Người dân và người đi đường không tin vào mắt mình khi phải chứng kiến một cảnh tượng thật lạ: con đường nhựa Lê Quang Định đang bằng phẳng bỗng nhiên phình lên như “cái bánh phồng” cao gần 0,5m, ngang hơn 2m và dài hơn 30m vào lúc 15g30 ngày 5-10.
Dòng xe qua lại phải ì ạch né tránh vì sợ phía dưới “có bẫy” sẽ bị sụp
Tại hiện trường, các vết nứt lồi lõm trên mặt đường dài từ số nhà 213 – 223 Lê Quang Định (P.7, Q.Bình Thạnh) khiến dòng xe tránh né, ì ạch qua lại vì sợ sụp đường.
Ông Trần Thanh Minh, 45 tuổi, cho biết: “Trời đang mưa, bỗng mọi người hốt hoảng khi con đường phồng to lên từ từ như có con vật lạ chui phía dưới làm xe cộ né tránh. Sau đó một chiếc xe buýt chạy ngang cán lên, một mảng đường bị bẹp xuống, một mảng đường bị bể ra”.
Cũng theo nhiều bà con ở đây, con đường này được san lấp hơn một tuần nay, trước đây là hố ga, thi thoảng có rào chắn “lô cốt” để thoát nước ra ngoài.
Một cụ ông chứng kiến kể lại cảnh tượng lạ.
Mảng đường dài bị bể vỡ sau khi căng phồng lên
Một kỹ sư xây dựng giải thích: “Trong lúc xây dựng và san lấp lại mặt đường, có lẽ do quy trình làm việc không bảo đảm kỹ thuật nên phần nhựa mới không kết dính với mặt đường cũ. Nếu người dân cho biết trước đây chỗ này có nhiều hố ga thì rất có thể, lượng nước thoát lên với áp lực rất lơn sau cơn mưa đã đẩy phình lớp nhựa đường mới căng lên rồi bể vỡ ra”.
Dòng xe qua lại phải ì ạch né tránh vì sợ phía dưới “có bẫy” sẽ bị sụp
Tại hiện trường, các vết nứt lồi lõm trên mặt đường dài từ số nhà 213 – 223 Lê Quang Định (P.7, Q.Bình Thạnh) khiến dòng xe tránh né, ì ạch qua lại vì sợ sụp đường.
Ông Trần Thanh Minh, 45 tuổi, cho biết: “Trời đang mưa, bỗng mọi người hốt hoảng khi con đường phồng to lên từ từ như có con vật lạ chui phía dưới làm xe cộ né tránh. Sau đó một chiếc xe buýt chạy ngang cán lên, một mảng đường bị bẹp xuống, một mảng đường bị bể ra”.
Cũng theo nhiều bà con ở đây, con đường này được san lấp hơn một tuần nay, trước đây là hố ga, thi thoảng có rào chắn “lô cốt” để thoát nước ra ngoài.
Một cụ ông chứng kiến kể lại cảnh tượng lạ.
Mảng đường dài bị bể vỡ sau khi căng phồng lên
Một kỹ sư xây dựng giải thích: “Trong lúc xây dựng và san lấp lại mặt đường, có lẽ do quy trình làm việc không bảo đảm kỹ thuật nên phần nhựa mới không kết dính với mặt đường cũ. Nếu người dân cho biết trước đây chỗ này có nhiều hố ga thì rất có thể, lượng nước thoát lên với áp lực rất lơn sau cơn mưa đã đẩy phình lớp nhựa đường mới căng lên rồi bể vỡ ra”.