Nhiều kết quả giám định pháp y về thương tích do Trung tâm Pháp y tỉnh Cà Mau thực hiện bị nghi ngờ làm sai lệch, ảnh hưởng đến kết quả điều tra các vụ án hình sự
Mới đây, một giám định viên (GĐV) Trung tâm Pháp y (TTPY) tỉnh Cà Mau đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng yêu cầu làm rõ kết quả giám định pháp y (GĐPY) về thương tích do phát hiện có nhiều kết quả sai sự thật.
Điển hình là kết quả giám định thương tật của anh Đặng Thành Ngọt (SN 1980; ngụ huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) bị đánh gây thương tích. Ngày 19-6-2014, anh Ngọt được TTPY tỉnh Cà Mau giới thiệu đến Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Cà Mau chụp X-quang. Kết quả, anh Ngọt bị gãy mỏm khuỷu trái, đang xuyên đinh; tay trái hạn chế gấp - duỗi. Căn cứ Thông tư số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH, trường hợp của anh Ngọt phải áp dụng mục 2 (cẳng tay và khớp khuỷu), mục 2.3.1 (cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng trên 50- 1450), xếp tỉ lệ 11%-15%.
Tuy nhiên, ngày 23-6-2014, bản kết luận GĐPY về thương tích của TTPY tỉnh Cà Mau lại áp dụng mục 2.12 của thông tư nói trên (bị gãy rời mỏm trâm quay hoặc trâm trụ làm yếu khớp cổ tay), có mức khung xếp tỉ lệ từ 6%- 10%. Điều này giúp đối tượng gây thương tích cho anh Ngọt được giảm hình phạt.
Ngày 3-7-2014, anh Trần Thái Học (SN 1981; ngụ huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) được Công an huyện Cái Nước trưng cầu giám định tại TTPY tỉnh Cà Mau đối với thương tích ở mắt phải do bị đánh. GĐV Trần Việt Bắc giới thiệu anh Học đi khám mắt tại BVĐK tỉnh Cà Mau.
Theo kết luận của BV, mắt phải của anh Học thị lực 4/10, mắt trái 10/10. Sau đó, ông Bắc tiếp tục đề nghị anh Học đến Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội tỉnh Cà Mau khám lần 2. Tại đây cho kết quả mắt phải của anh Học 2/10, mắt trái 6/10.
Lẽ ra, khi có kết quả khác nhau giữa 2 nơi khám, TTPY tỉnh Cà Mau phải làm rõ mâu thuẫn này nhưng ông Bắc lại vội đưa ra kết luận tỉ lệ thương tật 0%.
Ngược lại, ngày 15-7-2014, ông Nguyễn Văn Thời (SN 1963; ngụ huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) đến TTPY tỉnh Cà Mau giám định thương tích ở mắt và được ông Bắc giới thiệu đến Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội tỉnh Cà Mau khám. Bác sĩ nhận định: Mắt phải thị lực có kính 2/10, pha lê thể thoái hóa; mắt trái thị lực có kính 10/10. Kết luận mắt phải bị tật khúc xạ, thoái hóa pha lê thể, thị lực giảm.
Với người bị tật khúc xạ trước khi bị đánh, GĐV phải mời bác sĩ họp hội chẩn hoặc giới thiệu lên tuyến trên khám lại, cũng có thể từ chối giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp nhưng ông Bắc lại kết luận tỉ lệ thương tật 17%.
Ngoài ra, kết quả GĐPY đối với Lê Trần Anh Phương, Nguyễn Thị Hạnh, Lương Trùng Dương (cùng ngụ huyện Trần Văn Thời, Cà Mau), Nguyễn Quốc Khánh (huyện Ngọc Hiển), Nguyễn Thị Ngợi (huyện Đầm Dơi)… cũng cho kết quả gây tranh cãi. Hầu hết các bản kết luận này đều do một mình ông Bắc ký với vai trò GĐV và xác nhận với vai trò lãnh đạo cơ quan pháp y.
Ông Trần Công Định kể lại việc suýt lãnh án oan vì cơ quan pháp y giám định sai sự thật
Tháng 7-2014, ông Bắc giám định thương tích dựa trên hồ sơ bệnh án của ông Nguyễn Quốc Khánh (SN 1977; ngụ huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), kết luận tỉ lệ thương tật 11%. Theo đó, người gây thương tích cho ông Khánh là Nguyễn Tuấn Kiệt (ngụ phường 5, TP Cà Mau) bị khởi tố về tội “Cố ý gây thương tích”.
Không đồng tình với kết quả giám định trên, ông Kiệt khiếu nại. Ngày 11-5, TTPY tỉnh Cà Mau giám định lại cho ông Khánh. Tại biên bản giám định trực tiếp các vết thương trên người của ông Khánh cùng ngày thể hiện có 3 vết sẹo mờ, ông Bắc kết luận tỉ lệ tổn hại sức khỏe của mỗi vết sẹo mờ là 1%, tổng cộng 3%. Cho rằng các sẹo mờ phần mềm không xếp tỉ lệ phần trăm thương tích, GĐV Trần Đắc Thuận không đồng ý ký biên bản nhưng ông Bắc vẫn tự ký và kết luận ông Khánh bị tổn hại sức khỏe do thương tích gây ra là 3%.
Trước đó, ngày 13-11-2013, ông Trần Công Định (ngụ huyện Trần Văn Thời) đánh bà Nguyễn Thị Hạnh gây thương tích. Cơ quan CSĐT Công an huyện Trần Văn Thời trưng cầu TTPY tỉnh Cà Mau giám định tỉ lệ thương tật đối với bà Hạnh.
Bác sĩ Khoa Tâm thần BVĐK tỉnh Cà Mau kết luận bà Hạnh bị hội chứng suy nhược sau chấn thương nhưng ông Bắc kết luận bị hội chứng sau chấn động não, tỉ lệ thương tật 1%, cộng với vết sẹo có tỉ lệ 3%, tổng tỉ lệ thương tật của bà Hạnh 14%. Trong khi đó, Thông tư 28/2013/TTLT- BYT-BTBXH không có quy định hội chứng suy nhược sau chấn thương, hội chứng chấn động não.
Từ kết quả GĐPY trên, TAND huyện Trần Văn Thời tuyên phạt ông Định 12 tháng tù giam về tội “Cố ý gây thương tích”. Ông Định kháng cáo. Cuối năm 2014, TAND tỉnh Cà Mau tuyên hủy án, đề nghị giám định lại thương tích của bà Hạnh. Do phía bà Hạnh không đồng ý giám định lại nên ngày 4-5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Trần Văn Thời quyết định tạm đình chỉ điều tra.
Mới đây, một giám định viên (GĐV) Trung tâm Pháp y (TTPY) tỉnh Cà Mau đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng yêu cầu làm rõ kết quả giám định pháp y (GĐPY) về thương tích do phát hiện có nhiều kết quả sai sự thật.
Nặng thành nhẹ, nhẹ hóa nặng
Điển hình là kết quả giám định thương tật của anh Đặng Thành Ngọt (SN 1980; ngụ huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) bị đánh gây thương tích. Ngày 19-6-2014, anh Ngọt được TTPY tỉnh Cà Mau giới thiệu đến Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Cà Mau chụp X-quang. Kết quả, anh Ngọt bị gãy mỏm khuỷu trái, đang xuyên đinh; tay trái hạn chế gấp - duỗi. Căn cứ Thông tư số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH, trường hợp của anh Ngọt phải áp dụng mục 2 (cẳng tay và khớp khuỷu), mục 2.3.1 (cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng trên 50- 1450), xếp tỉ lệ 11%-15%.
Tuy nhiên, ngày 23-6-2014, bản kết luận GĐPY về thương tích của TTPY tỉnh Cà Mau lại áp dụng mục 2.12 của thông tư nói trên (bị gãy rời mỏm trâm quay hoặc trâm trụ làm yếu khớp cổ tay), có mức khung xếp tỉ lệ từ 6%- 10%. Điều này giúp đối tượng gây thương tích cho anh Ngọt được giảm hình phạt.
Ngày 3-7-2014, anh Trần Thái Học (SN 1981; ngụ huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) được Công an huyện Cái Nước trưng cầu giám định tại TTPY tỉnh Cà Mau đối với thương tích ở mắt phải do bị đánh. GĐV Trần Việt Bắc giới thiệu anh Học đi khám mắt tại BVĐK tỉnh Cà Mau.
Theo kết luận của BV, mắt phải của anh Học thị lực 4/10, mắt trái 10/10. Sau đó, ông Bắc tiếp tục đề nghị anh Học đến Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội tỉnh Cà Mau khám lần 2. Tại đây cho kết quả mắt phải của anh Học 2/10, mắt trái 6/10.
Lẽ ra, khi có kết quả khác nhau giữa 2 nơi khám, TTPY tỉnh Cà Mau phải làm rõ mâu thuẫn này nhưng ông Bắc lại vội đưa ra kết luận tỉ lệ thương tật 0%.
Ngược lại, ngày 15-7-2014, ông Nguyễn Văn Thời (SN 1963; ngụ huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) đến TTPY tỉnh Cà Mau giám định thương tích ở mắt và được ông Bắc giới thiệu đến Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội tỉnh Cà Mau khám. Bác sĩ nhận định: Mắt phải thị lực có kính 2/10, pha lê thể thoái hóa; mắt trái thị lực có kính 10/10. Kết luận mắt phải bị tật khúc xạ, thoái hóa pha lê thể, thị lực giảm.
Với người bị tật khúc xạ trước khi bị đánh, GĐV phải mời bác sĩ họp hội chẩn hoặc giới thiệu lên tuyến trên khám lại, cũng có thể từ chối giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp nhưng ông Bắc lại kết luận tỉ lệ thương tật 17%.
Ngoài ra, kết quả GĐPY đối với Lê Trần Anh Phương, Nguyễn Thị Hạnh, Lương Trùng Dương (cùng ngụ huyện Trần Văn Thời, Cà Mau), Nguyễn Quốc Khánh (huyện Ngọc Hiển), Nguyễn Thị Ngợi (huyện Đầm Dơi)… cũng cho kết quả gây tranh cãi. Hầu hết các bản kết luận này đều do một mình ông Bắc ký với vai trò GĐV và xác nhận với vai trò lãnh đạo cơ quan pháp y.
Ông Trần Công Định kể lại việc suýt lãnh án oan vì cơ quan pháp y giám định sai sự thật
Tháng 7-2014, ông Bắc giám định thương tích dựa trên hồ sơ bệnh án của ông Nguyễn Quốc Khánh (SN 1977; ngụ huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), kết luận tỉ lệ thương tật 11%. Theo đó, người gây thương tích cho ông Khánh là Nguyễn Tuấn Kiệt (ngụ phường 5, TP Cà Mau) bị khởi tố về tội “Cố ý gây thương tích”.
Không đồng tình với kết quả giám định trên, ông Kiệt khiếu nại. Ngày 11-5, TTPY tỉnh Cà Mau giám định lại cho ông Khánh. Tại biên bản giám định trực tiếp các vết thương trên người của ông Khánh cùng ngày thể hiện có 3 vết sẹo mờ, ông Bắc kết luận tỉ lệ tổn hại sức khỏe của mỗi vết sẹo mờ là 1%, tổng cộng 3%. Cho rằng các sẹo mờ phần mềm không xếp tỉ lệ phần trăm thương tích, GĐV Trần Đắc Thuận không đồng ý ký biên bản nhưng ông Bắc vẫn tự ký và kết luận ông Khánh bị tổn hại sức khỏe do thương tích gây ra là 3%.
Trước đó, ngày 13-11-2013, ông Trần Công Định (ngụ huyện Trần Văn Thời) đánh bà Nguyễn Thị Hạnh gây thương tích. Cơ quan CSĐT Công an huyện Trần Văn Thời trưng cầu TTPY tỉnh Cà Mau giám định tỉ lệ thương tật đối với bà Hạnh.
Bác sĩ Khoa Tâm thần BVĐK tỉnh Cà Mau kết luận bà Hạnh bị hội chứng suy nhược sau chấn thương nhưng ông Bắc kết luận bị hội chứng sau chấn động não, tỉ lệ thương tật 1%, cộng với vết sẹo có tỉ lệ 3%, tổng tỉ lệ thương tật của bà Hạnh 14%. Trong khi đó, Thông tư 28/2013/TTLT- BYT-BTBXH không có quy định hội chứng suy nhược sau chấn thương, hội chứng chấn động não.
Từ kết quả GĐPY trên, TAND huyện Trần Văn Thời tuyên phạt ông Định 12 tháng tù giam về tội “Cố ý gây thương tích”. Ông Định kháng cáo. Cuối năm 2014, TAND tỉnh Cà Mau tuyên hủy án, đề nghị giám định lại thương tích của bà Hạnh. Do phía bà Hạnh không đồng ý giám định lại nên ngày 4-5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Trần Văn Thời quyết định tạm đình chỉ điều tra.
Bài và ảnh: DUY NHÂN