Nghe quảng cáo rầm rộ về khu du lịch Đại Nam (tên đầy đủ là Lạc Cảnh Đại Nam văn hiến) ở thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương) là khu du lịch... “thần tiên” nên đầu tháng 4-2011 chúng tôi tò mò muốn biết. Tới Đại Nam,
không thể phủ nhận, các công trình được xây dựng khá quy mô, hoành
tráng, nhưng còn quá nhiều bất ổn ở một nơi giải trí được xem là có
tầm...
BỰC MÌNH
Không hiểu do đi lần đầu hay khu du lịch này quá rộng mà tôi và nhiều khách du lich khác phải loanh quanh, hỏi nhiều lần mới đến được chỗ mua vé. Để vào cổng, khách du lich phải mua 50.000đ/vé (người lớn) và 25.000đ/trẻ em. Sau khi nhân viên kiểm tra vé, chúng tôi được phát một tờ rơi giới thiệu về khu du lịch với những lời như: biển Đại Nam có độ dập sóng cao 1.6m, bờ biển được trải cát trắng mịn; Vườn bách thú mở duy nhất tại Việt Nam; khu dã ngoại, vui chơi giải trí... Nghe là thấy mê nhưng thực tế chưa phải vậy.
Do khuôn viên quá rộng lại ít nhân viên nên khách du lich
muốn tới đâu đều phải... hỏi. Điều khiến khách bộ hành cảm thấy khó
chịu là thỉnh thoảng lại giật mình thon thót bởi tiếng còi xe ôtô các
loại chạy rầm rầm ngay lối đi. Do khoảng cách giữa các điểm tham quan
khá xa nên khách du lich phải mua vé để đi xe điện, nhưng không phải ai đến đây cũng biết chỗ để mua vé. Để “thấu hiểu” được Đại Nam, khách du lich phải thuê người hướng dẫn với giá 200.000đ/4 giờ, 300.000đ/8 giờ.
Con hổ bị cột cổ nằm dài để kinh doanh chụp ảnh rất phản cảm
Cuốc bộ khá xa chúng tôi mới đến được chỗ thuê xe đạp nhưng giá không hề
rẻ. Thuê xe đạp đôi 50.000đ/chiếc, xe đơn 20.000đ/chiếc và thế chân
50.000đ/chiếc/ngày. Ít ai có thể thuê xe nguyên một ngày. Lối di chuyển
trong khu vực còn thiếu cây xanh, rất nóng vào buổi trưa nên khách du lich
đành phải thuê xe đạp như một lẽ tất yếu. Bác Lương ở thị xã Thủ Dầu
Một (Bình Dương) cho biết: “Lần đầu tiên tôi đến đây, nắng quá phải
thuê xe đạp, đi chừng một tiếng thấy quang cảnh cũng bình thường nên trả
xe và mất 50.000đ như người thuê cả ngày. Đắt quá!”.
Chúng tôi vào quán ăn N.Đ.S (đối diện quầy hội chợ), có niêm yết giá bán
trong thực đơn. Hầu hết các món ăn như cơm phần, mì, bánh canh đều có
giá 30.000đ/phần. Chúng tôi kêu ba dĩa cơm sườn, 1 dĩa mì xào và một tô
bánh canh nhưng khi những món này được bưng ra thì mới nhìn cũng thấy
ngán! Dĩa cơm nguội ngắt với vài lát mỏng bắp cải luộc cùng miếng sườn
mỏng dính và không hề có canh. Dĩa mì xào bò chỉ là mì tôm với những lát
thịt không thể mỏng hơn được nữa. Tô bánh canh cũng không khá hơn gì,
lèo tèo vài sợi bún và những lát thịt. Chị Thùy Dung nhà ở Tân Mai, Biên
Hoà (Đồng Nai) ngao ngán nói: “Dĩa cơm còn bèo hơn cả cơm sinh viên.
Cơm thì nguội và khô lại không có canh mà tới 30.000đ. Nếu biết trước
dĩa cơm như vậy thà nhịn đói còn đỡ tức”. Mặc dù vậy, các quán cơm luôn
có khá đông thực khách vì ra ngoài ăn thì vừa xa lại phải mua thêm vé
nên họ đành bấm bụng. Điều khiến nhiều khách du lich
mệt mỏi nữa là quầy trò chơi lôtô. Đi ngang qua khu vực này, nhiều
người cảm thấy bực bội bởi giọng “em xi” nói liên hồi với cặp loa phát
hết công suất oang oang như tra tấn. Anh Nguyễn Quốc Trịnh, chứng kiến
cảnh này thở dài: “Một khu du lịch được đầu tư lớn như thế thì không nên có trò chơi kiểu này. Nó chẳng khác nào một hội chợ rẻ tiền thường thấy ở làng quê...”. Khu du lịch này còn độc quyền bán nước uống đóng chai do chính mình sản xuất với giá 10.000đ/chai 500ml.
Đĩa cơm phần này có giá 30.000đ
NÓI QUÁ
Theo các tờ bướm rao thì biển nhân tạo Đại Nam có độ dập sóng cao 1.6m,
bờ biển được trải cát trắng mịn. Chúng tôi mua vé 50.000đ/người lớn và
20.000đ/trẻ em vào thì cả khu biển nước ngọt và nước mặn đều không có
ngọn sóng nào cao bằng số lẻ so với quảng cáo! Trên bờ, chúng tôi cũng
không hề nhìn thấy cát trắng mịn mà chỉ là đá, sỏi... Trong nước biển,
nhiều người tỏ ra khó chịu do có quá nhiều cặn bẩn, thậm chí cả túi
nylon. Rời biển Đại Nam, chúng tôi tới “Vườn bách thú” và tiếp tục phải
mua vé để vào cổng với giá 40.000đ/người lớn và 20.000đ/trẻ em. Nơi đây
có những loại thú lạ, quý. Tuy nhiên, ở khu vực “Thú nhỏ”, quảng cáo
hoành tráng là thế nhưng tìm đỏ con mắt mới thấy lèo tèo 1 - 2 con như
rắn hổ chúa, khỉ, sóc Nam Mỹ, báo lửa... Còn khu vực nuôi hổ (có lẽ nơi
được khách du lich
thích nhất) nhưng nhiều người vẫn “ớn lạnh” bởi con hổ chỉ cách người có
khung sắt thưa, bên trong che một lớp kính. Chúng tôi trộm nghĩ: giả sử
con hổ kia dùng tay đập bể kính thì khách du lich
sẽ thế nào trong khi con hổ đang hau háu, liên tục đi qua đi lại như
muốn ăn tươi nuốt sống “lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ” đang đứng sát nó
gang tấc? Ngay kế đó, một con hổ chừng 60kg bị cột cổ đang nằm dài trên
tấm gỗ để cho người ta kinh doanh... chụp ảnh với giá 10.000đ/lần chụp.
Chứng kiến cảnh này nhiều người tỏ ra không hài lòng vì thấy phản cảm,
đáng thương cho “chúa tể rừng xanh”.
Thực khách “bấm bụng” dùng cơm ở khu du lịch
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại Đại Nam, tính ra có tới vài chục trò chơi với giá từ 20 ngàn - 50 ngàn/lượt chơi. Nếu khách du lich
tham gia “trọn gói” tính sơ sơ cũng vài triệu đồng. Kết thúc đợt tham
quan tại “lạc cảnh”, nhiều người phải thốt lên: “Ngán quá”! Được biết, khu du lịch
Đại Nam lâu nay đã đầu tư rất tốn kém tiền bạc những mong là điểm vui
chơi, giải trí tốt cho người dân Bình Dương nói riêng và cả nước cũng
như khách du lich quốc tế nói chung. Thiết nghĩ, ban giám đốc khu du lịch
cần nhanh chóng có biện pháp chấn chỉnh, kiểm soát chặt những điều còn
“bất ổn” mà chúng tôi đã nêu ở trên mới mong lấy được lòng khách du lich.
Theo du lich Viet Nam
không thể phủ nhận, các công trình được xây dựng khá quy mô, hoành
tráng, nhưng còn quá nhiều bất ổn ở một nơi giải trí được xem là có
tầm...
BỰC MÌNH
Không hiểu do đi lần đầu hay khu du lịch này quá rộng mà tôi và nhiều khách du lich khác phải loanh quanh, hỏi nhiều lần mới đến được chỗ mua vé. Để vào cổng, khách du lich phải mua 50.000đ/vé (người lớn) và 25.000đ/trẻ em. Sau khi nhân viên kiểm tra vé, chúng tôi được phát một tờ rơi giới thiệu về khu du lịch với những lời như: biển Đại Nam có độ dập sóng cao 1.6m, bờ biển được trải cát trắng mịn; Vườn bách thú mở duy nhất tại Việt Nam; khu dã ngoại, vui chơi giải trí... Nghe là thấy mê nhưng thực tế chưa phải vậy.
Do khuôn viên quá rộng lại ít nhân viên nên khách du lich
muốn tới đâu đều phải... hỏi. Điều khiến khách bộ hành cảm thấy khó
chịu là thỉnh thoảng lại giật mình thon thót bởi tiếng còi xe ôtô các
loại chạy rầm rầm ngay lối đi. Do khoảng cách giữa các điểm tham quan
khá xa nên khách du lich phải mua vé để đi xe điện, nhưng không phải ai đến đây cũng biết chỗ để mua vé. Để “thấu hiểu” được Đại Nam, khách du lich phải thuê người hướng dẫn với giá 200.000đ/4 giờ, 300.000đ/8 giờ.
Con hổ bị cột cổ nằm dài để kinh doanh chụp ảnh rất phản cảm
Cuốc bộ khá xa chúng tôi mới đến được chỗ thuê xe đạp nhưng giá không hề
rẻ. Thuê xe đạp đôi 50.000đ/chiếc, xe đơn 20.000đ/chiếc và thế chân
50.000đ/chiếc/ngày. Ít ai có thể thuê xe nguyên một ngày. Lối di chuyển
trong khu vực còn thiếu cây xanh, rất nóng vào buổi trưa nên khách du lich
đành phải thuê xe đạp như một lẽ tất yếu. Bác Lương ở thị xã Thủ Dầu
Một (Bình Dương) cho biết: “Lần đầu tiên tôi đến đây, nắng quá phải
thuê xe đạp, đi chừng một tiếng thấy quang cảnh cũng bình thường nên trả
xe và mất 50.000đ như người thuê cả ngày. Đắt quá!”.
Chúng tôi vào quán ăn N.Đ.S (đối diện quầy hội chợ), có niêm yết giá bán
trong thực đơn. Hầu hết các món ăn như cơm phần, mì, bánh canh đều có
giá 30.000đ/phần. Chúng tôi kêu ba dĩa cơm sườn, 1 dĩa mì xào và một tô
bánh canh nhưng khi những món này được bưng ra thì mới nhìn cũng thấy
ngán! Dĩa cơm nguội ngắt với vài lát mỏng bắp cải luộc cùng miếng sườn
mỏng dính và không hề có canh. Dĩa mì xào bò chỉ là mì tôm với những lát
thịt không thể mỏng hơn được nữa. Tô bánh canh cũng không khá hơn gì,
lèo tèo vài sợi bún và những lát thịt. Chị Thùy Dung nhà ở Tân Mai, Biên
Hoà (Đồng Nai) ngao ngán nói: “Dĩa cơm còn bèo hơn cả cơm sinh viên.
Cơm thì nguội và khô lại không có canh mà tới 30.000đ. Nếu biết trước
dĩa cơm như vậy thà nhịn đói còn đỡ tức”. Mặc dù vậy, các quán cơm luôn
có khá đông thực khách vì ra ngoài ăn thì vừa xa lại phải mua thêm vé
nên họ đành bấm bụng. Điều khiến nhiều khách du lich
mệt mỏi nữa là quầy trò chơi lôtô. Đi ngang qua khu vực này, nhiều
người cảm thấy bực bội bởi giọng “em xi” nói liên hồi với cặp loa phát
hết công suất oang oang như tra tấn. Anh Nguyễn Quốc Trịnh, chứng kiến
cảnh này thở dài: “Một khu du lịch được đầu tư lớn như thế thì không nên có trò chơi kiểu này. Nó chẳng khác nào một hội chợ rẻ tiền thường thấy ở làng quê...”. Khu du lịch này còn độc quyền bán nước uống đóng chai do chính mình sản xuất với giá 10.000đ/chai 500ml.
Đĩa cơm phần này có giá 30.000đ
NÓI QUÁ
Theo các tờ bướm rao thì biển nhân tạo Đại Nam có độ dập sóng cao 1.6m,
bờ biển được trải cát trắng mịn. Chúng tôi mua vé 50.000đ/người lớn và
20.000đ/trẻ em vào thì cả khu biển nước ngọt và nước mặn đều không có
ngọn sóng nào cao bằng số lẻ so với quảng cáo! Trên bờ, chúng tôi cũng
không hề nhìn thấy cát trắng mịn mà chỉ là đá, sỏi... Trong nước biển,
nhiều người tỏ ra khó chịu do có quá nhiều cặn bẩn, thậm chí cả túi
nylon. Rời biển Đại Nam, chúng tôi tới “Vườn bách thú” và tiếp tục phải
mua vé để vào cổng với giá 40.000đ/người lớn và 20.000đ/trẻ em. Nơi đây
có những loại thú lạ, quý. Tuy nhiên, ở khu vực “Thú nhỏ”, quảng cáo
hoành tráng là thế nhưng tìm đỏ con mắt mới thấy lèo tèo 1 - 2 con như
rắn hổ chúa, khỉ, sóc Nam Mỹ, báo lửa... Còn khu vực nuôi hổ (có lẽ nơi
được khách du lich
thích nhất) nhưng nhiều người vẫn “ớn lạnh” bởi con hổ chỉ cách người có
khung sắt thưa, bên trong che một lớp kính. Chúng tôi trộm nghĩ: giả sử
con hổ kia dùng tay đập bể kính thì khách du lich
sẽ thế nào trong khi con hổ đang hau háu, liên tục đi qua đi lại như
muốn ăn tươi nuốt sống “lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ” đang đứng sát nó
gang tấc? Ngay kế đó, một con hổ chừng 60kg bị cột cổ đang nằm dài trên
tấm gỗ để cho người ta kinh doanh... chụp ảnh với giá 10.000đ/lần chụp.
Chứng kiến cảnh này nhiều người tỏ ra không hài lòng vì thấy phản cảm,
đáng thương cho “chúa tể rừng xanh”.
Thực khách “bấm bụng” dùng cơm ở khu du lịch
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại Đại Nam, tính ra có tới vài chục trò chơi với giá từ 20 ngàn - 50 ngàn/lượt chơi. Nếu khách du lich
tham gia “trọn gói” tính sơ sơ cũng vài triệu đồng. Kết thúc đợt tham
quan tại “lạc cảnh”, nhiều người phải thốt lên: “Ngán quá”! Được biết, khu du lịch
Đại Nam lâu nay đã đầu tư rất tốn kém tiền bạc những mong là điểm vui
chơi, giải trí tốt cho người dân Bình Dương nói riêng và cả nước cũng
như khách du lich quốc tế nói chung. Thiết nghĩ, ban giám đốc khu du lịch
cần nhanh chóng có biện pháp chấn chỉnh, kiểm soát chặt những điều còn
“bất ổn” mà chúng tôi đã nêu ở trên mới mong lấy được lòng khách du lich.
Theo du lich Viet Nam