Thêm một cô dâu Việt bị chồng hành hạ phải bỏ trốn khỏi
gia đình chồng ở Hàn Quốc trong khi bà mẹ ở quê nhà lo sợ con mình bị
giết.
>> Thêm một cô dâu Việt mất tích tại Hàn Quốc
Đó
là trường hợp của Dương Thị Bích Phụng (22 tuổi, con ông Dương Văn Dũng
và bà Nguyễn Thị Đậm, ngụ xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, An Giang).
Bị hành xác ở xứ người
Ngày
8/8, chúng tôi đến nhà bà Đậm, thấy bà dáng vẻ tiều tụy, đôi mắt ngả
màu vàng thâm. Bà đang mắc chứng bệnh viêm gan nặng, hơn một tháng nay
bà thức thâu đêm lo cho số phận của con gái bị chồng hành hạ ở xứ người.
Đầu
năm 2009, một người cháu của bà Đậm tên Nhiều gặp bà và nói: “Có một
thanh niên Hàn Quốc giàu có, giám đốc một công ty môi giới cần tìm vợ”.
Thấy Nhiều lấy chồng Hàn Quốc, thường gửi tiền về gia đình nên bà Đậm
tin tưởng. Nghe Nhiều nói người Hàn Quốc này “chấm” Phụng con gái bà nên
bà nói với Phụng “tùy con”. Ba ngày sau, người chồng Hàn Quốc sang coi
mắt Phụng và lễ đính hôn được tiến hành.
Ngày
3/1/2010, Phụng được người chồng tên Chae Seung Byeong (40 tuổi) đeo
nhẫn cưới. Ngày 20/6/2010, Phụng sang Hàn Quốc làm dâu nhà chồng. Sóng
gió cũng bắt đầu với Phụng từ đây.
“Sang đó, chồng
nó chỉ mua vỏn vẹn cho nó hai cái áo và một cái quần. Năm ngày đầu tôi
điện thoại nói chuyện với nó bình thường. Tuy nhiên, sau đó tôi liên lạc
hoài không được. Khoảng 18 ngày sau, Phụng điện thoại về khóc nức nở,
nói là chồng nó dày vò thân xác suốt đêm không chịu nổi. Do không biết
tiếng Hàn nên Phụng không thể nói cho mẹ chồng hiểu. Gia đình chồng cho
rằng cô dâu chống đối, không muốn cho chồng “quan hệ” nên định bán nó
cho người khác lấy lại tiền sính lễ. Nghe vậy nó bỏ trốn” - bà Đậm nhớ
lại.
Theo bà Đậm thì Phụng là đứa con ngoan hiền,
hiếu thảo với cha mẹ. “Bởi vì nhà nghèo, sợ người ta khi dễ nên Phụng
mới lấy chồng Hàn Quốc. Nó muốn có tiền mang về cho tôi trị bệnh. Cũng
vì chữ hiếu mà con tôi phải chịu cảnh khổ sở!” - bà Đậm rưng rưng nước
mắt.
Bà Đậm kể, khi Phụng sang nhà chồng thì chồng
đòi hộ chiếu của Phụng do sợ cô bỏ trốn. Phụng cố giữ tấm hộ chiếu có
ghi số điện thoại của cơ quan bảo vệ phụ nữ. Thế là người chồng Hàn Quốc
đánh đập Phụng không nương tay rồi điện thoại kêu người mai mối đến
giải quyết.
Người mai mối đến kêu Phụng đưa hộ chiếu
cho chồng rồi lấy va ly của Phụng lục tìm nhưng không thấy. Anh ta xé
nát va ly, giấy đăng ký kết hôn, chứng minh nhân dân và bằng lái xe của
Phụng. Sau đó, gã quật ngã Phụng xuống giường, móc súng ngắn ra chĩa vào
đầu Phụng hỏi: “Hộ chiếu giấu đâu?”. Khi đó hộ chiếu Phụng giấu trong
quần lót lộ ra, Phụng tự tay lấy hộ chiếu giao cho gã.
Bỏ trốn, tìm đường về nhà
Khoảng
22 ngày sau khi Phụng qua Hàn Quốc, bà Đậm nhận được tin báo qua điện
thoại từ gia đình chồng Phụng là Phụng đã bỏ trốn. “Tôi nghe nói mà bủn
rủn tay chân, may mà sau đó nó gọi điện thoại cho tôi kể lại nó chờ lúc
mẹ chồng làm việc sau nhà, lén trốn đi. Bên Hàn Quốc, đường có nhiều
ngõ, nó cứ đi suốt một ngày thì khoảng 10 giờ đêm đến bến xe. Nó đứng
một chỗ chờ gặp người Việt và may mắn gặp được hai chị em người Việt đi
xuất khẩu lao động đang xuống xe về nhà trọ. Nghe Phụng kể hết sự tình,
hai chị em này cho nó về ở chung nhà trọ. Đến sáng hôm sau thì đưa nó
đến hội phụ nữ gì đó nhờ người ta bảo vệ nó” - bà Đậm kể.
Sau
khi tìm đến Trung tâm Bảo vệ phụ nữ di trú ở Trung Nam (Hàn Quốc) kể
lại hoàn cảnh, Phụng được trung tâm cho thẻ điện thoại gọi về nhà kể hết
sự tình cho mẹ nghe.
Bà
Đậm thều thào: “Nghe Phụng nói là tại hội phụ nữ gì đó có tới 10 người
phụ nữ (sáu người Việt và bốn người nước ngoài) cũng có hoàn cảnh tương
tự như nó và được lưu giữ tại đây. Nhà tôi nghèo mà tôi bị bệnh nặng nên
con tôi mới ra sự thể. Hơn một tháng nay, không đêm nào tôi ngon giấc,
hễ chợp mắt là mơ thấy thằng mai mối bắt cóc, cầm súng thủ tiêu con
Phụng”.
Ngày 6/8, phía Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP
HCM có điện thoại đến gia đình bà Đậm cho biết Phụng vẫn an toàn, đang
được bảo vệ tại trung tâm. Gia đình cứ an tâm chờ ngày Phụng về sum họp
gia đình.
Kể đến đây, bà Đậm cầm lấy tay chúng tôi
và móm mém cười: “Tôi đỡ lo lắng rồi. Bây giờ dù nhà nghèo đến mức nào
đi nữa, tôi cũng chỉ cần Phụng nhanh chóng về nhà. Mẹ con rau cháo với
nhau, dứt khoát không cho nó đi lấy chồng nước ngoài nữa”.
Theo Pháp luật TP HCM
gia đình chồng ở Hàn Quốc trong khi bà mẹ ở quê nhà lo sợ con mình bị
giết.
>> Thêm một cô dâu Việt mất tích tại Hàn Quốc
Đó
là trường hợp của Dương Thị Bích Phụng (22 tuổi, con ông Dương Văn Dũng
và bà Nguyễn Thị Đậm, ngụ xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, An Giang).
Bị hành xác ở xứ người
Ngày
8/8, chúng tôi đến nhà bà Đậm, thấy bà dáng vẻ tiều tụy, đôi mắt ngả
màu vàng thâm. Bà đang mắc chứng bệnh viêm gan nặng, hơn một tháng nay
bà thức thâu đêm lo cho số phận của con gái bị chồng hành hạ ở xứ người.
Bà Đậm bên album ảnh cưới của con gái. |
năm 2009, một người cháu của bà Đậm tên Nhiều gặp bà và nói: “Có một
thanh niên Hàn Quốc giàu có, giám đốc một công ty môi giới cần tìm vợ”.
Thấy Nhiều lấy chồng Hàn Quốc, thường gửi tiền về gia đình nên bà Đậm
tin tưởng. Nghe Nhiều nói người Hàn Quốc này “chấm” Phụng con gái bà nên
bà nói với Phụng “tùy con”. Ba ngày sau, người chồng Hàn Quốc sang coi
mắt Phụng và lễ đính hôn được tiến hành.
Ngày
3/1/2010, Phụng được người chồng tên Chae Seung Byeong (40 tuổi) đeo
nhẫn cưới. Ngày 20/6/2010, Phụng sang Hàn Quốc làm dâu nhà chồng. Sóng
gió cũng bắt đầu với Phụng từ đây.
“Sang đó, chồng
nó chỉ mua vỏn vẹn cho nó hai cái áo và một cái quần. Năm ngày đầu tôi
điện thoại nói chuyện với nó bình thường. Tuy nhiên, sau đó tôi liên lạc
hoài không được. Khoảng 18 ngày sau, Phụng điện thoại về khóc nức nở,
nói là chồng nó dày vò thân xác suốt đêm không chịu nổi. Do không biết
tiếng Hàn nên Phụng không thể nói cho mẹ chồng hiểu. Gia đình chồng cho
rằng cô dâu chống đối, không muốn cho chồng “quan hệ” nên định bán nó
cho người khác lấy lại tiền sính lễ. Nghe vậy nó bỏ trốn” - bà Đậm nhớ
lại.
Theo bà Đậm thì Phụng là đứa con ngoan hiền,
hiếu thảo với cha mẹ. “Bởi vì nhà nghèo, sợ người ta khi dễ nên Phụng
mới lấy chồng Hàn Quốc. Nó muốn có tiền mang về cho tôi trị bệnh. Cũng
vì chữ hiếu mà con tôi phải chịu cảnh khổ sở!” - bà Đậm rưng rưng nước
mắt.
Bà Đậm kể, khi Phụng sang nhà chồng thì chồng
đòi hộ chiếu của Phụng do sợ cô bỏ trốn. Phụng cố giữ tấm hộ chiếu có
ghi số điện thoại của cơ quan bảo vệ phụ nữ. Thế là người chồng Hàn Quốc
đánh đập Phụng không nương tay rồi điện thoại kêu người mai mối đến
giải quyết.
Người mai mối đến kêu Phụng đưa hộ chiếu
cho chồng rồi lấy va ly của Phụng lục tìm nhưng không thấy. Anh ta xé
nát va ly, giấy đăng ký kết hôn, chứng minh nhân dân và bằng lái xe của
Phụng. Sau đó, gã quật ngã Phụng xuống giường, móc súng ngắn ra chĩa vào
đầu Phụng hỏi: “Hộ chiếu giấu đâu?”. Khi đó hộ chiếu Phụng giấu trong
quần lót lộ ra, Phụng tự tay lấy hộ chiếu giao cho gã.
Bỏ trốn, tìm đường về nhà
Khoảng
22 ngày sau khi Phụng qua Hàn Quốc, bà Đậm nhận được tin báo qua điện
thoại từ gia đình chồng Phụng là Phụng đã bỏ trốn. “Tôi nghe nói mà bủn
rủn tay chân, may mà sau đó nó gọi điện thoại cho tôi kể lại nó chờ lúc
mẹ chồng làm việc sau nhà, lén trốn đi. Bên Hàn Quốc, đường có nhiều
ngõ, nó cứ đi suốt một ngày thì khoảng 10 giờ đêm đến bến xe. Nó đứng
một chỗ chờ gặp người Việt và may mắn gặp được hai chị em người Việt đi
xuất khẩu lao động đang xuống xe về nhà trọ. Nghe Phụng kể hết sự tình,
hai chị em này cho nó về ở chung nhà trọ. Đến sáng hôm sau thì đưa nó
đến hội phụ nữ gì đó nhờ người ta bảo vệ nó” - bà Đậm kể.
Sau
khi tìm đến Trung tâm Bảo vệ phụ nữ di trú ở Trung Nam (Hàn Quốc) kể
lại hoàn cảnh, Phụng được trung tâm cho thẻ điện thoại gọi về nhà kể hết
sự tình cho mẹ nghe.
Phụng và người chồng Hàn Quốc trong ngày cưới |
Đậm thều thào: “Nghe Phụng nói là tại hội phụ nữ gì đó có tới 10 người
phụ nữ (sáu người Việt và bốn người nước ngoài) cũng có hoàn cảnh tương
tự như nó và được lưu giữ tại đây. Nhà tôi nghèo mà tôi bị bệnh nặng nên
con tôi mới ra sự thể. Hơn một tháng nay, không đêm nào tôi ngon giấc,
hễ chợp mắt là mơ thấy thằng mai mối bắt cóc, cầm súng thủ tiêu con
Phụng”.
Ngày 6/8, phía Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP
HCM có điện thoại đến gia đình bà Đậm cho biết Phụng vẫn an toàn, đang
được bảo vệ tại trung tâm. Gia đình cứ an tâm chờ ngày Phụng về sum họp
gia đình.
Kể đến đây, bà Đậm cầm lấy tay chúng tôi
và móm mém cười: “Tôi đỡ lo lắng rồi. Bây giờ dù nhà nghèo đến mức nào
đi nữa, tôi cũng chỉ cần Phụng nhanh chóng về nhà. Mẹ con rau cháo với
nhau, dứt khoát không cho nó đi lấy chồng nước ngoài nữa”.
Theo Pháp luật TP HCM