DIỄN ĐÀN CÀ MAU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN CÀ MAU

Diễn Đàn Cà Mau - Tôi Yêu Cà Mau

Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Mũi Cà Mau
Chúc Các Bạn Vui Vẻ

Latest topics

» Tấm Bạc trượt tự bôi trơn, bạc đồng lỗ Graphite, bạc Graphite, bạc đồng tiết dầu
by tramanh09 Yesterday at 3:18 pm

» Graphite tấm chịu nhiệt, khuân đúc graphite, trục khuấy Graphite, điện cực than chì EDM
by tramanh09 2024-11-12, 3:46 pm

» Tổng kho nhập khẩu và phân phối chổi than, chổi than công nghiệp
by tramanh09 2024-11-07, 10:05 am

» Cung cấp các loại dây Curoa, dây đai băng tải T5, T10, AT5, AT10, AT20,2M, S3M,5V, 8V, B97, PLP8M
by tramanh09 2024-11-01, 3:30 pm

» Cập nhật mới nhất từ GOAL123: Arsenal vs Liverpool 23h30 ngày 27/10
by superbet 2024-10-26, 10:46 am

» Cung cấp chổi than công nghiệp MG50, J204, J164, D172, CH33N, D374N…
by tramanh09 2024-10-26, 8:26 am

» Tấm graphite siêu bền - Giúp tiết kiệm chi phí và tăng năng suất
by tramanh09 2024-10-18, 4:32 pm

» Tổng kho phân phối các loại Can nhiệt PT 100/ Can nhiệt B/Can nhiệt K /Can nhiệt E
by tramanh09 2024-10-15, 3:34 pm

» Chổi than công nghiệp được thiết kế để kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí bảo trì.
by tramanh09 2024-10-04, 11:51 am

» Tổng kho phân phối các loại Can nhiệt PT 100/ Can nhiệt B/Can nhiệt K /Can nhiệt E
by tramanh09 2024-10-02, 9:45 am

» Cung cấp các loại can nhiệt, cảm biến nhiệt, đồng hồ đo nhiệt độ
by tramanh09 2024-09-27, 5:02 pm

» Chổi than công nghiệp được thiết kế để kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí bảo trì.
by tramanh09 2024-08-26, 2:48 pm


You are not connected. Please login or register

Chuyện về một tên cướp "khát máu"

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Lu Bu

Lu Bu
Thành Viên Cấp 9
Thành Viên Cấp 9

Chuyện về một tên cướp "khát máu" 1301632247_1291360957_cao-thangTên cướp Đỗ Cao Thắng và số vụ khí thu được



Chuyện về một tên cướp "khát máu"

Thứ Sáu, ngày 01/04/2011, 11:46
Là một trong những tên cướp khét tiếng
nhất Lạng Sơn một thời, tướng cướp Đỗ Cao Thắng đã bị lực lượng công an
tiêu diệt trong một trận truy quét, khi hắn mới tròn 26
Câu chuyện về hành trình truy bắt tướng
cướp Đỗ Cao Thắng, tuy là một chiến công lớn của CA Lạng Sơn, nhưng với
các anh, đó mãi là một câu chuyện buồn. Bởi trong cuộc chiến đó, các anh
đã phải tiêu diệt chính con trai của một người đồng nghiệp đã vào sinh
ra tử với mình trong các cuộc chiến với tội phạm, để bảo vệ sự bình yên
cho người dân xứ Lạng.

Những câu chuyện báo hiệu về sự ra đời của một tên cướp khét tiếng

Khi ngồi kể lại về chuyên án truy bắt và
tiêu diệt tướng cướp xứ Lạng Đỗ Cao Thắng, các trinh sát công an tỉnh
Lạng Sơn một thời – những người đã từng tham gia chuyên án này vẫn nói,
đó mãi mãi là một kỉ niệm buồn đối với các anh, bởi trong cuộc truy quét
đó, các anh đã buộc phải tiêu diệt tên cướp Đỗ Cao Thắng – đứa con trai
ruột thịt của một cán bộ công an Lạng Sơn, một người có rất nhiều công
lao, đóng góp với người dân xứ Lạng.

Tướng cướp Đỗ Cao
Thắng, sinh năm 1965, quê gốc tại Tiên Yên, Quảng Ninh, trú tại tiểu khu
1, thị trấn Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Thắng sinh ra
trong một gia đình gia giáo, nề nếp, bố là một cán bộ công an, công tác
tại Công an tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, thay vì chọn cho mình một con
đường học hành tử tế để thành người lương thiện, có ích cho xã hội, Đỗ
Cao Thắng lại phụ công sinh thành của cha mẹ, khi dấn lún sâu vào con
đường tội phạm rồi trở thành một tên tướng cướp khét tiếng Lạng Sơn.

Khi Đỗ Cao Thắng còn nhỏ, bố của Đỗ Cao
Thắng, với đặc thù công việc của một cán bộ công an – thường xuyên vắng
nhà do nhiệm vụ công tác nên mọi nhiệm vụ công tác nên mọi chuyện chăm
lo, dạy dỗ con cái, người cán bộ công an này đều đành phải giao phó toàn
bộ cho vợ. Ngày đó, đời sống cán bộ chiến sĩ công an còn rất nhiều khó
khăn, nên những người vợ có chồng công tác trong ngành công an phải rất
chật vật mới vun vén, lo toan được cái ăn, cái mặc cho cả gia đình. Mẹ
của Đỗ Cao Thắng cũng không phải ngoại lệ. Như bao người phụ nữ khác có
chồng là công an, bà cũng phải hi sinh không ít, trải qua rất nhiều khó
khăn, vất vả, tần tảo sớm hôm để vừa lo cái ăn, cái mặc cho con cái, vừa
dạy dỗ chúng nên người. Nhưng đứa con ngỗ nghịch của bà – Đỗ Cao Thắng –
lại không cảm nhận được sự hi sinh của mẹ, cũng không ghi nhận những lo
toan, vất vả của bố mẹ để nuôi hắn thành người, vì thế ngay từ khi còn
bé, Đỗ Cao Thắng đã là một đứa trẻ hư hỏng, nghịch ngợm, không vâng lời
bố mẹ. Vì bố thường xuyên vắng nhà, mẹ lại bận bịu lo toan công việc,
nên Đỗ Cao Thắng không có được sự giáo dục nghiêm khắc cần thiết. Ngay
từ khi còn nhỏ tuổi, Thắng đã đi giao du với những đứa trẻ hư hỏng,
nghịch ngợm trong thị trấn Đình Lập và thường xuyên gây ra những vụ đánh
nhau lớn nhỏ, chỉ vì những mâu thuẫn ở trường, ở lớp. Những trận đánh
nhau, xích mích đó, tưởng chỉ là bồng bột, nông nổi của con trẻ, nhưng
đã dần biến Đỗ Cao Thắng thành một kẻ côn đồ, bặm trợn, ngỗ ngược,
thường xuyên gây sự với tất cả những người xung quanh.

Học hết lớp 6, Đỗ Cao Thắng đã bỏ học.
Thời gian bỏ học đó, Đỗ Cao Thắng dành làm thời gian theo bạn bè đi gây
sự, đánh nhau khắp huyện Đình Lập, khiến người dân trong huyện ai ai
cũng bất bình. Mải mê làm ăn, nên khi con trai bỏ học được một thời gian
dài, bị nhà trường thông báo về, mẹ Đỗ Cao Thắng mới biết được sự thật.
Nhưng những nỗ lực, cố gắng của bố mẹ Đỗ Cao Thắng đã quá muộn. Đứa con
hư của họ, khi bắt đầu đủ lông, đủ cánh đã không còn nghe theo những
lời khuyện của bố mẹ, cũng không còn sợ những trận đòn roi nghiêm khắc.
Bố mẹ Đỗ Cao Thắng chỉ còn biết nuốt ngược nước mắt nhìn con trai mình
dần lún sâu vào con đường tội lỗi.

Từ “Đại bàng” trong trại giam…

Khi lớn hơn một chút nữa, Đỗ Cao Thắng
cũng “nâng cấp” những thói hư tật xấu của mình. Nếu ban đầu chỉ là gây
gổ đánh nhau đơn thuần do những xích mích nhỏ nhặt, thì sau này, Đỗ Cao
Thắng bắt đầu gây ra những vụ trộm cắp, “xin đểu” gây thương tích. “Danh
tiếng” của Đỗ Cao Thắng bắt đầu nổi lên khắp huyện Đình Lập như một kẻ
côn đồ, bất hảo hết thuốc chữa. Nam 1986, khi Đỗ Cao Thắng 21 tuổi, hắn
gây ra một vụ cướp ở Đình Lập và bị phạt 3 năm tù giam. Tuy nhiên, chỉ
một thời gian ngắn nằm trong trại giam Công an Đình Lập, Thắng đã phá
tường bỏ trốn vào rừng sâu, sống nhờ vào sự tiếp tế của đàn em. Phải đến
nửa năm sau, trong một lần hắn đang cùng đàn em gây ra một vụ “xin đểu”
rồi hành hung một chiến sĩ quân đội, Đỗ Cao Thắng mới bị lực lượng công
an bao vây và bắt trở lại trại giam.

Thời gian nằm trong trại giam, vì đã có
kinh nghiệm với Đỗ Cao Thắng, nên các cán bộ quản giáo trông coi hắn rất
cẩn thận, kiên quyết không để hắn có điều kiện trốn thoát. Tuy buộc
phải chấp nhận cuộc sống mất tự do, nhưng Đỗ Cao Thắng đã không dùng
quãng thời gian quý giá này để tu tâm, dưỡng tính mà vẫn tiếp tục thể
hiện bản tính côn đồ của mình. Hắn tự coi hắn là “đại bàng trại giam” và
thường xuyên dùng “ỷ mạnh hiếp yếu”, bắt nạt những phạm nhân yếu hơn
mình. Hắn bắt nạt những nạn nhân khác phải giặt quần áo, đi lấy đồ ăn,
nước uống cho hắn. Khi phạm nhân nào trong buồng giam có người nhà đến
thăm, mang đồ tiếp tế vào, hắn lại lân la đến “xin đểu” những thứ ngon
nhất. Có lần, Đỗ Cao Thắng đã đánh một phạm nhân cùng buồng giam với hắn
lên bờ xuống ruộng, chỉ vì người nay không chịu hầu hạ hắn và làm những
gì hắn sai khiến. Khi các cán bộ trại giam vào đến phòng giam trấn áp
được Đỗ Cao Thắng thì phạm nhân kia đã bị Thắng “dần” cho một trận nhừ
tử. Điều đặc biệt là ngoài bản tính hung hãn, côn đồ, thể hiện thói “đại
bàng” Đỗ Cao Thắng còn có chiêu “vừa ăn cướp vừa la làng” khiến cho từ
các cán bộ quản giáo đến phạm nhân trong trại đều lắc đầu ngao ngán. Mỗi
lần gây sự đánh nhau với các bạn tù xong, Đỗ Cao Thắng thượng tự đập
đầu vào tường cho đến khi chảy máu để “ăn vạ”, đổ lỗi cho các bạn tù gây
sự, “bắt nạt” hắn trước. Năm 1989, Đỗ Cao Thắng ra tù. Nhưng khi ra tù,
hắn không hề có ý định tu tỉnh, làm lại cuộc đời. Mới ra tù hai ngày,
hắn đã gây sự với một người dân thường trong thị trấn Đình Lập và đánh
người này đến mức bị liệt hoàn toàn. Sự hung hãn côn đồ của Thắng còn
thể hiện ở việc hắn sẵn sàng gây sự, hành hung những người hắn gặp ngoài
đường, hay đơn giản là những kẻ khiến hắn “ngứa mắt”. Có lần đang đi
trên đường thì bị hỏng xe, hắn đã gọi hai người thanh niên đứng ở gần đó
bắt đến sửa xe cho mình. Khi xe sửa không được, hắn lập tức gây sự,
đánh cho hai thanh niên này một trận nhừ tử rồi cướp xe của họ đi mất.

Sống như một kẻ ngoài vòng pháp luật,
nhưng bắt đầu từ cuối năm 1990, đầu năm 1991, Đỗ Cao Thắng mới thể hiện
rõ toàn bộ bản chất hung ác, tàn bạo của mình. Hắn tập hợp đàn em dưới
trướng của mình như Sái Việt Chinh, Sái Văn Lợi, Tô Văn Phương, Tô Văn
Thành mootjbawng nhóm khét tiếng ở huyện Đình Lập. Những tên đàn em của
Thắng đều rất quy phục hắn. Bọn chúng không chỉ răm rắp nghe lời hắn mà
còn cung phụng hắn như một chủ tướng. Theo các trinh sát công an, sở dĩ
Đỗ Cao Thắng có thể tạo ra được uy lực của mình đối với những tên đàn em
như thế là bởi hắn là một kẻ rất ngông cuồng, không sợ trời, không sợ
đất. Hắn dám đứng mũi chịu sào để che chắn cho đàn em mỗi khi đụng chạm
với các băng nhóm khác hoặc mỗi lần đối đầu với công an. Trong vụ cướp
bóc, trấn lột, “xin đểu”, Đỗ Cao Thắng luôn là kẻ đi đầu, xông pha vào
những chỗ nguy hiểm. Hắn cũng rất biết “chiều” đàn em của mình, bởi sau
mỗi phi vụ đáng kể, hắn đều cho đàn em giải trí thả phanh bằng việc chơi
bời, gái gú hoặc rượu chè đập phá suốt đêm. Được Đỗ Cao Thắng đối đãi,
chia chác tử tế, nên đàn em của hắn hết thảy đều trung thành và tuân
phục hắn một cách tuyệt đối. Thời gian đầu đi cướp, Đỗ Cao Thắng và đàn
em thường tập trung vào những nhà dân trong vùng. Ban đêm, bọn chúng đột
nhập vào những gia đình có tiền của, ném ớt bột vào mắt những người
trong nhà, uy hiếp họ rồi thỏa sức lục lọi, cướp bóc. Nhưng những vụ
cướp bóc nhà dân không tồn tại được lâu vì lực lượng công an đã nhanh
chóng tổ chức lực lượng vây ráp, truy bắt khi nhận được tin báo từ quần
chúng. Không thích “động” vào công an, lại thấy những vụ cướp nhà dân
quá cò con, chẳng được bao nhiêu, Đỗ Cao Thắng đã quyết định rủ đàn em
của mình đi phục ở các tuyến đường, chặn xe khách hay người dân đi qua
để cướp.

… Trở thành tướng cướp khét tiếng

Để kiếm tiền ăn chơi, đập phá, Đỗ Cao
Thắng đã rủ bọn đàn em của mình đi cướp. Muốn đi cướp thì phải có vũ
khí, nên đầu tháng 7 năm 1991, Đỗ Cao Thắng đã đột nhập vào kho vũ khí
của Ban chỉ huy quân sự huyện Đình Lập để trộm súng AK và lựu đạn, làm
vũ khí đi cướp. Có vũ khí trong tay, băng cướp của Đỗ Cao Thắng bắt đầu
hoành hành và gây ra những vụ cướp bóc, đổ máu gây hoang mang khắp tỉnh
Lạng Sơn.

Ngay sau khi ăn trộm được súng của Ban
chỉ huy quân sự huyện Đình Lập, Đỗ Cao Thắng và đàn em đã liên tiếp gây
ra những vụ cướp chấn động, kinh hoàng. Cư trú ở Đình Lập nên Đỗ Cao
Thắng rất thông thạo địa bàn ở đây. Chính vì thế hắn đã chọn ngã ba Đình
Lập làm địa bàn hoạt động cướp giật của băng nhóm mình. Ngã ba Đình Lập
là nơi giao nhau giữa 3 tuyến đường của Lạng Sơn, Quảng Ninh và Bắc
Giang. Thời đó, đây là con đường độc đạo lên Lạng Sơn. Các chủ buôn bán
muốn lên xứ Lạng đều nhất định phải đi qua ngã ba này. Chính vì thế nơi
đây trở thành “thiên đường” của các băng cướp và cũng là nỗi kinh hoàng
của các lái xe khách, xe tải cũng như những người thường xuyên đi lại
trên tuyến đường này. Thời điểm nóng bỏng nhất của nạn cướp bóc ở Lạng
Sơn, có ngày ở ngã ba Đình Lập xảy ra hàng chục vụ cướp bóc kinh hoàng.
Nhiều băng cướp sừng sỏ nhất như băng cướp “Hoa hồng đen” hay băng cướp
do Đỗ Cao Thắng cầm đầu đều chọn đây làm địa bàn hoạt động. Bọn chúng
đều có vũ khí nóng để đe dọa, uy hiếp các xe đi qua đây. Mỗi lần chặn xe
lại, nếu có ai đó trên xe chống cự, các băng cướp này đều không ngần
ngại dùng súng tiêu diệt nạn nhân. Chính vì thế, những người có kinh
nghiệm đi qua tuyến đường này, nếu chẳng may đụng độ các băng cướp thì
hầu hết đều ngoan ngoãn để chúng lột sạch tài sản trên người mà không
dám có sự chống đối nào.

Trong các băng cướp ở ngã ba Đình Lập
ngày đó, băng cướp Đỗ Cao Thắng là băng cướp khiến người đi qua đây
khiếp sợ hơn cả, bởi Đỗ Cao Thắng thực sự là một tên máu lạnh, với những
vụ giết người hay bắn trọng thương người đã gây chấn động khắp xứ Lạng.
Thời điểm lộng hành nhất, có ngày Đỗ Cao Thắng chỉ huy đàn em thực hiện
3 vụ cướp trên cung đường ngã ba Đình Lập. Ngày 27 tháng 7 năm 1991, Đỗ
Cao Thắng đã cùng đàn em chặn đường cướp xe khách của anh Nông Quang
Trung tại địa bàn xã Hữu Sản, huyện Sơn Động, tỉnh Hà Bắc. Cướp xong xe
của anh Nông Quang Trung, chúng tiếp tục vòng xe về Khe Dăm, Đình Lập,
Lạng Sơn chặn đường cướp một xe khách khác. Khi bị những người trên xe
kháng cự, chúng đã bắn súng vào tài xế và hành khách có trên xe làm 2
người chết và 3 người bị trọng thương. Chưa dừng lại ở đó, chỉ sau đó
vài tiếng đồng hồ, bọn chúng lại chặn cướp xe của một người chạy xe máy
đi qua ngã ba Đình Lập, cướp đi toàn bộ tài sản của nạn nhân rồi bắn gãy
đùi nạn nhân để người này không thể đi báo công án. Vài ngày sau đó, Đỗ
Cao Thắng còn liều lĩnh tổ chức đàn em mai phục, tấn công cả xe của lực
lượng công an để cướp.

Với những hành vi ngang ngược của Đỗ Cao
Thắng, CA Lạng Sơn đã nhiều lần tổ chức truy bắt tên tội phạm này. Tuy
nhiên sau mỗi lần gây án, Đỗ Cao Thắng và đàn em đều nhanh chân lẩn vào
rừng lặn mất một thời gian rồi mới tái xuất trở lại. Mỗi lần đi cướp mà
không may đụng mặt các trinh sát công an đang đi tuần, Đỗ Cao Thắng đều
lệnh cho đàn em dùng súng bắn trả quyết liệt. Đã từng có cán bộ, chiến
sĩ công an huyện Đình Lập và công an tỉnh Lạng Sơn bị thương.

Trước tình hình đó, Tổng cục Cảnh sát Bộ
Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã quyết định thành lập một chuyên án truy
bắt băng cướp của Đỗ Cao Thắng. Đích thân Thiếu tướng Đỗ Hùng (khi đó là
Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát), đã lên Lạng Sơn nắm địa bàn và chỉ huy
chuyên án. Chỉ trong một thời gian ngắn, Ban Chuyên án đã bắt giữ được
bốn tên cướp và vận động được 2 tên ra đầu thú. Nhưng riêng Đỗ Cao
Thắng, tên tướng cướp đầu sỏ, thì vẫn nhiều lần thoát khỏi sự vây ráp
của công an chỉ trong đường tơ kẽ tóc.

Sau khi gặp nhiều tổn thương về lực
lượng, Đỗ Cao Thắng càng điên cuồng hơn. Hắn tìm thêm những đàn em mới
đưa vào băng cướp và tổ chức những vụ cướp bóc ngày càng dã man hơn. Hễ
có người chống cự, hắn lệnh cho đàn em bắn chết không thương tiếc. Ngày
10 tháng 12 năm 1991, trong một lần chặn xe khách bị công an phục kích,
hắn đã bắn chết lái xe và cả một cán bộ công an. Tiếp sau đó, hắn còn
gây ra nhiều vụ cướp của, giết người nữa trên địa bàn Lạng Sơn. Đỉnh
điểm của sự dã man, tàn bạo của Đỗ Cao Thắng chính là việc hắn đã gây ra
vụ thảm sát gia đình ông Đàm Văn Ký, người dân xã Bắc Lãng , huyện Đình
Lập. Ông Đàm Văn Ký là một trưởng thôn trong xã, đồng thời cũng là một
người rất có tinh thần tố giác tội phạm. Trong một lần phát hiện ra âm
mưu cướp bóc của Đỗ Cao Thắng và đồng bọn, ông Đàm Văn Ký đã lên trụ sở
công an huyện báo với lực lượng công an để kịp thời ngăn chặn. Biết được
chuyện ông Đàm Văn Ký tố cáo mình với công an huyện, tối hôm đó, Đỗ Cao
Thắng đã đến nhà ông Đàm Văn Ký, dùng súng uy hiếp cả gia đình ông. Hắn
bắt cả gia đình ông Đàm Văn Ký xếp thành hàng ngang, đứng quỳ dưới sân
rồi nhìn lần lượt từng người trong gia đình ông Đàm Văn Ký với con mắt
tử thần. Bất chấp cả gia đình ông Đàm Văn Ký đã quỳ lạy, van xin hắn tha
mạng, nhưng Đỗ Cao Thắng vẫn lạnh lùng đưa súng lên bắn chết ông Đàm
Văn Ký rồi quay mặt đi. Điều kinh hãi là hắn không hề che mặt bởi hắn
không có ý định che giấu tội ác của mình. Hành động đó của Đỗ Cao Thắng
như một lời thách thức gửi tới công an Lạng Sơn.

Sự hung bạo của Đỗ Cao Thắng là một con
quỷ khát máu đội lốt người. Hành khách, mỗi khi đi qua tuyến đường Đình
Lập đều run như cầy sấy, bởi ai cũng sợ mình sẽ là nạn nhân tiếp theo
của Đỗ Cao Thắng. Trước tình hình đó, việc truy bắt tên tướng cướp tàn
bạo này càng được các cán bộ, chiến sĩ công an đẩy lên cao hơn bao giờ
hết, với tinh thần quyết tâm không để Đỗ Cao Thắng gây ra tội ác.

Biết bị công an lùng bắt gắt gao, nên
trừ những lần “xuống núi” đi cướp bọc, Đỗ Cao Thắng chỉ trốn chui lủi
trong rừng. Lực lượng công an Lạng Sơn đã phải tổ chức nhiều tổ công
tác, trinh sát các khu vực rừng núi ở Đình Lập và các huyện lân cận.
Người dân địa phương cũng được nêu cao tinh thần tố giác tội phạm, phối
hợp với lực lượng công an để bắt bằng được tên tướng cướp. Cho đến ngày
14 tháng 3 năm 1992, cuộc đời tội ác của tướng cướp Đỗ Cao Thắng mới kết
thúc. Hôm đó nhận được tin Đỗ Cao Thắng đang lẩn trốn trên một chòi
canh nương ngô ở vùng rừng Đình Lập, công an Lạng Sơn đã tổ chức lực
lượng vây ráp toàn bộ khu vực quanh nương ngô này, quyết tâm không để
tên tướng cướp chạy thoát. Sau nhiều giờ được lực lượng công an kêu gọi
đầu thú, Đỗ Cao Thắng vẫn cứng đầu không chịu quy hàng bởi hắn nghĩ với
những tội ác hắn đã gây ra, sẽ chẳng còn con đường nào ngoài con đường
chết. Như một con thú bị đẩy vào đường cùng, hắn điên cuồng dùng súng
chống trả lực lượng công an. Không còn cách nào khác, để bảo toàn lực
lượng trinh sát công an Lạng Sơn đã đồng loạt nổ súng tiêu diệt Đỗ Cao
Thắng. Tên cướp đã nhận lấy kết cục bi thảm cho cuộc đời ngắn ngủi nhưng
đầy tội ác của mình. Hắn chết khi mới 25 tuổi, không người thân, cũng
không có đàn em bên cạnh. Cái tin Đỗ Cao Thắng chết là một tin vui với
những tài xế xe khách, xe tải hay những người dân thường đi qua ngã ba
Đình Lập nói riêng và cả người dân Lạng Sơn nói chung. Nhưng với các cán
bộ, chiến sĩ công an có mặt trong buổi vây ráp và tiêu diệt Đỗ Cao
Thắng ngày hôm đó, bên cạnh việc thở phào nhẹ nhõm vì đã tiêu diệt được
tên tướng cướp nguy hiểm trừ họa cho dân, các anh còn có một nỗi nặng
lòng, khi biết tên tướng cướp mà mình vừa tiêu diệt, chính là đứa con
trai của một người đồng nghiệp đã vào sinh ra tử với mình trong các cuộc
chiến với tội phạm vùng biên.tuổi, kết thúc
cuộc đời khát máu và tàn bạo của một tên tướng cướp.

Theo Bình Minh (Pháp Luật Cuộc Sống)

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết