Tiểu sử
Hoàng Đạo tên thật là Nguyễn Tường Long, sinh ngày 11/10 năm Đinh Mùi tức 16/11/1907, tại làng Hàn Giang, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Nguyên quán: làng Cẩm Phô, xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Bút hiệu khác: Tứ Ly, Tường Minh... Theo Nguyễn Văn Xuân, dòng họ Nguyễn Tường gốc ở Bình Định: Ông Nguyễn Tường Vân người Bình Định, làm Binh bộ Thượng thư, có hai con trai nhập tịch Cẩm Phô, Hội An, là Nguyễn Tường Vĩnh, phó bảng, tuần vũ Vĩnh Long và Nguyễn Tường Phổ, tiến sĩ, dạy học và nhà thợ Nguyễn Tường Phổ sinh ra Nguyễn Tường Tiếp, tri huyện Cẩm Giàng, nổi tiếng hay chữ, và là ông nội của Hoàng Đạo.
Hoàng Đạo là người con thứ tư trong một gia đình bẩy anh chị em: Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Tường Cẩm, Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo), Nguyễn Thị Thế, Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam), và Nguyễn Tường Bách. Cha là Nguyễn Tường Nhu (1881-1918), một nhà nho không thành đạt (mất ngày 23/10/ năm Mậu Ngọ), mẹ là bà Lê Thị Sâm, tần tảo buôn bán nuôi bảy người con. Khi các con đã trưởng thành, bà đi tu và mất năm 1963 tại Saigon.
Thuở nhỏ học trường huyện, tên là Nguyễn Tường Tư (chính ra là Tứ, nhưng vì trùng tên một người bạn của cha, nên đổi là Tư), sau không đủ tuổi để đi thi, gia đình khai thêm bốn tuổi đổi tên thành Nguyễn Tường Long, và đổi ngày sinh (trên giấy khai sinh) thành 3/4/1903. Sau bậc tiểu học, Tường Long bị ốm nên tự học tại nhà. Năm 1924, đậu bằng Cao đẳng tiểu học Pháp, và liền đó đỗ vào trường Luật Đông Dương tại Hà Nội. Tốt nghiệp năm 1927, ông vào làm tham tá Ngân khố Hà Nội. Tiếp tục học thêm, đậu tú tài Pháp và chuyển sang ngạch Tư pháp, làm tham tá lục sự từ năm 1929, trong các toà "Tây án" ở các tỉnh Trung, Nam, Bắc. Trong thời gian này, có lần đã được bổ tri huyện, nhưng ông từ chối.
Năm 1932, Nguyễn Tường Long đang làm việc ở Saigon, được đổi về Hà Nội, Nhất Linh mua lại tờ Phong Hoá của Phạm Hữu Ninh và ngày 22/9/1932 báo Phong Hoá tái bản với nội dung và ê-kíp mới. Năm 1933, thành lập Tự Lực Văn Đoàn, cùng năm ấy, Nguyễn Tường Long lập gia đình với cô Marie Nguyễn Bình (1913-1975), được bốn người con: ba gái, một trai.
Trên Phong Hoá, Nguyễn Tường Long lấy bút hiệu là Tứ Ly (giờ xấu nhất trong ngày), viết những bài đả kích châm biếm toàn bộ hệ thống quan lại của chính quyền thuộc địa và Triều đình Huế, bài trừ hủ tục trong xã hội VN. Năm 1936, Phong Hoá bị đóng cửa. Tờ Ngày Nay -trước đã ra kèm với Phong Hoá, trong 18 số đầu, chuyên về hình ảnh- từ số 19 trở đi chuyển sang văn nghệ. Trên Ngày Nay, trong mục "Trước vành móng ngựa," Hoàng Đạo ghi lại những tình cảnh bi hài của dân nghèo trước toà tiểu hình Hà Nội.
Năm 1939, Nhất Linh thành lập đảng Hưng Việt, sau đổi thành Đại Việt Dân Chính. Vì đảng chủ trương công khai chống Pháp và lật đổ triều đình Huế, cuối năm 1940, Hoàng Đạo, Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí bị Pháp bắt, bị đi an trí tại Vụ Bản thuộc Châu Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình (theo tiểu sử Hoàng Đạo, do gia đình soạn. Nguyễn Tường Bách trong VN những ngày lịch sử và một số tài liệu khác, chép là Sơn La), mãi đến năm 1943 mới được giải về quản thúc tại Hà Nội. Trong thời gian đó, Thạch Lam và Nguyễn Tường Bách tiếp tục quản trị tờ Ngày Nay đến cuối năm 1941, mới bị đóng cửa. Năm 1942, Nhất Linh chạy sang Quảng Châu, Thạch Lam mất tại Hà Nội. Hoàng Đạo và Nguyễn Tường Bách tiếp tục lãnh đạo phong trào. Theo lệnh của Nhất Linh từ Trung Quốc gửi về, báo Ngày Nay tục bản ngày 5/3/1945, với Hoàng Đạo, Nguyễn Tường Bách, Khái Hưng và Nguyễn Gia Trí.
19/8/1945. Việt Minh nắm chính quyền. 25/8/1945 Bảo Đại thoái vị. 2/9/1945 Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập. Trong khi ba thành phần Việt Minh, Việt Quốc và Việt Cách đang điều đình để thành lập chính phủ liên hiệp, ngày
13/1/1946, Vệ Quốc Quân tấn công bộ đội Việt Quốc tại Việt Trì.
2/3/1946 Chính phủ liên hiệp ra đời, nhưng các lực lượng quốc gia và CS chia rẽ trầm trọng. Chủ trương của chính quyền thực dân không thay đổi: Hội nghị Đà Lạt thất bại. Sự đổ vỡ và chiến cuộc xẩy ra giữa hai phe quốc gia và CS.
Cuối tháng 7 năm 1946, Hoàng Đạo, Nguyễn Tường Bách và sáu bạn đồng hành đến Hà Khẩu, lên Côn Minh rồi sang Quảng Châu. Ngày 19/12/1946, Khái Hưng bị Việt Minh bắt và bị thủ tiêu năm 1947.
Hoàng Đạo mất đột ngột ngày 22/7/1948 (16/6/ năm Mậu Tý), trên chuyến xe lửa từ Hương Cảng về Quảng Châu, thi hài ông được an táng tại thị trấn Thạch Long. Tác phẩm đã in: Trước vành móng ngựa (phóng sự, Đời Nay, Hà Nội, 1938), Mười điều tâm niệm (tiểu luận, Đời Nay, 1939), Bùn lầy nước đọng, Con đường sáng (tiểu thuyết, Đời Nay, 1940), Tiếng đàn (truyện ngắn, Đời Nay, 1941).
*
Có một cây bút viết Con đường sáng và Tiếng đàn và một cây bút khác viết Mười điều tâm niệm, nhưng không có hai Hoàng Đạo.
Hoàng Đạo là một trí thức dấn thân toàn diện cả bút lẫn súng, ông không "xuống đường," ông "lên đường." Là "quân sư" của VN Quốc Dân Đảng, Tường Long giữ thế Khổng Minh, Tường Tam bôn ba Lưu Bị. Tường Long là Nguyễn Trãi bên cạnh Lê Lợi. Nhưng Lê Lợi thành công, Tường Tam và Lưu Bị thất bại.
Nguyễn Tường Tam thất bại trên mặt trận chính trị, nhưng Nhất Linh và Tự Lực Văn Đoàn thành công trên mặt trận xã hội. Tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn đã trình bày khá toàn diện bộ mặt xã hội VN thời đầu thế kỷ, và cũng chính những tác phẩm ấy, đã góp phần cải tiến cái xã hội, từ một lề lối nho phong hủ lậu, sang cuộc sống hiện đại hơn, phù hợp với thế kỷ XX hơn:
Không thể chối cãi tác dụng của Mai trong Nửa chừng xuân, của Loan trong Đoạn tuyệt đối với người phụ nữ thời bấy giờ; bởi vì, ngay cả đối với một nữ độc giả "chưa tân tiến" lắm, chưa từng tham dự các phong trào nữ quyền -được xem như nhãn hiệu của người phụ nữ văn minh, tân tiến- thì chắc chắn hiệu lực của Đoạn tuyệt và Nửa chừng xuân vẫn mạnh hơn các hình thức đấu tranh khác, bởi tác phẩm rọi thẳng vào lòng người: Mai, Loan làm người phụ nữ phải suy nghĩ, khiến nam giới phải thay đổi thái độ, và từ đó tác phẩm trực tiếp góp phần "giải phóng" người phụ nữ ra khỏi những đàn áp của chế độ phụ quyền, vẫn còn mạnh mẽ, đặc biệt trong xã hội tạ Cách xử dụng "quyền làm người" của Mai là trực tiếp: Mai tìm cách tự lực để khỏi phải lệ thuộc vào Lộc, Mai tự do vì Mai tự lực, và chưa bao giờ một nhãn hiệu hay khẩu hiệu của một văn đoàn lại được nhà văn xử dụng một cách tài tình như thế trong tác phẩm văn học. Phong cách tự lực không riêng chỉ "giải phóng" cho Mai, cho người phụ nữ, mà nó còn là khẩu hiệu giải phóng dân tộc, giải phóng con người, cả nam lẫn nữ: và nó là tinh thần tác phẩm Nửa chừng xuân. Khái Hưng thầm nói lên cái nền móng tư tưởng nằm trong hai chữ Tự Lực, và tiếp theo Hoàng Đạo xây dựng đường đi của Văn Đoàn bằng Con đường sáng. Thái độ của Loan, có tác dụng hành động: dứt khoát cương quyết chống lại chế độ đại gia đình, chống lại cảnh khắc nghiệt mẹ chồng nàng dâu, đồng thời đưa ra một kinh nghiệm đấu tranh thực tiễn: không để cho bạo lực và ngu dốt nắm quyền, phải phản kháng một cách mãnh liệt bằng bất cứ giá nào.
Cho nên, khó có thể đồng ý với nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân, khi tổng kết hành trình lịch sử VN từ phong trào Duy Tân đến Tự Lực Văn Đoàn, ông cho rằng: Mười điều tâm niệm mà Hoàng Đạo đưa ra, cụ Phan, cụ Huỳnh... đều đã làm trước rồi. Và theo ông: "Bây giờ [tức là năm 1968] người ta tìm đọc văn phẩm của Tự lực Văn Đoàn như tìm những truyện tình không hạ cấp. Thế thôi." (Nguyễn Văn Xuân, Hoàng Đạo với Con đường sáng, tạp chí Văn, Saigon, số 107-108 tưởng niệm Hoàng Đạo, ra ngày 17/5/1968.) Cũng trong số báo ấy có đăng bài phản bác của Thế Uyên "Đọc và đặt lại vị trí Hoàng Đạo." Tại sao một nhà nghiên cứu có tiếng là đứng đắn như Nguyễn Văn Xuân lại viết những dòng "hồ đồ" như thế?
Rất có thể là bởi những dòng này nằm trong tư tưởng "bài Bắc" nói chung, sau 1954, và "bài Tự Lực" nói riêng, khá phổ biến lúc bấy giờ. Điều oái oăm là những nhà văn Bắc trong nhóm Sáng Tạo cũng góp phần đắc lực cho phong trào này. Xét kỹ hơn, cùng là chữ "bài", nhưng có hai nguyên do khác nhau: Sự bài Tự Lực của Sáng Tạo mang tính cách văn học: nhóm Sáng Tạo muốn "chôn" đàn anh để đổi mới. Sự tẩy chay Tự Lực ở Nguyễn Văn Xuân mang tính cách tranh chấp Bắc Nam, phản ứng chống lại sự "ngự trị" gần như độc quyền và đôi khi trịch thượng của các nhà văn Bắc di cư trên văn đàn miền Nam, sau 1954. Nguyễn Văn Xuân muốn đả phá toàn bộ những bất công trong việc đề cao nền báo chí và các tác gia miền Bắc mà bỏ rơi nền báo chí Nam Kỳ, xuất hiện sớm hơn và hoạt động mạnh mẽ hơn, cùng việc coi nhẹ các tác gia miền Nam. Những sai lầm này -xuất phát từ các nhà nghiên cứu Bắc, từ Dương Quảng Hàm đến Vũ Ngọc Phan, trong văn học sử và trong phê bình văn học- đã chỉ đạo cho một nền giáo dục "Bắc khuynh" trong nhà trường miền Nam lúc bấy giờ. Đặt trong bối cảnh ấy, ta hiểu rõ hơn những lời nặng nề và bất công mà Nguyễn Văn Xuân dành cho Tự Lực Văn Đoàn nói chung và Hoàng Đạo nói riêng.
Riêng Hoàng Đạo còn chịu một bất công thứ nhì, phát xuất từ Vũ Ngọc Phan, vì những đánh giá sai lạc của ông về Hoàng Đạo; rồi những người đi sau, như Nguyễn Văn Xuân (trong Nam), Văn Tâm (ngoài Bắc)... tiếp tục dựa vào, giữ nguyên (Văn Tâm) hoặc cực đoan thêm (Nguyễn Văn Xuân), mà không chịu nhìn xa hơn.
Bài viết này muốn tìm hiểu một số khiá cạnh của Hoàng Đạo, đã bị đánh giá bất công trong hai tác phẩm Con đường mới và Tiếng đàn. Nhận định của Vũ ngọc Phan đã dẫn đầu cho một định hướng phê phán đầy thiên kiến, như những lời sau đây của Nguyễn Văn Xuân: "...tập truyện ngắn ấy [tức là Tiếng đàn] ngay thời sinh thời của tác giả, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan không nhắc đến tiếng nào trong tập Nhà văn hiện đại trong khi ông không quên quyển sách hồng "tuyệt tác", quyển Ông Đồ Bể của Khái Hưng." Nguyễn Văn Xuân viết tiếp:
"Vậy mà cây bút ôn hoà ấy [Vũ Ngọc Phan] đối với nhân vật nổi tiếng thời ấy là Hoàng Đạo, với quyển truyện xem như cụ thể hoá chủ trương của lý thuyết gia Tự Lực Văn Đoàn [Con đường sáng], lại gần như là một phủ nhận." (Nguyễn Văn Xuân, Hoàng Đạo với Con đường sáng, báo Văn, số đã dẫn). Nguyễn Văn Xuân tự hỏi tại sao ông có đủ "can đảm" để đọc hết cuốn Con đường sáng, và các lập luận ông đưa ra đại khái chỉ để chứng minh rằng Vũ Ngọc Phan đã chê rồi thì chỉ có vứt đi, còn cuốn Tiếng đàn, Vũ Ngọc Phan không thèm nói đến thì khỏi cần bàn. Kiểu phê bình thành kiến, xây dựng trên thành kiến một người khác, thật là ghê gớm. Ấy là ở trong Nam. Ở ngoài Bắc, trong bài viết về Hoàng Đạo in trên cuốn Từ Điển Văn Học vừa mới xuất bản, cũng lại thấy Văn Tâm kín đáo dựng lại gần như nguyên vẹn một số nhận định của Vũ Ngọc Phan. Việc Vũ Ngọc Phan không nhắc gì đến Tiếng đàn, hoặc ông khen Trước vành móng ngựa, và chê Con đường sáng (mà ông Vũ cũng chê nhẹ thôi, rằng, theo ông có ba lý do làm cho cuốn sách đó dở: "ngôn ngữ và hành động của hai vai chính trong truyện khí tài hoa quá," "tác giả lại rất thiên về tả cảnh," "Duy là người luôn luôn quay về ký vãng"). Thì đó là ý riêng của nhà phê bình họ Vũ, chúng ta chẳng phải bàn. Trách là trách những người đi sau, ít ai có sáng kiến khác Vũ Ngọc Phan, mà cứ rập khuôn lấy lại ý của ông để khai thác, cái ấy mới là lạ. Nguyễn Văn Xuân viết ba bài, bài đầu phản ảnh những nét thâm thúy của Nguyễn Văn Xuân: ông có công nghiên cứu đến tên ông nội và cụ nội của Hoàng Đạo, với những khám phá lý thú về thi tài của hai vị tiền bối, để chứng minh rằng dòng họ này thật sự là dòng "nòi". Hai bài sau ông kịch liệt phê phán hoạt động và thành quả của Hoàng Đạo và Tự Lực Văn Đoàn. Thái độ mâu thuẫn ấy của Nguyễn Văn Xuân, như trên chúng tôi đã phân tích, chỉ có thể giải thích bằng mối chia rẽ Bắc Nam, phức tạp và phi lý, trong đời sống văn học miền Nam trước 75. Sự chia rẽ này lại càng sâu sắc, âm ỷ và mãnh liệt hơn, sau ngày "giải phóng," đến độ hai bên rất ít muốn đọc nhau, trừ một vài nhà nghiên cứu hoặc một số độc giả có lòng. Vết thương văn học, bắt nguồn từ lịch sử ấy, đã kéo dài hơn 30 năm, có lẽ đã đến lúc nên tìm cách phân tích, tìm hiểu và hoá giải, nếu chúng ta thật sự muốn tìm một lối thoát.
Hoàng Đạo: âm thanh và hồi ức
Nếu không có tập Tiếng đàn thì chắc ta không thể biết được trong con người chính trị cứng rắn, đã có những giây phút "...toàn thân Xuân khi ấy chỉ còn là thính giác, rung động theo tiếng đàn giọng ngâm [...]chàng cảm như nghe thấy cung đàn đã từ thủa nào, ở một tiền kiếp xa xăm. Chàng vẫn biết không có cảm giác nào in sâu vào trí nhớ hơn là thính giác [...]Xuân rùng mình nhắm mắt lại. Trong hai dãy cây đen im lặng soi bóng xuống gương sông, chàng thoáng nhìn thấy nhấp nhô những hình kỳ dị trên một toà thành cổ" (trích truyện ngắn Tiếng đàn).
Những dòng trên, hiện thân của một tâm hồn nghệ sĩ, giầu tưởng tượng, yêu nhạc đến độ say mê, cảm xúc có thể tan tác trong xác thịt, tạo nên một ảo tưởng bất thường: Hoàng Đạo. Rất lạ là con người chủ trương "theo mới hoàn toàn theo mới" ấy lại khác hẳn với các nhà cách tân khác, ông không ca tụng tiếng dương cầm, vĩ cầm... tuyệt nhiên không thấy trong ông những tiếng đó, mà những tiếng xưa, tiếng cổ kính, tiếng dân tộc: "hết điệu Nam bằng đến Nam ai. Tiếng độc huyền càng réo rắt" (Tiếng đàn), rồi tiếng đàn chuyển sang tiếng đói rét, tiếng ho khan, tiếng lầm than, tiếng hát xẩm của vợ chồng chị Tạc: "gió mỗi lúc một rét, tiếng đàn tiếng hát mỗi lúc một nhanh: và những buổi mưa phùn lạnh lẽo thì điệu Nam ai gần hoá ra điệu Bình bán" (Một gia đình). Âm thanh luôn giữ vai chủ động trong sáng tác của Hoàng Đạo: âm thanh có thể vỡ ra trong trạng thái linh cảm phân thân mạnh mẽ đến triệt để trong tiếng rung động da thịt: "Quỳnh Dao thấy mình chỉ còn là cảm giác, rung động như cây đàn căng thẳng dưới ngón tay của nhạc sĩ" (Quỳnh Dao). Âm thanh có thể là tiếng sữa thơm ngọt trong giấc mơ của đứa bé lạc loài đêm ba mươi, thiếp đi trong tiếng thèm, dưới ánh sáng ấm cúng toả ra từ những biệt thự sang trọng có những đoá hải đường, những cốc thủy tiên tươi thắm. Âm thanh pha trộn tiếng chửi rủa của người bếp "Bước ngay!" với tiếng pháo giao thừa và tiếng những "số phận của đám bọt ánh sáng lênh đênh trôi trong biển trời đen thẳm" (Tiếng pháo xuân).
Hoàng Đạo có trong Xuân, trong chị Tạc, trong Quỳnh Dao, trong Minh đứa bé lạc loài, như thể hoạ sĩ với người mẫu là một, như thể nghệ nhân với thính giả là một, như thể nhân vật với tác giả là một: Họ cùng gặp nhau trên cung bậc âm thanh, cùng có những dằn vặt khổ đau nội tại. Âm thanh và nội tại hoà nên "tiếng" của họ. Nghệ thuật Hoàng Đạo dựa trên tiếng ấy: ngũ quan cô đọng trong thính giác, rồi từ thính giác truyền đi các giác quan khác, trên đường đi chúng nhập vào nỗi khổ đau, bất hạnh (như tiếng chị Tạc), hay niềm hạnh phúc (như tiếng tiên) trên vườn địa đàng; tiếng mơ, tiếng đói, hoà tiếng xua đuổi, tiếng đe dọa, trong tiếng pháo xuân: âm thanh hoàn tất một chu kỳ trước khi tắt đi để âm vang của nó được sống lại trong ký ức của người nghe một lần nữa, và cứ thế, như thế... hồi sinh một lần, hai lần... bao lần trong ký ức: Âm thanh tái tạo hồi ức trong lòng người viết và người đọc.
Hoàng Đạo là nhà văn sử dụng sự hồi ức nhiều nhất trong ba anh em. Mà hồi ức là gì? Là cái mà Kierkegaard gọi là "ressouvenir" và ông bảo mình đã sống suốt đời trong đó. Hồi ức cũng là thủ pháp xây dựng tiểu thuyết của Alain Robbe-Grillet. Tóm lại hồi ức là kỹ thuật của nhiều nhà văn, mọi nơi mọi thời, cho nên, nếu ta thấy Hoàng Đạo sử dụng hồi ức, cũng đừng nên trách ông: cứ trở về dĩ vãng mãi thì làm sao mà tiến đến tương lai (con đường sáng) được! Nếu hồi ức là yếu tố quan trọng thứ nhì, thì nhục cảm là yếu tố thứ ba trong tiểu thuyết Hoàng Đạo. Cả ba anh em Nguyễn Tường đều có độ nhạy cảm khác thường: Nhất Linh và Thạch Lam nghiêng về khứu giác, Hoàng Đạo nghiêng về thính giác, nhưng họ có chung một nồng độ mẫn cảm nhục tính.
"Chàng thẫn thờ ngắm mái tóc quấn lỏng buông xõa xuống một bên cổ, màu đen nhánh nổi bật lên màu da trắng, hàng lông mi dài và cong chớp trên đôi mắt huyền giương to như thu cả thanh sắc vũ trụ vào trong, những nét tà áo rung chuyển theo hình cong mềm của chiếc quần lụa ngà, và hai gót chân ửng màu hồng non như đương e thẹn trong đôi giày nhung" (Con đường sáng, trang 90). Trong tình yêu, Thạch Lam précoce, yêu sớm hơn hai anh, nhưng trong cách tả người con gái, Hoàng Đạo bạo hơn cả: "những nét tà áo rung chuyển theo hình cong mềm của chiếc quần lụa ngà", thật quyến rũ, uyển chuyển, thật "sexy", và đẹp, ít có hình ảnh nào vừa tinh khiết vừa "tội lỗi" như vậy, đặc biệt trong mắt người đẹp, còn cả một vũ trụ, như thể nàng mang cái "chí" của "người hùng" bên trong.
Thời ấy, người ta ít dám đụng đến "da thịt", vậy mà ống kính của Hoàng Đạo, khi chiếu vào người con gái, xoáy ngay phần nhạy cảm nhất: "Thơ đắm đuối nhìn đôi mắt đen của Duy, nàng thấy rung động từng thớ thịt" (Con đường sáng, trang 93). Cả đến không khí tiên cảnh cũng đượm mùi da thịt: "Không khí nàng cảm thấy êm như da thịt" (Quỳnh Dao). Đặc biệt trong Quỳnh Dao, thủ phạm làm thay đổi nhân sinh quan của cô tiên Quỳnh Dao là nụ hôn. Nàng tiên Quỳnh Dao tình cờ được chứng kiến một cảnh trần: "Nàng vừa bước xuống một ngọn suối nhỏ chãy róc rách trong rừng, vốc nước, giơ tay lên nhìn những giọt nước trong vắt rỏ xuống khe đá, bỗng thoáng thấy bên bờ suối hai người ngồi sát cạnh nhau," và "Người con gái đặt đầu lên vai tình nhân, âu yếm ngước mắt lên nhìn, Quỳnh Dao không bao giờ quên cái nhìn đắm đuối ấy. Nàng cảm thấy trong đôi mắt mơ màng kia một thứ say sưa huyền bí, và đến khi người con trai ghé xuống hôn môi người yêu, Quỳnh Dao thấy rung động một cảm giác chưa từng biết."
Có lẽ lần đầu tiên trong văn chương VN xuất hiện một nụ hôn hàm thụ. Nụ hôn được nhìn trộm ấy đi vào tiềm thức Quỳnh Dao, cảm giác ngất ngây trở đi trở lại như một ảo ảnh tái sinh bất tận... Chính nụ hôn "hàm thụ" ấy đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời của cô tiên vô tư trên cung quảng: nàng quyết định xuống trần để thực hiện những cảm giác đã sống trong hồi ức. Nhà văn trình bày ở đây một cảm giác nhục thể không sống trực tiếp qua cọ xát xác thịt, mà bắt nguồn từ hồi ức, và đó cũng là phong cách Hoàng Đạo: gián tiếp, phản ứng dây chuyền.
Nhục thể trong truyện "Sắc không" lộ ra dưới khung cảnh khác thường: một sư ông bắt gặp đôi trai gái lên chùa "ăn oản," "sư ông cuồng lên như con thú dữ," nhưng rồi chính vị tu hành khả kính cũng âm thầm cởi trả áo Phật để trở về với cuộc đời "nghiệp chướng": Sự đòi hỏi của thân xác trong môi trường nhà Phật vẫn là một cấm kỵ. Nói đến sẽ phạm tội bổ báng. Sắc không hai lần vượt cấm, đề ra một trong những vấn đề bức thiết của con người.
Quỳnh Dao -bỏ thiên thai xuống trần tìm tình yêu, nhưng tình yêu trần thế nhuốm màu lừa lọc, nàng lại bay về trời- nàng là hiện thân con người Hoàng Đạo, đã bỏ cõi thơ cõi nhạc để phục vụ con người, nhưng cõi người có nhiều "vấn nạn," cho nên người nghệ sĩ ấy "chiều chiều thấy rung động trong lòng một nỗi nhớ tiếc không bờ bến."
Những truyện hay trong tập Tiếng đàn, thường rất chấm phá: vài nét sơ, nhã và đậm, về một gia đình, một thân phận, như những nốt nhạc, dội lại nhờ điệp khúc, và vang âm; khiến những xúc cảm sâu sắc mà người đọc tiếp nhận được luôn luôn trở lại, và mỗi lần trở lại, càng đậm đà hơn, càng cay đắng hơn... Tiếng hôn trần thế vọng lên thiên thai; tiếng nước vỡ đê quấn theo tiếng người chìm trong dòng lũ; tiếng hát, tiếng đàn của đôi vợ chồng xẩm, tiếng ho khan của chị Tạc, tiếng run cầm cập của thằng cu, tiếng rút dây áo quan... tất cả đều có âm vang láy lại trong đầu, như những đoản khúc của bản đàn đời nhiều nốt vỡ.
Con đường sáng: giờ hoàng đạo
Chúng ta có cái may là trong nửa đầu thế kỷ XX, hình ảnh xã hội miền Nam được trình bày khá cặn kẽ trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, xã hội miền Bắc trong tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn, đời sống thôn quê miền Bắc trong các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nam Cao, Tô Hoài... đời sống ăn chơi trụy lạc, trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng... Cho nên một nhà làm phim tài ba có thể xây dựng lại toàn bộ xã hội VN, ít nhất trong nửa đầu thế kỷ XX, qua tiểu thuyết. Con đường sáng nằm trong bối cảnh xã hội miền Bắc, dưới cái nhìn Tự Lực Văn Đoàn, trong lập trường đấu tranh xã hội của Hoàng Đạo: tức là dùng tiểu thuyết luận đề để cải cách xã hội và thay đổi con người. Với một chủ đề rõ ràng như thế, tác phẩm rất dễ rơi vào vòng luân lý giáo khoa thự Nhưng Hoàng Đạo đã thoát ra được và ông đã hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật.
Không có gì cho phép chúng ta nghĩ đến sự trùng hợp giữa hai con người: Khương Duy (nhân vật chính trong Con đường sáng) và Hoàng Đạo. Đây là những nét Nguyễn Tường Bách mô tả người anh: "...anh đã hợp tác chặt chẽ với anh Tam để tổ chức hoạt động bí mật chống Pháp và có thể nói anh là một nhân vật trọng yếu nhất sau anh Tam. Trông anh hiền lành như thế nhưng anh lại trấn tĩnh khác thường trong những lúc gian nguỵ Tôi không hiểu cái gì đã rèn đúc nên ý chí cương nghị đó. Ngày anh bị bắt năm 1940, trước mọi thẩm vấn và tra vấn của Pháp, anh vẫn vững như đá, không chịu khai một lời. Những năm ở Sơn La, anh cũng không hề sờn mỏi ý chí, làm gương mẫu cho anh em và làm địch phải e sợ", "Có thể nói anh là người sống quy củ nhất, không uống rượu, không hút thuốc cũng không thích đánh bài, không lãng mạn như các anh em khác hay như các nhà văn nhà báo khác" (Nguyễn Tường Bách, VN những ngày lịch sử, nhóm Nghiên cứu sử địa xuất bản, Montréal, 1981).
Đúng là Hoàng Đạo và Khương Duy bề ngoài chẳng có gì giống nhau: Duy là một thanh niên trí thức, chủ đồn điền, tự kiêu "rằng mình hơn người, vì đã ngẫm nghĩ đến cỗi rễ của cuộc đời" (63), tìm cách thoát ra khỏi môi trường ăn chơi trụy lạc. Nhưng nếu xét kỹ hơn, Con đưòng sáng vẫn là một cuốn tự truyện: Khương Duy chính là Hoàng Đạo trên đường tìm cách thoát ly khỏi hoàn cảnh ông "Tham Long", trí thức tiểu tư sản của mình; đồng thời thoát khỏi thế giới trưởng giả của gia đình vợ ("bác Long và gia đình của cái thế giới cửa cao đóng kín chó bẹc-giê sủa vang xe hơi bóng lộn người làm khinh khỉnh," trích Thế Uyên, Hoàng Đạo hay sự trở về quê cũ, Văn số đã dẫn). Mặc dầu bà Hoàng Đạo có giúp đỡ những thân hữu Quốc Dân Đảng (xem Nguyễn Tường Bách và Hồ Hữu Tường), nhưng hố cách biệt giữa hai giai tầng dường như không thể lấp được:
thế giới khốn khổ của người dân quê và thế giới long đong ngục tù của người cách mạng khó có thể đi đôi với khung cảnh chó bẹc giê kín cổng cao tường. Truyện ngắn Tiếng pháo xuân (tập Tiếng đàn) gợi lại sự cách biệt ấy trong tiềm thức của nhà văn. Hai "cục diện" trưởng giả và trí thức tiểu tư sản âm thầm đè nặng lên con người Hoàng Đạo, hệt như xã hội trụy lạc nghiền nát Duỵ Có thể chính Hoàng Đạo cũng đã có lúc chán nản muôn quyên sinh như Duỵ Sự bất lực của một Nguyễn Tường Long, luật gia trước vành móng ngựa, trước những khốn cùng của dân quê trong cảnh bùn lầy nước đọng cũng là sự bất lực của Duy trước những người dân quê "dốt đặc" không thể "cải tiến" được, không những thế, họ còn cho chàng là "điên." Nỗi bất lực này, chúng ta có thể tìm thấy trong truyện ngắn Dưới làn sóng (tập Tiếng đàn), dữ dội hơn, dưới bối cảnh con người chiến đấu vô vọng với thiên nhiên: "Trong khoảng trời mù mịt, hiện ra một bó đuốc gieo ánh sáng đỏ thê thảm ra xung quanh rồi biến đi, khiến đêm tối lại càng thêm tối." Dưới áp lực của gió bão, con người "nhỏ nhặt và yếu hèn như giống kiến, giống trùng, không thể cản trở hay kháng cự lại được" (Dưới làn sóng).
Mặc cảm vô vọng này cũng rất rõ trong Dũng của Nhất Linh. Đó là mặc cảm bất lực của tầng lớp thanh niên trí thức Tây học, xuất thân trong các gia đình dòng giõi, con quan như Khái Hưng, cháu quan như Nhất Linh, Hoàng Đạo... nhìn thấy những trụy lạc trong chính cái xã hội trưởng giả và trí thức của mình. Bộ mặt phấn son lòe loẹt của các cô gái nhẩy, bên những bàn đèn ẩm ướt trong Con đường sáng, chính là chân dung những ông Tuần, bà Án, trong gia đình, hình ảnh những nhà văn, nhà báo, trong giới trí thức nghệ sĩ mà Hoàng Đạo, Nhất Linh, Khái Hưng... hàng ngày va chạm. Duy tranh đấu để thoát ra khỏi sự vong thân, trác táng như họ. Cái mặc cảm và sự bất lực của Duy biến thành nỗi hoài nghi không ngừng: hoài nghi chính mình và hoài nghi tất cả những người chung quanh. Duy luôn luôn tự tra vấn về ý nghiã cuộc đời, về thành công và thất bại.
Cuộc đời Khương Duy trong Con đường sáng chia làm nhiều khúc quanh, bên nhiều cột mốc:
1. Sau những đêm trác táng: âm thanh, ánh sáng và hồi ức, cho chàng thấy bên ngoài cõi tối tăm của tiệm nhãy, bàn đèn, còn có thiên nhiên: "ánh sáng, lúa chín, gió lạnh và thơm"; với "những bông thóc dáng cong cong" trong gió; với "những ngọn lá màu vàng trong như hổ phách" (trang 31). Ánh sáng và âm thanh của đồng lúa, dẫn Duy trở về những ngày còn bé, nhắc chàng nghĩ đến Thợ
2. Thơ hiện ra trong nắng, trong lúa, như một Quỳnh Dao giữa đời. Thơ đánh thức trong Duy những âm thanh, mà chàng tưởng đã đánh mất trong những đêm trụy lạc: "Duy lặng yên nghe tiếng nói của Thơ vang lên, trong như tiếng suối dưới chân đồi."
Thơ cũng sống bằng hồi ức như chàng: "Thơ ngừng nghĩ để sống lại một cảm giác êm dịu và mãnh liệt. Ánh nắng hôm nay như nhuộm màu rực rỡ của ánh nắng hôm qua, lúc nô giỡn trong mái tóc rối loạn của Duy" (trang 49)
3. Hồi ức kéo Duy về dĩ vãng, trốn vào tuổi nhỏ, như một lối thoát, rồi hồi ức dẫn chàng so sánh với cuộc sống hôm nay: "Cả một cánh đồng im lặng dưới bóng trăng; những bông lúa nặng sương ở gần lóng lánh một thứ ánh sáng lạnh, ngoài xa, sương mù màu trắng đục êm toả mãi đến tận chân trời: từng chỗ trên biển sương, nổi lềnh bềnh màu lam nhạt của những giải rừng xạ Duy thấy trong lòng không lo nghĩ, êm nhẹ như cảnh sắc chung quanh, và khi tiếng đập lúa ở nhà Thơ vang lên trong thanh vắng, chàng nghe tiếng gọi của một nỗi vui mới hé nở trong lòng" (65). Trước cảnh đẹp và những âm thanh tuyệt vời vừa sống lại trong tiếng hát hò và đập lúa, Duy muốn cởi áo nhập vào đám lực điền.
4. Nhưng hồi ức ấy còn có khả năng phản bội: "định cúi xuống hôn Thơ thì lại nhớ đến những cặp môi của các cô gái làng chơi đã để lại cho chàng cái dư vị chua chát" (trang 52). Chính cái hồi ức phản bội ấy đã lẫn lộn "môi Thơ lẫn với nụ cười đĩ thõa của Nga" (53).
5. Trong cảnh huyền ảo của thiên nhiên, Duy khám phá ra đời sống lầm than của những tá điền, của những đứa bé "mặt mũi nhăn nheo như ông cụ già" con bác Tẹo và tấm lòng từ thiện của Thợ
6. So sánh sự huy hoàng của cảnh sắc với sự khổ đau của con người, so sánh sự đớn đau của đói khát với đau đớn trong nội tâm Duy: "Duy để tư tưởng đi sâu vào nỗi ngạc nhiên đau đớn của chàng trước sự trái ngược của đời cực khổ bên trong và cảnh rực rỡ bên ngoài. Duy nhớ lại và so sánh với đời chàng trước đây, một đời mà mọi người đều trông thấy vẻ lộng lẫy hào nhoáng nhưng chỉ có Duy đã âm thầm nhìn rõ sự thực điêu đứng. Nỗi đau khổ không căn cứ xưa kia của chàng, Duy cảm thấy thấm thía hơn, khó thoát khỏi hơn là sự cực khổ về vật chất của gia đình người tá điền." (trang 78-79)
7. Tìm thấy con đường: "Chỉ có chính mình mới cứu vớt được lấy mình. Chính mình phải cặm cụi tìm tòi cách thoát ly thì mới có thể đến được sự thoát lỵ"(109). Chàng khám phá ra một thứ ánh sáng khác: "ánh sáng ở trong lòng chiếu ra làm tâm hồn chàng rung động một nỗi vui náo nức. Thứ ánh sáng ấy, Duy nhận ra là tình yêu"(113)
8. Thất vọng và cô đơn: "Sao họ ngu đến thế được!" (132), "sự ngu độn dầy đặc quá" (146) "Họ vâng dạ cho xong chuyện, như để lấy lòng chàng, rồi đâu lại hoàn đấy" (trang 146), "đối với họ, Duy có lẽ điên" (trang 146). Duy nhận thấy: "Người, vật, cây cỏ quanh mình đều như sống theo một điệu riêng, không ăn nhập gì đến điệu sống cô độc của chàng" (135), "Duy chỉ là một con ruồi mắc trong mạng nhện, vùng vẫy mãi không sao thoát ra được" (146). Ngay cả đối với Thơ, Duy cũng cảm thấy: "dẫu yêu nhau đến bực nào chăng nữa, chàng và Thơ vẫn là hai người cách biệt nhau" (trang 142)
9. Trở lại đời trụy lạc: chìm trong thế giới của những "bộ mặt chết trôi."
10. Lựa chọn sau cùng: Duy quay về với dân quê, chàng tìm thấy cứu cánh trong sách vở. Một hôm tình cờ vào thư viện "chàng bỗng thấy sự nhẫn nại vô cùng của sách. Sách để đây, từ bao giờ, mười năm, hai mươi năm rồi, nhưng không khi nào tỏ ra ý vội vàng, tức bực. [...] Mười năm sau; có người giở đến, sẽ lại vang lên giọng thơ của Lý Bạch hay của Verlaine, sống lại những tư tưởng của Marc Aurèle hay của Mạc Tử" (trang 175). Truyện Con đường sáng có cấu trúc gần như tầm thường của một truyện kể cổ điển, nhưng tác phẩm bật ra hai góc cạnh bất ngờ: Yếu tố đầu tiên "cứu" Duy là thiên nhiên, là những bông lúa dưới nắng. Những bông lúa cong và những lá lúa trong như màu hổ phách đã cứu chàng trong chặng đầu của nhận thức. Yếu tố sau cùng giúp chàng thoát ly khỏi tình trạng tha hoá (không phải là dân quê như nhiều người lầm tưởng) mà là chữ nghiã, sách vở, là nghệ thuật. Vì vậy Con đường sáng thoát ra khỏi sự xoàng xĩnh chân chất của một cuốn tiểu thuyết lý tưởng, nhờ những yếu tố bất ngờ này: Duy không hề hy sinh cho một lý tưởng đã sắp đặt sẵn, Duy chỉ là người đi tìm lẽ sống. Và Con đường sáng phản ánh hệ tư tưởng của Khương Duy-Hoàng Đạo: Đường đi của nhà văn tất yếu phải qua hai điểm mấu chốt: thiên nhiên mở cửa cho anh vào đời và nghệ thuật là cứu cánh.
Thiên nhiên là yếu tố quan trọng không riêng gì đối với Hoàng Đạo mà đối với cả một thế hệ thi văn lãng mạn. Thiên nhiên: trăng, sao, sương, mây,... luôn luôn là những yếu tố quyến rũ như một người tình: "Cả một cánh đồng im lặng dưới bóng trăng, những bông lúa nặng sương ở gần lóng lánh một thứ ánh sáng lạnh, ngoài xa, sương mù màu trắng đục..." (trang 64). Và mỗi nhà văn có một cách tiếp cận thiên nhiên riêng biệt. Ngay trong gia đình Nguyễn Tường: thiên nhiên của Hoàng Đạo là một vũ trụ khác với thiên nhiên của Nhất Linh và Thạch Lam. Chúng ta thử so sánh vài đoạn văn tiêu biểu của họ, để thấy rõ sự khác biệt này.
Nhất Linh viết:
"Dũng vòng hai tay ra phía sau làm gối ngửa mặt lên. Ánh nắng trên lá thông loé ra thành những ngôi sao; tiếng thông reo như tiếng vọng ra, đều đều không ngớt; Dũng có cảm tưởng rằng cái tiếng ấy đã có từ đời kiếp nào rồi nhưng đến nay còn vương lại âm thầm trên lá thông.
Không nghe tiếng Loan và Thảo nói chuyện nữa, Dũng nghiêng mặt quay về phiá hai người. Chàng thấp thoáng thấy hai con mắt đen của Loan. Thấy Dũng bắt gặp mình đương nhìn trộm, Loan vội nhắm mắt lại làm như ngủ; song biết là Dũng đã trông thấy rồi, nàng lại vội mở mắt ra, rồi qua những ngọn lá cỏ rung động trước gió, hai người yên lặng nhìn nhau" (Đôi bạn, trang 209- 210). Một đoạn khác, vẫn trong Đôi bạn: "Nền trời lúc đó, Dũng thấy như một tấm lụa trong; một con bướm trắng ở vườn sau bay vụt lên cao rồi lẫn vào màu trời. Dũng tự nhiên nghĩ đến một bãi cỏ rộng trên đó có Loan và chàng, hai người cùng đi ngược chiều gió..." (trang 45). Đối với Nhất Linh thiên nhiên chỉ là cái cớ để ông diễn đạt nội tâm con người. Lần nào cũng thế, sau khi lướt qua vài nét "phông" thiên nhiên, là ông vội xen ngay vào đó tâm trạng của nhân vật. Mục đích Nhất Linh là nội soi nhân vật, rồi chiếu nó lên nền thiên nhiên. Ông hướng về hạnh phúc riêng tư của con người. Sự thoát ly của Nhất Linh là thoát ly để đi tìm "bướm trắng".
Một đoạn văn của Thạch Lam:
"...tôi thong thả theo con sông Cống, chạy khuất khúc len giữa các đồi. Một cái cầu gỗ mong manh bắc qua sông. Hai rặng thông từ trên đỉnh đồi chạy xuôi xuống tận gần bờ, giữa luồng gió thoảng và cái tiếng rì rào như nhớ nhung của lá thông trái gió nhắc tôi nghĩ đến những cảnh rộng rãi bao la.
Buổi chiều rất êm ả. Về phiá tây mây trời rực rỡ những màu sáng lạn và ánh nắng chiều loáng một khúc sông, trông như một giải vàng nổi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa, tôi ngửng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh động của đàn chim lặn hẳn với chân mây" (Nắng trong vườn, trang
8). Thạch Lam là một nghệ sĩ thuần tuý, ông dùng thiên nhiên để vẽ tranh và làm nhạc. Thạch Lam không xử dụng thiên nhiên cho một mục đích nào khác nghệ thuật. Vũ trụ Thạch Lam có nét bao la, nhưng không bao la như vũ trụ Hoàng Đạo.
Một đoạn văn của Hoàng Đạo:
"Lúc ấy, con ngựa phi lên sườn đồi. Con đường nhỏ quanh co, Duy trông như dải lụa dài màu vàng nhạt bỏ rơi trong màu cỏ lục. Ở xa, chỗ cuối đường, một người đàn bà nhà quê đầu trần, gánh nặng, in hình màu nâu cũ lên sườn đồi. Xa hơn nữa, dẫy núi Tam Đảo phơi màu lam thẫm dưới trời xanh nhạt, một dải mây trắng nhẹ nhàng vắt ngang, Duy trông thoáng như hình một người con gái khổng lồ nằm nghiêng, chiếc khăn san trắng theo gió tung lên trời. Trong cảnh vật không có một tiếng người, một chuyển động, ngoài điệu đi nhịp nhàng của người đàn bà và tiếng gió từng dịp rung chuyển chòm lao xao. Bấy nhiêu thanh sắc, bấy nhiêu âm vận, Duy cảm thấy hoà hợp với nhau như một khúc nhạc thầm kín" (123) Trước đó, chúng ta đã thấy: "Hình người ấy in lên nền xanh non của cây cỏ, cứng cáp mạnh mẽ trong quần áo chẽn màu vàng xẫm" (103).
"Người ấy" như một tráng sĩ thời xưa, một Phạm Thái mang tâm sự lớn lao của đất nước: Tam Đảo của "người ấy" hùng vĩ như Bắc Sơn của Văn Cao, bát ngát như Cửu Long của Phạm Duỵ Nhưng khác với những nghệ sĩ khác, giữa cảnh núi non hùng vĩ ấy, "người ấy" in hình "người đàn bà nhà quê đầu trần, gánh nặng," in hình "màu nâu cũ lên sườn đồi." Cũng như trong "cảnh trí diễm ảo" ấy, ở một đoạn khác, hình ảnh người tá điền nhem nhuốc với "rá cơm hẩm, lũ con xanh như tàu lá"... hiện lên như những vết thương vũ trụ. Tất cả những thứ đó, có phải do nhà văn cố tình xắp xếp không? Không. Tự nhiên trong tiềm thức tuôn ra: như thể Nhất Linh viết đến đấy thì tự nhiên ngòi bút của ông rẽ sang ngõ ngách tâm tình của Loan và Dũng; Thạch Lam viết đến đấy thì văn ông chạy thẳng vào màu sắc vào cây cọ của họa sĩ; Hoàng Đạo viết đến đấy thì văn ông rẽ sang nẻo khác, vào số phận con người: người đồng loại. Nhất loạt truyện ngắn, truyện dài của Hoàng Đạo đều có hướng kết hợp nghệ thuật và nhân văn như thế. Nhất Linh hướng nội, Hoàng Đạo hướng ngoại.
Nhất Linh muốn tìm hạnh phúc cho bản thân con người, Hoàng Đạo muốn tìm hạnh phúc cho người đồng loại. Theo lối xưa, ta có thể bảo rằng văn Hoàng Đạo nói lên cái "chí" của Hoàng Đạo: chí muốn đưa dân tộc ra khỏi cảnh lầm than; văn Hoàng Đạo có "khẩu khí" của một lãnh tụ. Cũng như thơ Nguyễn Công Trứ "Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc" nói lên cái "khí" "dọc ngang ngang dọc" của người anh hùng. Nhưng nếu nói theo ngôn ngữ ngày nay, ta sẽ bảo: trong vô thức của Hoàng Đạo đã tiềm ẩn một hoài vọng lớn lao: ông nhìn thấy nỗi khổ đau của dân tộc và muốn đưa dân tộc đến con đường thật sự sáng, từ giờ tứ ly đến giờ hoàng đạo.
Hoàng Đạo sống không lâu (41 năm), con người ông là toàn bộ cuộc đời gần hai mươi năm tranh đấu, gồm sinh hoạt cách mạng và sinh hoạt báo chí tản mạn, đến nay phần lớn vẫn chưa được sưu tầm và in lại. Đi từ Tứ Ly -giờ xấu nhất- đến Hoàng Đạo -giờ tốt nhất- trong ngày, sự nghiệp văn học của Tứ Ly-Hoàng Đạo gồm toàn bộ những bài báo, tả xung hữu đột, đánh vào hệ thống quan trường dưới thời Pháp thuộc, đòi hỏi tự do tư tưởng, chỉ trích những tệ đoan xã hội, những tập tục lỗi thời, những hủ lậu của nho giáo cuối mùa, đẩy lùi dốt nát, bất công trong thế giới bùn lầy nước đọng, nhắc đến cái nhục của người dân mất nước... Những điều ông viết là viết cho tức khắc, về những chuyện đang xẩy ra trước mắt, phải giải quyết ngay ngày hôm nay. Ông không nghĩ đến tác phẩm để đời. Ông cũng không có thì giờ nghĩ đến cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ, khi đất nước và dân tộc ông đang cần những bài xã luận nảy lửa: Khi học sinh, sinh viên cần một cẩm nang, cần một "thánh kinh" với những khẩu hiệu, ông viết Mười điều tâm niệm. Khi dân chúng nghèo đói, thất học, là nạn nhân của những phiên toà không có luật sư biện hộ, ông phanh phui những cảnh khôi hài bi đát Trước vành móng ngựa. Khi toàn thể dân quê sống trong cảnh tối tăm, dưới một hệ thống xã hội bất công đầy áp bức, ông tố cáo, ông đề nghị sửa đổi cơ chế gây ra cảnh Bùn lầy nước đọng. Và khi tranh đấu bằng ngòi bút, không đem lại kết quả mong muốn tức thời, thì, như Sartre đã nói rất đúng: nhà văn phải cầm súng: Hoàng Đạo cầm súng và Hoàng Đạo tranh đấu đến hơi thở cuối cùng.
Hoàng Đạo là mô hình mẫu của người trí thức dấn thân hiện đại. Ở ông là tính hiện đại triệt để theo mới hoàn toàn theo mới không chút do dự. Khi ở vị trí phất cờ, bao giờ người ta cũng phải nói quá lên một chút. Hoàng Đạo có cái thái quá của người lãnh đạo phong trào, và có chất hiện đại của một trí thức dấn thân, trong cách đấu tranh muôn mặt, ngòi bút đi đôi với hành động, luôn luôn muốn tự vượt mình, đó là những yếu tố đó nằm trong máu thịt, làm nên con nguời ông: Hoàng Đạo khác với những quân sư, những kẻ sĩ thời trước, trong cả cách hành sự lẫn diễn đạt tư tưởng. Người ta không biết gì về "nội tâm" của "vạn thế sư" Khổng Minh, hơn nữa Khổng Minh có thể chỉ là sản phẩm hư cấu của La Quán Trung. Người ta biết ít nhiều tâm sự của Nguyễn Trãi, qua những bài thơ nôm trác tuyệt. Nhưng thơ Nguyễn Trãi cũng như thơ Nguyễn Công Trứ là thơ của những nhà nho, làm theo quy ước nước mây của thời đại ấy, hơn là mô tả não trạng của riêng mình.
Hoàng Đạo, ngoài những bài bút chiến gay gắt, ở những phút cô đơn nhất, hướng ngòi bút về mình, về những đớn đau, thất bại, về những sa ngã của chính mình, về những rung cảm xác thịt, những khát vọng nghệ thuật trong tâm hồn mình. Có một Hoàng Đạo, con người đấu tranh, là trạng sư của những thân phận hẩm hiu trong bùn lầy nước đọng, biện hộ không lời, trong một tòa án mà tội nhân không có luật sự Có một Hoàng Đạo công tố buộc tội cả một thực trạng pháp luật bất nhân, bất công. Có một Hoàng Đạo lục sự ghi những cảnh nhục nhã của một dân tộc mất tiếng nói, mà toà án trong đó chánh án và phạm nhân đều là người Việt, nhưng đều phải nói tiếng Pháp và có thông ngôn dịch sang tiếng Việt. Và có một Hoàng Đạo, họa sĩ ngồi trong một toà án vẽ những bức biếm họa: cảnh người Việt dùng tiếng Việt trong bộ "Hoàng Việt tân luật" để xử án, mà người Việt nghe cứ ù ù cạc cạc, vẫn cần thông ngôn để "dịch" sang tiếng Việt! Thực trạng thứ ba này, gay gắt và đớn đau hơn, đánh thẳng vào cá tính dân tộc, vào mỗi cá nhân người Việt, vào thói xấu chuyên vay mượn của người một cách máy móc, mà không chịu sáng tạo thêm cho phù hợp với tâm hồn và lối sống của dân tộc mình, mà Hoàng Việt tân luật là một chứng từ.
Những Hoàng Đạo ấy, trong 41 năm ngắn ngủi của cuộc sống đã tả xung hữu đột, khi cầm bút, khi cầm súng, tranh đấu đến chết. Nhà chính trị có những mềm yếu, những lúc chán nản ê chề, muốn quyên sinh, muốn bỏ tất cả, cho sa ngã, cho bùn lầy, và có lúc trở thành nhà thơ trong Con đường sáng, trong Tiếng đàn. Tác phẩm văn học, đối với Hoàng Đạo chỉ là chỗ nghỉ chân của người "anh hùng" ngã ngựa. Tác phẩm văn học bộc lộ tâm hồn một thi nhân không có thì giờ dành cho chữ nghĩa, phản ảnh một khiá cạnh khác của con người Hoàng Đạo mà bản tuyên ngôn Mười điều tâm niệm chỉ là bề mặt của một nội tâm cô độc đớn đau.
Hoàng Đạo tên thật là Nguyễn Tường Long, sinh ngày 11/10 năm Đinh Mùi tức 16/11/1907, tại làng Hàn Giang, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Nguyên quán: làng Cẩm Phô, xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Bút hiệu khác: Tứ Ly, Tường Minh... Theo Nguyễn Văn Xuân, dòng họ Nguyễn Tường gốc ở Bình Định: Ông Nguyễn Tường Vân người Bình Định, làm Binh bộ Thượng thư, có hai con trai nhập tịch Cẩm Phô, Hội An, là Nguyễn Tường Vĩnh, phó bảng, tuần vũ Vĩnh Long và Nguyễn Tường Phổ, tiến sĩ, dạy học và nhà thợ Nguyễn Tường Phổ sinh ra Nguyễn Tường Tiếp, tri huyện Cẩm Giàng, nổi tiếng hay chữ, và là ông nội của Hoàng Đạo.
Hoàng Đạo là người con thứ tư trong một gia đình bẩy anh chị em: Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Tường Cẩm, Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo), Nguyễn Thị Thế, Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam), và Nguyễn Tường Bách. Cha là Nguyễn Tường Nhu (1881-1918), một nhà nho không thành đạt (mất ngày 23/10/ năm Mậu Ngọ), mẹ là bà Lê Thị Sâm, tần tảo buôn bán nuôi bảy người con. Khi các con đã trưởng thành, bà đi tu và mất năm 1963 tại Saigon.
Thuở nhỏ học trường huyện, tên là Nguyễn Tường Tư (chính ra là Tứ, nhưng vì trùng tên một người bạn của cha, nên đổi là Tư), sau không đủ tuổi để đi thi, gia đình khai thêm bốn tuổi đổi tên thành Nguyễn Tường Long, và đổi ngày sinh (trên giấy khai sinh) thành 3/4/1903. Sau bậc tiểu học, Tường Long bị ốm nên tự học tại nhà. Năm 1924, đậu bằng Cao đẳng tiểu học Pháp, và liền đó đỗ vào trường Luật Đông Dương tại Hà Nội. Tốt nghiệp năm 1927, ông vào làm tham tá Ngân khố Hà Nội. Tiếp tục học thêm, đậu tú tài Pháp và chuyển sang ngạch Tư pháp, làm tham tá lục sự từ năm 1929, trong các toà "Tây án" ở các tỉnh Trung, Nam, Bắc. Trong thời gian này, có lần đã được bổ tri huyện, nhưng ông từ chối.
Năm 1932, Nguyễn Tường Long đang làm việc ở Saigon, được đổi về Hà Nội, Nhất Linh mua lại tờ Phong Hoá của Phạm Hữu Ninh và ngày 22/9/1932 báo Phong Hoá tái bản với nội dung và ê-kíp mới. Năm 1933, thành lập Tự Lực Văn Đoàn, cùng năm ấy, Nguyễn Tường Long lập gia đình với cô Marie Nguyễn Bình (1913-1975), được bốn người con: ba gái, một trai.
Trên Phong Hoá, Nguyễn Tường Long lấy bút hiệu là Tứ Ly (giờ xấu nhất trong ngày), viết những bài đả kích châm biếm toàn bộ hệ thống quan lại của chính quyền thuộc địa và Triều đình Huế, bài trừ hủ tục trong xã hội VN. Năm 1936, Phong Hoá bị đóng cửa. Tờ Ngày Nay -trước đã ra kèm với Phong Hoá, trong 18 số đầu, chuyên về hình ảnh- từ số 19 trở đi chuyển sang văn nghệ. Trên Ngày Nay, trong mục "Trước vành móng ngựa," Hoàng Đạo ghi lại những tình cảnh bi hài của dân nghèo trước toà tiểu hình Hà Nội.
Năm 1939, Nhất Linh thành lập đảng Hưng Việt, sau đổi thành Đại Việt Dân Chính. Vì đảng chủ trương công khai chống Pháp và lật đổ triều đình Huế, cuối năm 1940, Hoàng Đạo, Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí bị Pháp bắt, bị đi an trí tại Vụ Bản thuộc Châu Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình (theo tiểu sử Hoàng Đạo, do gia đình soạn. Nguyễn Tường Bách trong VN những ngày lịch sử và một số tài liệu khác, chép là Sơn La), mãi đến năm 1943 mới được giải về quản thúc tại Hà Nội. Trong thời gian đó, Thạch Lam và Nguyễn Tường Bách tiếp tục quản trị tờ Ngày Nay đến cuối năm 1941, mới bị đóng cửa. Năm 1942, Nhất Linh chạy sang Quảng Châu, Thạch Lam mất tại Hà Nội. Hoàng Đạo và Nguyễn Tường Bách tiếp tục lãnh đạo phong trào. Theo lệnh của Nhất Linh từ Trung Quốc gửi về, báo Ngày Nay tục bản ngày 5/3/1945, với Hoàng Đạo, Nguyễn Tường Bách, Khái Hưng và Nguyễn Gia Trí.
19/8/1945. Việt Minh nắm chính quyền. 25/8/1945 Bảo Đại thoái vị. 2/9/1945 Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập. Trong khi ba thành phần Việt Minh, Việt Quốc và Việt Cách đang điều đình để thành lập chính phủ liên hiệp, ngày
13/1/1946, Vệ Quốc Quân tấn công bộ đội Việt Quốc tại Việt Trì.
2/3/1946 Chính phủ liên hiệp ra đời, nhưng các lực lượng quốc gia và CS chia rẽ trầm trọng. Chủ trương của chính quyền thực dân không thay đổi: Hội nghị Đà Lạt thất bại. Sự đổ vỡ và chiến cuộc xẩy ra giữa hai phe quốc gia và CS.
Cuối tháng 7 năm 1946, Hoàng Đạo, Nguyễn Tường Bách và sáu bạn đồng hành đến Hà Khẩu, lên Côn Minh rồi sang Quảng Châu. Ngày 19/12/1946, Khái Hưng bị Việt Minh bắt và bị thủ tiêu năm 1947.
Hoàng Đạo mất đột ngột ngày 22/7/1948 (16/6/ năm Mậu Tý), trên chuyến xe lửa từ Hương Cảng về Quảng Châu, thi hài ông được an táng tại thị trấn Thạch Long. Tác phẩm đã in: Trước vành móng ngựa (phóng sự, Đời Nay, Hà Nội, 1938), Mười điều tâm niệm (tiểu luận, Đời Nay, 1939), Bùn lầy nước đọng, Con đường sáng (tiểu thuyết, Đời Nay, 1940), Tiếng đàn (truyện ngắn, Đời Nay, 1941).
*
Có một cây bút viết Con đường sáng và Tiếng đàn và một cây bút khác viết Mười điều tâm niệm, nhưng không có hai Hoàng Đạo.
Hoàng Đạo là một trí thức dấn thân toàn diện cả bút lẫn súng, ông không "xuống đường," ông "lên đường." Là "quân sư" của VN Quốc Dân Đảng, Tường Long giữ thế Khổng Minh, Tường Tam bôn ba Lưu Bị. Tường Long là Nguyễn Trãi bên cạnh Lê Lợi. Nhưng Lê Lợi thành công, Tường Tam và Lưu Bị thất bại.
Nguyễn Tường Tam thất bại trên mặt trận chính trị, nhưng Nhất Linh và Tự Lực Văn Đoàn thành công trên mặt trận xã hội. Tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn đã trình bày khá toàn diện bộ mặt xã hội VN thời đầu thế kỷ, và cũng chính những tác phẩm ấy, đã góp phần cải tiến cái xã hội, từ một lề lối nho phong hủ lậu, sang cuộc sống hiện đại hơn, phù hợp với thế kỷ XX hơn:
Không thể chối cãi tác dụng của Mai trong Nửa chừng xuân, của Loan trong Đoạn tuyệt đối với người phụ nữ thời bấy giờ; bởi vì, ngay cả đối với một nữ độc giả "chưa tân tiến" lắm, chưa từng tham dự các phong trào nữ quyền -được xem như nhãn hiệu của người phụ nữ văn minh, tân tiến- thì chắc chắn hiệu lực của Đoạn tuyệt và Nửa chừng xuân vẫn mạnh hơn các hình thức đấu tranh khác, bởi tác phẩm rọi thẳng vào lòng người: Mai, Loan làm người phụ nữ phải suy nghĩ, khiến nam giới phải thay đổi thái độ, và từ đó tác phẩm trực tiếp góp phần "giải phóng" người phụ nữ ra khỏi những đàn áp của chế độ phụ quyền, vẫn còn mạnh mẽ, đặc biệt trong xã hội tạ Cách xử dụng "quyền làm người" của Mai là trực tiếp: Mai tìm cách tự lực để khỏi phải lệ thuộc vào Lộc, Mai tự do vì Mai tự lực, và chưa bao giờ một nhãn hiệu hay khẩu hiệu của một văn đoàn lại được nhà văn xử dụng một cách tài tình như thế trong tác phẩm văn học. Phong cách tự lực không riêng chỉ "giải phóng" cho Mai, cho người phụ nữ, mà nó còn là khẩu hiệu giải phóng dân tộc, giải phóng con người, cả nam lẫn nữ: và nó là tinh thần tác phẩm Nửa chừng xuân. Khái Hưng thầm nói lên cái nền móng tư tưởng nằm trong hai chữ Tự Lực, và tiếp theo Hoàng Đạo xây dựng đường đi của Văn Đoàn bằng Con đường sáng. Thái độ của Loan, có tác dụng hành động: dứt khoát cương quyết chống lại chế độ đại gia đình, chống lại cảnh khắc nghiệt mẹ chồng nàng dâu, đồng thời đưa ra một kinh nghiệm đấu tranh thực tiễn: không để cho bạo lực và ngu dốt nắm quyền, phải phản kháng một cách mãnh liệt bằng bất cứ giá nào.
Cho nên, khó có thể đồng ý với nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân, khi tổng kết hành trình lịch sử VN từ phong trào Duy Tân đến Tự Lực Văn Đoàn, ông cho rằng: Mười điều tâm niệm mà Hoàng Đạo đưa ra, cụ Phan, cụ Huỳnh... đều đã làm trước rồi. Và theo ông: "Bây giờ [tức là năm 1968] người ta tìm đọc văn phẩm của Tự lực Văn Đoàn như tìm những truyện tình không hạ cấp. Thế thôi." (Nguyễn Văn Xuân, Hoàng Đạo với Con đường sáng, tạp chí Văn, Saigon, số 107-108 tưởng niệm Hoàng Đạo, ra ngày 17/5/1968.) Cũng trong số báo ấy có đăng bài phản bác của Thế Uyên "Đọc và đặt lại vị trí Hoàng Đạo." Tại sao một nhà nghiên cứu có tiếng là đứng đắn như Nguyễn Văn Xuân lại viết những dòng "hồ đồ" như thế?
Rất có thể là bởi những dòng này nằm trong tư tưởng "bài Bắc" nói chung, sau 1954, và "bài Tự Lực" nói riêng, khá phổ biến lúc bấy giờ. Điều oái oăm là những nhà văn Bắc trong nhóm Sáng Tạo cũng góp phần đắc lực cho phong trào này. Xét kỹ hơn, cùng là chữ "bài", nhưng có hai nguyên do khác nhau: Sự bài Tự Lực của Sáng Tạo mang tính cách văn học: nhóm Sáng Tạo muốn "chôn" đàn anh để đổi mới. Sự tẩy chay Tự Lực ở Nguyễn Văn Xuân mang tính cách tranh chấp Bắc Nam, phản ứng chống lại sự "ngự trị" gần như độc quyền và đôi khi trịch thượng của các nhà văn Bắc di cư trên văn đàn miền Nam, sau 1954. Nguyễn Văn Xuân muốn đả phá toàn bộ những bất công trong việc đề cao nền báo chí và các tác gia miền Bắc mà bỏ rơi nền báo chí Nam Kỳ, xuất hiện sớm hơn và hoạt động mạnh mẽ hơn, cùng việc coi nhẹ các tác gia miền Nam. Những sai lầm này -xuất phát từ các nhà nghiên cứu Bắc, từ Dương Quảng Hàm đến Vũ Ngọc Phan, trong văn học sử và trong phê bình văn học- đã chỉ đạo cho một nền giáo dục "Bắc khuynh" trong nhà trường miền Nam lúc bấy giờ. Đặt trong bối cảnh ấy, ta hiểu rõ hơn những lời nặng nề và bất công mà Nguyễn Văn Xuân dành cho Tự Lực Văn Đoàn nói chung và Hoàng Đạo nói riêng.
Riêng Hoàng Đạo còn chịu một bất công thứ nhì, phát xuất từ Vũ Ngọc Phan, vì những đánh giá sai lạc của ông về Hoàng Đạo; rồi những người đi sau, như Nguyễn Văn Xuân (trong Nam), Văn Tâm (ngoài Bắc)... tiếp tục dựa vào, giữ nguyên (Văn Tâm) hoặc cực đoan thêm (Nguyễn Văn Xuân), mà không chịu nhìn xa hơn.
Bài viết này muốn tìm hiểu một số khiá cạnh của Hoàng Đạo, đã bị đánh giá bất công trong hai tác phẩm Con đường mới và Tiếng đàn. Nhận định của Vũ ngọc Phan đã dẫn đầu cho một định hướng phê phán đầy thiên kiến, như những lời sau đây của Nguyễn Văn Xuân: "...tập truyện ngắn ấy [tức là Tiếng đàn] ngay thời sinh thời của tác giả, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan không nhắc đến tiếng nào trong tập Nhà văn hiện đại trong khi ông không quên quyển sách hồng "tuyệt tác", quyển Ông Đồ Bể của Khái Hưng." Nguyễn Văn Xuân viết tiếp:
"Vậy mà cây bút ôn hoà ấy [Vũ Ngọc Phan] đối với nhân vật nổi tiếng thời ấy là Hoàng Đạo, với quyển truyện xem như cụ thể hoá chủ trương của lý thuyết gia Tự Lực Văn Đoàn [Con đường sáng], lại gần như là một phủ nhận." (Nguyễn Văn Xuân, Hoàng Đạo với Con đường sáng, báo Văn, số đã dẫn). Nguyễn Văn Xuân tự hỏi tại sao ông có đủ "can đảm" để đọc hết cuốn Con đường sáng, và các lập luận ông đưa ra đại khái chỉ để chứng minh rằng Vũ Ngọc Phan đã chê rồi thì chỉ có vứt đi, còn cuốn Tiếng đàn, Vũ Ngọc Phan không thèm nói đến thì khỏi cần bàn. Kiểu phê bình thành kiến, xây dựng trên thành kiến một người khác, thật là ghê gớm. Ấy là ở trong Nam. Ở ngoài Bắc, trong bài viết về Hoàng Đạo in trên cuốn Từ Điển Văn Học vừa mới xuất bản, cũng lại thấy Văn Tâm kín đáo dựng lại gần như nguyên vẹn một số nhận định của Vũ Ngọc Phan. Việc Vũ Ngọc Phan không nhắc gì đến Tiếng đàn, hoặc ông khen Trước vành móng ngựa, và chê Con đường sáng (mà ông Vũ cũng chê nhẹ thôi, rằng, theo ông có ba lý do làm cho cuốn sách đó dở: "ngôn ngữ và hành động của hai vai chính trong truyện khí tài hoa quá," "tác giả lại rất thiên về tả cảnh," "Duy là người luôn luôn quay về ký vãng"). Thì đó là ý riêng của nhà phê bình họ Vũ, chúng ta chẳng phải bàn. Trách là trách những người đi sau, ít ai có sáng kiến khác Vũ Ngọc Phan, mà cứ rập khuôn lấy lại ý của ông để khai thác, cái ấy mới là lạ. Nguyễn Văn Xuân viết ba bài, bài đầu phản ảnh những nét thâm thúy của Nguyễn Văn Xuân: ông có công nghiên cứu đến tên ông nội và cụ nội của Hoàng Đạo, với những khám phá lý thú về thi tài của hai vị tiền bối, để chứng minh rằng dòng họ này thật sự là dòng "nòi". Hai bài sau ông kịch liệt phê phán hoạt động và thành quả của Hoàng Đạo và Tự Lực Văn Đoàn. Thái độ mâu thuẫn ấy của Nguyễn Văn Xuân, như trên chúng tôi đã phân tích, chỉ có thể giải thích bằng mối chia rẽ Bắc Nam, phức tạp và phi lý, trong đời sống văn học miền Nam trước 75. Sự chia rẽ này lại càng sâu sắc, âm ỷ và mãnh liệt hơn, sau ngày "giải phóng," đến độ hai bên rất ít muốn đọc nhau, trừ một vài nhà nghiên cứu hoặc một số độc giả có lòng. Vết thương văn học, bắt nguồn từ lịch sử ấy, đã kéo dài hơn 30 năm, có lẽ đã đến lúc nên tìm cách phân tích, tìm hiểu và hoá giải, nếu chúng ta thật sự muốn tìm một lối thoát.
Hoàng Đạo: âm thanh và hồi ức
Nếu không có tập Tiếng đàn thì chắc ta không thể biết được trong con người chính trị cứng rắn, đã có những giây phút "...toàn thân Xuân khi ấy chỉ còn là thính giác, rung động theo tiếng đàn giọng ngâm [...]chàng cảm như nghe thấy cung đàn đã từ thủa nào, ở một tiền kiếp xa xăm. Chàng vẫn biết không có cảm giác nào in sâu vào trí nhớ hơn là thính giác [...]Xuân rùng mình nhắm mắt lại. Trong hai dãy cây đen im lặng soi bóng xuống gương sông, chàng thoáng nhìn thấy nhấp nhô những hình kỳ dị trên một toà thành cổ" (trích truyện ngắn Tiếng đàn).
Những dòng trên, hiện thân của một tâm hồn nghệ sĩ, giầu tưởng tượng, yêu nhạc đến độ say mê, cảm xúc có thể tan tác trong xác thịt, tạo nên một ảo tưởng bất thường: Hoàng Đạo. Rất lạ là con người chủ trương "theo mới hoàn toàn theo mới" ấy lại khác hẳn với các nhà cách tân khác, ông không ca tụng tiếng dương cầm, vĩ cầm... tuyệt nhiên không thấy trong ông những tiếng đó, mà những tiếng xưa, tiếng cổ kính, tiếng dân tộc: "hết điệu Nam bằng đến Nam ai. Tiếng độc huyền càng réo rắt" (Tiếng đàn), rồi tiếng đàn chuyển sang tiếng đói rét, tiếng ho khan, tiếng lầm than, tiếng hát xẩm của vợ chồng chị Tạc: "gió mỗi lúc một rét, tiếng đàn tiếng hát mỗi lúc một nhanh: và những buổi mưa phùn lạnh lẽo thì điệu Nam ai gần hoá ra điệu Bình bán" (Một gia đình). Âm thanh luôn giữ vai chủ động trong sáng tác của Hoàng Đạo: âm thanh có thể vỡ ra trong trạng thái linh cảm phân thân mạnh mẽ đến triệt để trong tiếng rung động da thịt: "Quỳnh Dao thấy mình chỉ còn là cảm giác, rung động như cây đàn căng thẳng dưới ngón tay của nhạc sĩ" (Quỳnh Dao). Âm thanh có thể là tiếng sữa thơm ngọt trong giấc mơ của đứa bé lạc loài đêm ba mươi, thiếp đi trong tiếng thèm, dưới ánh sáng ấm cúng toả ra từ những biệt thự sang trọng có những đoá hải đường, những cốc thủy tiên tươi thắm. Âm thanh pha trộn tiếng chửi rủa của người bếp "Bước ngay!" với tiếng pháo giao thừa và tiếng những "số phận của đám bọt ánh sáng lênh đênh trôi trong biển trời đen thẳm" (Tiếng pháo xuân).
Hoàng Đạo có trong Xuân, trong chị Tạc, trong Quỳnh Dao, trong Minh đứa bé lạc loài, như thể hoạ sĩ với người mẫu là một, như thể nghệ nhân với thính giả là một, như thể nhân vật với tác giả là một: Họ cùng gặp nhau trên cung bậc âm thanh, cùng có những dằn vặt khổ đau nội tại. Âm thanh và nội tại hoà nên "tiếng" của họ. Nghệ thuật Hoàng Đạo dựa trên tiếng ấy: ngũ quan cô đọng trong thính giác, rồi từ thính giác truyền đi các giác quan khác, trên đường đi chúng nhập vào nỗi khổ đau, bất hạnh (như tiếng chị Tạc), hay niềm hạnh phúc (như tiếng tiên) trên vườn địa đàng; tiếng mơ, tiếng đói, hoà tiếng xua đuổi, tiếng đe dọa, trong tiếng pháo xuân: âm thanh hoàn tất một chu kỳ trước khi tắt đi để âm vang của nó được sống lại trong ký ức của người nghe một lần nữa, và cứ thế, như thế... hồi sinh một lần, hai lần... bao lần trong ký ức: Âm thanh tái tạo hồi ức trong lòng người viết và người đọc.
Hoàng Đạo là nhà văn sử dụng sự hồi ức nhiều nhất trong ba anh em. Mà hồi ức là gì? Là cái mà Kierkegaard gọi là "ressouvenir" và ông bảo mình đã sống suốt đời trong đó. Hồi ức cũng là thủ pháp xây dựng tiểu thuyết của Alain Robbe-Grillet. Tóm lại hồi ức là kỹ thuật của nhiều nhà văn, mọi nơi mọi thời, cho nên, nếu ta thấy Hoàng Đạo sử dụng hồi ức, cũng đừng nên trách ông: cứ trở về dĩ vãng mãi thì làm sao mà tiến đến tương lai (con đường sáng) được! Nếu hồi ức là yếu tố quan trọng thứ nhì, thì nhục cảm là yếu tố thứ ba trong tiểu thuyết Hoàng Đạo. Cả ba anh em Nguyễn Tường đều có độ nhạy cảm khác thường: Nhất Linh và Thạch Lam nghiêng về khứu giác, Hoàng Đạo nghiêng về thính giác, nhưng họ có chung một nồng độ mẫn cảm nhục tính.
"Chàng thẫn thờ ngắm mái tóc quấn lỏng buông xõa xuống một bên cổ, màu đen nhánh nổi bật lên màu da trắng, hàng lông mi dài và cong chớp trên đôi mắt huyền giương to như thu cả thanh sắc vũ trụ vào trong, những nét tà áo rung chuyển theo hình cong mềm của chiếc quần lụa ngà, và hai gót chân ửng màu hồng non như đương e thẹn trong đôi giày nhung" (Con đường sáng, trang 90). Trong tình yêu, Thạch Lam précoce, yêu sớm hơn hai anh, nhưng trong cách tả người con gái, Hoàng Đạo bạo hơn cả: "những nét tà áo rung chuyển theo hình cong mềm của chiếc quần lụa ngà", thật quyến rũ, uyển chuyển, thật "sexy", và đẹp, ít có hình ảnh nào vừa tinh khiết vừa "tội lỗi" như vậy, đặc biệt trong mắt người đẹp, còn cả một vũ trụ, như thể nàng mang cái "chí" của "người hùng" bên trong.
Thời ấy, người ta ít dám đụng đến "da thịt", vậy mà ống kính của Hoàng Đạo, khi chiếu vào người con gái, xoáy ngay phần nhạy cảm nhất: "Thơ đắm đuối nhìn đôi mắt đen của Duy, nàng thấy rung động từng thớ thịt" (Con đường sáng, trang 93). Cả đến không khí tiên cảnh cũng đượm mùi da thịt: "Không khí nàng cảm thấy êm như da thịt" (Quỳnh Dao). Đặc biệt trong Quỳnh Dao, thủ phạm làm thay đổi nhân sinh quan của cô tiên Quỳnh Dao là nụ hôn. Nàng tiên Quỳnh Dao tình cờ được chứng kiến một cảnh trần: "Nàng vừa bước xuống một ngọn suối nhỏ chãy róc rách trong rừng, vốc nước, giơ tay lên nhìn những giọt nước trong vắt rỏ xuống khe đá, bỗng thoáng thấy bên bờ suối hai người ngồi sát cạnh nhau," và "Người con gái đặt đầu lên vai tình nhân, âu yếm ngước mắt lên nhìn, Quỳnh Dao không bao giờ quên cái nhìn đắm đuối ấy. Nàng cảm thấy trong đôi mắt mơ màng kia một thứ say sưa huyền bí, và đến khi người con trai ghé xuống hôn môi người yêu, Quỳnh Dao thấy rung động một cảm giác chưa từng biết."
Có lẽ lần đầu tiên trong văn chương VN xuất hiện một nụ hôn hàm thụ. Nụ hôn được nhìn trộm ấy đi vào tiềm thức Quỳnh Dao, cảm giác ngất ngây trở đi trở lại như một ảo ảnh tái sinh bất tận... Chính nụ hôn "hàm thụ" ấy đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời của cô tiên vô tư trên cung quảng: nàng quyết định xuống trần để thực hiện những cảm giác đã sống trong hồi ức. Nhà văn trình bày ở đây một cảm giác nhục thể không sống trực tiếp qua cọ xát xác thịt, mà bắt nguồn từ hồi ức, và đó cũng là phong cách Hoàng Đạo: gián tiếp, phản ứng dây chuyền.
Nhục thể trong truyện "Sắc không" lộ ra dưới khung cảnh khác thường: một sư ông bắt gặp đôi trai gái lên chùa "ăn oản," "sư ông cuồng lên như con thú dữ," nhưng rồi chính vị tu hành khả kính cũng âm thầm cởi trả áo Phật để trở về với cuộc đời "nghiệp chướng": Sự đòi hỏi của thân xác trong môi trường nhà Phật vẫn là một cấm kỵ. Nói đến sẽ phạm tội bổ báng. Sắc không hai lần vượt cấm, đề ra một trong những vấn đề bức thiết của con người.
Quỳnh Dao -bỏ thiên thai xuống trần tìm tình yêu, nhưng tình yêu trần thế nhuốm màu lừa lọc, nàng lại bay về trời- nàng là hiện thân con người Hoàng Đạo, đã bỏ cõi thơ cõi nhạc để phục vụ con người, nhưng cõi người có nhiều "vấn nạn," cho nên người nghệ sĩ ấy "chiều chiều thấy rung động trong lòng một nỗi nhớ tiếc không bờ bến."
Những truyện hay trong tập Tiếng đàn, thường rất chấm phá: vài nét sơ, nhã và đậm, về một gia đình, một thân phận, như những nốt nhạc, dội lại nhờ điệp khúc, và vang âm; khiến những xúc cảm sâu sắc mà người đọc tiếp nhận được luôn luôn trở lại, và mỗi lần trở lại, càng đậm đà hơn, càng cay đắng hơn... Tiếng hôn trần thế vọng lên thiên thai; tiếng nước vỡ đê quấn theo tiếng người chìm trong dòng lũ; tiếng hát, tiếng đàn của đôi vợ chồng xẩm, tiếng ho khan của chị Tạc, tiếng run cầm cập của thằng cu, tiếng rút dây áo quan... tất cả đều có âm vang láy lại trong đầu, như những đoản khúc của bản đàn đời nhiều nốt vỡ.
Con đường sáng: giờ hoàng đạo
Chúng ta có cái may là trong nửa đầu thế kỷ XX, hình ảnh xã hội miền Nam được trình bày khá cặn kẽ trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, xã hội miền Bắc trong tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn, đời sống thôn quê miền Bắc trong các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nam Cao, Tô Hoài... đời sống ăn chơi trụy lạc, trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng... Cho nên một nhà làm phim tài ba có thể xây dựng lại toàn bộ xã hội VN, ít nhất trong nửa đầu thế kỷ XX, qua tiểu thuyết. Con đường sáng nằm trong bối cảnh xã hội miền Bắc, dưới cái nhìn Tự Lực Văn Đoàn, trong lập trường đấu tranh xã hội của Hoàng Đạo: tức là dùng tiểu thuyết luận đề để cải cách xã hội và thay đổi con người. Với một chủ đề rõ ràng như thế, tác phẩm rất dễ rơi vào vòng luân lý giáo khoa thự Nhưng Hoàng Đạo đã thoát ra được và ông đã hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật.
Không có gì cho phép chúng ta nghĩ đến sự trùng hợp giữa hai con người: Khương Duy (nhân vật chính trong Con đường sáng) và Hoàng Đạo. Đây là những nét Nguyễn Tường Bách mô tả người anh: "...anh đã hợp tác chặt chẽ với anh Tam để tổ chức hoạt động bí mật chống Pháp và có thể nói anh là một nhân vật trọng yếu nhất sau anh Tam. Trông anh hiền lành như thế nhưng anh lại trấn tĩnh khác thường trong những lúc gian nguỵ Tôi không hiểu cái gì đã rèn đúc nên ý chí cương nghị đó. Ngày anh bị bắt năm 1940, trước mọi thẩm vấn và tra vấn của Pháp, anh vẫn vững như đá, không chịu khai một lời. Những năm ở Sơn La, anh cũng không hề sờn mỏi ý chí, làm gương mẫu cho anh em và làm địch phải e sợ", "Có thể nói anh là người sống quy củ nhất, không uống rượu, không hút thuốc cũng không thích đánh bài, không lãng mạn như các anh em khác hay như các nhà văn nhà báo khác" (Nguyễn Tường Bách, VN những ngày lịch sử, nhóm Nghiên cứu sử địa xuất bản, Montréal, 1981).
Đúng là Hoàng Đạo và Khương Duy bề ngoài chẳng có gì giống nhau: Duy là một thanh niên trí thức, chủ đồn điền, tự kiêu "rằng mình hơn người, vì đã ngẫm nghĩ đến cỗi rễ của cuộc đời" (63), tìm cách thoát ra khỏi môi trường ăn chơi trụy lạc. Nhưng nếu xét kỹ hơn, Con đưòng sáng vẫn là một cuốn tự truyện: Khương Duy chính là Hoàng Đạo trên đường tìm cách thoát ly khỏi hoàn cảnh ông "Tham Long", trí thức tiểu tư sản của mình; đồng thời thoát khỏi thế giới trưởng giả của gia đình vợ ("bác Long và gia đình của cái thế giới cửa cao đóng kín chó bẹc-giê sủa vang xe hơi bóng lộn người làm khinh khỉnh," trích Thế Uyên, Hoàng Đạo hay sự trở về quê cũ, Văn số đã dẫn). Mặc dầu bà Hoàng Đạo có giúp đỡ những thân hữu Quốc Dân Đảng (xem Nguyễn Tường Bách và Hồ Hữu Tường), nhưng hố cách biệt giữa hai giai tầng dường như không thể lấp được:
thế giới khốn khổ của người dân quê và thế giới long đong ngục tù của người cách mạng khó có thể đi đôi với khung cảnh chó bẹc giê kín cổng cao tường. Truyện ngắn Tiếng pháo xuân (tập Tiếng đàn) gợi lại sự cách biệt ấy trong tiềm thức của nhà văn. Hai "cục diện" trưởng giả và trí thức tiểu tư sản âm thầm đè nặng lên con người Hoàng Đạo, hệt như xã hội trụy lạc nghiền nát Duỵ Có thể chính Hoàng Đạo cũng đã có lúc chán nản muôn quyên sinh như Duỵ Sự bất lực của một Nguyễn Tường Long, luật gia trước vành móng ngựa, trước những khốn cùng của dân quê trong cảnh bùn lầy nước đọng cũng là sự bất lực của Duy trước những người dân quê "dốt đặc" không thể "cải tiến" được, không những thế, họ còn cho chàng là "điên." Nỗi bất lực này, chúng ta có thể tìm thấy trong truyện ngắn Dưới làn sóng (tập Tiếng đàn), dữ dội hơn, dưới bối cảnh con người chiến đấu vô vọng với thiên nhiên: "Trong khoảng trời mù mịt, hiện ra một bó đuốc gieo ánh sáng đỏ thê thảm ra xung quanh rồi biến đi, khiến đêm tối lại càng thêm tối." Dưới áp lực của gió bão, con người "nhỏ nhặt và yếu hèn như giống kiến, giống trùng, không thể cản trở hay kháng cự lại được" (Dưới làn sóng).
Mặc cảm vô vọng này cũng rất rõ trong Dũng của Nhất Linh. Đó là mặc cảm bất lực của tầng lớp thanh niên trí thức Tây học, xuất thân trong các gia đình dòng giõi, con quan như Khái Hưng, cháu quan như Nhất Linh, Hoàng Đạo... nhìn thấy những trụy lạc trong chính cái xã hội trưởng giả và trí thức của mình. Bộ mặt phấn son lòe loẹt của các cô gái nhẩy, bên những bàn đèn ẩm ướt trong Con đường sáng, chính là chân dung những ông Tuần, bà Án, trong gia đình, hình ảnh những nhà văn, nhà báo, trong giới trí thức nghệ sĩ mà Hoàng Đạo, Nhất Linh, Khái Hưng... hàng ngày va chạm. Duy tranh đấu để thoát ra khỏi sự vong thân, trác táng như họ. Cái mặc cảm và sự bất lực của Duy biến thành nỗi hoài nghi không ngừng: hoài nghi chính mình và hoài nghi tất cả những người chung quanh. Duy luôn luôn tự tra vấn về ý nghiã cuộc đời, về thành công và thất bại.
Cuộc đời Khương Duy trong Con đường sáng chia làm nhiều khúc quanh, bên nhiều cột mốc:
1. Sau những đêm trác táng: âm thanh, ánh sáng và hồi ức, cho chàng thấy bên ngoài cõi tối tăm của tiệm nhãy, bàn đèn, còn có thiên nhiên: "ánh sáng, lúa chín, gió lạnh và thơm"; với "những bông thóc dáng cong cong" trong gió; với "những ngọn lá màu vàng trong như hổ phách" (trang 31). Ánh sáng và âm thanh của đồng lúa, dẫn Duy trở về những ngày còn bé, nhắc chàng nghĩ đến Thợ
2. Thơ hiện ra trong nắng, trong lúa, như một Quỳnh Dao giữa đời. Thơ đánh thức trong Duy những âm thanh, mà chàng tưởng đã đánh mất trong những đêm trụy lạc: "Duy lặng yên nghe tiếng nói của Thơ vang lên, trong như tiếng suối dưới chân đồi."
Thơ cũng sống bằng hồi ức như chàng: "Thơ ngừng nghĩ để sống lại một cảm giác êm dịu và mãnh liệt. Ánh nắng hôm nay như nhuộm màu rực rỡ của ánh nắng hôm qua, lúc nô giỡn trong mái tóc rối loạn của Duy" (trang 49)
3. Hồi ức kéo Duy về dĩ vãng, trốn vào tuổi nhỏ, như một lối thoát, rồi hồi ức dẫn chàng so sánh với cuộc sống hôm nay: "Cả một cánh đồng im lặng dưới bóng trăng; những bông lúa nặng sương ở gần lóng lánh một thứ ánh sáng lạnh, ngoài xa, sương mù màu trắng đục êm toả mãi đến tận chân trời: từng chỗ trên biển sương, nổi lềnh bềnh màu lam nhạt của những giải rừng xạ Duy thấy trong lòng không lo nghĩ, êm nhẹ như cảnh sắc chung quanh, và khi tiếng đập lúa ở nhà Thơ vang lên trong thanh vắng, chàng nghe tiếng gọi của một nỗi vui mới hé nở trong lòng" (65). Trước cảnh đẹp và những âm thanh tuyệt vời vừa sống lại trong tiếng hát hò và đập lúa, Duy muốn cởi áo nhập vào đám lực điền.
4. Nhưng hồi ức ấy còn có khả năng phản bội: "định cúi xuống hôn Thơ thì lại nhớ đến những cặp môi của các cô gái làng chơi đã để lại cho chàng cái dư vị chua chát" (trang 52). Chính cái hồi ức phản bội ấy đã lẫn lộn "môi Thơ lẫn với nụ cười đĩ thõa của Nga" (53).
5. Trong cảnh huyền ảo của thiên nhiên, Duy khám phá ra đời sống lầm than của những tá điền, của những đứa bé "mặt mũi nhăn nheo như ông cụ già" con bác Tẹo và tấm lòng từ thiện của Thợ
6. So sánh sự huy hoàng của cảnh sắc với sự khổ đau của con người, so sánh sự đớn đau của đói khát với đau đớn trong nội tâm Duy: "Duy để tư tưởng đi sâu vào nỗi ngạc nhiên đau đớn của chàng trước sự trái ngược của đời cực khổ bên trong và cảnh rực rỡ bên ngoài. Duy nhớ lại và so sánh với đời chàng trước đây, một đời mà mọi người đều trông thấy vẻ lộng lẫy hào nhoáng nhưng chỉ có Duy đã âm thầm nhìn rõ sự thực điêu đứng. Nỗi đau khổ không căn cứ xưa kia của chàng, Duy cảm thấy thấm thía hơn, khó thoát khỏi hơn là sự cực khổ về vật chất của gia đình người tá điền." (trang 78-79)
7. Tìm thấy con đường: "Chỉ có chính mình mới cứu vớt được lấy mình. Chính mình phải cặm cụi tìm tòi cách thoát ly thì mới có thể đến được sự thoát lỵ"(109). Chàng khám phá ra một thứ ánh sáng khác: "ánh sáng ở trong lòng chiếu ra làm tâm hồn chàng rung động một nỗi vui náo nức. Thứ ánh sáng ấy, Duy nhận ra là tình yêu"(113)
8. Thất vọng và cô đơn: "Sao họ ngu đến thế được!" (132), "sự ngu độn dầy đặc quá" (146) "Họ vâng dạ cho xong chuyện, như để lấy lòng chàng, rồi đâu lại hoàn đấy" (trang 146), "đối với họ, Duy có lẽ điên" (trang 146). Duy nhận thấy: "Người, vật, cây cỏ quanh mình đều như sống theo một điệu riêng, không ăn nhập gì đến điệu sống cô độc của chàng" (135), "Duy chỉ là một con ruồi mắc trong mạng nhện, vùng vẫy mãi không sao thoát ra được" (146). Ngay cả đối với Thơ, Duy cũng cảm thấy: "dẫu yêu nhau đến bực nào chăng nữa, chàng và Thơ vẫn là hai người cách biệt nhau" (trang 142)
9. Trở lại đời trụy lạc: chìm trong thế giới của những "bộ mặt chết trôi."
10. Lựa chọn sau cùng: Duy quay về với dân quê, chàng tìm thấy cứu cánh trong sách vở. Một hôm tình cờ vào thư viện "chàng bỗng thấy sự nhẫn nại vô cùng của sách. Sách để đây, từ bao giờ, mười năm, hai mươi năm rồi, nhưng không khi nào tỏ ra ý vội vàng, tức bực. [...] Mười năm sau; có người giở đến, sẽ lại vang lên giọng thơ của Lý Bạch hay của Verlaine, sống lại những tư tưởng của Marc Aurèle hay của Mạc Tử" (trang 175). Truyện Con đường sáng có cấu trúc gần như tầm thường của một truyện kể cổ điển, nhưng tác phẩm bật ra hai góc cạnh bất ngờ: Yếu tố đầu tiên "cứu" Duy là thiên nhiên, là những bông lúa dưới nắng. Những bông lúa cong và những lá lúa trong như màu hổ phách đã cứu chàng trong chặng đầu của nhận thức. Yếu tố sau cùng giúp chàng thoát ly khỏi tình trạng tha hoá (không phải là dân quê như nhiều người lầm tưởng) mà là chữ nghiã, sách vở, là nghệ thuật. Vì vậy Con đường sáng thoát ra khỏi sự xoàng xĩnh chân chất của một cuốn tiểu thuyết lý tưởng, nhờ những yếu tố bất ngờ này: Duy không hề hy sinh cho một lý tưởng đã sắp đặt sẵn, Duy chỉ là người đi tìm lẽ sống. Và Con đường sáng phản ánh hệ tư tưởng của Khương Duy-Hoàng Đạo: Đường đi của nhà văn tất yếu phải qua hai điểm mấu chốt: thiên nhiên mở cửa cho anh vào đời và nghệ thuật là cứu cánh.
Thiên nhiên là yếu tố quan trọng không riêng gì đối với Hoàng Đạo mà đối với cả một thế hệ thi văn lãng mạn. Thiên nhiên: trăng, sao, sương, mây,... luôn luôn là những yếu tố quyến rũ như một người tình: "Cả một cánh đồng im lặng dưới bóng trăng, những bông lúa nặng sương ở gần lóng lánh một thứ ánh sáng lạnh, ngoài xa, sương mù màu trắng đục..." (trang 64). Và mỗi nhà văn có một cách tiếp cận thiên nhiên riêng biệt. Ngay trong gia đình Nguyễn Tường: thiên nhiên của Hoàng Đạo là một vũ trụ khác với thiên nhiên của Nhất Linh và Thạch Lam. Chúng ta thử so sánh vài đoạn văn tiêu biểu của họ, để thấy rõ sự khác biệt này.
Nhất Linh viết:
"Dũng vòng hai tay ra phía sau làm gối ngửa mặt lên. Ánh nắng trên lá thông loé ra thành những ngôi sao; tiếng thông reo như tiếng vọng ra, đều đều không ngớt; Dũng có cảm tưởng rằng cái tiếng ấy đã có từ đời kiếp nào rồi nhưng đến nay còn vương lại âm thầm trên lá thông.
Không nghe tiếng Loan và Thảo nói chuyện nữa, Dũng nghiêng mặt quay về phiá hai người. Chàng thấp thoáng thấy hai con mắt đen của Loan. Thấy Dũng bắt gặp mình đương nhìn trộm, Loan vội nhắm mắt lại làm như ngủ; song biết là Dũng đã trông thấy rồi, nàng lại vội mở mắt ra, rồi qua những ngọn lá cỏ rung động trước gió, hai người yên lặng nhìn nhau" (Đôi bạn, trang 209- 210). Một đoạn khác, vẫn trong Đôi bạn: "Nền trời lúc đó, Dũng thấy như một tấm lụa trong; một con bướm trắng ở vườn sau bay vụt lên cao rồi lẫn vào màu trời. Dũng tự nhiên nghĩ đến một bãi cỏ rộng trên đó có Loan và chàng, hai người cùng đi ngược chiều gió..." (trang 45). Đối với Nhất Linh thiên nhiên chỉ là cái cớ để ông diễn đạt nội tâm con người. Lần nào cũng thế, sau khi lướt qua vài nét "phông" thiên nhiên, là ông vội xen ngay vào đó tâm trạng của nhân vật. Mục đích Nhất Linh là nội soi nhân vật, rồi chiếu nó lên nền thiên nhiên. Ông hướng về hạnh phúc riêng tư của con người. Sự thoát ly của Nhất Linh là thoát ly để đi tìm "bướm trắng".
Một đoạn văn của Thạch Lam:
"...tôi thong thả theo con sông Cống, chạy khuất khúc len giữa các đồi. Một cái cầu gỗ mong manh bắc qua sông. Hai rặng thông từ trên đỉnh đồi chạy xuôi xuống tận gần bờ, giữa luồng gió thoảng và cái tiếng rì rào như nhớ nhung của lá thông trái gió nhắc tôi nghĩ đến những cảnh rộng rãi bao la.
Buổi chiều rất êm ả. Về phiá tây mây trời rực rỡ những màu sáng lạn và ánh nắng chiều loáng một khúc sông, trông như một giải vàng nổi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa, tôi ngửng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh động của đàn chim lặn hẳn với chân mây" (Nắng trong vườn, trang
8). Thạch Lam là một nghệ sĩ thuần tuý, ông dùng thiên nhiên để vẽ tranh và làm nhạc. Thạch Lam không xử dụng thiên nhiên cho một mục đích nào khác nghệ thuật. Vũ trụ Thạch Lam có nét bao la, nhưng không bao la như vũ trụ Hoàng Đạo.
Một đoạn văn của Hoàng Đạo:
"Lúc ấy, con ngựa phi lên sườn đồi. Con đường nhỏ quanh co, Duy trông như dải lụa dài màu vàng nhạt bỏ rơi trong màu cỏ lục. Ở xa, chỗ cuối đường, một người đàn bà nhà quê đầu trần, gánh nặng, in hình màu nâu cũ lên sườn đồi. Xa hơn nữa, dẫy núi Tam Đảo phơi màu lam thẫm dưới trời xanh nhạt, một dải mây trắng nhẹ nhàng vắt ngang, Duy trông thoáng như hình một người con gái khổng lồ nằm nghiêng, chiếc khăn san trắng theo gió tung lên trời. Trong cảnh vật không có một tiếng người, một chuyển động, ngoài điệu đi nhịp nhàng của người đàn bà và tiếng gió từng dịp rung chuyển chòm lao xao. Bấy nhiêu thanh sắc, bấy nhiêu âm vận, Duy cảm thấy hoà hợp với nhau như một khúc nhạc thầm kín" (123) Trước đó, chúng ta đã thấy: "Hình người ấy in lên nền xanh non của cây cỏ, cứng cáp mạnh mẽ trong quần áo chẽn màu vàng xẫm" (103).
"Người ấy" như một tráng sĩ thời xưa, một Phạm Thái mang tâm sự lớn lao của đất nước: Tam Đảo của "người ấy" hùng vĩ như Bắc Sơn của Văn Cao, bát ngát như Cửu Long của Phạm Duỵ Nhưng khác với những nghệ sĩ khác, giữa cảnh núi non hùng vĩ ấy, "người ấy" in hình "người đàn bà nhà quê đầu trần, gánh nặng," in hình "màu nâu cũ lên sườn đồi." Cũng như trong "cảnh trí diễm ảo" ấy, ở một đoạn khác, hình ảnh người tá điền nhem nhuốc với "rá cơm hẩm, lũ con xanh như tàu lá"... hiện lên như những vết thương vũ trụ. Tất cả những thứ đó, có phải do nhà văn cố tình xắp xếp không? Không. Tự nhiên trong tiềm thức tuôn ra: như thể Nhất Linh viết đến đấy thì tự nhiên ngòi bút của ông rẽ sang ngõ ngách tâm tình của Loan và Dũng; Thạch Lam viết đến đấy thì văn ông chạy thẳng vào màu sắc vào cây cọ của họa sĩ; Hoàng Đạo viết đến đấy thì văn ông rẽ sang nẻo khác, vào số phận con người: người đồng loại. Nhất loạt truyện ngắn, truyện dài của Hoàng Đạo đều có hướng kết hợp nghệ thuật và nhân văn như thế. Nhất Linh hướng nội, Hoàng Đạo hướng ngoại.
Nhất Linh muốn tìm hạnh phúc cho bản thân con người, Hoàng Đạo muốn tìm hạnh phúc cho người đồng loại. Theo lối xưa, ta có thể bảo rằng văn Hoàng Đạo nói lên cái "chí" của Hoàng Đạo: chí muốn đưa dân tộc ra khỏi cảnh lầm than; văn Hoàng Đạo có "khẩu khí" của một lãnh tụ. Cũng như thơ Nguyễn Công Trứ "Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc" nói lên cái "khí" "dọc ngang ngang dọc" của người anh hùng. Nhưng nếu nói theo ngôn ngữ ngày nay, ta sẽ bảo: trong vô thức của Hoàng Đạo đã tiềm ẩn một hoài vọng lớn lao: ông nhìn thấy nỗi khổ đau của dân tộc và muốn đưa dân tộc đến con đường thật sự sáng, từ giờ tứ ly đến giờ hoàng đạo.
Hoàng Đạo sống không lâu (41 năm), con người ông là toàn bộ cuộc đời gần hai mươi năm tranh đấu, gồm sinh hoạt cách mạng và sinh hoạt báo chí tản mạn, đến nay phần lớn vẫn chưa được sưu tầm và in lại. Đi từ Tứ Ly -giờ xấu nhất- đến Hoàng Đạo -giờ tốt nhất- trong ngày, sự nghiệp văn học của Tứ Ly-Hoàng Đạo gồm toàn bộ những bài báo, tả xung hữu đột, đánh vào hệ thống quan trường dưới thời Pháp thuộc, đòi hỏi tự do tư tưởng, chỉ trích những tệ đoan xã hội, những tập tục lỗi thời, những hủ lậu của nho giáo cuối mùa, đẩy lùi dốt nát, bất công trong thế giới bùn lầy nước đọng, nhắc đến cái nhục của người dân mất nước... Những điều ông viết là viết cho tức khắc, về những chuyện đang xẩy ra trước mắt, phải giải quyết ngay ngày hôm nay. Ông không nghĩ đến tác phẩm để đời. Ông cũng không có thì giờ nghĩ đến cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ, khi đất nước và dân tộc ông đang cần những bài xã luận nảy lửa: Khi học sinh, sinh viên cần một cẩm nang, cần một "thánh kinh" với những khẩu hiệu, ông viết Mười điều tâm niệm. Khi dân chúng nghèo đói, thất học, là nạn nhân của những phiên toà không có luật sư biện hộ, ông phanh phui những cảnh khôi hài bi đát Trước vành móng ngựa. Khi toàn thể dân quê sống trong cảnh tối tăm, dưới một hệ thống xã hội bất công đầy áp bức, ông tố cáo, ông đề nghị sửa đổi cơ chế gây ra cảnh Bùn lầy nước đọng. Và khi tranh đấu bằng ngòi bút, không đem lại kết quả mong muốn tức thời, thì, như Sartre đã nói rất đúng: nhà văn phải cầm súng: Hoàng Đạo cầm súng và Hoàng Đạo tranh đấu đến hơi thở cuối cùng.
Hoàng Đạo là mô hình mẫu của người trí thức dấn thân hiện đại. Ở ông là tính hiện đại triệt để theo mới hoàn toàn theo mới không chút do dự. Khi ở vị trí phất cờ, bao giờ người ta cũng phải nói quá lên một chút. Hoàng Đạo có cái thái quá của người lãnh đạo phong trào, và có chất hiện đại của một trí thức dấn thân, trong cách đấu tranh muôn mặt, ngòi bút đi đôi với hành động, luôn luôn muốn tự vượt mình, đó là những yếu tố đó nằm trong máu thịt, làm nên con nguời ông: Hoàng Đạo khác với những quân sư, những kẻ sĩ thời trước, trong cả cách hành sự lẫn diễn đạt tư tưởng. Người ta không biết gì về "nội tâm" của "vạn thế sư" Khổng Minh, hơn nữa Khổng Minh có thể chỉ là sản phẩm hư cấu của La Quán Trung. Người ta biết ít nhiều tâm sự của Nguyễn Trãi, qua những bài thơ nôm trác tuyệt. Nhưng thơ Nguyễn Trãi cũng như thơ Nguyễn Công Trứ là thơ của những nhà nho, làm theo quy ước nước mây của thời đại ấy, hơn là mô tả não trạng của riêng mình.
Hoàng Đạo, ngoài những bài bút chiến gay gắt, ở những phút cô đơn nhất, hướng ngòi bút về mình, về những đớn đau, thất bại, về những sa ngã của chính mình, về những rung cảm xác thịt, những khát vọng nghệ thuật trong tâm hồn mình. Có một Hoàng Đạo, con người đấu tranh, là trạng sư của những thân phận hẩm hiu trong bùn lầy nước đọng, biện hộ không lời, trong một tòa án mà tội nhân không có luật sự Có một Hoàng Đạo công tố buộc tội cả một thực trạng pháp luật bất nhân, bất công. Có một Hoàng Đạo lục sự ghi những cảnh nhục nhã của một dân tộc mất tiếng nói, mà toà án trong đó chánh án và phạm nhân đều là người Việt, nhưng đều phải nói tiếng Pháp và có thông ngôn dịch sang tiếng Việt. Và có một Hoàng Đạo, họa sĩ ngồi trong một toà án vẽ những bức biếm họa: cảnh người Việt dùng tiếng Việt trong bộ "Hoàng Việt tân luật" để xử án, mà người Việt nghe cứ ù ù cạc cạc, vẫn cần thông ngôn để "dịch" sang tiếng Việt! Thực trạng thứ ba này, gay gắt và đớn đau hơn, đánh thẳng vào cá tính dân tộc, vào mỗi cá nhân người Việt, vào thói xấu chuyên vay mượn của người một cách máy móc, mà không chịu sáng tạo thêm cho phù hợp với tâm hồn và lối sống của dân tộc mình, mà Hoàng Việt tân luật là một chứng từ.
Những Hoàng Đạo ấy, trong 41 năm ngắn ngủi của cuộc sống đã tả xung hữu đột, khi cầm bút, khi cầm súng, tranh đấu đến chết. Nhà chính trị có những mềm yếu, những lúc chán nản ê chề, muốn quyên sinh, muốn bỏ tất cả, cho sa ngã, cho bùn lầy, và có lúc trở thành nhà thơ trong Con đường sáng, trong Tiếng đàn. Tác phẩm văn học, đối với Hoàng Đạo chỉ là chỗ nghỉ chân của người "anh hùng" ngã ngựa. Tác phẩm văn học bộc lộ tâm hồn một thi nhân không có thì giờ dành cho chữ nghĩa, phản ảnh một khiá cạnh khác của con người Hoàng Đạo mà bản tuyên ngôn Mười điều tâm niệm chỉ là bề mặt của một nội tâm cô độc đớn đau.