Lần đầu tiên tôi được nghe nói về chiếc ghế TửThần là trong bữa điểm tâm tại giáo phận Thánh Phê Rô, khi Cha chánh xứ cho tôi biết về sự mê tín của giáo dân trong xứ.
Sau khi nghe những câu chuyện của cha về sự mê tín một cách không thể tưởng tượng nổi, tôi lên tiếng với vẻ nửa tin nửa ngờ:
- Tôi không nghĩ là mọi người lại tin dị đoan đến thế.
Cha Đức mỉm cười:
- À... thì chỉ những người kém ý chí mà thôi.
Rồi cha liếc nhìn bà Tư đang lau nhà:
- Chỉ có sự thiếu đức tin mới đưa tới việc dị đoan mê tín.
Bà Tư nhìn tôi nháy mắt:
- Dạ thưa cha, con biết... Cha đâu phải là người tin những điều dị đoan nhảm nhí. Thế nhưng... còn cái ghế TửThần ở quán Con Heo và con Vịt thì sao cha?
Rồi không để cha Đức trả lời, bà Tư cho tôi hay rằng ở ngoài quán rượu Con Heo và Con Vịt có một cái ghế mà theo lời truyền tụng, hễ ai ngồi vào đó sẽ chết trong vòng một tuần lễ.
Cha Đức ngắt lời:
- Ồ, đó chỉ là câu chuyện do lão Tám Tàng chủ quán bịa ra mà thôi.
Bà Tư không chịu thua:
- Cha còn nhớ không, mới vào ngày lễ Thánh Patrick, lão Tám đã công khai tuyên bố rằng bất cứ ai có gan ngồi vào cái ghế đó, lão sẽ mời một chầu rượu miễn phí. Lão mời cả cha nữa mà. Cha nghĩ sao?
- Tôi không muốn lăn cổ ra chết một cách vô duyên trong một quán rượu.
Bà Tư vồ ngay lấy:
- Đó, cha thấy chưa, cha chánh xứ sợ chết. Hèn chi thiên hạ nói rằng nếu chính cha chánh xứ cũng sợ cái ghế đó, thì lời truyền tụng chắc hẳn không ngoa. Chính cha là người đã khiến dân chúng tin dị đoan hơn nữa đó.
Cha Đức buông đũa xuống, gào lên:
- Bà Tư, tôi đã nói với bà nhiều lần rằng tôi không phải là người tin dị đoan. Bà nghe rõ chưa?
Khoảng mười một giờ sáng hôm đó, tôi tới gõ cửa quán Con Heo và Con Vịt. Một người đàn bà ra mở cửa và khi nghe tôi tự giới thiệu, mời tôi vào trong quán. Sau khi rót mời tôi một ly trà nóng, bà Tám Tàng lên tiếng:
- Ông nhà tôi còn ngủ. Gần sáng khách nhậu mới về hết. Mời cha dùng trà kẻo nguội.
- Cám ơn bà. Tôi chỉ muốn nghe chính bà cho biết vài điều về cái ghế TửThần xem lời đồn đại có đúng hay không.
- Dạ thưa cha.. Cái ghế đó làm con chán ngấy lên tận cổ rồi. Đó nó đó. Cha thử nhìn xem.
Theo hướng tay của bà, tôi nhìn thấy một cái ghế bành nằm giữa cây đờn dương cầm và cái bảng phóng tên.
Ghế được cột cẩn thận vào một cái vòng sắt trên tường bằng một sợi giây xích, có khóa cẩn thận, trên là một cái nệm màu vàng. Lưng ghế có một tấm bảng mạ bạc bóng loáng ghi ba chữ "Ghế tử thần".
Bà Tám nói tiếp:
- Thưa cha, nhiều lần con khuyên nhà con dẹp bỏ nó đi, nhưng nhà con nói rằng cái ghế này rất có lợi cho công việc làm ăn vì mỗi năm thu hút hàng ngàn du khách. Họ tới đây để coi cái ghế này.
- Nhưng... cái ghế này thực ra có... hại gì không?
Đột nhiên tôi nghe một giọng đàn ông trả lời: - Thưa cha, câu hỏi này rất đúng với ý nghĩ của tôi.
Ông Tám, một người to béo bước tới quầy rượu một cách lặng lẽ, chính là người vừa trả lời. Ông nói tiếp:
- Chắc cha mới về giáo phận này? Cha tới coi cái ghế TửThần phải không?
Bà Tám bước vội vào trong. Ông Tám nhìn theo vợ rồi quay sang nói với tôi:
- Vợ tôi nó không thích cái ghế này. Còn cha, tôi biết các cha cũng tin dị đoan dữ lắm, nếu không thì cha đâu có tới đây.
Tôi nghiêm giọng:
- Ông Tám, chúng tôi không tin dị đoan mà chỉ muốn ông làm ơn cho tôi biết thêm về cái ghế này.
- Dạ thưa cha, tôi tìm thấy nó trong nhà kho cách đây ba năm khi sang cái quán này. Cả những mảnh báo nữa, những bài viết về cái ghế TửThần. Tôi biết là cái ghế này chả có gì lạ hết nên tôi ném cả đống báo vào bếp. Nhưng... để câu khách, tôi bèn đem ghế trưng giữa quán. Thiên hạ hỏi tại sao tôi lại gọi nó là cái ghế TửThần, tôi bèn nói với họ về những bài báo rồi mời họ ngồi thử. Không ai dám dù tôi hứa sẽ mời họ một chầu miễn phí.
- Ông nói rằng ông ném cả đống báo vào bếp?
- Dạ đúng. Còn những gì cha thấy trên bảng đó, những bài báo mang tựa đề "Cái ghế sát nhân" hoặc "Nạn nhân cuối cùng của chiếc ghế TửThần" là những chuyện mới xẩy ra đây thôi.
- Chuyện mới? Có người mới chết trên ghế?
- Dạ, thưa cha, cách đây khoảng một năm có một tay chơi trên tỉnh tới đây huyênh hoang tuyên bố "Tôi không tin những chuyện bậy bạ, tôi không sợ cái ghế tàm xàm bá láp này đâu. Đây chỉ là trò bịp chứ không có gì lạ hết".
Rồi ông ta ngồi ụych xuống ghế. Khách hàng cười ầm lên và bảo tôi "Anh Tám, mời ông khách một ly coi". Tôi đưa cho ông ta một lỵ Thứ rượu thượng hảo hạng. Ông ta chỉ mới uống được vài hớp là lăn đùng ra chết tại chỗ... Ngay chỗ cha đang đứng đó.
Tôi giật mình bước vội qua một bên:
- Chắc ông ta bị đau tim?
- Có thể. Rồi tới Tư Say, một khách hàng thường trực.
Dân nhậu thường nói rằng nếu lỡ bị giảo nghiệm, các quan đốc sẽ không tìm được một giọt rượu nào trong... máu của anh ta.
Cách đây khoảng ba tháng, sau khi làm hai cái whisky, Tư Say ngồi lên cái ghế TửThần mà không để ý. Rồi loạng choạng bước ra xe, Tư Say lái thẳng xuống sông. Chết đuối!
Đột nhiên Tám Tàng có vẻ hài lòng, lấy ra một cái khăn, lau chùi tấm bảng mạ bạc thật kỹ lưỡng, vừa làm vừa nói:
- Đây là niềm vui, niềm hãnh diện và cũng là cái cần câu bạc của tôi. Cha thấy đó, tôi làm cho nó một cái khoá đặc biệt. Chìa khoá lúc nào cũng nằm trong túi tôi, cả lúc ăn lẫn lúc ngủ.
Khi tôi nhận xét rằng Tám Tàng chỉ kiếm ăn trên sự nhẹ dạ, cả tin của thiên hạ, ông ta đồng ý tức thì:
- Đúng, cha nói đúng. Và tùy ở các chuyên viên... tôn giáo như cha và cha chánh xứ tìm cách loại trừ sự cả tin mê tín này đi. Tôi đã đề nghị tặng cha chánh xứ 1000 đồng nếu ngài chịu ngồi trên chiếc ghế này, dù chỉ một lần thôi. Cha làm ơn nói dùm với cha chánh xứ là tôi nhắc lại đề nghị này.
Rồi Tám Tàng cười mím chi:
- Cha dám thử không cha?
Tôi chưa biết trả lời ra sao thì bà Tám bước ra giúp tôi cơ hội giã từ.
Tôi về gặp ngay cha Đức cho cha hay rằng Tám Tàng vừa mời tôi ngồi vào cái ghế TửThần. Cha Đức tròn mắt:
- Sao, cha có nhận lời không?
Tôi ngượng ngùng lắc đầu:
- Dạ không. Ông Tám nhắc lại lời mời cha nữa đó.
Cha Đức nhìn tôi nghiêm giọng:
- Sự kiên nhẫn của tôi không còn nữa. Tôi sẽ chấm dứt trò hề của Tám Tàng vì đây là giáo phận của tôi.
Một buổi sáng mấy ngày sau đó, cha Đức ngồi vào bàn ăn sáng với vẻ mỏi mệt rõ rệt làm như cha đã thức cầu nguyện cả đêm. Rồi cha lên tiếng:
- Hi vọng là không ai bận rộn chiều nay. Tôi cần sự hỗ trợ của các cha tại quán Con Heo và Con Vịt.
Khoảng gần tám giờ tối, chúng tôi bước vào quán, lặng lẽ len lỏi giữa đám dân nhậu đông nghẹt, tiến thẳng tới quầy rượu. Cha Đức kéo một cái ghế, đứng lên trên, quay nhìn đám đông:
- Xin quí vị lưu ý... Là linh mục chánh xứ, tôi rất quan tâm tới chuyện cái ghế TửThần. Là kẻ hầu hạ Chúa, bổn phận của tôi là phải loại trừ những sự dị đoan mê tín. Hôm nay, tôi sẽ ngồi lên cái ghế TửThần, và sẽ trở lại đây đúng tám giờ mỗi tối. Sau một tuần lễ, chiếc ghế này sẽ thuộc quyền sở hữu của tôi... Chịu không ông Tám?
Tám Tàng gật đầu một cách miễn cưỡng, có lẽ vì không muốn thấy cha Đức phải chết. Khi đồng hồ gõ tám tiếng, cha Đức, với vẻ mặt đầy nghiêm trọng, từ từ tiến tới cái ghế TửThần. Tới trước ghế, cha đưa tay làm dấu thánh giá thật lớn trước khi ngồi xuống. Rồi bằng một giọng đầy uy quyền, cha dõng dạc:
- Ông Tám, cho tôi một ly đi chứ.
Cha Đức giữ đúng lời hứa. Cha trở lại tối Chủ Nhật và tối thứ Hai. Dường như không một điều gì làm cha bận trí. Tôi chưa hề thấy một người nào bình thản như vậy, một người mà theo tất cả những người hiện diện, sẽ vĩnh viễn từ giã chúng tôi trong vài ngày sắp tới.
Bà Tư, hối hận vì đã gián tiếp thúc đẩy cha Đức vào chỗ chết, lúc nào cũng đeo sát cha, hầu hạ tận tình.
Đó quả là một tuần lễ quan trọng. Tới ngày thứ Tư, việc cha Đức ngồi trên chiếc ghế TửThần đã được báo chí trên toàn quốc đăng tải bằng những tít thật lớn trên trang nhất. Sáng thứ Bẩy, giáo dân dự lễ thật đông đảo, có lẽ còn đông hơn cả trường hợp nếu Đức Thánh Cha đứng chủ tế.
Chiều hôm đó, quán Con Heo và Con Vịt không còn một chỗ trống. Cha Đức đứng trên một cái bục đặt sẵn, nói với mọi người:
- Thưa quí quan khách! Như quí vị đã thấy, sự mê tín đã không giết được tôi, ngược lại, tôi sắp giết nó bằng niềm tin tuyệt đối nơi Thượng Đế.
Đồng hồ điểm tám tiếng. Cha Đức, tay cầm ly bia, ngồi xuống chiếc ghế TửThần lần chót. Toàn thể cử tọa vỗ tay vang dội.
... Tối hôm đó, cảm thấy ngượng ngùng vì sự nhút nhát của mình, tôi nhẹ nhàng đặt chiếc ghế TửThần mà cha Đức vừa thắng cuộc vào phòng đọc sách của ngài. Rồi tôi quỳ xuống trước mặt ngài thú nhận:
- Con chỉ là một kẻ hèn nhát. Cha thật là người có niềm tin vô biên.
Cha Đức húng hắng ho với vẻ lúng túng:
- Không, không, cha Tân. Trực giác của cha rất chính xác.
Bây giờ tôi phải xin được xưng tội cùng cha. Tôi không ngồi lên cái ghế tử thần.
Rồi cha Đức ngập ngừng thuật lại rằng cha đã tìm thấy một cái ghế giống hệt như cái ghế TửThần ở một tiệm bán đồ cũ trên đường Thánh Phao Lồ với giá mười đồng. Cha giấu cái ghế đó trong nhà xe cho tới sáng thứ Bẩy tuần trước. Đúng ba giờ sáng, đã dàn xếp trước, bà Tám Tàng nhẹ nhàng mở cửa cho cha đem cái ghế giả hiệu vào quán Con Heo và Con Vịt. Bà đã lén lấy chiếc chìa khoá khi ông Tám đang ngáy ồ ồ. Cha Đức và bà Tám thay cái ghế giả vào chỗ cái ghế TửThần, không quên gắn tấm bảng mạ vào lưng ghế và đặt chiếc nệm màu vàng lên ghế.
Sự ngưỡng phục của tôi đối với cha Đức không hề suy giảm sau lời thú tội này - nếu có chắc cũng không đáng kể - và tôi hỏi cha Đức là cha đã làm gì cái ghế TửThần.
Mặt cha đỏ nhừ:
- Tôi không tin dị đoan, nhưng tôi muốn chắc ăn nên đã rẩy nước Thánh lên trước khi làm phép trừ tà. Xong đâu đấy, tôi đem chôn nó ở vườn sau.
Đột nhiên có tiếng gõ cửa. Bà Tư bước vào, theo sau là ông Tám Tàng. Sau khi bà Tư lui ra, Tám Tàng lên tiếng với vẻ ăn năn:
- Thưa cha, đó không phải là cái ghế TửThần. Như cha biết, con không hề tin dị đoan, nhưng sau cái chết của Tư Say, con nhất định phải loại trừ cái ghế đó.
Cha Đức hỏi bằng một giọng đầy khuyến khích:
- Rồi sao?
- Con tìm được một cái khác trong một tiệm bán đồ cũ trên đường Thánh Phao Lồ cách đây khoảng hai tuần. Con bí mật đặt cái ghế này vào chỗ cái ghế TửThần. Cả vợ con cũng không biết.
Cha Đức thúc giục:
- Thế còn cái ghế TửThần?
- Mới đầu con tính đem chôn ngoài vườn, nhưng vì vợ con là người thích trồng trọt, không sớm thì muộn nó cũng sẽ khám phá ra cho nên con đem tới tiệm bán đồ cũ, nói với chủ tiệm là cái ghế đó không hợp với đồ đạc trong nhà rồi trả lại cho ông ta.
Dứt lời, Tám Tàng bước tới trước cha Đức, cúi đầu:
- Thưa cha, con tới đây để thưa với cha rằng tuy cha không ngồi lên cái ghế TửThần, nhưng cha quả là một người can đảm.
Rồi Tám Tàng trao cho cha Đức một nắm tiền trước khi lui ra.
Tám Tàng vừa ra khỏi cửa, cha Đức thở dốc rồi té ngửa xuống chiếc ghế bành, mặt cha tái nhợt:
- Cha Tân... Cha làm ơn... đào thêm... một cái hố nữa... ngoài sân...
Rồi cha nín bặt, đôi mắt trợn trừng. Tôi vội bước tới đặt tai vào ngực cha..
Sau khi nghe những câu chuyện của cha về sự mê tín một cách không thể tưởng tượng nổi, tôi lên tiếng với vẻ nửa tin nửa ngờ:
- Tôi không nghĩ là mọi người lại tin dị đoan đến thế.
Cha Đức mỉm cười:
- À... thì chỉ những người kém ý chí mà thôi.
Rồi cha liếc nhìn bà Tư đang lau nhà:
- Chỉ có sự thiếu đức tin mới đưa tới việc dị đoan mê tín.
Bà Tư nhìn tôi nháy mắt:
- Dạ thưa cha, con biết... Cha đâu phải là người tin những điều dị đoan nhảm nhí. Thế nhưng... còn cái ghế TửThần ở quán Con Heo và con Vịt thì sao cha?
Rồi không để cha Đức trả lời, bà Tư cho tôi hay rằng ở ngoài quán rượu Con Heo và Con Vịt có một cái ghế mà theo lời truyền tụng, hễ ai ngồi vào đó sẽ chết trong vòng một tuần lễ.
Cha Đức ngắt lời:
- Ồ, đó chỉ là câu chuyện do lão Tám Tàng chủ quán bịa ra mà thôi.
Bà Tư không chịu thua:
- Cha còn nhớ không, mới vào ngày lễ Thánh Patrick, lão Tám đã công khai tuyên bố rằng bất cứ ai có gan ngồi vào cái ghế đó, lão sẽ mời một chầu rượu miễn phí. Lão mời cả cha nữa mà. Cha nghĩ sao?
- Tôi không muốn lăn cổ ra chết một cách vô duyên trong một quán rượu.
Bà Tư vồ ngay lấy:
- Đó, cha thấy chưa, cha chánh xứ sợ chết. Hèn chi thiên hạ nói rằng nếu chính cha chánh xứ cũng sợ cái ghế đó, thì lời truyền tụng chắc hẳn không ngoa. Chính cha là người đã khiến dân chúng tin dị đoan hơn nữa đó.
Cha Đức buông đũa xuống, gào lên:
- Bà Tư, tôi đã nói với bà nhiều lần rằng tôi không phải là người tin dị đoan. Bà nghe rõ chưa?
Khoảng mười một giờ sáng hôm đó, tôi tới gõ cửa quán Con Heo và Con Vịt. Một người đàn bà ra mở cửa và khi nghe tôi tự giới thiệu, mời tôi vào trong quán. Sau khi rót mời tôi một ly trà nóng, bà Tám Tàng lên tiếng:
- Ông nhà tôi còn ngủ. Gần sáng khách nhậu mới về hết. Mời cha dùng trà kẻo nguội.
- Cám ơn bà. Tôi chỉ muốn nghe chính bà cho biết vài điều về cái ghế TửThần xem lời đồn đại có đúng hay không.
- Dạ thưa cha.. Cái ghế đó làm con chán ngấy lên tận cổ rồi. Đó nó đó. Cha thử nhìn xem.
Theo hướng tay của bà, tôi nhìn thấy một cái ghế bành nằm giữa cây đờn dương cầm và cái bảng phóng tên.
Ghế được cột cẩn thận vào một cái vòng sắt trên tường bằng một sợi giây xích, có khóa cẩn thận, trên là một cái nệm màu vàng. Lưng ghế có một tấm bảng mạ bạc bóng loáng ghi ba chữ "Ghế tử thần".
Bà Tám nói tiếp:
- Thưa cha, nhiều lần con khuyên nhà con dẹp bỏ nó đi, nhưng nhà con nói rằng cái ghế này rất có lợi cho công việc làm ăn vì mỗi năm thu hút hàng ngàn du khách. Họ tới đây để coi cái ghế này.
- Nhưng... cái ghế này thực ra có... hại gì không?
Đột nhiên tôi nghe một giọng đàn ông trả lời: - Thưa cha, câu hỏi này rất đúng với ý nghĩ của tôi.
Ông Tám, một người to béo bước tới quầy rượu một cách lặng lẽ, chính là người vừa trả lời. Ông nói tiếp:
- Chắc cha mới về giáo phận này? Cha tới coi cái ghế TửThần phải không?
Bà Tám bước vội vào trong. Ông Tám nhìn theo vợ rồi quay sang nói với tôi:
- Vợ tôi nó không thích cái ghế này. Còn cha, tôi biết các cha cũng tin dị đoan dữ lắm, nếu không thì cha đâu có tới đây.
Tôi nghiêm giọng:
- Ông Tám, chúng tôi không tin dị đoan mà chỉ muốn ông làm ơn cho tôi biết thêm về cái ghế này.
- Dạ thưa cha, tôi tìm thấy nó trong nhà kho cách đây ba năm khi sang cái quán này. Cả những mảnh báo nữa, những bài viết về cái ghế TửThần. Tôi biết là cái ghế này chả có gì lạ hết nên tôi ném cả đống báo vào bếp. Nhưng... để câu khách, tôi bèn đem ghế trưng giữa quán. Thiên hạ hỏi tại sao tôi lại gọi nó là cái ghế TửThần, tôi bèn nói với họ về những bài báo rồi mời họ ngồi thử. Không ai dám dù tôi hứa sẽ mời họ một chầu miễn phí.
- Ông nói rằng ông ném cả đống báo vào bếp?
- Dạ đúng. Còn những gì cha thấy trên bảng đó, những bài báo mang tựa đề "Cái ghế sát nhân" hoặc "Nạn nhân cuối cùng của chiếc ghế TửThần" là những chuyện mới xẩy ra đây thôi.
- Chuyện mới? Có người mới chết trên ghế?
- Dạ, thưa cha, cách đây khoảng một năm có một tay chơi trên tỉnh tới đây huyênh hoang tuyên bố "Tôi không tin những chuyện bậy bạ, tôi không sợ cái ghế tàm xàm bá láp này đâu. Đây chỉ là trò bịp chứ không có gì lạ hết".
Rồi ông ta ngồi ụych xuống ghế. Khách hàng cười ầm lên và bảo tôi "Anh Tám, mời ông khách một ly coi". Tôi đưa cho ông ta một lỵ Thứ rượu thượng hảo hạng. Ông ta chỉ mới uống được vài hớp là lăn đùng ra chết tại chỗ... Ngay chỗ cha đang đứng đó.
Tôi giật mình bước vội qua một bên:
- Chắc ông ta bị đau tim?
- Có thể. Rồi tới Tư Say, một khách hàng thường trực.
Dân nhậu thường nói rằng nếu lỡ bị giảo nghiệm, các quan đốc sẽ không tìm được một giọt rượu nào trong... máu của anh ta.
Cách đây khoảng ba tháng, sau khi làm hai cái whisky, Tư Say ngồi lên cái ghế TửThần mà không để ý. Rồi loạng choạng bước ra xe, Tư Say lái thẳng xuống sông. Chết đuối!
Đột nhiên Tám Tàng có vẻ hài lòng, lấy ra một cái khăn, lau chùi tấm bảng mạ bạc thật kỹ lưỡng, vừa làm vừa nói:
- Đây là niềm vui, niềm hãnh diện và cũng là cái cần câu bạc của tôi. Cha thấy đó, tôi làm cho nó một cái khoá đặc biệt. Chìa khoá lúc nào cũng nằm trong túi tôi, cả lúc ăn lẫn lúc ngủ.
Khi tôi nhận xét rằng Tám Tàng chỉ kiếm ăn trên sự nhẹ dạ, cả tin của thiên hạ, ông ta đồng ý tức thì:
- Đúng, cha nói đúng. Và tùy ở các chuyên viên... tôn giáo như cha và cha chánh xứ tìm cách loại trừ sự cả tin mê tín này đi. Tôi đã đề nghị tặng cha chánh xứ 1000 đồng nếu ngài chịu ngồi trên chiếc ghế này, dù chỉ một lần thôi. Cha làm ơn nói dùm với cha chánh xứ là tôi nhắc lại đề nghị này.
Rồi Tám Tàng cười mím chi:
- Cha dám thử không cha?
Tôi chưa biết trả lời ra sao thì bà Tám bước ra giúp tôi cơ hội giã từ.
Tôi về gặp ngay cha Đức cho cha hay rằng Tám Tàng vừa mời tôi ngồi vào cái ghế TửThần. Cha Đức tròn mắt:
- Sao, cha có nhận lời không?
Tôi ngượng ngùng lắc đầu:
- Dạ không. Ông Tám nhắc lại lời mời cha nữa đó.
Cha Đức nhìn tôi nghiêm giọng:
- Sự kiên nhẫn của tôi không còn nữa. Tôi sẽ chấm dứt trò hề của Tám Tàng vì đây là giáo phận của tôi.
Một buổi sáng mấy ngày sau đó, cha Đức ngồi vào bàn ăn sáng với vẻ mỏi mệt rõ rệt làm như cha đã thức cầu nguyện cả đêm. Rồi cha lên tiếng:
- Hi vọng là không ai bận rộn chiều nay. Tôi cần sự hỗ trợ của các cha tại quán Con Heo và Con Vịt.
Khoảng gần tám giờ tối, chúng tôi bước vào quán, lặng lẽ len lỏi giữa đám dân nhậu đông nghẹt, tiến thẳng tới quầy rượu. Cha Đức kéo một cái ghế, đứng lên trên, quay nhìn đám đông:
- Xin quí vị lưu ý... Là linh mục chánh xứ, tôi rất quan tâm tới chuyện cái ghế TửThần. Là kẻ hầu hạ Chúa, bổn phận của tôi là phải loại trừ những sự dị đoan mê tín. Hôm nay, tôi sẽ ngồi lên cái ghế TửThần, và sẽ trở lại đây đúng tám giờ mỗi tối. Sau một tuần lễ, chiếc ghế này sẽ thuộc quyền sở hữu của tôi... Chịu không ông Tám?
Tám Tàng gật đầu một cách miễn cưỡng, có lẽ vì không muốn thấy cha Đức phải chết. Khi đồng hồ gõ tám tiếng, cha Đức, với vẻ mặt đầy nghiêm trọng, từ từ tiến tới cái ghế TửThần. Tới trước ghế, cha đưa tay làm dấu thánh giá thật lớn trước khi ngồi xuống. Rồi bằng một giọng đầy uy quyền, cha dõng dạc:
- Ông Tám, cho tôi một ly đi chứ.
Cha Đức giữ đúng lời hứa. Cha trở lại tối Chủ Nhật và tối thứ Hai. Dường như không một điều gì làm cha bận trí. Tôi chưa hề thấy một người nào bình thản như vậy, một người mà theo tất cả những người hiện diện, sẽ vĩnh viễn từ giã chúng tôi trong vài ngày sắp tới.
Bà Tư, hối hận vì đã gián tiếp thúc đẩy cha Đức vào chỗ chết, lúc nào cũng đeo sát cha, hầu hạ tận tình.
Đó quả là một tuần lễ quan trọng. Tới ngày thứ Tư, việc cha Đức ngồi trên chiếc ghế TửThần đã được báo chí trên toàn quốc đăng tải bằng những tít thật lớn trên trang nhất. Sáng thứ Bẩy, giáo dân dự lễ thật đông đảo, có lẽ còn đông hơn cả trường hợp nếu Đức Thánh Cha đứng chủ tế.
Chiều hôm đó, quán Con Heo và Con Vịt không còn một chỗ trống. Cha Đức đứng trên một cái bục đặt sẵn, nói với mọi người:
- Thưa quí quan khách! Như quí vị đã thấy, sự mê tín đã không giết được tôi, ngược lại, tôi sắp giết nó bằng niềm tin tuyệt đối nơi Thượng Đế.
Đồng hồ điểm tám tiếng. Cha Đức, tay cầm ly bia, ngồi xuống chiếc ghế TửThần lần chót. Toàn thể cử tọa vỗ tay vang dội.
... Tối hôm đó, cảm thấy ngượng ngùng vì sự nhút nhát của mình, tôi nhẹ nhàng đặt chiếc ghế TửThần mà cha Đức vừa thắng cuộc vào phòng đọc sách của ngài. Rồi tôi quỳ xuống trước mặt ngài thú nhận:
- Con chỉ là một kẻ hèn nhát. Cha thật là người có niềm tin vô biên.
Cha Đức húng hắng ho với vẻ lúng túng:
- Không, không, cha Tân. Trực giác của cha rất chính xác.
Bây giờ tôi phải xin được xưng tội cùng cha. Tôi không ngồi lên cái ghế tử thần.
Rồi cha Đức ngập ngừng thuật lại rằng cha đã tìm thấy một cái ghế giống hệt như cái ghế TửThần ở một tiệm bán đồ cũ trên đường Thánh Phao Lồ với giá mười đồng. Cha giấu cái ghế đó trong nhà xe cho tới sáng thứ Bẩy tuần trước. Đúng ba giờ sáng, đã dàn xếp trước, bà Tám Tàng nhẹ nhàng mở cửa cho cha đem cái ghế giả hiệu vào quán Con Heo và Con Vịt. Bà đã lén lấy chiếc chìa khoá khi ông Tám đang ngáy ồ ồ. Cha Đức và bà Tám thay cái ghế giả vào chỗ cái ghế TửThần, không quên gắn tấm bảng mạ vào lưng ghế và đặt chiếc nệm màu vàng lên ghế.
Sự ngưỡng phục của tôi đối với cha Đức không hề suy giảm sau lời thú tội này - nếu có chắc cũng không đáng kể - và tôi hỏi cha Đức là cha đã làm gì cái ghế TửThần.
Mặt cha đỏ nhừ:
- Tôi không tin dị đoan, nhưng tôi muốn chắc ăn nên đã rẩy nước Thánh lên trước khi làm phép trừ tà. Xong đâu đấy, tôi đem chôn nó ở vườn sau.
Đột nhiên có tiếng gõ cửa. Bà Tư bước vào, theo sau là ông Tám Tàng. Sau khi bà Tư lui ra, Tám Tàng lên tiếng với vẻ ăn năn:
- Thưa cha, đó không phải là cái ghế TửThần. Như cha biết, con không hề tin dị đoan, nhưng sau cái chết của Tư Say, con nhất định phải loại trừ cái ghế đó.
Cha Đức hỏi bằng một giọng đầy khuyến khích:
- Rồi sao?
- Con tìm được một cái khác trong một tiệm bán đồ cũ trên đường Thánh Phao Lồ cách đây khoảng hai tuần. Con bí mật đặt cái ghế này vào chỗ cái ghế TửThần. Cả vợ con cũng không biết.
Cha Đức thúc giục:
- Thế còn cái ghế TửThần?
- Mới đầu con tính đem chôn ngoài vườn, nhưng vì vợ con là người thích trồng trọt, không sớm thì muộn nó cũng sẽ khám phá ra cho nên con đem tới tiệm bán đồ cũ, nói với chủ tiệm là cái ghế đó không hợp với đồ đạc trong nhà rồi trả lại cho ông ta.
Dứt lời, Tám Tàng bước tới trước cha Đức, cúi đầu:
- Thưa cha, con tới đây để thưa với cha rằng tuy cha không ngồi lên cái ghế TửThần, nhưng cha quả là một người can đảm.
Rồi Tám Tàng trao cho cha Đức một nắm tiền trước khi lui ra.
Tám Tàng vừa ra khỏi cửa, cha Đức thở dốc rồi té ngửa xuống chiếc ghế bành, mặt cha tái nhợt:
- Cha Tân... Cha làm ơn... đào thêm... một cái hố nữa... ngoài sân...
Rồi cha nín bặt, đôi mắt trợn trừng. Tôi vội bước tới đặt tai vào ngực cha..