Tôi đã từng yêu mến mùa Đông, tôn thờ và trân trọng mọi cảm xúc thuộc về những mùa Đông...
Với tôi, kẻ không tâm hồn gieo mình trong một thứ văn chương đứt đoạn, không chứa đựng những ngôn từ sâu sắc, liền mạch. Mọi cảm xúc tôi vẫn cứ quen rời rạc, và lãng đãng như từng cơn mưa vô thức của trời Nam những khi mùa Hạ vàng. Lúc đến, lúc đi chẳng hề báo trước, cũng chẳng muốn để trong thâm tâm ai điều gì đó bồi hồi, hay có một chút suy tư nào cả.
Đơn giản, vì tôi đam mê cho nên thích dấu mình trong những lời văn vị kỷ chính tôi...
... Có khi tôi tự cho đó là thứ cảm xúc lắng đọng, có khi yếu ớt như đôi phút chạnh lòng giận dỗi giống mỗi người thế thôi. Có khi tôi như người điên đi lang thang ngoài phố, tôi chẳng cần biết cuộc đời này đang oằn mình chạy đua ra sao.
... Có khi lại như một dòng sông tìm về miền thơ ấu, tôi ươm mình từ những dòng nước xanh trong vắt, ngọt lành. Có khi tôi thích hiền từ như lời ru trong chiếc nôi năm tháng của mẹ vậy.
Mẹ vẫn hát dù những cơn gió mùa vẫn thổi, dù tháng sáu bầu trời nấu chảy cả xương da bao con người trồng lúa, dù tháng Bảy hương phù sa, dù tháng Tám, tháng Chín, rồi đến khi những tháng Mười trăn trở mùi heo may cuối cùng.
Khi ngày Đông bếp lửa than hồng, mọi thứ nằm nghiêng mình theo mù sương tê buốt, từ sẩm tối cho đến khi canh năm, vẫn có một đôi vòng tay làm chiếc gối, chiếc chăn ấm đến vô cùng như chỉ có ở mẹ tôi. Bởi thế mùa Đông trong tôi vẫn ấm như những người giàu có, vẫn cảm thấy đủ đầy như kẻ không biết mùi vị của thiếu thốn bao giờ. Ngay cả khi tình yêu di cư đi tìm miền ấm với hạnh phúc cá nhân, tôi cũng chẳng trách mình là người một mình ở lại sống với chênh vênh trong đó...
Hôm nay, khi những nếp tâm hồn nhăn nhó, tôi thấy mình giống kẻ nham nhở và vô duyên nhiều hơn.
Hôm nay, trời Nam có mùi se se lạnh như có vị đầu Đông nơi phố cổ đất Hà Thành. Người Nam có vẻ sợ những cái lạnh của đất trời, còn tôi lại thấy sung sướng vô cùng vì bắt gặp những vị rất thân quen. Tôi vẫn nhớ như in những nắm sôi vò ăn cùng với thịt ruốc khi tiết Đông lạnh mỗi sáng sớm bố mua. Vị thơm ngào ngạt của lá chuối xanh, vị mặn vừa của thịt lạc, vị nóng hổi thơm nức và dẻo mềm của hạt gạo nếp, cùng với đậu xanh vò nhuyễn quyện đều những hương vị vào nhau. Mỗi lần nhắc là mỗi lần thèm, như thể tôi không còn ngồi yên được một chỗ để có thể cưỡng lại ngay lúc ấy.
Có lẽ những phút giây bươn trải sóng gió, lắm lúc cuộc đời có là kẻ anh hùng hay một kẻ thất bại, kẻ vinh quang hay người đang đứng ở đỉnh cao của sự nghiệp. Dù người giàu có, kẻ nghèo hèn cho đến người bình dân. Chỉ cần khi nhắc tới hai từ tuổi thơ thì không biết thức mấy đêm để mà kể.
Cuộc đời người ta vẫn thấy mình thơ mộng hơn cả chuyện tình yêu khi tìm về hai từ dung dị ấy. Từ khi nào trong nước mắt có tuổi thơ và những trận đòn roi bị phạt cái tội mải chơi. Từ khi nào trong tuổi thơ có mái tóc bạc phơ của bà kể những câu truyện cổ tích ngày xưa. Từ khi nào trong tuổi thơ có mùa hoa vải trắng nơi những mảnh trưa Hè oi. Từ khi nào trong tuổi thơ có cánh diều vi vút bay cao mang theo mùi cỏ may, có cả đàn sếu chiều chiều vẫn quay về tìm tổ ấm, có cả ánh hoàng hôn tự dắt mình đi ẩn nấp nơi những triền núi dốc phủ mây.
Và còn ai nhớ những ngày Đông cuối, với không khí háo hức đón vị Xuân bên cái Tết cổ truyền. Nồi bánh chưng xanh hơi bay nghi ngút, thịt mỡ, dưa hành, và đôi câu đối đỏ bên cây nêu.
Có ai còn nhớ mái sân đình khi đêm giao thừa lũ trẻ con nô nức, khi cả thời gian và không gian như đứng lại, khi mọi thứ chính thức chôn vùi một mùa Đông rét buốt. Bao con người từ thành thị đến nông thôn, từ trẻ đến già, từ bệnh tật đến kẻ quẫn đường, hay những người giàu sang phú quý. Ai cũng chỉ nguyện có một năm mới an lành và may mắn đấy thôi.
Có lẽ cả mùa Xuân theo cánh én tìm về với tháng Giêng long lanh, tìm về với lòng người người vui mừng, háo hức chen chân nhau đi trẩy hội...
Nhưng ở đâu đó, trong sâu xa ký ức chỉ mãi là ký ức. Dù Xuân, Hạ, Thu, Đông thì lòng người đều có một nét gì đó riêng tư. Tôi không chọn cho riêng mình một góc trời trong mỗi thoảng thức thuộc về thời gian. Đơn giản trong sâu thẳm tôi là những dung hòa về mọi thứ.
Hôm nay, tôi chỉ thấy Phương Nam hơi cựa mình như cũng muốn có mùa Đông. Tôi thấy vị Giáng sinh ngân lên dần nơi tiếng chuông thánh của những giáo đường giờ lễ. Tiếng kinh cầu vẫn vang xa bên đôi vòng tay bao dung, và một đôi mắt thiên chúa nhân từ đầy thánh thiện nhìn vào lòng thế gian...
Tôi chẳng bao giờ khéo léo diễn đạt hay lột tả bất cứ điều gì, tôi cũng chẳng giỏi dang khi dùng kiến thức của một kẻ không bằng cấp để nói lên cảm xúc của văn chương. Nhưng tôi có đam mê, tôi có tâm trạng, có từ muốn của chính tôi. Có ai cấm người muốn làm điều mà chính họ không muốn. Thế nên tôi cũng chẳng thế cấm tôi được đâu.
Hôm nay, tôi làm kẻ vướng mình trong thời gian, ký ức, và kỷ niệm quá khứ. Tôi tìm về những nông nổi và sự hiền từ nghịch ngợm của tuổi thơ, tôi ôm vào lòng mẹ tôi từ dĩ vãng ngày xưa cho đến bây giờ của hiện tại.
Cũng giống như có khi tôi vẫn một mình cười thầm. Trong lòng tôi có một vị khách trở về dắt cảm xúc đi qua mùa Đông như vậy. Ở Phương Nam những cơn nắng chảy ướt vai mềm, thì mùa Đông Phương Nam an lành và dễ thương đến lạ đấy. Tôi ơi...!
Với tôi, kẻ không tâm hồn gieo mình trong một thứ văn chương đứt đoạn, không chứa đựng những ngôn từ sâu sắc, liền mạch. Mọi cảm xúc tôi vẫn cứ quen rời rạc, và lãng đãng như từng cơn mưa vô thức của trời Nam những khi mùa Hạ vàng. Lúc đến, lúc đi chẳng hề báo trước, cũng chẳng muốn để trong thâm tâm ai điều gì đó bồi hồi, hay có một chút suy tư nào cả.
Đơn giản, vì tôi đam mê cho nên thích dấu mình trong những lời văn vị kỷ chính tôi...
... Có khi tôi tự cho đó là thứ cảm xúc lắng đọng, có khi yếu ớt như đôi phút chạnh lòng giận dỗi giống mỗi người thế thôi. Có khi tôi như người điên đi lang thang ngoài phố, tôi chẳng cần biết cuộc đời này đang oằn mình chạy đua ra sao.
... Có khi lại như một dòng sông tìm về miền thơ ấu, tôi ươm mình từ những dòng nước xanh trong vắt, ngọt lành. Có khi tôi thích hiền từ như lời ru trong chiếc nôi năm tháng của mẹ vậy.
Mẹ vẫn hát dù những cơn gió mùa vẫn thổi, dù tháng sáu bầu trời nấu chảy cả xương da bao con người trồng lúa, dù tháng Bảy hương phù sa, dù tháng Tám, tháng Chín, rồi đến khi những tháng Mười trăn trở mùi heo may cuối cùng.
Khi ngày Đông bếp lửa than hồng, mọi thứ nằm nghiêng mình theo mù sương tê buốt, từ sẩm tối cho đến khi canh năm, vẫn có một đôi vòng tay làm chiếc gối, chiếc chăn ấm đến vô cùng như chỉ có ở mẹ tôi. Bởi thế mùa Đông trong tôi vẫn ấm như những người giàu có, vẫn cảm thấy đủ đầy như kẻ không biết mùi vị của thiếu thốn bao giờ. Ngay cả khi tình yêu di cư đi tìm miền ấm với hạnh phúc cá nhân, tôi cũng chẳng trách mình là người một mình ở lại sống với chênh vênh trong đó...
Hôm nay, khi những nếp tâm hồn nhăn nhó, tôi thấy mình giống kẻ nham nhở và vô duyên nhiều hơn.
Hôm nay, trời Nam có mùi se se lạnh như có vị đầu Đông nơi phố cổ đất Hà Thành. Người Nam có vẻ sợ những cái lạnh của đất trời, còn tôi lại thấy sung sướng vô cùng vì bắt gặp những vị rất thân quen. Tôi vẫn nhớ như in những nắm sôi vò ăn cùng với thịt ruốc khi tiết Đông lạnh mỗi sáng sớm bố mua. Vị thơm ngào ngạt của lá chuối xanh, vị mặn vừa của thịt lạc, vị nóng hổi thơm nức và dẻo mềm của hạt gạo nếp, cùng với đậu xanh vò nhuyễn quyện đều những hương vị vào nhau. Mỗi lần nhắc là mỗi lần thèm, như thể tôi không còn ngồi yên được một chỗ để có thể cưỡng lại ngay lúc ấy.
Có lẽ những phút giây bươn trải sóng gió, lắm lúc cuộc đời có là kẻ anh hùng hay một kẻ thất bại, kẻ vinh quang hay người đang đứng ở đỉnh cao của sự nghiệp. Dù người giàu có, kẻ nghèo hèn cho đến người bình dân. Chỉ cần khi nhắc tới hai từ tuổi thơ thì không biết thức mấy đêm để mà kể.
Cuộc đời người ta vẫn thấy mình thơ mộng hơn cả chuyện tình yêu khi tìm về hai từ dung dị ấy. Từ khi nào trong nước mắt có tuổi thơ và những trận đòn roi bị phạt cái tội mải chơi. Từ khi nào trong tuổi thơ có mái tóc bạc phơ của bà kể những câu truyện cổ tích ngày xưa. Từ khi nào trong tuổi thơ có mùa hoa vải trắng nơi những mảnh trưa Hè oi. Từ khi nào trong tuổi thơ có cánh diều vi vút bay cao mang theo mùi cỏ may, có cả đàn sếu chiều chiều vẫn quay về tìm tổ ấm, có cả ánh hoàng hôn tự dắt mình đi ẩn nấp nơi những triền núi dốc phủ mây.
Và còn ai nhớ những ngày Đông cuối, với không khí háo hức đón vị Xuân bên cái Tết cổ truyền. Nồi bánh chưng xanh hơi bay nghi ngút, thịt mỡ, dưa hành, và đôi câu đối đỏ bên cây nêu.
Có ai còn nhớ mái sân đình khi đêm giao thừa lũ trẻ con nô nức, khi cả thời gian và không gian như đứng lại, khi mọi thứ chính thức chôn vùi một mùa Đông rét buốt. Bao con người từ thành thị đến nông thôn, từ trẻ đến già, từ bệnh tật đến kẻ quẫn đường, hay những người giàu sang phú quý. Ai cũng chỉ nguyện có một năm mới an lành và may mắn đấy thôi.
Có lẽ cả mùa Xuân theo cánh én tìm về với tháng Giêng long lanh, tìm về với lòng người người vui mừng, háo hức chen chân nhau đi trẩy hội...
Nhưng ở đâu đó, trong sâu xa ký ức chỉ mãi là ký ức. Dù Xuân, Hạ, Thu, Đông thì lòng người đều có một nét gì đó riêng tư. Tôi không chọn cho riêng mình một góc trời trong mỗi thoảng thức thuộc về thời gian. Đơn giản trong sâu thẳm tôi là những dung hòa về mọi thứ.
Hôm nay, tôi chỉ thấy Phương Nam hơi cựa mình như cũng muốn có mùa Đông. Tôi thấy vị Giáng sinh ngân lên dần nơi tiếng chuông thánh của những giáo đường giờ lễ. Tiếng kinh cầu vẫn vang xa bên đôi vòng tay bao dung, và một đôi mắt thiên chúa nhân từ đầy thánh thiện nhìn vào lòng thế gian...
Tôi chẳng bao giờ khéo léo diễn đạt hay lột tả bất cứ điều gì, tôi cũng chẳng giỏi dang khi dùng kiến thức của một kẻ không bằng cấp để nói lên cảm xúc của văn chương. Nhưng tôi có đam mê, tôi có tâm trạng, có từ muốn của chính tôi. Có ai cấm người muốn làm điều mà chính họ không muốn. Thế nên tôi cũng chẳng thế cấm tôi được đâu.
Hôm nay, tôi làm kẻ vướng mình trong thời gian, ký ức, và kỷ niệm quá khứ. Tôi tìm về những nông nổi và sự hiền từ nghịch ngợm của tuổi thơ, tôi ôm vào lòng mẹ tôi từ dĩ vãng ngày xưa cho đến bây giờ của hiện tại.
Cũng giống như có khi tôi vẫn một mình cười thầm. Trong lòng tôi có một vị khách trở về dắt cảm xúc đi qua mùa Đông như vậy. Ở Phương Nam những cơn nắng chảy ướt vai mềm, thì mùa Đông Phương Nam an lành và dễ thương đến lạ đấy. Tôi ơi...!