Bệnh đau ruột của tôi mỗi ngày một nặng thêm. Tôi vào nhà thương khám thì bác sĩ bảo tôi rằng cần phải mổ. Ba tháng trời! Ba tháng trời nằm ở trên giường bệnh, dập dìu những người bạn chuộng văn có một cảm tình chân thật và những ông chủ xuất bản và chủ báo vì xã giao đến thăm nom, tôi không viết được một tác phẩm gì thêm nữa. Vả lại bác sĩ chữa cho tôi lại dặn đi dặn lại viên khán hộ không cho phép tôi làm việc gì mệt nhọc, nên suốt ngày tôi chỉ đành nằm dán mắt lên trần nhà xem con mối này đi đến đầu tường thì có rẽ không, hay con ruồi nọ bay đến đấy có đỗ hay lại còn bay nữa.
Con ruồi, mà tôi đánh đố tôi, bay đến đấy thì đỗ thực. Có ai ngờ đâu rằng, cũng như con ruồi, sự nghiệp văn chương của tôi đến đấy lại ngừng... Bao nhiêu tiền tôi ăn dụm để dành được, chỉ một trận ốm ấy rủ nhau đi hết. Tôi chưa viết được, lại túng bấn quá nên đành phải viết thư hỏi vay tiền trước của mấy ông chủ báo. Tôi lại ra công viết, nhưng mỗi ngày sức tôi một kém đi. Bệnh đau ruột đã làm cho tôi mất sức mạnh đi rồi, những sự lo buồn vô căn cớ lại làm cho trí óc tôi cằn cọc đi. Bây giờ cái cửa sổ ở căn gác xép của tôi đã để lộ một mảnh trời bạc mờ mờ không đẹp như trước nữa. Tôi hay ngủ. Và mỗi khi ngủ ngày dậy thì tôi lại thấy ê ẩm cả người: đầu rức mắt hoa, tôi có cảm giác bị một bệnh phổi không bao giờ khỏi được. Những lúc ấy gian phòng tôi ở có một vẻ lạnh lẽo, một mùi tanh tưởi. Người ta đã ít nói tới tôi. Tôi hay nghĩ ngợi viển vông - và tôi đã đoán trước cái ngày mai ra thế nào. Ôi là hắc ám, cả ngày mai ấy. Tôi thấy cái trần nhà hình như đổ dần xuống người tôi. Mồ hôi tôi toát ra, tôi giương mắt lên nhìn kỹ thì thấy có hàng trăm trái núi không cây cỏ từ trên mây rơi xuống đầu tôi và đè lấy tôi. Tiếng muỗi vo ve trong gác lúc ấy có vẻ là những tiếng kèn đám ma đi tiễn một danh vọng về chiều. Tôi lấy tay lau vội mồ hôi ở trán và nghĩ: "Ta sẽ chết ngày mai, ở trong một xó xỉnh, chết như một con gián, không có một người nào biết".
Anh ơi, anh đã đọc Le Horla của Guy de Maupassant rồi đấy nhỉ. Có là tôi, có là một người bệnh như tôi, kẻ đọc sách mới có thể biết cái tâm trạng của tác giả đã tả trong cuốn sách xác thực như thế nào. Tôi muốn đốt hết cả. Đốt sách, đốt vở, đốt nhà. May mà trời lại còn cho tôi lại một ít trí khôn nên cái việc càn rỡ mà tôi nghĩ đó, tôi không bao giờ làm cả. Tôi chỉ vội vàng mặc áo, đi không đóng cửa, đi đến chỗ nào cũng được, miễn là có sự hoạt động để mình lại biết với mình rằng: "Ta còn sống đây, chưa chết!".
Phải, tôi chưa chết anh ạ, nhưng kể từ khi ấy tôi biết là tôi đã thua rồi. Nàng phù dung hay hiện thành mỹ nữ khỏa thân để quyến rũ ta trong những giấc mơ đen đã thắng và sẽ không bao giờ tha tôi nữa. Tôi gục xuống ở dưới chân nàng và tôi thấy bao nhiêu lò xo ở trong thân thể tôi đã gãy. Nhưng dù sao, người ta cũng phải sống... Bởi vì tôi vẫn còn tin - chao ôi, cái tin ấy là cái tin của người mắc bệnh phổi đến thời kỳ thứ ba vẫn còn tin rằng mình khỏi, cái tin của một người đàn bà đã hết thời xuân sắc vẫn còn tin rằng mình bóp được những trái tim của những chàng trai trẻ tuổi.
Đến đây, tôi phải xin thú nhận với anh một tội, một tội làm cho tôi đau đớn, lúc nào cũng như đè lên linh hồn. Có lẽ đó là một sự xấu hổ lớn nhất trong đời nghệ sĩ của tôi. Những đêm khuya nằm cuộn tròn trong chăn, tay cái dọc tẩu, tay cái tiêm lăn điếu thuốc để cho vào nhĩ tẩu, tôi thấy buồn một cái buồn thấm thía não nùng. Tôi thương cha mẹ tôi và các em tôi, tôi thương tôi và tưởng tượng mình là một người thiệt thòi nhất, không được Thượng Đế đền bù gì cho cả. Những lúc ấy, tôi không dám thù hằn ai hết; tôi không thù những ông chủ báo hay những ông chủ xuất bản như những bạn đồng nghiệp tôi đã thù; tôi không thù Trời là đấng tối cao tối đại lúc nào cũng thương xót chúng nhân. Sự xấu hổ nhất đời của tôi là đây: tôi thù cái nghiệp văn chương báo chí và tôi thấy lợm giọng vì nghề đó có những lúc đến với tôi ghê tởm quá. Tôi nói thế mà thôi, chứ thực ra tôi không hiểu tại sao tôi lại có thể ghét nghề văn như thế - nghề văn, ôi! Cái nghề cao quý đã đưa tôi đến nghề báo để cho nghề báo hại tôi đến thế này, nhưng dù sao cũng là một nghề mà tôi đã hy sinh cả thân thể và có khi cả tiền bạc, một nghề mà từ năm hai mươi tuổi tôi coi như một vị nữ thần, một mối an ủi, một sự che chở vậy.
Từ đó, tôi kéo lê cuộc đời của tôi hết tiệm này sang tiệm khác. Tôi ngủ đêm ở những nơi ca viện đến khi mọi người đi làm sáng về rồi tôi mới dậy. Tôi nằm nhắm mắt như một cái xác chết ở trong những cái buồng bẩn thỉu, cứ mỗi khi bồi tiêm, tiêm xong một điếu lại xoay dọc khi đập vào người tôi đánh thức tôi dậy cho tôi hút. Thuốc phiện không còn là một cái thích nữa đối với tôi; tôi càng hút say lại càng buồn; những khi say đến cùng độ, tôi thường gắt gỏng với mọi người trong tiệm.
Chao ôi, những chuyện xa gần của hiện tại và dĩ vãng đã vò xé lòng tôi; tôi khóc cha mẹ tôi và em tôi, tôi không muốn nghe một người nào nói chuyện ở bên tai tôi cả. Nhất là chuyện văn chương, chuyện báo chí thì tôi lại thấy kinh tởm đến vô cùng.
Tôi không đọc một quyển sách, tôi không xem một tờ báo. Mực đối với tôi có một mùi nồng như một mùi thuốc tím ở nhà thương. Tôi ít nhất phải nghe thấy ai nói "Cái tờ ấy mới viết mà đã làm cho mọi người chú ý" hay "Nghệ thuật của ông nọ tinh vi lắm, làng văn hiện đại có thể kể làm một hy vọng được".
Anh ơi, anh thử nhắm mắt lại mà tưởng tượng xem tôi thế nào. Anh không thể tưởng tượng được, vì anh có là tôi đâu mà biết được sự đau khổ của một kẻ chỉ sống vì văn chương cùng cán bút mà đột nhiên lại sợ cán bút không dám cầm, thù ghét văn chương đến nỗi không dám nói.
Cũng may, cái bệnh ấy tôi chỉ mắc phải có ít lâu thì khỏi. Đến bây giờ tôi cũng chưa hiểu nó đã khỏi bằng cách gì; chỉ biết rằng đến mùa xuân năm ấy tôi tự nhiên thấy có can đảm cầm lấy bút viết một bài xã luận cho một tờ báo văn chương, chính trị.
Bài ấy đối với dư luận ra thế nào, tôi không rõ. Riêng tôi, tôi thấy rằng lúc cầm bút viết, tôi có vẻ một người đàn bà môi đã thôi đỏ, răng đã thôi bóng mà má thì răn, mà mắt thì mờ, một buổi sáng hiền lành ngồi giở gương ra điểm phấn thoa son lại. Những nét răn trên má và ở đuôi mắt, son phấn không thể che đậy được. Nhưng dù sao cái nhan sắc thuở xưa vẫn còn ở đầu mắt cuối mày: mùa đông dù u tối đen buồn đến đâu cũng không thể che lấp hết những cái đẹp não nùng đậu ở trên ngọn nước hay cành cây của một mùa thu êm ái.
Cái danh vọng của tôi có thể cứ như thế kéo dài ra thêm chút nữa nếu không có việc này xảy ra:
Một ngọn gió mới từ phương xa thổi lại, bứt hết cả những cái lá đau ngực của cây văn chương buổi cũ. Người ta cải cách hết: cải cách từ tư tưởng cho đến cả giọng văn; người ta cải cách lối viết đến cách trình bày ý nghĩ. Thiên hạ trọng những người trẻ có bầu máu nóng, độc giả ưa những chuyện hợp với tình trạng mới của xã hội nước nhà. Tôi không theo kịp được nữa rồi bởi vì tôi đã đứng im lâu quá, hay là tôi không biết chiều theo thị hiếu của quốc dân bạn đọc? Đã đành là muốn được nổi tiếng bây giờ, người ta phải có cơ quan dư luận trong tay, người ta phải quảng cáo, người ta cần làm ầm ĩ... Anh ơi, anh quý của tôi ơi, bạn anh đã đến, nhưng đã đến một cách im lặng quá. Y không có cơ quan dư luận nào trong tay cả, bởi vì bao nhiêu chủ báo đã bỏ y rồi; y bắt chước những bực tiền bối chỉ trông vào ở sức mình, ở tài mình mà thôi. Một nhà xuất bản mới ra in một cuốn sách của y vừa soạn. Không có một nhà phê bình nào nói đến. Y tặng họ một cuốn. Y bị người ta viết một bài chê bai. Cuốn sách ấy ế, độc giả viết thư về trách. "Thế rồi thì là hết. Như lời nhạc sĩ Ludovic Breitner đã nói, cái vòng thắt chặt lại, không thương xót".
Đến hôm nay thì tôi biết hết, không còn lầm lẫn nữa. Quốc dân không còn nhớ đến tên tôi. Những nhà xuất bản mở cửa mời những ông văn sĩ mới. Còn tôi, tôi, một nhà báo kiêm nhà văn đã già rồi, đã gãy nát rồi, còn ai nhớ tưởng làm gì nữa? Tôi không có ích cho một tờ báo xoàng xoàng; văn tôi không có nhựa nữa; đầu đề những bài báo của tôi không bịp bợm nữa. Tôi là một anh nhà văn đau ốm và mất hết can đảm: danh vọng tôi đã về chiều rồi còn đâu! Tuy thế, lúc nào tôi cũng vẫn tin tưởng rằng văn tôi nếu không hoàn toàn có ích hẳn thì cũng không có hại cho người đọc. Tôi biết cái ý nghĩa cao cả của văn chương và tôi còn như thấy hàng vạn độc giả cả nam lẫn nữ say sưa đọc tôi, mê tôi và còn như đang uống linh hồn tôi trên những trang sách, bài báo của tôi đã viết. Có ai lại dám nghĩ rằng bao nhiêu những người đọc sách báo bây giờ lại cho lễ nghĩa và lẽ phải là những thức không cần dùng đến nữa.
Tôi đã biết những tiếng hoan hô chúc tụng và bây giờ tôi cô độc. Tôi đã sống một thời rực rỡ mỗi ngày có hàng chục người muốn xem mặt và tiếp chuyện; tôi đã làm cho một tờ tuần báo đứng vững cho đến bây giờ và có một thế lực vô song chỉ vì tôi đã ưng thuận ký tên vào một thiên mạo hiểm phiêu lưu tiểu thuyết... Vậy mà bây giờ tôi đói cơm đói thuốc, đành chôn sống thân mình ở ngoại ô, trong một túp lều tối tăm rầu rĩ không được mặt trời soi đến... Tất cả lờ lãi của cuộc đời hỉ xả của tôi đến bây giờ rút lại chỉ còn lại một cái bàn đèn thuốc phiện và mấy chồng báo nát. Còn đến tiền thì tuyệt nhiên không có đồng nào; ăn bữa sớm lo bữa mai, một đứa ở cũng không có để sai đi mua thuốc.
Tôi nằm chôn ở đây đợi một cái gì không đến. Tôi đợi một sự may mắn xui cho tôi có ít tiền để tôi cai thuốc phiện đi, tôi sẽ cố sức, một lần chót, viết một tác phẩm cuối cùng, một tác phẩm mà tôi chắc sẽ hơn hết cả một trăm cuốn sách tôi đã viết, có lẽ hơn hết cả những tác phẩm được hoan nghênh nhất bây giờ.
Nhưng có lẽ đó chỉ là một huyễn mộng của một người không may trên đời.
Ngày mai, chỉ ngày mai thôi, tôi sẽ chết. Tôi chắc lúc chết mặt tôi sẽ dữ tợn lắm, cho nên tôi không muốn anh nhìn tôi làm gì... Tôi sẽ "đi" một mình, không có ai vuốt mắt cho cả, nhưng tôi sẽ sung sướng vì tôi tin rằng đời này là tạm bợ, những người muốn thực tâm làm được sự nghiệp to tát cần phải chịu sự thử thách kiếp này để đắc thắng kiếp sau.
Con ruồi, mà tôi đánh đố tôi, bay đến đấy thì đỗ thực. Có ai ngờ đâu rằng, cũng như con ruồi, sự nghiệp văn chương của tôi đến đấy lại ngừng... Bao nhiêu tiền tôi ăn dụm để dành được, chỉ một trận ốm ấy rủ nhau đi hết. Tôi chưa viết được, lại túng bấn quá nên đành phải viết thư hỏi vay tiền trước của mấy ông chủ báo. Tôi lại ra công viết, nhưng mỗi ngày sức tôi một kém đi. Bệnh đau ruột đã làm cho tôi mất sức mạnh đi rồi, những sự lo buồn vô căn cớ lại làm cho trí óc tôi cằn cọc đi. Bây giờ cái cửa sổ ở căn gác xép của tôi đã để lộ một mảnh trời bạc mờ mờ không đẹp như trước nữa. Tôi hay ngủ. Và mỗi khi ngủ ngày dậy thì tôi lại thấy ê ẩm cả người: đầu rức mắt hoa, tôi có cảm giác bị một bệnh phổi không bao giờ khỏi được. Những lúc ấy gian phòng tôi ở có một vẻ lạnh lẽo, một mùi tanh tưởi. Người ta đã ít nói tới tôi. Tôi hay nghĩ ngợi viển vông - và tôi đã đoán trước cái ngày mai ra thế nào. Ôi là hắc ám, cả ngày mai ấy. Tôi thấy cái trần nhà hình như đổ dần xuống người tôi. Mồ hôi tôi toát ra, tôi giương mắt lên nhìn kỹ thì thấy có hàng trăm trái núi không cây cỏ từ trên mây rơi xuống đầu tôi và đè lấy tôi. Tiếng muỗi vo ve trong gác lúc ấy có vẻ là những tiếng kèn đám ma đi tiễn một danh vọng về chiều. Tôi lấy tay lau vội mồ hôi ở trán và nghĩ: "Ta sẽ chết ngày mai, ở trong một xó xỉnh, chết như một con gián, không có một người nào biết".
Anh ơi, anh đã đọc Le Horla của Guy de Maupassant rồi đấy nhỉ. Có là tôi, có là một người bệnh như tôi, kẻ đọc sách mới có thể biết cái tâm trạng của tác giả đã tả trong cuốn sách xác thực như thế nào. Tôi muốn đốt hết cả. Đốt sách, đốt vở, đốt nhà. May mà trời lại còn cho tôi lại một ít trí khôn nên cái việc càn rỡ mà tôi nghĩ đó, tôi không bao giờ làm cả. Tôi chỉ vội vàng mặc áo, đi không đóng cửa, đi đến chỗ nào cũng được, miễn là có sự hoạt động để mình lại biết với mình rằng: "Ta còn sống đây, chưa chết!".
Phải, tôi chưa chết anh ạ, nhưng kể từ khi ấy tôi biết là tôi đã thua rồi. Nàng phù dung hay hiện thành mỹ nữ khỏa thân để quyến rũ ta trong những giấc mơ đen đã thắng và sẽ không bao giờ tha tôi nữa. Tôi gục xuống ở dưới chân nàng và tôi thấy bao nhiêu lò xo ở trong thân thể tôi đã gãy. Nhưng dù sao, người ta cũng phải sống... Bởi vì tôi vẫn còn tin - chao ôi, cái tin ấy là cái tin của người mắc bệnh phổi đến thời kỳ thứ ba vẫn còn tin rằng mình khỏi, cái tin của một người đàn bà đã hết thời xuân sắc vẫn còn tin rằng mình bóp được những trái tim của những chàng trai trẻ tuổi.
Đến đây, tôi phải xin thú nhận với anh một tội, một tội làm cho tôi đau đớn, lúc nào cũng như đè lên linh hồn. Có lẽ đó là một sự xấu hổ lớn nhất trong đời nghệ sĩ của tôi. Những đêm khuya nằm cuộn tròn trong chăn, tay cái dọc tẩu, tay cái tiêm lăn điếu thuốc để cho vào nhĩ tẩu, tôi thấy buồn một cái buồn thấm thía não nùng. Tôi thương cha mẹ tôi và các em tôi, tôi thương tôi và tưởng tượng mình là một người thiệt thòi nhất, không được Thượng Đế đền bù gì cho cả. Những lúc ấy, tôi không dám thù hằn ai hết; tôi không thù những ông chủ báo hay những ông chủ xuất bản như những bạn đồng nghiệp tôi đã thù; tôi không thù Trời là đấng tối cao tối đại lúc nào cũng thương xót chúng nhân. Sự xấu hổ nhất đời của tôi là đây: tôi thù cái nghiệp văn chương báo chí và tôi thấy lợm giọng vì nghề đó có những lúc đến với tôi ghê tởm quá. Tôi nói thế mà thôi, chứ thực ra tôi không hiểu tại sao tôi lại có thể ghét nghề văn như thế - nghề văn, ôi! Cái nghề cao quý đã đưa tôi đến nghề báo để cho nghề báo hại tôi đến thế này, nhưng dù sao cũng là một nghề mà tôi đã hy sinh cả thân thể và có khi cả tiền bạc, một nghề mà từ năm hai mươi tuổi tôi coi như một vị nữ thần, một mối an ủi, một sự che chở vậy.
Từ đó, tôi kéo lê cuộc đời của tôi hết tiệm này sang tiệm khác. Tôi ngủ đêm ở những nơi ca viện đến khi mọi người đi làm sáng về rồi tôi mới dậy. Tôi nằm nhắm mắt như một cái xác chết ở trong những cái buồng bẩn thỉu, cứ mỗi khi bồi tiêm, tiêm xong một điếu lại xoay dọc khi đập vào người tôi đánh thức tôi dậy cho tôi hút. Thuốc phiện không còn là một cái thích nữa đối với tôi; tôi càng hút say lại càng buồn; những khi say đến cùng độ, tôi thường gắt gỏng với mọi người trong tiệm.
Chao ôi, những chuyện xa gần của hiện tại và dĩ vãng đã vò xé lòng tôi; tôi khóc cha mẹ tôi và em tôi, tôi không muốn nghe một người nào nói chuyện ở bên tai tôi cả. Nhất là chuyện văn chương, chuyện báo chí thì tôi lại thấy kinh tởm đến vô cùng.
Tôi không đọc một quyển sách, tôi không xem một tờ báo. Mực đối với tôi có một mùi nồng như một mùi thuốc tím ở nhà thương. Tôi ít nhất phải nghe thấy ai nói "Cái tờ ấy mới viết mà đã làm cho mọi người chú ý" hay "Nghệ thuật của ông nọ tinh vi lắm, làng văn hiện đại có thể kể làm một hy vọng được".
Anh ơi, anh thử nhắm mắt lại mà tưởng tượng xem tôi thế nào. Anh không thể tưởng tượng được, vì anh có là tôi đâu mà biết được sự đau khổ của một kẻ chỉ sống vì văn chương cùng cán bút mà đột nhiên lại sợ cán bút không dám cầm, thù ghét văn chương đến nỗi không dám nói.
Cũng may, cái bệnh ấy tôi chỉ mắc phải có ít lâu thì khỏi. Đến bây giờ tôi cũng chưa hiểu nó đã khỏi bằng cách gì; chỉ biết rằng đến mùa xuân năm ấy tôi tự nhiên thấy có can đảm cầm lấy bút viết một bài xã luận cho một tờ báo văn chương, chính trị.
Bài ấy đối với dư luận ra thế nào, tôi không rõ. Riêng tôi, tôi thấy rằng lúc cầm bút viết, tôi có vẻ một người đàn bà môi đã thôi đỏ, răng đã thôi bóng mà má thì răn, mà mắt thì mờ, một buổi sáng hiền lành ngồi giở gương ra điểm phấn thoa son lại. Những nét răn trên má và ở đuôi mắt, son phấn không thể che đậy được. Nhưng dù sao cái nhan sắc thuở xưa vẫn còn ở đầu mắt cuối mày: mùa đông dù u tối đen buồn đến đâu cũng không thể che lấp hết những cái đẹp não nùng đậu ở trên ngọn nước hay cành cây của một mùa thu êm ái.
Cái danh vọng của tôi có thể cứ như thế kéo dài ra thêm chút nữa nếu không có việc này xảy ra:
Một ngọn gió mới từ phương xa thổi lại, bứt hết cả những cái lá đau ngực của cây văn chương buổi cũ. Người ta cải cách hết: cải cách từ tư tưởng cho đến cả giọng văn; người ta cải cách lối viết đến cách trình bày ý nghĩ. Thiên hạ trọng những người trẻ có bầu máu nóng, độc giả ưa những chuyện hợp với tình trạng mới của xã hội nước nhà. Tôi không theo kịp được nữa rồi bởi vì tôi đã đứng im lâu quá, hay là tôi không biết chiều theo thị hiếu của quốc dân bạn đọc? Đã đành là muốn được nổi tiếng bây giờ, người ta phải có cơ quan dư luận trong tay, người ta phải quảng cáo, người ta cần làm ầm ĩ... Anh ơi, anh quý của tôi ơi, bạn anh đã đến, nhưng đã đến một cách im lặng quá. Y không có cơ quan dư luận nào trong tay cả, bởi vì bao nhiêu chủ báo đã bỏ y rồi; y bắt chước những bực tiền bối chỉ trông vào ở sức mình, ở tài mình mà thôi. Một nhà xuất bản mới ra in một cuốn sách của y vừa soạn. Không có một nhà phê bình nào nói đến. Y tặng họ một cuốn. Y bị người ta viết một bài chê bai. Cuốn sách ấy ế, độc giả viết thư về trách. "Thế rồi thì là hết. Như lời nhạc sĩ Ludovic Breitner đã nói, cái vòng thắt chặt lại, không thương xót".
Đến hôm nay thì tôi biết hết, không còn lầm lẫn nữa. Quốc dân không còn nhớ đến tên tôi. Những nhà xuất bản mở cửa mời những ông văn sĩ mới. Còn tôi, tôi, một nhà báo kiêm nhà văn đã già rồi, đã gãy nát rồi, còn ai nhớ tưởng làm gì nữa? Tôi không có ích cho một tờ báo xoàng xoàng; văn tôi không có nhựa nữa; đầu đề những bài báo của tôi không bịp bợm nữa. Tôi là một anh nhà văn đau ốm và mất hết can đảm: danh vọng tôi đã về chiều rồi còn đâu! Tuy thế, lúc nào tôi cũng vẫn tin tưởng rằng văn tôi nếu không hoàn toàn có ích hẳn thì cũng không có hại cho người đọc. Tôi biết cái ý nghĩa cao cả của văn chương và tôi còn như thấy hàng vạn độc giả cả nam lẫn nữ say sưa đọc tôi, mê tôi và còn như đang uống linh hồn tôi trên những trang sách, bài báo của tôi đã viết. Có ai lại dám nghĩ rằng bao nhiêu những người đọc sách báo bây giờ lại cho lễ nghĩa và lẽ phải là những thức không cần dùng đến nữa.
Tôi đã biết những tiếng hoan hô chúc tụng và bây giờ tôi cô độc. Tôi đã sống một thời rực rỡ mỗi ngày có hàng chục người muốn xem mặt và tiếp chuyện; tôi đã làm cho một tờ tuần báo đứng vững cho đến bây giờ và có một thế lực vô song chỉ vì tôi đã ưng thuận ký tên vào một thiên mạo hiểm phiêu lưu tiểu thuyết... Vậy mà bây giờ tôi đói cơm đói thuốc, đành chôn sống thân mình ở ngoại ô, trong một túp lều tối tăm rầu rĩ không được mặt trời soi đến... Tất cả lờ lãi của cuộc đời hỉ xả của tôi đến bây giờ rút lại chỉ còn lại một cái bàn đèn thuốc phiện và mấy chồng báo nát. Còn đến tiền thì tuyệt nhiên không có đồng nào; ăn bữa sớm lo bữa mai, một đứa ở cũng không có để sai đi mua thuốc.
Tôi nằm chôn ở đây đợi một cái gì không đến. Tôi đợi một sự may mắn xui cho tôi có ít tiền để tôi cai thuốc phiện đi, tôi sẽ cố sức, một lần chót, viết một tác phẩm cuối cùng, một tác phẩm mà tôi chắc sẽ hơn hết cả một trăm cuốn sách tôi đã viết, có lẽ hơn hết cả những tác phẩm được hoan nghênh nhất bây giờ.
Nhưng có lẽ đó chỉ là một huyễn mộng của một người không may trên đời.
Ngày mai, chỉ ngày mai thôi, tôi sẽ chết. Tôi chắc lúc chết mặt tôi sẽ dữ tợn lắm, cho nên tôi không muốn anh nhìn tôi làm gì... Tôi sẽ "đi" một mình, không có ai vuốt mắt cho cả, nhưng tôi sẽ sung sướng vì tôi tin rằng đời này là tạm bợ, những người muốn thực tâm làm được sự nghiệp to tát cần phải chịu sự thử thách kiếp này để đắc thắng kiếp sau.