Trong truyền thống văn hóa ngàn đời của cư dân
lúa nước Việt Nam, tháng 3 âm lịch là tháng dành cho những lễ hội gắn liền với
tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên. Tháng 3 có một ngày quốc lễ của dân tộc Việt Nam:
Giỗ tổ Hùng Vương.
300 năm lịch sử khẩn hoang mở đất, ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú,
huyện Thới Bình tự hào có ngôi Đền thờ Vua Hùng trên 150 năm. Và từ khi ngôi
đền hình thành đến nay, không một năm nào nhân dân lại quên đi thời khắc trọng
đại "mùng 10 tháng 3" để dâng hương bày tỏ lòng thành lên những vị
vua đầu tiên của dân tộc.
Ông Huỳnh Thanh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phú, tâm sự:
"Khi nhắc đến Đền thờ Vua Hùng, bà con nơi đây đều bày tỏ lòng thành kính
sâu sắc. Người dân ở đất này quanh năm bám trụ với ruộng đồng để mưu sinh, họ
coi đền thờ là một phần của quê hương xứ sở, là nơi để gởi gắm những nguyện
vọng, ước mơ về một tương lai tốt đẹp hơn".
Chúng tôi cảm nhận được tình cảm thiêng liêng chân thành mà
người dân nơi đây dành cho đền thờ qua những câu chuyện đều bắt đầu với từ
"hồi xưa". Qua ký ức của những bậc cao niên trên 90 tuổi tại địa
phương, lịch sử hình thành ngôi đền dần dần được tái hiện.
Có một nhóm 4-5
người đàn ông xứ Đàng ngoài vì những hoàn cảnh cuộc sống đã dừng chân lại ở đất
Thới Bình. Họ hòa nhập rất nhanh vào đời sống cộng đồng nơi đây, cùng nhau lao
động, lập xóm lập làng.
Nhưng hình như trong cảnh tha hương, nỗi nhớ về quê cha
đất tổ cứ day dứt, và họ lập miếu thờ "ông Vua", khói hương vào độ
mùng 9, mùng 10 tháng 3. Thân thế của nhóm người này đến nay vẫn chưa xác định
cụ thể, nhưng rõ ràng ngôi đền đã mang tín ngưỡng thờ Hùng Vương từ đất Vĩnh
Phú (nay là Vĩnh Phúc và Phú Thọ) về với mũi Cà Mau.
Ông Chín Bình (Trần Văn Bình, Phó Ban quản lý Đền thờ Vua
Hùng tại địa phương) cho biết: "Nhân dân ở đây thờ phụng Vua Hùng với niềm
tin sâu sắc. Trước đây, bà con tự nguyện đóng góp để cất đền, mang những lễ vật
tự sản để dâng hương, tiến tửu".
Những câu chuyện về ngôi Đền thờ Vua Hùng
cứ đong đầy những chi tiết huyền sử và thế tục. Ông
Chín Bình kể: "Từ hồi ngôi đền được xây dựng, lòng thành kính của bà con
nơi đây chưa bao giờ gián đoạn. Hồi đó, bà con tự động đóng góp rồi mua heo về
nấu cháo để cúng Vua Hùng. Lúc bom đạn chiến tranh, mấy chén cơm, nồi cá kho,
nải chuối hay bất cứ lễ vật gì người dân có, đều mang đến để dâng lên các vị
Vua Hùng".
Ông Hai Hoàng cho biết thêm: "Tân Phú là căn cứ địa
cách mạng, giặc giã tàn phá ghê gớm lắm. Có lần bom napan đốt cháy hết cả khu
vực này, ngôi miếu cũng bị cháy, ngày đó trở thành ngày cúng cơm tập thể của bà
con xấu số. Trong hoang tàn đổ nát, ba ngày sau những người còn sống lại cặm
cây, lợp lá, và Đền Vua Hùng lại sừng sững hiên ngang cùng quân và dân Tân Phú
chứng kiến ngày toàn thắng".
Đền thờ Vua Hùng hôm nay đã được xây dựng khang trang, công
tác trùng tu, mở rộng và xây dựng các hạng mục phụ đang hối hả hoàn thành. Đến
thời điểm này đền cũng vừa được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Ngày giỗ
Tổ đang đến gần, dấu thiêng ở đất Thới Bình đang nhắc nhở những người con quê
hương:
"Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ
Tổ"
(thơ Nguyễn Khoa Điềm)./.
lúa nước Việt Nam, tháng 3 âm lịch là tháng dành cho những lễ hội gắn liền với
tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên. Tháng 3 có một ngày quốc lễ của dân tộc Việt Nam:
Giỗ tổ Hùng Vương.
300 năm lịch sử khẩn hoang mở đất, ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú,
huyện Thới Bình tự hào có ngôi Đền thờ Vua Hùng trên 150 năm. Và từ khi ngôi
đền hình thành đến nay, không một năm nào nhân dân lại quên đi thời khắc trọng
đại "mùng 10 tháng 3" để dâng hương bày tỏ lòng thành lên những vị
vua đầu tiên của dân tộc.
Đông đảo nhân dân quy tụ về Đền thờ Vua Hùng ngày Giỗ tổ tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình. Ảnh:PHONG PHÚ |
"Khi nhắc đến Đền thờ Vua Hùng, bà con nơi đây đều bày tỏ lòng thành kính
sâu sắc. Người dân ở đất này quanh năm bám trụ với ruộng đồng để mưu sinh, họ
coi đền thờ là một phần của quê hương xứ sở, là nơi để gởi gắm những nguyện
vọng, ước mơ về một tương lai tốt đẹp hơn".
Chúng tôi cảm nhận được tình cảm thiêng liêng chân thành mà
người dân nơi đây dành cho đền thờ qua những câu chuyện đều bắt đầu với từ
"hồi xưa". Qua ký ức của những bậc cao niên trên 90 tuổi tại địa
phương, lịch sử hình thành ngôi đền dần dần được tái hiện.
Có một nhóm 4-5
người đàn ông xứ Đàng ngoài vì những hoàn cảnh cuộc sống đã dừng chân lại ở đất
Thới Bình. Họ hòa nhập rất nhanh vào đời sống cộng đồng nơi đây, cùng nhau lao
động, lập xóm lập làng.
Nhưng hình như trong cảnh tha hương, nỗi nhớ về quê cha
đất tổ cứ day dứt, và họ lập miếu thờ "ông Vua", khói hương vào độ
mùng 9, mùng 10 tháng 3. Thân thế của nhóm người này đến nay vẫn chưa xác định
cụ thể, nhưng rõ ràng ngôi đền đã mang tín ngưỡng thờ Hùng Vương từ đất Vĩnh
Phú (nay là Vĩnh Phúc và Phú Thọ) về với mũi Cà Mau.
Ông Chín Bình (Trần Văn Bình, Phó Ban quản lý Đền thờ Vua
Hùng tại địa phương) cho biết: "Nhân dân ở đây thờ phụng Vua Hùng với niềm
tin sâu sắc. Trước đây, bà con tự nguyện đóng góp để cất đền, mang những lễ vật
tự sản để dâng hương, tiến tửu".
Những câu chuyện về ngôi Đền thờ Vua Hùng
cứ đong đầy những chi tiết huyền sử và thế tục. Ông
Chín Bình kể: "Từ hồi ngôi đền được xây dựng, lòng thành kính của bà con
nơi đây chưa bao giờ gián đoạn. Hồi đó, bà con tự động đóng góp rồi mua heo về
nấu cháo để cúng Vua Hùng. Lúc bom đạn chiến tranh, mấy chén cơm, nồi cá kho,
nải chuối hay bất cứ lễ vật gì người dân có, đều mang đến để dâng lên các vị
Vua Hùng".
Ông Hai Hoàng cho biết thêm: "Tân Phú là căn cứ địa
cách mạng, giặc giã tàn phá ghê gớm lắm. Có lần bom napan đốt cháy hết cả khu
vực này, ngôi miếu cũng bị cháy, ngày đó trở thành ngày cúng cơm tập thể của bà
con xấu số. Trong hoang tàn đổ nát, ba ngày sau những người còn sống lại cặm
cây, lợp lá, và Đền Vua Hùng lại sừng sững hiên ngang cùng quân và dân Tân Phú
chứng kiến ngày toàn thắng".
Đền thờ Vua Hùng hôm nay đã được xây dựng khang trang, công
tác trùng tu, mở rộng và xây dựng các hạng mục phụ đang hối hả hoàn thành. Đến
thời điểm này đền cũng vừa được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Ngày giỗ
Tổ đang đến gần, dấu thiêng ở đất Thới Bình đang nhắc nhở những người con quê
hương:
"Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ
Tổ"
(thơ Nguyễn Khoa Điềm)./.
Phạm Nguyên
theo : baocamau
theo : baocamau