1. Cắt bỏ 8kg khối u và tái tạo lại khuôn mặt
Marlie Casseus là
một cô gái Haiti, năm 14 tuổi cô mắc 1 căn bệnh lạ khiến khuôn mặt của
cô đã hoàn toàn bị biến dạng. Kết quả là cô không chỉ phải chịu đau đớn
về thể chất, mà còn phải chịu nỗi đau về tinh thần khi bị bạn bè và hàng
xóm xa lánh. Căn bệnh của cô mắc phải là một dạng hiếm gặp của chứng
loạn sản polyostotic, một căn bệnh di truyền khiến cho xương của người
bệnh sưng lên và mềm nhũn. Không chỉ khuôn mặt cô bị biến dạng mà cô còn
có thể bị mù do áp lực của khối u tác động lên hốc mắt của cô.
May mắn thay, tổ chức phi lợi nhuận Good Samaritan ở Haiti đã giúp đỡ đưa Marlie
đến Mỹ. Các bác sĩ tại Trung tâm y tế Jackson Memorial ở Miami đã xem
xét tình trạng của cô. Còn quỹ từ thiện quốc tế đã bắt đầu quyên góp
tiền cho ca phẫu thuật của Marlie. Các bác sĩ phải mất 17 giờ để loại bỏ khối u ra khỏi khuôn mặt của Marlie.
Sau đó cô đã có thể tự thở trong tình trạng ổn định. Đầu tiên ca phẫu
thuật loại bỏ được khối lượng khối u trong xương, sau đó chèn các miếng
kim loại để tái tạo hốc mắt dưới của Marlie, và cuối cùng là tái tạo lại mũi.
2. Cắt bỏ khuỷu tay và chuyển đổi thành một bờ vai mới
Trong năm 2008, cậu bé Tom Lemm,
15 tuổi, bị cụt vai và cánh tay do một khối u. Bác sĩ phẫu thuật sau đó
đã sử dụng xương và các mô từ khuỷu tay bị mất của cậu bé để cấy ghép
một bờ vai mới. Đồng thời, một miếng kim loại hỗ trợ đã được lắp vào
xương cổ của Tom. Điều này sẽ giúp cậu bé có thể đeo một cánh tay giả.
Cậu bé cho biết:
"Tôi đã rất buồn khi mất đi cánh tay, nhưng sau đó giáo sư nói với tôi
những gì ông định làm. Tôi hy vọng bờ vai sẽ hoạt động và mang lại hy
vọng cho nhiều người khác như tôi”.
3. Nối lại xương sống bị vỡ
Một
cậu bé 10 tuổi đến từ Firozabad thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, đã ngã
trong khi đang chơi trên cánh đồng, một chiếc máy cày đã cán qua lưng
cậu bé và cắt cột sống thành 2 phần. Sau khi đi đến khám tại 5 bệnh viện
và đều được trả lời rằng họ không thể chữa trị cho cậu bé, cậu bé đã
được đưa đến Trung tâm Chấn thương của Viện khoa học y tế Ấn Độ (AIIMS).
Các bác sĩ tại bệnh viện đã nối lại các dây cột sống của cậu bé sau một
cuộc phẫu thuật kéo dài hơn 8 giờ. 9 tháng sau, cậu bé đã có thể đứng
dậy và đi bộ mà không cần bất cứ sự giúp đỡ nào.
Giám đốc Trung tâm Chấn thương của Viện khoa học y tế Ấn Độ cho biết: "Tôi đã thực hiện nghiên cứu và có thể kết luận rằng đây là trường hợp nối xương sống đầu tiên trong lịch sử y học.”
4. Cắt bỏ 6 kg mụn cóc
Người đàn ông Indonesia tên là Dede
có mụn cóc trên cơ thể từ khi một thiếu niên. Theo thời gian, các phần
mụn ngày càng mở rộng và bao phủ hầu hết cơ thể, kể từ đó cuộc sống của
anh rất khó khăn, anh bị sa thải, bị vợ bỏ rơi và mọi người xa lánh. Sau
khi xoay sở với vấn đề này trong hơn hai thập kỷ, người đàn ông 37 tuổi
có biệt danh là "Người Cây" đã đi phẫu thuật và 95% mụn cóc đã được cắt
bỏ sau 9 lần phẫu thuật.
Bác sĩ Rachmad Dinata, một trong những bác sĩ của anh cho biết: “Không
thể chữa khỏi 100% cho anh ấy, nhưng cuộc sống của anh ấy đã được cải
thiện. Nếu ngày trước anh ấy phải phụ thuộc vào người khác để giúp mình
trong cuộc sống hàng ngày thì bây giờ anh có thể ăn một mình, sử dụng
bàn tay của mình để viết, sử dụng điện thoại di động...” Theo các bác sĩ của Mỹ, những mụn cóc trên cơ thể của Dede là do nhiễm virut Papilloma. Và chúng có thể tái phát triển, nhưng ít nhất là bệnh không đe dọa đến tính mạng nữa.
5. Bác sĩ phẫu thuật tự cắt bỏ ruột thừa
Năm 1921, Tiến sĩ Evan O'Neill Kane
đã tự mình thực hiện ca phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa của chính mình. Ông
được cho là bác sĩ phẫu thuật đầu tiên làm như vậy. Bác sĩ Kane làm điều này một phần là vì muốn trải qua cảm giác của bệnh nhân. Khi tiến hành mổ ruột thừa, bác sĩ Kane
sử dụng phương pháp gây tê tại chỗ. Ông thực hiện ca phẫu thuật với sự
trợ giúp của gương để đảm bảo ông có thể quan sát được vị trí cần phẫu
thuật. Cuối cùng, ca phẫu thuật đã thành công ngoài mong đợi, bác
sĩ Kane nhanh chóng phục hồi và trở lại khoẻ mạnh bình thường.
Một lần khác, vào năm 1932, ở tuổi 70, bác sĩ Kane
thực hiện phẫu thuật thoát vị bẹn của riêng mình. Ca phẫu thuật này
được thực hiện tại bệnh viện của ông cùng với xuất hiện của báo chí và
một nhiếp ảnh gia. Ca phẫu thuật này nguy hiểm hơn ca phẫu thuật ruột
thừa trước đó vì nguy cơ thủng động mạch đùi. Cuối cùng ca phẫu thuật
kéo dài 1 phút 55 và rất thành công.
Bác sĩ Leonid Rogozov
cũng là người đã tự phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa cho mình. Vào ngày
29/6/1961, ông bỗng nhiên có những triệu chứng bất thường như suy nhược
cơ thể, buồn nôn, sốt và đau bụng ở phía bên tay phải, sau đó thân nhiệt
ông ngày càng tăng cao. Ông đoán rằng mình bị viêm ruột thừa cấp tính.
Vào đêm ngày 30/4/1961, bác sĩ Leonid đã quyết định tự phẫu thuật cho chính mình cùng với sự giúp đỡ của một kỹ sư cơ khí và một nhà khí tượng học.
Bác sĩ Leonid đã tự
rạch vào bụng mình một vết mổ dài 12cm và cắt bỏ phần ruột thừa, rồi tự
tiêm thuốc kháng sinh vào khoang bụng. Ca phẫu thuật kéo dài 30 hoặc 40
phút, sau đó bác sĩ cảm thấy choáng váng và ngất đi. 2 ngày sau đó, vết
mổ mới được khâu lại và vị bác sĩ cũng khỏe mạnh trở lại.
Marlie Casseus là
một cô gái Haiti, năm 14 tuổi cô mắc 1 căn bệnh lạ khiến khuôn mặt của
cô đã hoàn toàn bị biến dạng. Kết quả là cô không chỉ phải chịu đau đớn
về thể chất, mà còn phải chịu nỗi đau về tinh thần khi bị bạn bè và hàng
xóm xa lánh. Căn bệnh của cô mắc phải là một dạng hiếm gặp của chứng
loạn sản polyostotic, một căn bệnh di truyền khiến cho xương của người
bệnh sưng lên và mềm nhũn. Không chỉ khuôn mặt cô bị biến dạng mà cô còn
có thể bị mù do áp lực của khối u tác động lên hốc mắt của cô.
May mắn thay, tổ chức phi lợi nhuận Good Samaritan ở Haiti đã giúp đỡ đưa Marlie
đến Mỹ. Các bác sĩ tại Trung tâm y tế Jackson Memorial ở Miami đã xem
xét tình trạng của cô. Còn quỹ từ thiện quốc tế đã bắt đầu quyên góp
tiền cho ca phẫu thuật của Marlie. Các bác sĩ phải mất 17 giờ để loại bỏ khối u ra khỏi khuôn mặt của Marlie.
Sau đó cô đã có thể tự thở trong tình trạng ổn định. Đầu tiên ca phẫu
thuật loại bỏ được khối lượng khối u trong xương, sau đó chèn các miếng
kim loại để tái tạo hốc mắt dưới của Marlie, và cuối cùng là tái tạo lại mũi.
2. Cắt bỏ khuỷu tay và chuyển đổi thành một bờ vai mới
Trong năm 2008, cậu bé Tom Lemm,
15 tuổi, bị cụt vai và cánh tay do một khối u. Bác sĩ phẫu thuật sau đó
đã sử dụng xương và các mô từ khuỷu tay bị mất của cậu bé để cấy ghép
một bờ vai mới. Đồng thời, một miếng kim loại hỗ trợ đã được lắp vào
xương cổ của Tom. Điều này sẽ giúp cậu bé có thể đeo một cánh tay giả.
Cậu bé cho biết:
"Tôi đã rất buồn khi mất đi cánh tay, nhưng sau đó giáo sư nói với tôi
những gì ông định làm. Tôi hy vọng bờ vai sẽ hoạt động và mang lại hy
vọng cho nhiều người khác như tôi”.
3. Nối lại xương sống bị vỡ
Một
cậu bé 10 tuổi đến từ Firozabad thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, đã ngã
trong khi đang chơi trên cánh đồng, một chiếc máy cày đã cán qua lưng
cậu bé và cắt cột sống thành 2 phần. Sau khi đi đến khám tại 5 bệnh viện
và đều được trả lời rằng họ không thể chữa trị cho cậu bé, cậu bé đã
được đưa đến Trung tâm Chấn thương của Viện khoa học y tế Ấn Độ (AIIMS).
Các bác sĩ tại bệnh viện đã nối lại các dây cột sống của cậu bé sau một
cuộc phẫu thuật kéo dài hơn 8 giờ. 9 tháng sau, cậu bé đã có thể đứng
dậy và đi bộ mà không cần bất cứ sự giúp đỡ nào.
Giám đốc Trung tâm Chấn thương của Viện khoa học y tế Ấn Độ cho biết: "Tôi đã thực hiện nghiên cứu và có thể kết luận rằng đây là trường hợp nối xương sống đầu tiên trong lịch sử y học.”
4. Cắt bỏ 6 kg mụn cóc
Người đàn ông Indonesia tên là Dede
có mụn cóc trên cơ thể từ khi một thiếu niên. Theo thời gian, các phần
mụn ngày càng mở rộng và bao phủ hầu hết cơ thể, kể từ đó cuộc sống của
anh rất khó khăn, anh bị sa thải, bị vợ bỏ rơi và mọi người xa lánh. Sau
khi xoay sở với vấn đề này trong hơn hai thập kỷ, người đàn ông 37 tuổi
có biệt danh là "Người Cây" đã đi phẫu thuật và 95% mụn cóc đã được cắt
bỏ sau 9 lần phẫu thuật.
Bác sĩ Rachmad Dinata, một trong những bác sĩ của anh cho biết: “Không
thể chữa khỏi 100% cho anh ấy, nhưng cuộc sống của anh ấy đã được cải
thiện. Nếu ngày trước anh ấy phải phụ thuộc vào người khác để giúp mình
trong cuộc sống hàng ngày thì bây giờ anh có thể ăn một mình, sử dụng
bàn tay của mình để viết, sử dụng điện thoại di động...” Theo các bác sĩ của Mỹ, những mụn cóc trên cơ thể của Dede là do nhiễm virut Papilloma. Và chúng có thể tái phát triển, nhưng ít nhất là bệnh không đe dọa đến tính mạng nữa.
5. Bác sĩ phẫu thuật tự cắt bỏ ruột thừa
Năm 1921, Tiến sĩ Evan O'Neill Kane
đã tự mình thực hiện ca phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa của chính mình. Ông
được cho là bác sĩ phẫu thuật đầu tiên làm như vậy. Bác sĩ Kane làm điều này một phần là vì muốn trải qua cảm giác của bệnh nhân. Khi tiến hành mổ ruột thừa, bác sĩ Kane
sử dụng phương pháp gây tê tại chỗ. Ông thực hiện ca phẫu thuật với sự
trợ giúp của gương để đảm bảo ông có thể quan sát được vị trí cần phẫu
thuật. Cuối cùng, ca phẫu thuật đã thành công ngoài mong đợi, bác
sĩ Kane nhanh chóng phục hồi và trở lại khoẻ mạnh bình thường.
Một lần khác, vào năm 1932, ở tuổi 70, bác sĩ Kane
thực hiện phẫu thuật thoát vị bẹn của riêng mình. Ca phẫu thuật này
được thực hiện tại bệnh viện của ông cùng với xuất hiện của báo chí và
một nhiếp ảnh gia. Ca phẫu thuật này nguy hiểm hơn ca phẫu thuật ruột
thừa trước đó vì nguy cơ thủng động mạch đùi. Cuối cùng ca phẫu thuật
kéo dài 1 phút 55 và rất thành công.
Bác sĩ Leonid Rogozov
cũng là người đã tự phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa cho mình. Vào ngày
29/6/1961, ông bỗng nhiên có những triệu chứng bất thường như suy nhược
cơ thể, buồn nôn, sốt và đau bụng ở phía bên tay phải, sau đó thân nhiệt
ông ngày càng tăng cao. Ông đoán rằng mình bị viêm ruột thừa cấp tính.
Vào đêm ngày 30/4/1961, bác sĩ Leonid đã quyết định tự phẫu thuật cho chính mình cùng với sự giúp đỡ của một kỹ sư cơ khí và một nhà khí tượng học.
Bác sĩ Leonid đã tự
rạch vào bụng mình một vết mổ dài 12cm và cắt bỏ phần ruột thừa, rồi tự
tiêm thuốc kháng sinh vào khoang bụng. Ca phẫu thuật kéo dài 30 hoặc 40
phút, sau đó bác sĩ cảm thấy choáng váng và ngất đi. 2 ngày sau đó, vết
mổ mới được khâu lại và vị bác sĩ cũng khỏe mạnh trở lại.