Không khí tưng bừng chuẩn bị chào đón ngày Nhà giáo Việt Nam đang lan tỏa trong toàn xã hội vì nghề trồng người luôn được xem là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Tôn vinh nhà giáo, tôn vinh những con người bình dị mà cao quý đã hy sinh cả đời mình cho muôn đời sau. Học trò, và toàn xã hội đang dành những quan tâm và tình cảm đẹp đẽ cho những nhà giáo, đó là đạo lý là truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.
Khi tất cả những dòng suy nghĩ, những lời nói, hành động đang hướng về ca ngợi và suy tôn công lao thầy, cô thì tôi lại có suy nghĩ hơi khác một chút, theo hướng: “Soi gương để ngẫm lại mình”.
Vinh dự và sự tôn vinh càng lớn, trách nhiệm của những nhà giáo càng cao. Trách nhiệm trong sự nghiệp trồng người không thể xem nhẹ, và càng không thể chỉ nói suông cho qua, cho có. Trách nhiệm người thầy trước kết quả và sản phẩm “con người” cần được nhận thức rõ ràng hơn. Nghề giáo yêu cầu cao và rất khắt khe đối với mỗi người thầy, một thầy giáo tồi sẽ làm hỏng nhiều thế hệ con người. Không như các nghề khác, nghề trồng người là khó khăn, phức tạp và có hệ quả lâu dài nhất. Để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, để tạo ra những thế hệ tương lai cho đất nước vừa “hồng vừa chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì càng khó khăn hơn. Không thể phó mặc hoàn toàn cho các nhà giáo trong sự nghiệp trồng người, mà đó là sự nghiệp chung của toàn xã hội, của mỗi gia đình.
Tuy nhiên, tôi chỉ muốn đề cập tới khía cạnh người thầy và trách nhiệm của mỗi nhà giáo trước sự tôn vinh và kỳ vọng của xã hội.
Với biết bao nhiêu vụ việc, bao nhiêu scandal liên quan tới những người trong ngành giáo dục vừa qua khiến không ít người đau lòng và lo lắng. Hiếp dâm, gạ tình học sinh có, đánh đập học sinh có, trù dập học sinh có, lạm thu có... Dù chỉ là số ít những người lầm đường lạc lối đi ra khỏi vườn hoa những người thầy đang ngày ngày góp mật cho đời. Nhưng đó là điều khiến mỗi nhà giáo cần xem lại mình. Tôi cũng là người trong nghề, tôi hiểu rõ cái quý giá của mỗi con người, nhất là người thầy đó là nhân cách và danh dự. Nhân cách và danh dự không phải tự nhiên mà có, cũng như: “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng cố” (Hồ Chí Minh). Nhân cách và danh dự bao hàm cả đức và tài. Không đủ tài thì không thể trang bị tri thức cho học trò, không thể trang bị phương pháp và những kỹ năng cần thiết theo yêu cầu đào tạo. Không đủ đức thì coi như người thầy đó hỏng, như Bác Hồ đã nói: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng”.
Không ai có thể tự cho mình là tài giỏi và đủ trình độ, đủ nhân cách rồi. Sự học giống như bơi thuyền ngược dòng, dừng lại là tụt dốc. Những người đi gieo chữ, những người vun đắp tâm hồn và tài năng cho các thế hệ học trò càng cần phải hiểu đạo lý ấy. Mỗi người thầy cần xây dựng cho mình phong cách sư phạm mẫu mực, không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, lòng yêu nghề và đạo đức nghề nghiệp. Theo Usinxki - nhà Giáo dục học Nga nổi tiếng đã nói: “Nhân cách mẫu mực của người thày giáo có tác dụng thuyết phục, giáo dục mạnh mẽ tới học sinh hơn mọi lời giáo huấn hoa mỹ, hơn mọi hình thức trừng phạt nghiêm khắc". Phong cách sư phạm thể hiện trong cả lời nói và hành động của mỗi người thầy. Thông qua phong cách sư phạm mỗi nhà giáo mới thực sự thể hiện mình là một tấm gương đẹp cho học sinh noi theo, yêu quý và tôn trọng. Có thể nói phong cách sư phạm vừa là phương tiện, vừa là nội dung giáo dục quan trọng và hiệu quả mà mỗi người thầy cần có, cần đạt đươc.
Ngày 20/11 năm nay đã kế bên, nhưng năm nào cũng có một ngày 20/11 để tri ân nghề giáo và là dịp để mỗi nhà giáo nhìn lại mình. Kính chúc các thầy, các cô và những người làm công tác giáo dục luôn hạnh phúc, yêu nghề và thật sự xứng đáng với nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý.
Khi tất cả những dòng suy nghĩ, những lời nói, hành động đang hướng về ca ngợi và suy tôn công lao thầy, cô thì tôi lại có suy nghĩ hơi khác một chút, theo hướng: “Soi gương để ngẫm lại mình”.
Vinh dự và sự tôn vinh càng lớn, trách nhiệm của những nhà giáo càng cao. Trách nhiệm trong sự nghiệp trồng người không thể xem nhẹ, và càng không thể chỉ nói suông cho qua, cho có. Trách nhiệm người thầy trước kết quả và sản phẩm “con người” cần được nhận thức rõ ràng hơn. Nghề giáo yêu cầu cao và rất khắt khe đối với mỗi người thầy, một thầy giáo tồi sẽ làm hỏng nhiều thế hệ con người. Không như các nghề khác, nghề trồng người là khó khăn, phức tạp và có hệ quả lâu dài nhất. Để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, để tạo ra những thế hệ tương lai cho đất nước vừa “hồng vừa chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì càng khó khăn hơn. Không thể phó mặc hoàn toàn cho các nhà giáo trong sự nghiệp trồng người, mà đó là sự nghiệp chung của toàn xã hội, của mỗi gia đình.
Tuy nhiên, tôi chỉ muốn đề cập tới khía cạnh người thầy và trách nhiệm của mỗi nhà giáo trước sự tôn vinh và kỳ vọng của xã hội.
Với biết bao nhiêu vụ việc, bao nhiêu scandal liên quan tới những người trong ngành giáo dục vừa qua khiến không ít người đau lòng và lo lắng. Hiếp dâm, gạ tình học sinh có, đánh đập học sinh có, trù dập học sinh có, lạm thu có... Dù chỉ là số ít những người lầm đường lạc lối đi ra khỏi vườn hoa những người thầy đang ngày ngày góp mật cho đời. Nhưng đó là điều khiến mỗi nhà giáo cần xem lại mình. Tôi cũng là người trong nghề, tôi hiểu rõ cái quý giá của mỗi con người, nhất là người thầy đó là nhân cách và danh dự. Nhân cách và danh dự không phải tự nhiên mà có, cũng như: “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng cố” (Hồ Chí Minh). Nhân cách và danh dự bao hàm cả đức và tài. Không đủ tài thì không thể trang bị tri thức cho học trò, không thể trang bị phương pháp và những kỹ năng cần thiết theo yêu cầu đào tạo. Không đủ đức thì coi như người thầy đó hỏng, như Bác Hồ đã nói: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng”.
Không ai có thể tự cho mình là tài giỏi và đủ trình độ, đủ nhân cách rồi. Sự học giống như bơi thuyền ngược dòng, dừng lại là tụt dốc. Những người đi gieo chữ, những người vun đắp tâm hồn và tài năng cho các thế hệ học trò càng cần phải hiểu đạo lý ấy. Mỗi người thầy cần xây dựng cho mình phong cách sư phạm mẫu mực, không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, lòng yêu nghề và đạo đức nghề nghiệp. Theo Usinxki - nhà Giáo dục học Nga nổi tiếng đã nói: “Nhân cách mẫu mực của người thày giáo có tác dụng thuyết phục, giáo dục mạnh mẽ tới học sinh hơn mọi lời giáo huấn hoa mỹ, hơn mọi hình thức trừng phạt nghiêm khắc". Phong cách sư phạm thể hiện trong cả lời nói và hành động của mỗi người thầy. Thông qua phong cách sư phạm mỗi nhà giáo mới thực sự thể hiện mình là một tấm gương đẹp cho học sinh noi theo, yêu quý và tôn trọng. Có thể nói phong cách sư phạm vừa là phương tiện, vừa là nội dung giáo dục quan trọng và hiệu quả mà mỗi người thầy cần có, cần đạt đươc.
Ngày 20/11 năm nay đã kế bên, nhưng năm nào cũng có một ngày 20/11 để tri ân nghề giáo và là dịp để mỗi nhà giáo nhìn lại mình. Kính chúc các thầy, các cô và những người làm công tác giáo dục luôn hạnh phúc, yêu nghề và thật sự xứng đáng với nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý.