mà làm bậy nghe con!
- Má đừng lo, con không có làm gì họ đâu. Mà con chỉ cố gắng làm cho có thật nhiều tiền, để họ không còn khinh dễ má nữa.
- Ối thôi. Má đâu có để ý đến mấy chuyện đó. Họ ăn ở ra sao, rồi ngày sau có ông trời xử họ. Ông trời có mắt mà. Để ông trời xử họ... Còn không, thì lương tâm của họ cũng tự trừng phạt họ. Con đừng có hận thù làm chi cho mệt xác.
Cẩm Liên về thăm mẹ, và đưa mẹ chút tiền. Sáng hôm sau, nàng trở lên Sàigòn tiếp tục đêm đêm đi làm. Mãi đến Tết, Cẩm Liên về ăn Tết với mẹ. Rồi qua mùng hai Tết, thì các gia đình của hai anh Khuyển, Ngưu và chị Bình về cng với ba đám con, cả chục mạng, để chúc Tết và mừng tuổi mẹ và bà nội, bà ngoại. Chỉ có Út Ngọ ở với người cô trong Mỹ Yên là không về thôi.
Cẩm Liên thăm hỏi hai anh và chị cng các cháu. Nàng được biết, anh Khuyển con đông và nghèo hơn anh Ngưu và chị Bình.. Cẩm Liên lấy tiền lì xì cho các cháu. Cô cho mấy đứa con của anh Khuyển thì nhiều hơn con của anh Ngưu và chị Bình. Anh Ngưu nhìn thấy thế, liền sanh lòng ganh tị. Rồi anh ta đứng lên mắng chửi, và hỏi Cẩm Liên:
- Bồng! Mầy ỷ có tiền làm tàng quá vậy?
....
Cuộc gây gỗ với anh Ba Ngưu. Từ đó, Cẩm Liên chẳng muốn gặp ai trong gia đình, ngoài mẹ của nàng. Cẩm Liên vẫn đi làm đến mấy năm sau, nàng dành dụm được khá nhiều tiền. Nàng đem về đưa cho mẹ, để xây cất lại căn nhà.
Những ngày Cẩm Liên trở lên Sài Gòn. Ở đây, hai anh của nàng đến cất nhà phụ với thợ cho mẹ đỡ tốn tiền.
Một hôm Cẩm Liên về bất thình lình. Anh Ba Ngưu vừa thấy dạng cô em, là anh liền trốn. Cẩm Liên chợt thấy. Nàng biết anh mình hối hận. Cẩm Liên nói nhắn với mẹ:
- Má à! Má nói với anh Ba, là con hết giận ảnh rồi.
Chừng nào nhà mình cất xong, con sẽ làm tân gia lớn, sẽ mời hết các gia đình anh, chị, bà con, và cả cô Tư với thằng Út Ngọ về đây ăn tân gia nữa.
Bà Thìn nghe con gái mình xả bỏ giận hờn, bà mừng quá, và đến ôm con mà nói:
- Má mừng lắm con ơi! Con đã hết giận thù anh con rồi... Còn con làm nghề gì cũng là nghề. Mà nè, làm gì làm, chớ đừng có ăn trộm, ăn cắp của ai nghe hôn!
Cẩm Liên nghe mẹ nói, thì lòng nàng thấy xấu hổ, mà lại tức cười trong bụng, nàng nghĩ: Nếu không nhờ ăn cắp mười ngàn đồng của ông chú giàu có đó. Thì làm sao ngày nay mình cất được nhà này cho mẹ ở đây? Từ đó Cẩm Liên không hề nhắc gì nữa cả.
*
Mấy tháng sau, cất xong căn nhà cho mẹ. Mặc dù cất theo lối quê, nhưng cũng khá khang trang. Cẩm Liên trở về đãi tiệc tân gia. Nàng đặt mua hai con heo quay thật lớn và bánh trái, rượu trà tùm lum, tùm la . Nàng mời các gia đình anh, chị và bà con thân thuộc và cả gia đình chú Năm Tỵ nữa. Ai ai cũng đến ăn tân gia, cả thảy mấy chục người. Nhưng, ngoại trừ gia đình chú Năm Tỵ là không đến. Bởi chú tự thấy thẹn với lòng mà không tới, làm Cẩm Liên phải cắt một phần tư con heo quay đem đến biếu và thăm hỏi chú. Chú Năm Tỵ cũng nói vã lã vài lời với Cẩm Liên, xem như gián tiếp, chú nhận có lỗi với Cẩm Liên về vụ thưa lính bắt bỏ vô tù cô cháu của mình.
Suốt cả ngày Cẩm Liên đãi tiệc tân gia vui vẻ cùng các anh, chị, đám cháu, bà con cùng xóm giềng. Chiều lại, Cẩm Liên sửa soạn để đáp chuyến xe đò chót cho kịp trở lên Sàigòn.
Trên gương mặt bà Thìn, hôm nay vui tuyệt đỉnh. Bà bước đến bên Cẩm Liên đưa tay vuốt tóc con, và nói:
- Năm nay con hăm mấy tuổi rồi. Coi cậu nào được được lấy chồng đi. Chớ đừng có làm cái nghề... ấy nữa nghe con.
Cẩm Liên chợt nhớ tới Tú Nguyên, nàng nói thầm: Mấy năm nay mình quên bẵng Tú Nguyên. Chắc ảnh đã ra trường và biệt phái vùng nào rồi. Chắc không còn ở Sàigòn?
Nghĩ đến đây, Cẩm Liên quay lại nhìn mẹ và tươi cười nói:
- Má biết không, mấy năm trước đây... có một anh sinh viên thương con lắm. Nhưng... thôi, má à. Má đừng lo cho con... Con cũng già đời lắm rồi.
- Hứ! Con tưởng tượng đó thôi. Mới có hăm mấy tuổi chớ bao nhiêu mà bày đặt nói già đời... Mà nè, ở đời, làm gì làm, nhưng phải biết nhân biết nghĩa nghe con.
- Thì má thấy rồi đó, chú Năm Tỵ và anh Ba Ngưu tàn nhẫn với con. Con xử huề rồi.
- Ừa, má thấy!
- Má còn nhớ không? Hồi nhỏ con mơ làm cô giáo. Nhưng Trời không tựa.... Nên con mới...
Cẩm Liên định nói, là nàng làm cái nghề vũ nữ. Nhưng nàng xoay qua nói quẹo lại:
-... Mới nhớ lời khuyên của tiền nhân để lại: Tay cắt tay bao nỡ. Ruột cắt ruột sao đành má? Thôi. Sắp tới giờ xe chạy rồi. Con đi ra ngoài bến xe nghe má...
Đã qua những chuyện hận sầu
Cẩm Liên tự hỏi tình đầu là ai?
Nghe lòng những đắng cng cay
Hỡi người năm cũ độ rày phương nao?