Câu chuyện xảy ra vào năm 1978, tại mật khu Dương Minh Châu, một địa danh thuộc ranh giới tỉnh Tây Ninh, Hậu Nghĩa, biên giới Cao Miên. Mật khu này, sau khi CS vào, được cải danh thành công trường Hồ Chứa Nước Dầu Tiếng, dưới quyền điều khiển của một cán bộ đảng viên trung kiên, danh xưng là chủ nhiệm công trường, đám công nhân ngụy chúng tôi thường gọi người cán bộ này là Chú Chín.
Chú Chín, như đã nói, vốn là một cán bộ miền Nam tập kết, có nhiều tuổi đảng, chú là người sinh trưởng ở miền Nam nên dù đã tập kết và trở thành đảng viên trung kiên của CS, Chú Chín vẫn có phong thái chân chất, ngôn ngữ thật thà và duy tâm như hầu hết những người sanh trưởng ở miền Nam nước Việt.
Tánh tình chú Chín nhân ái thâm trầm và, có một điều thật là lạ, cho dù chú đã đi tập kết, chiến đấu và sinh hoạt lâu năm như vậy trong hàng ngũ những người CS, Chú vẫn còn giữ được tánh nết nhu mì, biết thương người và đặc biệt hơn cả, Chú rất thương mến các anh chị em công nhân trong công trường làm việc dưới quyền điều động của chú, bất kể người công nhân đó thuộc thành phần con cái "ngụy quân ngụy quyền" bị trưng dụng đi làm thanh niên xung phong hay là những anh em cựu binh lính chế độ cũ như chúng tôi.
Thái độ của chú Chính khác xa với bản chất kiêu binh hống hách, nói phét như cuội vốn là cá tánh của giai cấp lãnh đạo CS mà chúng tôi thường thấy. Cho nên, đám công nhân chúng tôi bớt cảm thấy mặc cảm và, cũng có khi để tâm tìm hiểu thêm về con người riêng tư của Chú Chín.
Địa thế của công trường vốn dĩ là mật khu Dương Minh Châu trong thời chiến, nên nằm sâu tít trong rừng đèo heo hút gió, cây cối um tùm rậm rạp với rừng cỏ tranh che lấp đầu người. Có hai con đường độc đạo, quanh co nhỏ hẹp, nằm khuất trong đám cỏ tranh dành để đi bộ từ công trường ra tới xóm nhà dân cách khoảng chừng hai cây số với đầy rẫy những lỗ bom đào sâu dưới đất, miệng rộng như những cái ao khổng lồ. Người đi bộ nếu lỡ trượt chân rớt xuống, không có người trông thấy để tìm cách thả dây kéo lên thì xem như chết chắc vì khó lòng một mình người đó co ù thể tìm cách nắm được các nhúm cỏ tranh trơn tuột mà leo lên miệng hố cong vòng như cái lòng chảo sâu hoắm này.
Đã có ít nhất vài ba lần, các công nhân cơ hữu thuộc đội lao động thanh niên xung phong, vào những buổi chiều chán ngán cơm hẩm cá thiu ở công trường, họ chịu khó đi bộ ra xóm nhà dân bỏ tiền túi ra để có những bữa cơm "cải thiện", thay thế cho những bữa ăn quá đỗi đạm bạc, chỉ có vài bát cơm hẩm trong khẩu phần ẩm thực với vài ba con cá khô mục hoặc nhúm rau xanh tự trồng với vài muỗng nước muối mặn chát thay thế cho món ăn mặn hàng ngày.
Các anh chị em công nhân ở đây, phần lớn, là thành phần con cái chế độ cũ được Công Ty Xây Dựng Thủy Lợi 9 tọa lạc ở Thị Nghè điều lên vùng khỉ ho cò gáy này để tham gia lao động công trường. Công việc chung của họ là hàng ngày tiếng quân trên một con đường độc đạo khá rộng lớn, xe cộ có thể chạy qua lại được để tự khiêng những tảng đá khổng lồ do nhóm anh em tài xế chúng tôi lái những chiếc xe Liên Sô hiệu MA, xe ZIN ba số 5 lấy đá từ núi đá Biên Hòa hoặc Châu Thới chở về. Công việc thật là nhàm chán và nặng nhọc dưới ánh nắng thiêu đốt với từng cơn gió lốc phủ ngập đất đỏ thổi tới, bám lên những thân xác trẻ tuổi đầy hoa mộng còm cõi của họ hàng ngày.
Chúng tôi, tuy cũng là công nhân, nhưng có điều may mắn hơn là được điều động đi làm phụ xế trên những chiếc xe Zin 3 con 5 hoặc những chiếc xe MA của Liên Sô vĩ đại, hàng ngày được đi ra khỏi công trường về Châu Thới lấy đá để chở về đổ trên con đường lớn này để hoàn thành qui hoạch một con lộ tiêu chuẩn nối liền công trường với các thị xã xa xôi lân cận.
Nhờ được lái xe có giấy lệnh công tác của công trường do Chú Chín ký nhận, mỗi xe chúng tôi đều có trang bị súng ống cá nhân, có cán bộ chỉ đạo dẫn đầu mỗi lần đi công tác chở đá, nên nhóm anh em tài xế chúng tôi, từ tài xế chính (thường là những cán bộ, bộ đội) cho đến tài xế phụ là những người thuộc chế độ VNCH có chuyên môn cao như chúng tôi được tuyển dụng. Ngay từ những ngày đầu ra quân đi chở đá trên các tuyến đường thường lệ, tài xế chính, tài xế phụ chúng tôi dù có khác nhau về ý thức hệ hoặc danh xưng trong chế độ mới của VC, cũng đã rất "tâm đầu ý hợp" trên cả hai phương diện "làm tốt" công tác lẫn những "kỳ công" thu hoạch lợi nhuận trên các chuyến xe từ công trường đến nơi lấy đá bằng những chuyến buôn lậu có kế sách hẳn hòi.
Lợi tức thường từ những chuyến xe trống, nhưng với nhiều cách che giấu tinh vi, chúng tôi lùng sục mua rẻ những mặt hàng lấy từ những con buôn từ vùng biên giới gồm nào là thịt, mỡ heo, củi, gạo, đường, sữa, thuốc lá, v.v... Thật là những con số lợi nhuận rất đáng ca ngợi và hoan hỉ đối với cách lái xe lương tháng vài chục bạc èo uột như chúng tôi.
Từng bọc tiền lời kiếm được thường xuyên mỗi ngày đưa địa vị lao động của nhóm anh em tài xế chở đá chúng tôi đến một giai cấp tiền bạc rủng rỉnh đề huề, dù chỉ ngụy trang dưới một hình thức ngấm ngầm, hoàn toàn trái nghịch với bộ dạng lem nhem dầu mỡ, mồ hôi dầm dề trên những bộ quần áo bảo hộ lao động bạc phếch vì nắng cháy của đám lái xe chúng tôi. Lúc đã kiếm chác được khá nhiều tiền, chúng tôi cũng biết cách "xử lý" đúng điệu với Chú Chín chủ nhiệm công trường, anh phó chủ nhiệm, ban an ninh, đội bảo vệ... Tóm lại, kẻ nhiều người ít, tùy theo chức năng, tùy theo tình hình mà chia chác để giữ mối kiếm ăn lâu dài trong khi cả nước đang dần dần kéo nhau đi vào thời kỳ lang thang đói rách. Bọn công nhân chúng tôi thừa đủ kinh nghiệm khôn ngoan nên luôn luôn áp dụng cung cách ăn đồng chia đủ với tất cả mọi thành phần cán bộ viên chức thẩm quyền liên hệ, ngay cả các đội kiểm tra kinh tế trên các tuyến đường chúng tôi qua lại hàng ngày, chúng tôi cũng không quên đáp lại xứng đáng thái độ làm ngơ của "các đồng chí" mỗi lần nhận ra đoàn xe chở đá từ Công Trường Hồ Chứa Nước Dầu Tiếng hàng chục chiếc xe nối đuôi nhau chạy qua.
Từ lúc có tiền rừng bạc bể trong tay, anh em tài xế chánh, tài xế phụ của chúng tôi cũng không quên những đứa em đứa cháu hiện là những công nhân lao động thuộc nhóm thanh niên tiên tiến của công trường. Điều mà chúng tôi không bao giờ xao lãng về đám thanh thiếu nữ trẻ này, là đa số họ thuộc con cái "ngụy quân ngụy quyền", vốn là những chiến hữu ruột thịt trước đây của chúng tôi. Gặp các em thường xuyên, nhìn các em từng ngày đốt tàn tuổi xuân trên từng viên đá thô nhám trĩu nặng, thân thể mỗi ngày thêm khô héo tàn tạ trong những mùa mưa nắng khắc nghiệt của công trường, lòng tự ái ngấm ngầm không thể bộc lộ của đám tàn binh thua cuộc, chúng tôi chỉ biết im lặng thương xót ngậm ngùi cho tuổi trẻ các em. Nên chi, chuyện cho các em quá giang xe ra khu xóm dân thị xã kiếm thêm những bữa cơm "cải thiện", hay dúi cho các em dăm ba trăm bạc tiền Hồ, các em nữ chút tiền mọn để chi tiêu cho những nhu cầu gương lược trang điểm của con gái là chuyện không có gì cần suy nghĩ của đám tài xế đội lốt "giác ngộ tốt" như chúng tôi.
Các em cũng biết thân phận cam chịu những thua thiệt của hàng ngũ con cháu "ngụy quân ngụy quyền" bằng cách ngấm ngầm liên kết với nhau, gắn bó và chia xẻ nhau tất cả những tâm tư tình cảm tự nhiên nhất của tuổi trẻ. Các em âm thầm chịu đựng những tháng ngày lầm than ở công trường, bên ngoài không hé răng tỏ lộ một lời than van thống trách nhưng bên trong thì sùng sục lửa căm hờn. Rất ý hợp tâm đầu, các em tự biết, đám tài xế phụ chúng tôi tự biết. Chúng tôi kín đáo trao đổi và ngấm ngầm bảo vệ và cảm thông lẫn nhau. Trong số các em, có một cặp nam nữ trẻ tuổi mà tôi biết rõ tông tích, lý lịch. Đứa con trai trên Trần Mạnh Hùng, con của một sĩ quan VNCH cao cấp, thân phụ của Hùng, dĩ nhiên đã lên đường đi cải tạo "10 ngày" chưa thấy dạng trở về sau 2 năm 2 tháng. Đứa con gái, chỉ cần nhìn qua dáng dấp đích thị là một tiểu thư với tấm thân mình hạc xương mai, khuôn mặt bầu bĩnh thông minh đôn hậu như ánh trăng rằm. Bảo Quỳnh là tên đứa con gái, cựu nữ sinh Gia Long học giỏi, đàn dương cầm lại rất hay.
Bảo Quỳnh và Mạnh Hùng là cặp thanh niên trẻ tuổi và thầm lặng nhất của công trường. Họ yêu thương nhau, quấn quít bên nhau như bóng với hình đêm ngày sát cạnh, bất chấp những giáo điều lệnh lạc do chỉ thị của Đoàn của Đảng. Họ sống lủi thủi và lao động bên nhau cho đến một hôm công trường rộn rã lao xao về sự vắng mặt trong buổi điểm danh sáng của Bảo Quỳnh. Mạnh Hùng thì thần sắc như kẻ mất hồn. Em không thể trả lời trước ban Chủ Nhiệm về sự vắng mặt của cô bạn gái hiền lành xinh đẹp trong khi mọi người đều xác nhận chiều ngày hôm trước, hai người còn dẫn nhau đi bộ ra quán bà Tư Thái ngoài thị xã ăn cơm với đĩa dưa cải chua và 2 cánh gà rồi cùng dẫn nhau trở về công trường vào lúc trời vừa nhá nhem tối, có cơn mưa lất phất đầu mùa. Đám thanh niên trẻ đều khẳng định chính mắt họ nhìn thấy hai người ra khỏi nhà bà Tư Thái, trở về công trường theo con đường nhỏ quanh co dưới đám cỏ tranh rậm rạp. Lúc bấy giờ, trời còn tranh tối tranh sáng, nhưng đã không nhìn rõ bóng người, nếu người đi sau cách người đi trước chỉ trong dăm mười thước ngắn ngủi.
Vậy, Bảo Quỳnh đã thất lạc ở đâu? Trong khi Mạnh Quỳnh đã trở về được đến công trường đến sáng hôm nay, tự nhiên hóa thành người không còn thần trí?
Đến nước này chú Chín, Chủ nhiệm công trường đã không còn giữ yên lặng, ông ban hành một thông báo, trong đó, chú có lập lại những điều như trước đây chú đã từng căn dặn đám thanh niên:
- Bây đi đâu thì đi tao không ngăn cản. Nhưng phải nhớ trở lại công trường trước khi trời tối. Trong đêm, nếu phải đi vệ sinh thì phải vào nhà xí, không được đi bừa bãi ngoài hàng rào quanh công trường kẻo ma nó dẫn đi trong đêm thì ráng chịu, tao không có cách gỡ. Tưởng chú Chín đem ma ra làm chỉ thị dọa những đứa nhát gan theo lệ thường. Nào dè, cho đến hôm nay, Bảo Quỳnh tư nhiên biến mất, chú Chín mới tiết lộ cho đám tài xế chúng tôi biết như sau:
- Bảo Quỳnh mất tích chắc có lý do. Tao biết rõ lý do đó, nếu tao đoán không sai. Kể từ nay, đội thanh niên phải tuyệt đối chấp hành lệnh công trường, không được đi đứng bậy bạ trong đêm. Vùng đất này, tao đã từng sống trong thời chiến, tao biết quá rõ, ma quỷ lền khên không ngán chi người phàm. Chuyện bắt người trong đêm tối, dẫn sâu vào rừng sâu cho ăn toàn đất đá, vài ngày sau chỉ còn cái xác lạnh là chuyện đã từng xảy ra. Dạo chiến tranh còn, thiếu chi bọn lính cái đã xui xẻo bị ma dẫn đi cho ăn toàn đất đá, lúc tìm được đem về thì đã thành con ma dại, dở tỉnh dở mê không ra cái giống gì! Tao cá với bọn mày con Bảo Quỳnh là một sự tái diễn, nếu mình không phân tán thành nhiều toán đi lùng kiếm thì chỉ nội nhật hôm nay nó sẽ trở thành cái xác không hồn.
Nhìn khuôn mặt khắc khổ đầy trang nghiêm của chú Chín, nhóm tài xế chúng tôi bắt buộc phải tin những điều chú vừa nói là sự thật. Nghĩ đến đây, tóc gáy chúng tôi dựng đứng, mặt mũi người nào cũng thất sắc y như bị gặp ma.
Theo lệnh, chúng tôi đội tài xế gồm mười mấy chiếc xe của công trường chia nhau đi mỗi xe mỗi hướng. Phía sau thùng xe trống là các thanh niên xung phong. Chúng tôi rời công trường trong cái se lạnh của những ngày tháng cuối năm. Mặt trời mới vừa chớm khỏi những ngọn cây cao rải rác đó đây trong rừng, sương đêm còn đọng đầy trên từng cành cây bụi lá.
Sau nửa giờ lái xe len lỏi qua những tàn cây cao, che kín bởi đám cỏ tranh và phải lái thật khéo và tinh tế để tránh xe rơi xuống các hố bom sâu bị che kín bởi lá cây che lấp lâu ngày, xe chúng tôi ra khỏi đám cây cao um tùm ẩm thấp, nhìn thấy cả một cánh đồng cỏ hoang dưới nắng cháy của những ngày cuối năm.
Trước mắt chúng tôi hiện ra một hình ảnh kinh hoàng không phải trong đêm thâu u tối mà ngay giữa thanh niên bạch nhật có hàng chục con mắt chứng kiến: thân xác của Bảo Quỳnh nằm bất động trong một vũng nước lầy, quần áo tả tơi rách nát để lộ ra một thân thể lõa lồ với mảnh lưng trần trắng xanh như màu bạch ngọc đang ngả sang màu tái của xác chết không hồn. Chúng tôi thận trọng cầm súng xuống xe, từng bước tiến đến chỗ Bảo Quỳnh đang nằm bất động. Chú Chín đã đoán không sai.
Bảo Quỳnh đã bị ma đất trong rừng dẫn đi trong đêm tối, nó dẫn cô gái đáng thương này đi ngay trong cơn khiếp sợ mê sảng của Mạnh Hùng nên cho dù hai người có đang cùng đi chung, bị tách ra, Mạnh Hùng vẫn không còn tỉnh táo để chống lại ý muốn của loài ma rừng độc địa hòng cứu lấy cô bạn gái đáng thương. Ma rừng sai khiến bước chân không hồn của cô gái đi càng sâu vào rừng bao nhiều càng tốt, sau đó, ma đất xúi bẩy cô gái tự cào đất nhét kín vào mồm và nuốt vào cổ họng giống như người ăn xôi bắp cho đến khi đất ướt dẻo đọng kín cổ họng, không thở được nữa thì chết luôn. Nhưng sự độc địa của loài ma rừng này không phải chỉ có vậy. Trước cái chết kinh dị của người nữ công nhân vắn số và trẻ tuổi này, nàng sẽ trở thành một loại hồn ma linh thiêng và cực kỳ tàn nhẫn. Có nghĩa là hồn ma Bảo Quỳnh sẽ có ngày hiện về để gieo rắc thêm những cái chết khác nếu hồn ma còn vương vấn duyên nợ với bất cứ ai khi còn sống, hồn ma còn nặng nghĩa ân tình. Vậy ai sẽ là người phải nhận chịu số phận xui rủi này nếu không phải là Mạnh Hùng, vốn là người khi còn sống, Bảo Quỳnh đã tin yêu và vô cùng thương nhớ?
Chú Chín chủ nhiệm công trường, dù là một cán bộ trung kiên vô thần của đảng CS cũng lộ vẻ thất kinh khi nhận báo cáo đầu tiên của nhóm tìm kiếm báo về cái chết hiển nhiên của Bảo Quỳnh. Việc đầu tiên chú quyết định là, ngay lập tức, xin lệnh điều Mạnh Hùng về công tác ở thành phố để hòng cứu lấy sinh mạng của em vì chú dám đoan chắc hồn ma Bảo Quỳnh sẽ có lúc trở về lấy mạng của Mạnh Hùng, phải chết chung như số phận của Bảo Quỳnh.
Hôm đó là ngày 29 tháng Chạp. Những công nhân được hưởng đặc ân về nhà ăn tết đã được cấp giấy phép và được đội vận chuyển chở ra quốc lộ đón xe về vui xuân với gia đình. Công trường chỉ còn lại số ít cán bộ công nhân phải ở lại, chờ đợt đi phép thứ hai, sau tết. Nhưng, chú cũng không thể chờ đợi lâu hơn. Một mặt chú cho báo tin khẩn cấp cho thân nhân Bảo Quỳnh lên công trường nhận xác, mặt khác chú điện khẩn cấp về trung ương để xin quyết định cho Mạnh Hùng được sớm rời khỏi công trường.
Nhưng trời không chiều lòng người. Thủ Trưởng ở trung ương của Công Ty Xây Dựng Thủy Lợi 9 đã về quê tận Quảng Ninh ăn tết, nên đề nghị của Chủ nhiệm công trường Hồ Chứa Nước Dầu Tiếng đành phải đợi đến ngày ông thủ trưởng lớn hơn trở lại nhiệm sở mới có thể giải quyết. Vì vậy, Mạnh Hùng, dù chỉ cần đợi cho qua mấy ngày tết ngắn ngủi, cũng phải ở lại đón xuân hiu quạnh ở công trường với tâm trạng buồn đau thương nhớ cô bạn gái khi xưa.
Buổi chiều cuối năm nơi công trường đèo heo hút gió thật quạnh quẽ thê lương. Chú Chín ở miết trong phòng với vợ con nghe đài phát những bài hát đón xuân buồn thê thiết. Dưới hai dãy nhà ở của công nhân cũng lặng lẽ không một bóng người. Đội vận tải, với những chiếc xe ZIN, xe MA đã được bảo quản, lau chùi sạch sẽ nằm thẳng lớp im lìm, đám công nhân tài xế, phần đi phép, phần lẻn ra xóm nhà dân vui xuân nên công trường cũng chẳng có bóng dáng một ai.
Tôi và xế chính Nguyễn Văn Sinh làm sao chịu thấu cái quạnh quẽ của những giây phút giao mùa, bèn rủ nhau cuốc bộ ra nhà bà Tư Thái làm một bữa chén cuối năm say bí tỉ cần câu.
Hai chúng tôi, một cách mạng trái mùa, một tên lính thua trận, khoác lấy tay nhau, ngả nghiêng bước, chìm khuất trong đám cỏ tranh tối tăm tịch mịch, trở lại công trường với những cảm xúc hư không trống rỗng, không nghĩ gì tới những giờ phút còn lại của lúc giao mùa.
Bỗng nhiên, Sinh nghêu ngao cất cao một bài hát.... "Nếu mai không nở, tao đâu biết xuân về hay chưa..." Phải vậy không mày?. Rồi Sinh phá ra cười trong đêm tối, giữa cái rùng rợn của đêm trừ tịch trong đám cỏ tranh. Quá nửa khuya, tức là qua giao thừa, chúng tôi đang say ngủ, bỗng bàng hoàng thức giấc sau những tiếng la thất thanh vọng đến từ dãy nhà công nhân. Những cái đèn màu vàng ệch được bật sáng khắp nơi. Chúng tôi vội vã chạy về phía có tiếng thét gào ban nãy. Mạnh Hùng nằm chết tự lúc nào, xác vắt ngang ngưỡng cửa, tay chân mồm miệng dính đầy đất cát giống hệt như kiểu chết oan khiên của Bảo Quỳnh.
Thế là những kinh nghiệm ghê gớm về loại ma rừng của Chú Chín cùng những gì chú dự liệu đã xảy ra đúng như lời chú nói. Chỉ có điều là chú không thể chạy kịp được với thời gian để cố cứu mạng cho Mạnh Hùng. Phải chăng, đó là tại số mệnh. Số mệnh oan nghiệt của hai người trẻ tuổi thua cuộc vì trận chiến cha ông, vì họ đã yêu nhau đến chết cũng phải chịu chung nỗi ngậm ngùi?
Chú Chín buồn bã nhìn xác Mạnh Hùng, miệng lẩm bẩm:
- Mẹ! Đã biết mà không làm gì kịp.
Rõ ràng Bảo Quỳnh đã hóa thành loài ma đất, trở về công trường để biến thành con ma nữ đêm giao thừa để bắt hồn Mạnh Hùng phải cùng đi với em sang bên kia thế giới cho trọn nghĩa yêu đương, theo như thói quen của loài ma đất.
Chú Chín, như đã nói, vốn là một cán bộ miền Nam tập kết, có nhiều tuổi đảng, chú là người sinh trưởng ở miền Nam nên dù đã tập kết và trở thành đảng viên trung kiên của CS, Chú Chín vẫn có phong thái chân chất, ngôn ngữ thật thà và duy tâm như hầu hết những người sanh trưởng ở miền Nam nước Việt.
Tánh tình chú Chín nhân ái thâm trầm và, có một điều thật là lạ, cho dù chú đã đi tập kết, chiến đấu và sinh hoạt lâu năm như vậy trong hàng ngũ những người CS, Chú vẫn còn giữ được tánh nết nhu mì, biết thương người và đặc biệt hơn cả, Chú rất thương mến các anh chị em công nhân trong công trường làm việc dưới quyền điều động của chú, bất kể người công nhân đó thuộc thành phần con cái "ngụy quân ngụy quyền" bị trưng dụng đi làm thanh niên xung phong hay là những anh em cựu binh lính chế độ cũ như chúng tôi.
Thái độ của chú Chính khác xa với bản chất kiêu binh hống hách, nói phét như cuội vốn là cá tánh của giai cấp lãnh đạo CS mà chúng tôi thường thấy. Cho nên, đám công nhân chúng tôi bớt cảm thấy mặc cảm và, cũng có khi để tâm tìm hiểu thêm về con người riêng tư của Chú Chín.
Địa thế của công trường vốn dĩ là mật khu Dương Minh Châu trong thời chiến, nên nằm sâu tít trong rừng đèo heo hút gió, cây cối um tùm rậm rạp với rừng cỏ tranh che lấp đầu người. Có hai con đường độc đạo, quanh co nhỏ hẹp, nằm khuất trong đám cỏ tranh dành để đi bộ từ công trường ra tới xóm nhà dân cách khoảng chừng hai cây số với đầy rẫy những lỗ bom đào sâu dưới đất, miệng rộng như những cái ao khổng lồ. Người đi bộ nếu lỡ trượt chân rớt xuống, không có người trông thấy để tìm cách thả dây kéo lên thì xem như chết chắc vì khó lòng một mình người đó co ù thể tìm cách nắm được các nhúm cỏ tranh trơn tuột mà leo lên miệng hố cong vòng như cái lòng chảo sâu hoắm này.
Đã có ít nhất vài ba lần, các công nhân cơ hữu thuộc đội lao động thanh niên xung phong, vào những buổi chiều chán ngán cơm hẩm cá thiu ở công trường, họ chịu khó đi bộ ra xóm nhà dân bỏ tiền túi ra để có những bữa cơm "cải thiện", thay thế cho những bữa ăn quá đỗi đạm bạc, chỉ có vài bát cơm hẩm trong khẩu phần ẩm thực với vài ba con cá khô mục hoặc nhúm rau xanh tự trồng với vài muỗng nước muối mặn chát thay thế cho món ăn mặn hàng ngày.
Các anh chị em công nhân ở đây, phần lớn, là thành phần con cái chế độ cũ được Công Ty Xây Dựng Thủy Lợi 9 tọa lạc ở Thị Nghè điều lên vùng khỉ ho cò gáy này để tham gia lao động công trường. Công việc chung của họ là hàng ngày tiếng quân trên một con đường độc đạo khá rộng lớn, xe cộ có thể chạy qua lại được để tự khiêng những tảng đá khổng lồ do nhóm anh em tài xế chúng tôi lái những chiếc xe Liên Sô hiệu MA, xe ZIN ba số 5 lấy đá từ núi đá Biên Hòa hoặc Châu Thới chở về. Công việc thật là nhàm chán và nặng nhọc dưới ánh nắng thiêu đốt với từng cơn gió lốc phủ ngập đất đỏ thổi tới, bám lên những thân xác trẻ tuổi đầy hoa mộng còm cõi của họ hàng ngày.
Chúng tôi, tuy cũng là công nhân, nhưng có điều may mắn hơn là được điều động đi làm phụ xế trên những chiếc xe Zin 3 con 5 hoặc những chiếc xe MA của Liên Sô vĩ đại, hàng ngày được đi ra khỏi công trường về Châu Thới lấy đá để chở về đổ trên con đường lớn này để hoàn thành qui hoạch một con lộ tiêu chuẩn nối liền công trường với các thị xã xa xôi lân cận.
Nhờ được lái xe có giấy lệnh công tác của công trường do Chú Chín ký nhận, mỗi xe chúng tôi đều có trang bị súng ống cá nhân, có cán bộ chỉ đạo dẫn đầu mỗi lần đi công tác chở đá, nên nhóm anh em tài xế chúng tôi, từ tài xế chính (thường là những cán bộ, bộ đội) cho đến tài xế phụ là những người thuộc chế độ VNCH có chuyên môn cao như chúng tôi được tuyển dụng. Ngay từ những ngày đầu ra quân đi chở đá trên các tuyến đường thường lệ, tài xế chính, tài xế phụ chúng tôi dù có khác nhau về ý thức hệ hoặc danh xưng trong chế độ mới của VC, cũng đã rất "tâm đầu ý hợp" trên cả hai phương diện "làm tốt" công tác lẫn những "kỳ công" thu hoạch lợi nhuận trên các chuyến xe từ công trường đến nơi lấy đá bằng những chuyến buôn lậu có kế sách hẳn hòi.
Lợi tức thường từ những chuyến xe trống, nhưng với nhiều cách che giấu tinh vi, chúng tôi lùng sục mua rẻ những mặt hàng lấy từ những con buôn từ vùng biên giới gồm nào là thịt, mỡ heo, củi, gạo, đường, sữa, thuốc lá, v.v... Thật là những con số lợi nhuận rất đáng ca ngợi và hoan hỉ đối với cách lái xe lương tháng vài chục bạc èo uột như chúng tôi.
Từng bọc tiền lời kiếm được thường xuyên mỗi ngày đưa địa vị lao động của nhóm anh em tài xế chở đá chúng tôi đến một giai cấp tiền bạc rủng rỉnh đề huề, dù chỉ ngụy trang dưới một hình thức ngấm ngầm, hoàn toàn trái nghịch với bộ dạng lem nhem dầu mỡ, mồ hôi dầm dề trên những bộ quần áo bảo hộ lao động bạc phếch vì nắng cháy của đám lái xe chúng tôi. Lúc đã kiếm chác được khá nhiều tiền, chúng tôi cũng biết cách "xử lý" đúng điệu với Chú Chín chủ nhiệm công trường, anh phó chủ nhiệm, ban an ninh, đội bảo vệ... Tóm lại, kẻ nhiều người ít, tùy theo chức năng, tùy theo tình hình mà chia chác để giữ mối kiếm ăn lâu dài trong khi cả nước đang dần dần kéo nhau đi vào thời kỳ lang thang đói rách. Bọn công nhân chúng tôi thừa đủ kinh nghiệm khôn ngoan nên luôn luôn áp dụng cung cách ăn đồng chia đủ với tất cả mọi thành phần cán bộ viên chức thẩm quyền liên hệ, ngay cả các đội kiểm tra kinh tế trên các tuyến đường chúng tôi qua lại hàng ngày, chúng tôi cũng không quên đáp lại xứng đáng thái độ làm ngơ của "các đồng chí" mỗi lần nhận ra đoàn xe chở đá từ Công Trường Hồ Chứa Nước Dầu Tiếng hàng chục chiếc xe nối đuôi nhau chạy qua.
Từ lúc có tiền rừng bạc bể trong tay, anh em tài xế chánh, tài xế phụ của chúng tôi cũng không quên những đứa em đứa cháu hiện là những công nhân lao động thuộc nhóm thanh niên tiên tiến của công trường. Điều mà chúng tôi không bao giờ xao lãng về đám thanh thiếu nữ trẻ này, là đa số họ thuộc con cái "ngụy quân ngụy quyền", vốn là những chiến hữu ruột thịt trước đây của chúng tôi. Gặp các em thường xuyên, nhìn các em từng ngày đốt tàn tuổi xuân trên từng viên đá thô nhám trĩu nặng, thân thể mỗi ngày thêm khô héo tàn tạ trong những mùa mưa nắng khắc nghiệt của công trường, lòng tự ái ngấm ngầm không thể bộc lộ của đám tàn binh thua cuộc, chúng tôi chỉ biết im lặng thương xót ngậm ngùi cho tuổi trẻ các em. Nên chi, chuyện cho các em quá giang xe ra khu xóm dân thị xã kiếm thêm những bữa cơm "cải thiện", hay dúi cho các em dăm ba trăm bạc tiền Hồ, các em nữ chút tiền mọn để chi tiêu cho những nhu cầu gương lược trang điểm của con gái là chuyện không có gì cần suy nghĩ của đám tài xế đội lốt "giác ngộ tốt" như chúng tôi.
Các em cũng biết thân phận cam chịu những thua thiệt của hàng ngũ con cháu "ngụy quân ngụy quyền" bằng cách ngấm ngầm liên kết với nhau, gắn bó và chia xẻ nhau tất cả những tâm tư tình cảm tự nhiên nhất của tuổi trẻ. Các em âm thầm chịu đựng những tháng ngày lầm than ở công trường, bên ngoài không hé răng tỏ lộ một lời than van thống trách nhưng bên trong thì sùng sục lửa căm hờn. Rất ý hợp tâm đầu, các em tự biết, đám tài xế phụ chúng tôi tự biết. Chúng tôi kín đáo trao đổi và ngấm ngầm bảo vệ và cảm thông lẫn nhau. Trong số các em, có một cặp nam nữ trẻ tuổi mà tôi biết rõ tông tích, lý lịch. Đứa con trai trên Trần Mạnh Hùng, con của một sĩ quan VNCH cao cấp, thân phụ của Hùng, dĩ nhiên đã lên đường đi cải tạo "10 ngày" chưa thấy dạng trở về sau 2 năm 2 tháng. Đứa con gái, chỉ cần nhìn qua dáng dấp đích thị là một tiểu thư với tấm thân mình hạc xương mai, khuôn mặt bầu bĩnh thông minh đôn hậu như ánh trăng rằm. Bảo Quỳnh là tên đứa con gái, cựu nữ sinh Gia Long học giỏi, đàn dương cầm lại rất hay.
Bảo Quỳnh và Mạnh Hùng là cặp thanh niên trẻ tuổi và thầm lặng nhất của công trường. Họ yêu thương nhau, quấn quít bên nhau như bóng với hình đêm ngày sát cạnh, bất chấp những giáo điều lệnh lạc do chỉ thị của Đoàn của Đảng. Họ sống lủi thủi và lao động bên nhau cho đến một hôm công trường rộn rã lao xao về sự vắng mặt trong buổi điểm danh sáng của Bảo Quỳnh. Mạnh Hùng thì thần sắc như kẻ mất hồn. Em không thể trả lời trước ban Chủ Nhiệm về sự vắng mặt của cô bạn gái hiền lành xinh đẹp trong khi mọi người đều xác nhận chiều ngày hôm trước, hai người còn dẫn nhau đi bộ ra quán bà Tư Thái ngoài thị xã ăn cơm với đĩa dưa cải chua và 2 cánh gà rồi cùng dẫn nhau trở về công trường vào lúc trời vừa nhá nhem tối, có cơn mưa lất phất đầu mùa. Đám thanh niên trẻ đều khẳng định chính mắt họ nhìn thấy hai người ra khỏi nhà bà Tư Thái, trở về công trường theo con đường nhỏ quanh co dưới đám cỏ tranh rậm rạp. Lúc bấy giờ, trời còn tranh tối tranh sáng, nhưng đã không nhìn rõ bóng người, nếu người đi sau cách người đi trước chỉ trong dăm mười thước ngắn ngủi.
Vậy, Bảo Quỳnh đã thất lạc ở đâu? Trong khi Mạnh Quỳnh đã trở về được đến công trường đến sáng hôm nay, tự nhiên hóa thành người không còn thần trí?
Đến nước này chú Chín, Chủ nhiệm công trường đã không còn giữ yên lặng, ông ban hành một thông báo, trong đó, chú có lập lại những điều như trước đây chú đã từng căn dặn đám thanh niên:
- Bây đi đâu thì đi tao không ngăn cản. Nhưng phải nhớ trở lại công trường trước khi trời tối. Trong đêm, nếu phải đi vệ sinh thì phải vào nhà xí, không được đi bừa bãi ngoài hàng rào quanh công trường kẻo ma nó dẫn đi trong đêm thì ráng chịu, tao không có cách gỡ. Tưởng chú Chín đem ma ra làm chỉ thị dọa những đứa nhát gan theo lệ thường. Nào dè, cho đến hôm nay, Bảo Quỳnh tư nhiên biến mất, chú Chín mới tiết lộ cho đám tài xế chúng tôi biết như sau:
- Bảo Quỳnh mất tích chắc có lý do. Tao biết rõ lý do đó, nếu tao đoán không sai. Kể từ nay, đội thanh niên phải tuyệt đối chấp hành lệnh công trường, không được đi đứng bậy bạ trong đêm. Vùng đất này, tao đã từng sống trong thời chiến, tao biết quá rõ, ma quỷ lền khên không ngán chi người phàm. Chuyện bắt người trong đêm tối, dẫn sâu vào rừng sâu cho ăn toàn đất đá, vài ngày sau chỉ còn cái xác lạnh là chuyện đã từng xảy ra. Dạo chiến tranh còn, thiếu chi bọn lính cái đã xui xẻo bị ma dẫn đi cho ăn toàn đất đá, lúc tìm được đem về thì đã thành con ma dại, dở tỉnh dở mê không ra cái giống gì! Tao cá với bọn mày con Bảo Quỳnh là một sự tái diễn, nếu mình không phân tán thành nhiều toán đi lùng kiếm thì chỉ nội nhật hôm nay nó sẽ trở thành cái xác không hồn.
Nhìn khuôn mặt khắc khổ đầy trang nghiêm của chú Chín, nhóm tài xế chúng tôi bắt buộc phải tin những điều chú vừa nói là sự thật. Nghĩ đến đây, tóc gáy chúng tôi dựng đứng, mặt mũi người nào cũng thất sắc y như bị gặp ma.
Theo lệnh, chúng tôi đội tài xế gồm mười mấy chiếc xe của công trường chia nhau đi mỗi xe mỗi hướng. Phía sau thùng xe trống là các thanh niên xung phong. Chúng tôi rời công trường trong cái se lạnh của những ngày tháng cuối năm. Mặt trời mới vừa chớm khỏi những ngọn cây cao rải rác đó đây trong rừng, sương đêm còn đọng đầy trên từng cành cây bụi lá.
Sau nửa giờ lái xe len lỏi qua những tàn cây cao, che kín bởi đám cỏ tranh và phải lái thật khéo và tinh tế để tránh xe rơi xuống các hố bom sâu bị che kín bởi lá cây che lấp lâu ngày, xe chúng tôi ra khỏi đám cây cao um tùm ẩm thấp, nhìn thấy cả một cánh đồng cỏ hoang dưới nắng cháy của những ngày cuối năm.
Trước mắt chúng tôi hiện ra một hình ảnh kinh hoàng không phải trong đêm thâu u tối mà ngay giữa thanh niên bạch nhật có hàng chục con mắt chứng kiến: thân xác của Bảo Quỳnh nằm bất động trong một vũng nước lầy, quần áo tả tơi rách nát để lộ ra một thân thể lõa lồ với mảnh lưng trần trắng xanh như màu bạch ngọc đang ngả sang màu tái của xác chết không hồn. Chúng tôi thận trọng cầm súng xuống xe, từng bước tiến đến chỗ Bảo Quỳnh đang nằm bất động. Chú Chín đã đoán không sai.
Bảo Quỳnh đã bị ma đất trong rừng dẫn đi trong đêm tối, nó dẫn cô gái đáng thương này đi ngay trong cơn khiếp sợ mê sảng của Mạnh Hùng nên cho dù hai người có đang cùng đi chung, bị tách ra, Mạnh Hùng vẫn không còn tỉnh táo để chống lại ý muốn của loài ma rừng độc địa hòng cứu lấy cô bạn gái đáng thương. Ma rừng sai khiến bước chân không hồn của cô gái đi càng sâu vào rừng bao nhiều càng tốt, sau đó, ma đất xúi bẩy cô gái tự cào đất nhét kín vào mồm và nuốt vào cổ họng giống như người ăn xôi bắp cho đến khi đất ướt dẻo đọng kín cổ họng, không thở được nữa thì chết luôn. Nhưng sự độc địa của loài ma rừng này không phải chỉ có vậy. Trước cái chết kinh dị của người nữ công nhân vắn số và trẻ tuổi này, nàng sẽ trở thành một loại hồn ma linh thiêng và cực kỳ tàn nhẫn. Có nghĩa là hồn ma Bảo Quỳnh sẽ có ngày hiện về để gieo rắc thêm những cái chết khác nếu hồn ma còn vương vấn duyên nợ với bất cứ ai khi còn sống, hồn ma còn nặng nghĩa ân tình. Vậy ai sẽ là người phải nhận chịu số phận xui rủi này nếu không phải là Mạnh Hùng, vốn là người khi còn sống, Bảo Quỳnh đã tin yêu và vô cùng thương nhớ?
Chú Chín chủ nhiệm công trường, dù là một cán bộ trung kiên vô thần của đảng CS cũng lộ vẻ thất kinh khi nhận báo cáo đầu tiên của nhóm tìm kiếm báo về cái chết hiển nhiên của Bảo Quỳnh. Việc đầu tiên chú quyết định là, ngay lập tức, xin lệnh điều Mạnh Hùng về công tác ở thành phố để hòng cứu lấy sinh mạng của em vì chú dám đoan chắc hồn ma Bảo Quỳnh sẽ có lúc trở về lấy mạng của Mạnh Hùng, phải chết chung như số phận của Bảo Quỳnh.
Hôm đó là ngày 29 tháng Chạp. Những công nhân được hưởng đặc ân về nhà ăn tết đã được cấp giấy phép và được đội vận chuyển chở ra quốc lộ đón xe về vui xuân với gia đình. Công trường chỉ còn lại số ít cán bộ công nhân phải ở lại, chờ đợt đi phép thứ hai, sau tết. Nhưng, chú cũng không thể chờ đợi lâu hơn. Một mặt chú cho báo tin khẩn cấp cho thân nhân Bảo Quỳnh lên công trường nhận xác, mặt khác chú điện khẩn cấp về trung ương để xin quyết định cho Mạnh Hùng được sớm rời khỏi công trường.
Nhưng trời không chiều lòng người. Thủ Trưởng ở trung ương của Công Ty Xây Dựng Thủy Lợi 9 đã về quê tận Quảng Ninh ăn tết, nên đề nghị của Chủ nhiệm công trường Hồ Chứa Nước Dầu Tiếng đành phải đợi đến ngày ông thủ trưởng lớn hơn trở lại nhiệm sở mới có thể giải quyết. Vì vậy, Mạnh Hùng, dù chỉ cần đợi cho qua mấy ngày tết ngắn ngủi, cũng phải ở lại đón xuân hiu quạnh ở công trường với tâm trạng buồn đau thương nhớ cô bạn gái khi xưa.
Buổi chiều cuối năm nơi công trường đèo heo hút gió thật quạnh quẽ thê lương. Chú Chín ở miết trong phòng với vợ con nghe đài phát những bài hát đón xuân buồn thê thiết. Dưới hai dãy nhà ở của công nhân cũng lặng lẽ không một bóng người. Đội vận tải, với những chiếc xe ZIN, xe MA đã được bảo quản, lau chùi sạch sẽ nằm thẳng lớp im lìm, đám công nhân tài xế, phần đi phép, phần lẻn ra xóm nhà dân vui xuân nên công trường cũng chẳng có bóng dáng một ai.
Tôi và xế chính Nguyễn Văn Sinh làm sao chịu thấu cái quạnh quẽ của những giây phút giao mùa, bèn rủ nhau cuốc bộ ra nhà bà Tư Thái làm một bữa chén cuối năm say bí tỉ cần câu.
Hai chúng tôi, một cách mạng trái mùa, một tên lính thua trận, khoác lấy tay nhau, ngả nghiêng bước, chìm khuất trong đám cỏ tranh tối tăm tịch mịch, trở lại công trường với những cảm xúc hư không trống rỗng, không nghĩ gì tới những giờ phút còn lại của lúc giao mùa.
Bỗng nhiên, Sinh nghêu ngao cất cao một bài hát.... "Nếu mai không nở, tao đâu biết xuân về hay chưa..." Phải vậy không mày?. Rồi Sinh phá ra cười trong đêm tối, giữa cái rùng rợn của đêm trừ tịch trong đám cỏ tranh. Quá nửa khuya, tức là qua giao thừa, chúng tôi đang say ngủ, bỗng bàng hoàng thức giấc sau những tiếng la thất thanh vọng đến từ dãy nhà công nhân. Những cái đèn màu vàng ệch được bật sáng khắp nơi. Chúng tôi vội vã chạy về phía có tiếng thét gào ban nãy. Mạnh Hùng nằm chết tự lúc nào, xác vắt ngang ngưỡng cửa, tay chân mồm miệng dính đầy đất cát giống hệt như kiểu chết oan khiên của Bảo Quỳnh.
Thế là những kinh nghiệm ghê gớm về loại ma rừng của Chú Chín cùng những gì chú dự liệu đã xảy ra đúng như lời chú nói. Chỉ có điều là chú không thể chạy kịp được với thời gian để cố cứu mạng cho Mạnh Hùng. Phải chăng, đó là tại số mệnh. Số mệnh oan nghiệt của hai người trẻ tuổi thua cuộc vì trận chiến cha ông, vì họ đã yêu nhau đến chết cũng phải chịu chung nỗi ngậm ngùi?
Chú Chín buồn bã nhìn xác Mạnh Hùng, miệng lẩm bẩm:
- Mẹ! Đã biết mà không làm gì kịp.
Rõ ràng Bảo Quỳnh đã hóa thành loài ma đất, trở về công trường để biến thành con ma nữ đêm giao thừa để bắt hồn Mạnh Hùng phải cùng đi với em sang bên kia thế giới cho trọn nghĩa yêu đương, theo như thói quen của loài ma đất.