Những người này đánh đu với “tử thần” bằng cái nghề
nguy hiểm trên đường Xuyên Á, quốc lộ 1A, xa lộ Hà Nội đi qua TP HCM.
Lọt thỏm giữa làn xe tải, xe khách, họ vẫn với tay hoặc nhảy lên cabin,
cửa sổ xe để mời chào...
“Câu cơm” mạo hiểm
Cánh
tài xế thường xuyên qua lại cung đường này chẳng lạ lẫm gì với họ, thậm
chí trong mắt họ, dù có cảm thông bao nhiêu thì cũng không giấu được sự
bực dọc khi nhắc đến những người bán hàng rong này.
Anh
Trương Thế Công, một tài xế xe containner cho biết: “Tụi tui ớn nhất là
mấy ông, mấy bà này, luồn lách từ xe này sang xe kia, rồi đu bám lên
xe, mời mua đồ. Lúc xe đang chạy mà mấy bà còn chạy theo mời mọc. Nói
thiệt, nếu về cái khoản liều mạng thì mấy bà này là số 1. Lỡ không để ý
mấy bà đi tùm lum ở dưới, rồi nhấn ga “chẹt” vô thì cả mình cũng chết”.
Đúng
như lời anh tài xế xe này nói, những hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận
được là cả “đội quân” bán dạo cứ vô tư luồn lách giữa quốc lộ, mặc cho
những chiếc xe có trọng tải lớn đang lăn bánh chậm chạp qua đoạn đường
đông đúc.
Chị Nguyễn Thị Lụa, quê ở Cà Mau, là một
người bán báo dạo trần tình: “Tụi tui biết chạy ra giữa đường là nguy
hiểm chứ, nhưng không làm nghề này thì chẳng biết làm nghề gì nữa. Tui
học đến lớp 3 là nghỉ học, bây giờ có vào làm công nhân thì phải hết cấp
2, có công ty còn tuyển công nhân phải học hết cấp 3 nữa. Trước đây,
tui có đi làm phụ hồ thì lại bị mấy ông cai thầu “quỵt” tiền. Ra đây làm
nghề tự do, tuy nguy hiểm nhưng còn sống được”.
Họ chỉ tập trung buôn bán khi đoạn đường này bị ùn tắc giao thông, ngoài ra một cách “làm ăn” khác nữa là “nhảy” xe khách.
Chị
Trần Thị Sáu cho biết: “Tụi tui tập trung khu vực mấy xe dù hay dừng
đón khách thì “nhảy” lên bán hàng cho hành khách. Lỡ xe chạy, tụi tui
theo luôn, tới điểm khác lại “nhảy” xuống rồi kiếm xe khác quay về. Vậy
chứ thu nhập mỗi ngày cũng được cả trăm ngàn nhưng bị mấy ông tài xế, lơ
xe chửi hoài à. Mà chửi riết rồi cũng quen mấy chú ơi. Mình nghèo,
không có học chữ thì biết làm gì bây giờ”.
Theo chị Sáu, làm nghề này phải nhanh tay lẹ mắt và có chút “lì lợm”, không dám nhảy ra giữa đường thì khó bán được hàng.
Cũng
như bao nghề phải “đổ máu để kiếm tiền” khác, những người sống “nhảy”
biết rằng đó là công việc nguy hiểm, vi phạm nghiêm trong quy định về an
toàn giao thông nhưng vì cuộc sống mưu sinh, họ vẫn phải bám nghề này.
Anh
Bùi Văn Tuấn, chạy xe ôm khu vực phường Tam Bình, quận Thủ Đức cho
biết: “Mấy người này liều mạng lắm, xe ôtô đang chạy rà rà vậy mà dám
nhảy xổ ra mời mua nước. Hồi tháng 12 năm ngoái, một bà cũng bán buôn
kiểu này bị chiếc xe máy va vào, trầy xướt khắp người”.
Mơ ngày… về quê
Họ
đều là những người sống ở các vùng quê nghèo, những công việc ở quê nhà
không đủ để họ lo cho bản thân và gia đình nên họ đã chấp nhận làm
những việc với những nguy hiểm luôn rình rập.
Anh
Nguyễn Văn Bé, 38 tuổi, một người bán hàng rong, quê ở Hậu Giang tâm sự:
“Nhà cũng có vài công ruộng, đông anh em nên rất khó khăn. Lớn lên, tui
lập gia đình, ruộng của cha mẹ chia ra cho anh em chẳng có được bao
nhiêu, trồng lúa thì lỗ triền miên, nợ nần “ngập” đầu. Nên cách đây 5
năm, 2 vợ chồng kéo hết lên thành phố kiếm sống, để lại 2 đứa nhỏ đang
còn đi học ở với ông bà dưới quê.
Ở
quê tui, người dân nghèo lên thành phố mưu sinh nhiều lắm, làm đủ thứ
nghề. Riêng vợ chồng tui chỉ có một mơ ước, làm sao có sức khỏe để kiếm
tiền lo cho xấp nhỏ học hành đến nơi đến chốn, có công ăn việc làm đàng
hoàng. Sau đó, vợ chồng tui lại về quê sống với ruộng vườn”.
Điều
mà anh Bé, cũng như những người bán hàng rong khác nói lý do vì sao
phải mưu sinh bằng cái nghề nguy hiểm này. Quả đúng như vậy, thực tế mà
chúng tôi đã tận mắt chứng kiến trong chuyến đi về các tỉnh miền Tây
trước đây, đã cho thấy, cái nghèo đang bao trùm lên một bộ phận dân cư
không nhỏ của các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, một nơi là vựa lúa
lớn nhất cả nước.
Trước đây, với đất đai màu mỡ,
phù sa bồi đắp, thiên nhiên đã cho họ nguồn lợi dồi dào, bước chân ra
đồng là có cá, có tôm... Chính vì vậy mà người dân miền Tây luôn hài
lòng với cuộc sống của mình, họ nghĩ rằng không cần học nhiều, làm nhiều
vẫn có thể đủ ăn. Nhưng nay thực tế đã thay đổi và ước mơ của anh Bé
như là một minh chứng.
Trong số “đội quân” bán hàng
rong khắp các cửa ngõ thành phố, còn có những người đến từ dải đất miền
Trung đầy khắc nghiệt và cũng như bao người khác, họ phải bươn chải,
liều mình với nghề “tự sinh, tự diệt” này. Nhưng cuối cùng tất cả cũng
vì mưu cầu cho cuộc sống tốt hơn và mong sao con cái của họ có một tương
lai tươi sáng hơn.
Theo TT & VH
nguy hiểm trên đường Xuyên Á, quốc lộ 1A, xa lộ Hà Nội đi qua TP HCM.
Lọt thỏm giữa làn xe tải, xe khách, họ vẫn với tay hoặc nhảy lên cabin,
cửa sổ xe để mời chào...
“Câu cơm” mạo hiểm
Cánh
tài xế thường xuyên qua lại cung đường này chẳng lạ lẫm gì với họ, thậm
chí trong mắt họ, dù có cảm thông bao nhiêu thì cũng không giấu được sự
bực dọc khi nhắc đến những người bán hàng rong này.
Trương Thế Công, một tài xế xe containner cho biết: “Tụi tui ớn nhất là
mấy ông, mấy bà này, luồn lách từ xe này sang xe kia, rồi đu bám lên
xe, mời mua đồ. Lúc xe đang chạy mà mấy bà còn chạy theo mời mọc. Nói
thiệt, nếu về cái khoản liều mạng thì mấy bà này là số 1. Lỡ không để ý
mấy bà đi tùm lum ở dưới, rồi nhấn ga “chẹt” vô thì cả mình cũng chết”.
Đúng
như lời anh tài xế xe này nói, những hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận
được là cả “đội quân” bán dạo cứ vô tư luồn lách giữa quốc lộ, mặc cho
những chiếc xe có trọng tải lớn đang lăn bánh chậm chạp qua đoạn đường
đông đúc.
Chị Nguyễn Thị Lụa, quê ở Cà Mau, là một
người bán báo dạo trần tình: “Tụi tui biết chạy ra giữa đường là nguy
hiểm chứ, nhưng không làm nghề này thì chẳng biết làm nghề gì nữa. Tui
học đến lớp 3 là nghỉ học, bây giờ có vào làm công nhân thì phải hết cấp
2, có công ty còn tuyển công nhân phải học hết cấp 3 nữa. Trước đây,
tui có đi làm phụ hồ thì lại bị mấy ông cai thầu “quỵt” tiền. Ra đây làm
nghề tự do, tuy nguy hiểm nhưng còn sống được”.
Họ chỉ tập trung buôn bán khi đoạn đường này bị ùn tắc giao thông, ngoài ra một cách “làm ăn” khác nữa là “nhảy” xe khách.
Chị
Trần Thị Sáu cho biết: “Tụi tui tập trung khu vực mấy xe dù hay dừng
đón khách thì “nhảy” lên bán hàng cho hành khách. Lỡ xe chạy, tụi tui
theo luôn, tới điểm khác lại “nhảy” xuống rồi kiếm xe khác quay về. Vậy
chứ thu nhập mỗi ngày cũng được cả trăm ngàn nhưng bị mấy ông tài xế, lơ
xe chửi hoài à. Mà chửi riết rồi cũng quen mấy chú ơi. Mình nghèo,
không có học chữ thì biết làm gì bây giờ”.
Theo chị Sáu, làm nghề này phải nhanh tay lẹ mắt và có chút “lì lợm”, không dám nhảy ra giữa đường thì khó bán được hàng.
Cũng
như bao nghề phải “đổ máu để kiếm tiền” khác, những người sống “nhảy”
biết rằng đó là công việc nguy hiểm, vi phạm nghiêm trong quy định về an
toàn giao thông nhưng vì cuộc sống mưu sinh, họ vẫn phải bám nghề này.
Anh
Bùi Văn Tuấn, chạy xe ôm khu vực phường Tam Bình, quận Thủ Đức cho
biết: “Mấy người này liều mạng lắm, xe ôtô đang chạy rà rà vậy mà dám
nhảy xổ ra mời mua nước. Hồi tháng 12 năm ngoái, một bà cũng bán buôn
kiểu này bị chiếc xe máy va vào, trầy xướt khắp người”.
Mơ ngày… về quê
Họ
đều là những người sống ở các vùng quê nghèo, những công việc ở quê nhà
không đủ để họ lo cho bản thân và gia đình nên họ đã chấp nhận làm
những việc với những nguy hiểm luôn rình rập.
Anh
Nguyễn Văn Bé, 38 tuổi, một người bán hàng rong, quê ở Hậu Giang tâm sự:
“Nhà cũng có vài công ruộng, đông anh em nên rất khó khăn. Lớn lên, tui
lập gia đình, ruộng của cha mẹ chia ra cho anh em chẳng có được bao
nhiêu, trồng lúa thì lỗ triền miên, nợ nần “ngập” đầu. Nên cách đây 5
năm, 2 vợ chồng kéo hết lên thành phố kiếm sống, để lại 2 đứa nhỏ đang
còn đi học ở với ông bà dưới quê.
quê tui, người dân nghèo lên thành phố mưu sinh nhiều lắm, làm đủ thứ
nghề. Riêng vợ chồng tui chỉ có một mơ ước, làm sao có sức khỏe để kiếm
tiền lo cho xấp nhỏ học hành đến nơi đến chốn, có công ăn việc làm đàng
hoàng. Sau đó, vợ chồng tui lại về quê sống với ruộng vườn”.
Điều
mà anh Bé, cũng như những người bán hàng rong khác nói lý do vì sao
phải mưu sinh bằng cái nghề nguy hiểm này. Quả đúng như vậy, thực tế mà
chúng tôi đã tận mắt chứng kiến trong chuyến đi về các tỉnh miền Tây
trước đây, đã cho thấy, cái nghèo đang bao trùm lên một bộ phận dân cư
không nhỏ của các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, một nơi là vựa lúa
lớn nhất cả nước.
Trước đây, với đất đai màu mỡ,
phù sa bồi đắp, thiên nhiên đã cho họ nguồn lợi dồi dào, bước chân ra
đồng là có cá, có tôm... Chính vì vậy mà người dân miền Tây luôn hài
lòng với cuộc sống của mình, họ nghĩ rằng không cần học nhiều, làm nhiều
vẫn có thể đủ ăn. Nhưng nay thực tế đã thay đổi và ước mơ của anh Bé
như là một minh chứng.
Trong số “đội quân” bán hàng
rong khắp các cửa ngõ thành phố, còn có những người đến từ dải đất miền
Trung đầy khắc nghiệt và cũng như bao người khác, họ phải bươn chải,
liều mình với nghề “tự sinh, tự diệt” này. Nhưng cuối cùng tất cả cũng
vì mưu cầu cho cuộc sống tốt hơn và mong sao con cái của họ có một tương
lai tươi sáng hơn.
Theo TT & VH