"Lúc ngồi trên võ lãi, trùm áo mưa, nước tung trắng xóa, trên đầu thì mưa như trút nước khắp một dòng sông, lâu lâu cũng hé hé nhìn trời, nước thiệt là dạt dào cảm xúc mà.
Tôi đã có cơ hội được " đọc" được tâm sự của người con xa quê trong những trở về..... Và hôm nay, cũng thế."
Trích - Nguyễn Thành.
Đó là những cảm nhận của anh Thành khi về Tân Đức chơi với nó, có lẽ một phần vì đường quá xa, và cực quá nên anh mới có cám xúc như là chính anh về với quê hương của anh. Ừ mà anh cũng là người nhà quê mà, anh nói quê anh ở Cần Thơ, mang tiếng là thành phố trung tâm của cả khu vực Đồng Bằng rộng lớn ấy, anh cũng thuộc loại hai lúa nữa mùa, nhà quê pha lẩn chút thành thị. Mà hỏng hiểu sao mà ổng lại xin vào cái dự án của một tổ chức quốc tế đó để về với cái xứ Cà Mau này, mà nhắc đến là người ta nghỉ ngay đến nào là muỗi, qua sông vẩn phải luỵ đò, xứ mà tình trạng mù chữ, bỏ học giữa chừng nhiều lắm hay là cái xứ nào đó tận miệt U Minh nó buồn dử tợn à nghe.
Bây giờ Cà Mau giờ không còn là cái xứ tối om, tối hù như hồi đó nữa. Hiện nay Thành Phố Cà Mau là trung tâm hành chính của tỉnh và là thành phố loại 2 rất là nhộn nhịp, đến nổi mỗi khi tôi về quê đều ngạc nhiên với sức phát triển của tp Cà Mau, mỗi lần về đều có cái khác cái mới. Mà phải nhắc đến cái vụ buồn nè, Cà Mau cũng như những nơi khác của Miền Tây thôi, như cái miệt Vĩnh Hưng quê của thằng bạn nó, đường đi còn khó gắp mấy lần về Cà Mau nữa, thử một lần ra ngoài mé ruộng la thiệt là lớn "tui yêu quê tui" đảm bảo luôn là số người nghe được chắc đếm trên đầu ngón tay à nghe.
Cuộc sống thì y chan nhau à, người ta hiếu khách và thiệt tình lắm, khách tới nhà thì chủ nhà có cái gì thì đãi cái đó, còn không có thì qua hàng xóm mượn, hôm sau trả lại. Thiệt là tui rất thích cái này đó nghe. Có khác khác với nhiều tỉnh trên là đi lại bằng xuồng hay là võ lãi mà anh Thành đã cảm nhận, cùng với Cà Mau thì Bạc Liêu, Sóc Trăng thì Kiên Giang là nơi sáng tạo ra chiếc võ lãi mà tên nguyên thuỷ của nó là Tắc Ráng. Ban đầu Võ Lãi được làm bằng cây gổ địa phương sau này có một cty ở Kiên Giang đầu tư làm bằng chất liệu composite bền, nhẹ, mẫu mã đẹp nên rất được lòng bà con xứ mình. Dần dần nó trở thành nhu cầu mà gia đình nào cũng có một chiếc thay cho chiếc xuồng, tắc ráng bằng cây thời mới sáng tạo. Nó hiện giờ được xem là biểu tượng của tốc độ trên sông nước, phương tiện đi lại chủ yếu của người dân,trở thành nét văn hoá đặt trưng ở Cà Mau và Cà Mau được xem là thiên đường của Võ Lãi.
Phải nói là hôm đó anh Quốc, chạy chiếc võ lãi có gắn thêm động cơ dầu chạy rất vọt. Vọt là động từ chỉ tốc độ nhanh, Vọt hay vượt lên những gì đang di chuyển qua mặt đối phương. Còn nhớ mấy năm trước ở huyện Đầm Dơi thường xuyên tổ chức cuộc thi đua võ lãi, thu hút rất nhiều tài công, tai lái cừ khôi tham gia, phương tiện để tham gia là một chiếc võ lãi dài 7m7 còn động cơ thì máy Vangga 60 mã lực, hoặc honda 130 mã lực. Máy nào cùng mã lực thì thi chung nhau, hai chiếc cùng nhau lướt trên sóng chiếc nào Vọt thì vượt về đích trước cứ thế, từng cặp từng cặp loại nhau đến vòng chung kết thì ông trời cũng chuẩn bị đi ngủ mất rồi.
Hôm đó anh Thành thấy mấy chị mình chạy máy phơi phới trên sông mà trầm trồ khen ngợi, thiệt khâm phục con gái xứ này. Một tay láy máy chạy vù vù còn tay kia khom lưng tác nước xuồng hoặc cầm vành nón lá để dể chạy hơn. Hôm đó nó cũng quên mất là dạy cho anh Thành vài bước căn bản để chạy xuồng, mà chỉ rủ ổng nhậu hoài. Với một phần hôm đó nước rút sát khô luôn, sao mà tập được. Ở khu vực bán đảo Cà Mau có thế độ bán Nhật Triều là một ngày trong 24h hai lần nước lên và hai lần nước xuống, một tháng 30 ngày thì có 15 ngày nước kém và 15 ngày nước rong. Nước rong là lúc đỉnh điểm, nước cao nhất trong ngày và trong tháng đây là cũng là thời điểm bà con sổ tôm hay còn gọi là thu hoạch. Còn nước kém là lúc nước rút thấp nhất trong ngày.
Dòng sông là thế đó, khi thì mang nặng phù sa. Khi thì lai rút hết nước như là giận và đổ lổi cho con người tại sao lại tàn phá thiên nhiên đến vậy. Lúc trước dòng sông nhỏ lắm nhưng từ khi có những chiếc võ gắn động cơ ra đời thì chạy nhanh ai cũng phải công nhận, mặt trái của nó là làm sạc lở đất hai bên bờ sông, làm sông ngày càng rộng hơn, nước chảy hung tợn hơn và giận dữ nhiều hơn. Đến nổi hiện nay phần đất của nhà ai thì tự làm bờ kè bằng xi măng để chống lở đất vừa đảm bảo mỹ quan với ngôi nhà, giống như là trang trí thêm vậy thôi. Còn hộ nào không đủ điều kiện thì phải trồng mắm, dừa nước trước mé sông để giảm sạc lở nhưng cách này thì phải chiệu khó, một năm trồng lại một lần vì gốc cây bị sóng đánh nên bị nghiên đổ,... Với lại cây cối che mất cả cái mặt tiền nhà nên phải dọn bớt.
Mà hiện nay trên tỉnh cũng có đầu tư làm mấy cái cống điều tiết dòng chảy đở đở phần nào, mà mấy cái cống đó đầu tư cũng nhiều tiền lắm. Mong là mấy cái cống phát huy thêm hiệu quả, chứ đừng để xây rồi không làm gì lại tốn kém rồi mấy chục năm nữa lại bỏ cả đống tiền phá huỷ vì nó cản trở lưu thông đường thuỷ vì sông lở rộng hơn cống mất rồi. Mà cái chuyện này có à nghe, ổng thấy nhiều lắm rồi. Cái cống thì chiều ngang có hơn chục mét, còn sông đã rộng đến trăm mét, cống thì vẩn bơ vơ lặng lẽ với bao con nước lớn ròng và lọt thỏm trong lòng sông, trở thành một phần của dòng sông.
Có một thời nhà nước đấp đập ngăn mặn giử ngọt để trồng lúa, mà cái vùng xung quanh thì nước mặn dân mình thì cực khổ quá, thấy cái gì có tiền thì làm thôi. Vậy là tình trạng bà con mình tập trung đi bửa đập lấy nước mặn vào nuôi tôm, lúc đó chính là thời hoàng kim của con tôm sú ở Cà Mau, nhà nhà nuôi tôm, nhà nhà trúng tôm. Nhưng bà con chưa hết vui mừng thì lại gặp khó khăn ở chổ tôm nhiều quá không có thương lái mua, có người mua thì giá rẻ bèo đây là hậu quả của việc nuôi tôm tự phát không làm theo quy hoach của nhà nước, mà khổ quá chờ mấy ông chắc dân chết đói hết rồi. Cái khó lại ló cái khôn, bà con đem tôm đi phơi khô rồi bán cũng có đầu ra nhưng chưa nhiều. Dần dần quen, thương lái đi mua đông hơn nhà tường lại mọc lên có xóm kiếm cái nhà lá đỏ con mắt. Xóm nhà tường, xóm nhà lầu mọc lên,....
Kinh tế phát triển được tầm chục năm rồi lại chựng lại vì tôm bị dịch bệnh, mất mùa bà con lại khổ và đói. Vì không có kỹ thuật nhiều, ở trên có những lớp tập huấn xuống tận xã nhưng chỉ là lý thuyết, chứ làm thực tế thì cũng không khả quan, điều tra ra mới biết là nguồn nước bị ô nhiểm, tôm không phát triển được, là do nhiều nhà máy chế biến thuỷ hải sản chủ yếu là tôm đổ chất thảy chưa qua xữ lý trực tiếp xuống sông làm ô nhiễm cả khu vực. Bây giờ lại thêm một giai đoạn mới của con Tôm, người người nhà nhà đua nhau nuôi tôm công nghiệp. Nhưng con Sú không còn là ngôi vị số 1 nữa mà thay vào đó là con Thẻ Chân Trắng nhưng nó vẩn thấy người dân quê nó vẩn lao đao, lận đận với con Tôm quá.
Cũng là chiếc xuồng cũng là dòng sông, bạn hãy tìm đọc những bút ký, truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư bạn sẽ cảm nhận được hết cái tình nghĩa, sự bương chảy mưu sinh, thậm chí mất mạng tại những nơi sông hung tợn mà không hiền hoà, lãng đãng bềnh bồng như ta từng nghỉ. Nó có thể lấy đi những ngì mà ta có trong đó có mạng sống của ta. Vậy mà dần dừ người ta cũng quen cũng thích nghi và dựa vào nó mà sống mà sinh tồn.
Tôi đã có cơ hội được " đọc" được tâm sự của người con xa quê trong những trở về..... Và hôm nay, cũng thế."
Trích - Nguyễn Thành.
Đó là những cảm nhận của anh Thành khi về Tân Đức chơi với nó, có lẽ một phần vì đường quá xa, và cực quá nên anh mới có cám xúc như là chính anh về với quê hương của anh. Ừ mà anh cũng là người nhà quê mà, anh nói quê anh ở Cần Thơ, mang tiếng là thành phố trung tâm của cả khu vực Đồng Bằng rộng lớn ấy, anh cũng thuộc loại hai lúa nữa mùa, nhà quê pha lẩn chút thành thị. Mà hỏng hiểu sao mà ổng lại xin vào cái dự án của một tổ chức quốc tế đó để về với cái xứ Cà Mau này, mà nhắc đến là người ta nghỉ ngay đến nào là muỗi, qua sông vẩn phải luỵ đò, xứ mà tình trạng mù chữ, bỏ học giữa chừng nhiều lắm hay là cái xứ nào đó tận miệt U Minh nó buồn dử tợn à nghe.
Bây giờ Cà Mau giờ không còn là cái xứ tối om, tối hù như hồi đó nữa. Hiện nay Thành Phố Cà Mau là trung tâm hành chính của tỉnh và là thành phố loại 2 rất là nhộn nhịp, đến nổi mỗi khi tôi về quê đều ngạc nhiên với sức phát triển của tp Cà Mau, mỗi lần về đều có cái khác cái mới. Mà phải nhắc đến cái vụ buồn nè, Cà Mau cũng như những nơi khác của Miền Tây thôi, như cái miệt Vĩnh Hưng quê của thằng bạn nó, đường đi còn khó gắp mấy lần về Cà Mau nữa, thử một lần ra ngoài mé ruộng la thiệt là lớn "tui yêu quê tui" đảm bảo luôn là số người nghe được chắc đếm trên đầu ngón tay à nghe.
Cuộc sống thì y chan nhau à, người ta hiếu khách và thiệt tình lắm, khách tới nhà thì chủ nhà có cái gì thì đãi cái đó, còn không có thì qua hàng xóm mượn, hôm sau trả lại. Thiệt là tui rất thích cái này đó nghe. Có khác khác với nhiều tỉnh trên là đi lại bằng xuồng hay là võ lãi mà anh Thành đã cảm nhận, cùng với Cà Mau thì Bạc Liêu, Sóc Trăng thì Kiên Giang là nơi sáng tạo ra chiếc võ lãi mà tên nguyên thuỷ của nó là Tắc Ráng. Ban đầu Võ Lãi được làm bằng cây gổ địa phương sau này có một cty ở Kiên Giang đầu tư làm bằng chất liệu composite bền, nhẹ, mẫu mã đẹp nên rất được lòng bà con xứ mình. Dần dần nó trở thành nhu cầu mà gia đình nào cũng có một chiếc thay cho chiếc xuồng, tắc ráng bằng cây thời mới sáng tạo. Nó hiện giờ được xem là biểu tượng của tốc độ trên sông nước, phương tiện đi lại chủ yếu của người dân,trở thành nét văn hoá đặt trưng ở Cà Mau và Cà Mau được xem là thiên đường của Võ Lãi.
Phải nói là hôm đó anh Quốc, chạy chiếc võ lãi có gắn thêm động cơ dầu chạy rất vọt. Vọt là động từ chỉ tốc độ nhanh, Vọt hay vượt lên những gì đang di chuyển qua mặt đối phương. Còn nhớ mấy năm trước ở huyện Đầm Dơi thường xuyên tổ chức cuộc thi đua võ lãi, thu hút rất nhiều tài công, tai lái cừ khôi tham gia, phương tiện để tham gia là một chiếc võ lãi dài 7m7 còn động cơ thì máy Vangga 60 mã lực, hoặc honda 130 mã lực. Máy nào cùng mã lực thì thi chung nhau, hai chiếc cùng nhau lướt trên sóng chiếc nào Vọt thì vượt về đích trước cứ thế, từng cặp từng cặp loại nhau đến vòng chung kết thì ông trời cũng chuẩn bị đi ngủ mất rồi.
Hôm đó anh Thành thấy mấy chị mình chạy máy phơi phới trên sông mà trầm trồ khen ngợi, thiệt khâm phục con gái xứ này. Một tay láy máy chạy vù vù còn tay kia khom lưng tác nước xuồng hoặc cầm vành nón lá để dể chạy hơn. Hôm đó nó cũng quên mất là dạy cho anh Thành vài bước căn bản để chạy xuồng, mà chỉ rủ ổng nhậu hoài. Với một phần hôm đó nước rút sát khô luôn, sao mà tập được. Ở khu vực bán đảo Cà Mau có thế độ bán Nhật Triều là một ngày trong 24h hai lần nước lên và hai lần nước xuống, một tháng 30 ngày thì có 15 ngày nước kém và 15 ngày nước rong. Nước rong là lúc đỉnh điểm, nước cao nhất trong ngày và trong tháng đây là cũng là thời điểm bà con sổ tôm hay còn gọi là thu hoạch. Còn nước kém là lúc nước rút thấp nhất trong ngày.
Dòng sông là thế đó, khi thì mang nặng phù sa. Khi thì lai rút hết nước như là giận và đổ lổi cho con người tại sao lại tàn phá thiên nhiên đến vậy. Lúc trước dòng sông nhỏ lắm nhưng từ khi có những chiếc võ gắn động cơ ra đời thì chạy nhanh ai cũng phải công nhận, mặt trái của nó là làm sạc lở đất hai bên bờ sông, làm sông ngày càng rộng hơn, nước chảy hung tợn hơn và giận dữ nhiều hơn. Đến nổi hiện nay phần đất của nhà ai thì tự làm bờ kè bằng xi măng để chống lở đất vừa đảm bảo mỹ quan với ngôi nhà, giống như là trang trí thêm vậy thôi. Còn hộ nào không đủ điều kiện thì phải trồng mắm, dừa nước trước mé sông để giảm sạc lở nhưng cách này thì phải chiệu khó, một năm trồng lại một lần vì gốc cây bị sóng đánh nên bị nghiên đổ,... Với lại cây cối che mất cả cái mặt tiền nhà nên phải dọn bớt.
Mà hiện nay trên tỉnh cũng có đầu tư làm mấy cái cống điều tiết dòng chảy đở đở phần nào, mà mấy cái cống đó đầu tư cũng nhiều tiền lắm. Mong là mấy cái cống phát huy thêm hiệu quả, chứ đừng để xây rồi không làm gì lại tốn kém rồi mấy chục năm nữa lại bỏ cả đống tiền phá huỷ vì nó cản trở lưu thông đường thuỷ vì sông lở rộng hơn cống mất rồi. Mà cái chuyện này có à nghe, ổng thấy nhiều lắm rồi. Cái cống thì chiều ngang có hơn chục mét, còn sông đã rộng đến trăm mét, cống thì vẩn bơ vơ lặng lẽ với bao con nước lớn ròng và lọt thỏm trong lòng sông, trở thành một phần của dòng sông.
Có một thời nhà nước đấp đập ngăn mặn giử ngọt để trồng lúa, mà cái vùng xung quanh thì nước mặn dân mình thì cực khổ quá, thấy cái gì có tiền thì làm thôi. Vậy là tình trạng bà con mình tập trung đi bửa đập lấy nước mặn vào nuôi tôm, lúc đó chính là thời hoàng kim của con tôm sú ở Cà Mau, nhà nhà nuôi tôm, nhà nhà trúng tôm. Nhưng bà con chưa hết vui mừng thì lại gặp khó khăn ở chổ tôm nhiều quá không có thương lái mua, có người mua thì giá rẻ bèo đây là hậu quả của việc nuôi tôm tự phát không làm theo quy hoach của nhà nước, mà khổ quá chờ mấy ông chắc dân chết đói hết rồi. Cái khó lại ló cái khôn, bà con đem tôm đi phơi khô rồi bán cũng có đầu ra nhưng chưa nhiều. Dần dần quen, thương lái đi mua đông hơn nhà tường lại mọc lên có xóm kiếm cái nhà lá đỏ con mắt. Xóm nhà tường, xóm nhà lầu mọc lên,....
Kinh tế phát triển được tầm chục năm rồi lại chựng lại vì tôm bị dịch bệnh, mất mùa bà con lại khổ và đói. Vì không có kỹ thuật nhiều, ở trên có những lớp tập huấn xuống tận xã nhưng chỉ là lý thuyết, chứ làm thực tế thì cũng không khả quan, điều tra ra mới biết là nguồn nước bị ô nhiểm, tôm không phát triển được, là do nhiều nhà máy chế biến thuỷ hải sản chủ yếu là tôm đổ chất thảy chưa qua xữ lý trực tiếp xuống sông làm ô nhiễm cả khu vực. Bây giờ lại thêm một giai đoạn mới của con Tôm, người người nhà nhà đua nhau nuôi tôm công nghiệp. Nhưng con Sú không còn là ngôi vị số 1 nữa mà thay vào đó là con Thẻ Chân Trắng nhưng nó vẩn thấy người dân quê nó vẩn lao đao, lận đận với con Tôm quá.
Cũng là chiếc xuồng cũng là dòng sông, bạn hãy tìm đọc những bút ký, truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư bạn sẽ cảm nhận được hết cái tình nghĩa, sự bương chảy mưu sinh, thậm chí mất mạng tại những nơi sông hung tợn mà không hiền hoà, lãng đãng bềnh bồng như ta từng nghỉ. Nó có thể lấy đi những ngì mà ta có trong đó có mạng sống của ta. Vậy mà dần dừ người ta cũng quen cũng thích nghi và dựa vào nó mà sống mà sinh tồn.