03/07/2009) | |||
Với sự góp mặt của năm đạo diễn tài danh của làng giải trí xứ kim chi cùng mười sáu nam và nữ diễn viên tên tuổi, Eros đã trở thành đầu đề bàn tán của dư luận kể từ khi bộ phim bắt đầu được bấm máy vào cuối năm ngoái. Với sự đa dạng trong phong cách và tình tiết của những câu chuyện, "Ogamdo" là bộ phim xoay quanh tình yêu, thần ái tình cùng niềm khát khao – các nhân vật trong tác phẩm có mối liên hệ với nhau như thế nào, niềm vui thực tại, dối lừa đối phương và tất cả đã trở thành nguồn gốc cho một thảm kịch. Có lẽ hai câu chuyện đầu tiên trong tác phẩm sẽ khiến khán giả không thể rời mắt khỏi màn ảnh. Đó là hai phần do Daniel H. Byun, đạo diễn của “The Scarlet Letter (2004)” cùng Hur Jin Ho, tác giả của “One Fine Spring Day (2001)” dàn dựng. Chúng có nhiều điểm tương đồng trong cách những nhà làm phim lựa chọn để khám phá chủ đề phức tạp cùng với việc khắc họa chi tiết, rõ nét những thay đổi trong cảm xúc của các nhân vật. Trong khi “His Concern” thể hiện những cảm xúc nồng nàn của các đôi tình nhân mới quen nhau thì “I’m Here” lại là câu chuyện vượt qua nỗi đau khi mất đi người mà bạn yêu thương. Cảnh trong His concerns Cùng lựa chọn phương pháp thể hiện truyền thống, hai nhà đạo diễn tên tuổi không có ý định tạo ra những thay đổi mới lạ trong các tác phẩm phim ngắn hiếm hoi trong sự nghiệp của họ. Daniel Byun, 43 tuổi, nối tiếng là một đạo diễn có phong cách nhất trong số những đạo diễn cùng thời với ông, đã khéo léo thể hiện những cảm xúc của lứa tuổi ba mươi với sự khắc họa không quá nặng nề về một đêm gặp gỡ đặc biệt và có lẽ sẽ là điểm khởi đầu cho một mối quan hệ nào đó hay chăng. Một lần nữa, Hur Jin Ho lại cho thấy tính cách nhạy cảm cùng nét dịu dàng quen thuộc trong phong cách làm phim của ông, thông qua việc cho khán giả dõi theo một đêm dài cô đơn mà nhân vật nam chính trong phim phải trải qua sau khi người vợ xinh đẹp nhưng yếu ớt và mỏng manh của anh ra đi vĩnh viễn. Mặc dù tình tiết trong câu chuyện đủ sức thuyết phục nhưng tác phẩm ngắn của ông mang lại một cảm giác vô cùng thân quen cho khán giả, đặc biệt là đối với những fan trung thành của vị đạo diễn tài năng này. "33rd Man" của Yu Young-sik ("Anarchists (2000)") cùng "Le Debut et La Fin" của Min Gyu-Dong ("Antique (2008)") là hai câu chuyện mang tính thử nghiệm nhiều hơn nếu so sánh với hai phần đầu tiên trong "Ogamdo". Trong khi tác phẩm đầu khám phá đề tài những ma ca rồng ăn thịt người cùng máu và những cuộc tranh giành lẫn nhau giữa họ để chế nhạo dục vọng của loài người thì nhà đạo diễn tài danh Min Gyu Dong lại một lần nữa nghiên cứu về đề tài đồng tính bằng việc sử dụng nghệ thuật quay phim huyền ảo, tạo những cảm giác mông lung cho khán giả. Điều mấu chốt ở đây là dù hai tác phẩm ngắn này đều thất bại trong việc tập trung vào chủ đề chính của "Ogamdo" nhưng, trái lại, những hình ảnh trong hai câu chuyện trên vô cùng nóng bỏng. Cảnh trong 33rd man Có lẽ, câu chuyện cuối cùng trong Ogamdo, “Believe in the Moment", xoay quanh vấn đề hoán đổi nửa kia của mình giữa ba đôi bạn còn ngồi ghế nhà trường mang dư vị ngọt ngào nhưng không kém phần cay đắng nhất trong toàn bộ năm câu chuyện. Sáu người bạn trẻ đều không ai đoán trước được kết quả của trò chơi liễu lĩnh này. Câu chuyện đơn thuần chỉ xoay quanh một ngày nhạt nhẽo, vô vị của sáu học sinh trung học, khi cùng hẹn hò với nhau và có nụ hôn đầu tiên với bạn gái hay bạn trai của người khác. Câu chuyện không hề mới mẻ hay vui nhộn. Điều đáng ngạc nhiên hơn, đây chính là đứa con tinh thần của đạo diễn Oh Ki Hwan, người từng thể hiện tài năng cùng phong cách đặc trưng của riêng ông qua hai bộ phim điện ảnh thuộc thể loại lãng mạn trước đây "The Art of Seduction (2005)" và "Last Present (2001)." "Ogamdo" đã chứng minh câu nói thiếu một hay hai yếu tố, bộ phim có thể trở nên súc tích và thú vị hơn xem chừng là không hề phù hợp trong trường hợp này. Nhưng với kinh phí dàn dựng ít ỏi, khoảng một tỷ won (gần 785.000 USD), để có thể mời mười sáu nam nữ diễn viên hàng đầu và triển vọng cùng những đạo diễn tên tuổi tham gia vào dự án này cũng đã là một nhiệm vụ khó khăn. Do đó, Eros xứng đáng với lời khen cho nỗ lực cố gắng hòa quyện năm tác phẩm khác nhau vào một chủ đề chung nhất. “Chúng tôi đã thực hiện bộ phim trong khoảng thời gian ngắn nhất, và cố gắng sử dụng kinh phí một cách hiệu quả. Mặc dù bộ phim không xoay quanh vấn đề đao to búa lớn hay quan trọng như các tác phẩm khác nhưng mong mọi người hãy cho chúng tôi thêm niềm tin vì những nỗ lực của tập thể trong việc cùng nhau sáng tạo nên một điều gì đó.", đạo diễn Yu Young Sik tâm sự trong một buổi phỏng vấn. Câu nói của ông xem chừng giống như một lời tự bào chữa khá thuyết phục cho chính vị đạo diễn tài năng cùng các đồng nghiệp của ông. Một chiếc hộp đựng đầy những viên kẹo đa vị xem chừng không phải là món quà giá trị dành cho một người rất đặc biệt, nhưng đây lại là một món quà làm thỏa mãn tất cả mọi người. Cũng giống tác phẩm này, hứa hẹn sẽ không mang lại cảm giác bất mãn cho khán giả sau khi xem xong phim. Eros sẽ được trình chiếu tại các rạp bắt đầu từ ngày 9/7 |
DIỄN ĐÀN CÀ MAU