Với tiến trình đô thị hóa nông thôn, diện tích đất canh tác
nhiều nơi được chuyển đổi, từ đó dẫn đến có nhiều hộ nông dân không còn đất sản
xuất. Vì vậy, vấn đề an sinh xã hội ở nông thôn trở nên cấp bách, đặc biệt là
việc chuyển đổi nghề cho nông dân. Việc dạy nghề cho lao động nông thôn đã và
đang trở thành vấn đề cần quan tâm của các cấp, các ngành trong tỉnh.
Đứng trước thực trạng trên, Hội Nông dân tỉnh chủ động phối
hợp với các cơ quan chuyên môn và tranh thủ sự hỗ trợ của các ngành có liên
quan tổ chức chuyển giao khoa học - kỹ thuật và hướng nghiệp, dạy nghề cho nông
dân. Trong năm 2010 các cấp Hội đã phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức
tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho hơn 26.000 hội viên, nông dân.
Tỉnh hội phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ mở 2 lớp tập
huấn kỹ thuật sản xuất có gần 500 cán bộ - hội viên - nông dân tham dự; phối
hợp với Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ mở 9 lớp tập huấn về ứng dụng
khoa học công nghệ cho gần 1.000 hội viên - nông dân dự học, phối hợp mở một số
lớp dạy nghề, truyền nghề ngắn hạn khác; giới thiệu mô hình trình diễn kỹ thuật
sản xuất mới, hỗ trợ nông dân đổi mới công nghệ sản xuất và giới thiệu lao động
đi làm việc tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Qua công tác hướng nghiệp, dạy nghề, truyền nghề và chuyển
giao khoa học - kỹ thuật cho thấy lao động nông thôn từng bước tiếp cận được
với những ngành nghề mới và nhiều địa phương đã xuất hiện mô hình mới nhờ ứng
dụng khoa học - kỹ thuật. Từ đó đã hình thành nhiều tổ, nhóm phát triển sản
xuất trong hội viên nông dân.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác đào tạo nghề cho nông
dân vẫn còn gặp không ít khó khăn, trở ngại. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều
nông dân còn hạn chế về trình độ, từ đó tiếp thu các kiến thức còn chậm, đời
sống khó khăn. Khi tham gia học nghề thì mất thu nhập hằng ngày nên gia đình
thêm khó. Sau khi đã học xong chương trình thì lại lúng túng trong việc ứng
dụng, tìm việc làm hoặc không thể xây dựng mô hình theo những kiến thức đã học
do thiếu nguồn vốn.
Để giải quyết bài toán an sinh xã hội ở nông thôn thì công
tác dạy nghề cho nông dân phải được ưu tiên hàng đầu. Trong quá trình đào tạo
nghề, tỉnh cần quan tâm đào tạo theo nhu cầu nông dân cần; đồng thời cần quan
tâm đến chính sách hỗ trợ chi phí học tập nhằm giúp nông dân nghèo ổn định cuộc
sống và an tâm học tập./.
nhiều nơi được chuyển đổi, từ đó dẫn đến có nhiều hộ nông dân không còn đất sản
xuất. Vì vậy, vấn đề an sinh xã hội ở nông thôn trở nên cấp bách, đặc biệt là
việc chuyển đổi nghề cho nông dân. Việc dạy nghề cho lao động nông thôn đã và
đang trở thành vấn đề cần quan tâm của các cấp, các ngành trong tỉnh.
Đứng trước thực trạng trên, Hội Nông dân tỉnh chủ động phối
hợp với các cơ quan chuyên môn và tranh thủ sự hỗ trợ của các ngành có liên
quan tổ chức chuyển giao khoa học - kỹ thuật và hướng nghiệp, dạy nghề cho nông
dân. Trong năm 2010 các cấp Hội đã phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức
tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho hơn 26.000 hội viên, nông dân.
Lớp cắt may dành cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ấp Đá Bạc, xã Khánh Bình Tây do Trung tâm Dạy nghề tỉnh tổ chức. Ảnh: MINH TẤN |
huấn kỹ thuật sản xuất có gần 500 cán bộ - hội viên - nông dân tham dự; phối
hợp với Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ mở 9 lớp tập huấn về ứng dụng
khoa học công nghệ cho gần 1.000 hội viên - nông dân dự học, phối hợp mở một số
lớp dạy nghề, truyền nghề ngắn hạn khác; giới thiệu mô hình trình diễn kỹ thuật
sản xuất mới, hỗ trợ nông dân đổi mới công nghệ sản xuất và giới thiệu lao động
đi làm việc tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Qua công tác hướng nghiệp, dạy nghề, truyền nghề và chuyển
giao khoa học - kỹ thuật cho thấy lao động nông thôn từng bước tiếp cận được
với những ngành nghề mới và nhiều địa phương đã xuất hiện mô hình mới nhờ ứng
dụng khoa học - kỹ thuật. Từ đó đã hình thành nhiều tổ, nhóm phát triển sản
xuất trong hội viên nông dân.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác đào tạo nghề cho nông
dân vẫn còn gặp không ít khó khăn, trở ngại. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều
nông dân còn hạn chế về trình độ, từ đó tiếp thu các kiến thức còn chậm, đời
sống khó khăn. Khi tham gia học nghề thì mất thu nhập hằng ngày nên gia đình
thêm khó. Sau khi đã học xong chương trình thì lại lúng túng trong việc ứng
dụng, tìm việc làm hoặc không thể xây dựng mô hình theo những kiến thức đã học
do thiếu nguồn vốn.
Để giải quyết bài toán an sinh xã hội ở nông thôn thì công
tác dạy nghề cho nông dân phải được ưu tiên hàng đầu. Trong quá trình đào tạo
nghề, tỉnh cần quan tâm đào tạo theo nhu cầu nông dân cần; đồng thời cần quan
tâm đến chính sách hỗ trợ chi phí học tập nhằm giúp nông dân nghèo ổn định cuộc
sống và an tâm học tập./.
Vương Hữu Đức