“Nếu CSGT kiểm tra, phát hiện không làm thủ tục sang tên đổi chủ, sẽ ra quyết định xử phạt nhưng không tạm giữ phương tiện”, Thượng tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng phòng CSGT CA TP.Hà Nội, khẳng định.
Lo ngại chiếc xe trở thành gánh nợ
Mới đây, Công an Thành phố Hà Nội vừa ra quyết định sẽ tiến hành xử phạt đối với chủ phương tiện ô tô, xe máy mua bán trao đổi nhưng không tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ, bắt đầu từ ngày 10/11/2012.
Theo đó, những phương tiện không tiến hành sang tên đổi chủ trong quá trình chuyển nhượng sẽ bị phạt tiền. Ô tô chịu mức phạt từ 6 - 10 triệu đồng/xe, riêng mô tô, xe máy xử phạt 1 triệu đồng/xe.
Ngay khi thông tin này được báo chí đăng tải, nhiều người dân tỏ ra lo lắng vì khả năng bị xử phạt khi đi xe không phải là của mình (xe mượn của bạn hoặc xe của chính người thân trong gia đình mình).
Nhiều người dân đang lo lắng về việc xử phạt xe không sang tên đổi chủ
Bày tỏ nỗi lo lắng, anh Nguyễn Nhất Linh (24 tuổi, ở Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) nói: “Khi biết có quy định sẽ xử phạt khi đi xe không chính chủ, tôi rất khó hiểu, vì chiếc xe tôi đang đi nhiều năm nay đứng tên bố của tôi. Nếu bị công an kiểm tra, tôi trình đầy đủ giấy tờ đăng ký xe nhưng không đứng tên tôi, chẳng lẽ lại bị xử phạt?”.
Cùng với ý kiến tương tự, anh Nguyễn Gia Thỏa (SN 1989, ở Cầu Giấy, Hà Nội) bức xúc: “Nhà tôi có 5 người nhưng chỉ mua được có 2 chiếc xe máy, bắt buộc phải dùng chung phương tiện. Xe máy chỉ có thể đứng tên 2 người trong gia đình, chẳng lẽ mỗi lần ra đường đều phải có người đứng tên xe đi cùng nếu không muốn bị xử phạt”.
Mặt khác, một thực tế có thể dễ dàng nhận thấy đó là những người sở hữu các phương tiện được mua lại đa số là người lao động nghèo. Họ không có tiền để mua xe mới, đành mua xe cũ làm phương tiện đi lại. Trong khí đó, mức xử phạt cho xe máy ở mức 1 triệu đồng là quá cao với mức thu thập hiện tại của lao động nghèo. Đó là chưa kể tính bất hợp lý khi xử phạt dù họ có đầy đủ giấy tờ chứng minh chiếc xe hoàn toàn “trong sạch” chứ không phải xe trộm cắp.
Chiều 9/11, ngay trước thời điểm việc xử phạt xe không sang tên đổi chủ khi chuyển nhượng có hiệu lực, không ít chủ sở hữu phương tiện không thực hiện sang tên, chuyển quyền sở hữu khi mua bán đều đang lo lắng.
Theo ghi nhận ý kiến, anh Nguyễn Hoàng Long ở Văn Quán, Hà Đông, giãi bày: “Chiếc xe của tôi được mua lại. Chủ xe bán cho tôi cũng đã là chủ sở hữu thứ 3 nhưng đăng ký xe máy vẫn mang tên chủ cũ. Giờ tôi có đến gặp chủ đầu tiên để xin chứng nhận, đăng ký lại chưa chắc họ đã biết tôi là ai mà giúp”. Ngoài ra, nhiều người còn lo sợ không thể làm được thủ tục sang tên đổi chủ nếu chủ sở hữu đầu tiên hoặc gần nhất trước đó đã qua đời.
Sẽ xử lý nghiêm khi phát hiện không sang tên đổi chủ
Liên quan đến vấn đề đang hết sức nóng hổi trên, trao đổi với báo chí, ông Đào Vịnh Thắng – Trưởng phòng CSGT CA TP. Hà Nội cho biết: “Ngay sau khi nghị định 71 được ban hành, từ giữa tháng 10, Phòng CSGT CATP đã chủ động tổ chức thông báo rộng rãi đến người dân, chủ phương tiện biết sự thay đổi của các mức xử phạt đối với từng lỗi vi phạm. Kế đến, đơn vị cũng đã tập huấn cho cán bộ chiến sĩ hiểu, nắm chắc nội dung nghị định, góp phần áp dụng, thực thi hiệu quả công tác xử lý, đảm bảo an toàn giao thông”.
Liên quan đến quy định xử phạt tăng gấp 6 lần đối với chủ sở hữu không làm thủ tục sang tên, đổi chủ, ông Đào Vịnh Thắng nhấn mạnh, không chỉ đến bây giờ mà trước khi Thông tư 36, 37 được ban hành, Phòng CSGT đã liên tục đề nghị các chủ phương tiện sau khi mua, bán phương tiện trong vòng 30 ngày phải đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu. Những chủ phương tiện khi bán xe xong cũng phải có thông báo gửi đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện biết để có biện pháp phối hợp, hướng dẫn chủ mới làm thủ tục sang tên.
Trường hợp phương tiện đã mua bán qua nhiều đời thì chủ phương tiện cuối cùng, đang sử dụng xe phải có trách nhiệm đến các cơ quan đăng ký làm thủ tục đăng ký lại, chuyển quyền sở hữu và phải chịu mức xử phạt theo quy định.
Đối với những chủ phương tiện lưu thông trên đường, nếu CSGT kiểm tra, phát hiện không làm thủ tục sang tên đổi chủ, sẽ ra quyết định xử phạt nhưng không tạm giữ phương tiện.
Để đảm bảo ATGT, ông Đào Vịnh Thắng cũng khuyến cáo người dân cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về Luật Giao thông, các nghị định, thông tư có liên quan; đồng thuận, tạo điều kiện giúp đỡ CSGT khi làm nhiệm vụ cũng như lên án các hành vi vi phạm.
Lo ngại chiếc xe trở thành gánh nợ
Mới đây, Công an Thành phố Hà Nội vừa ra quyết định sẽ tiến hành xử phạt đối với chủ phương tiện ô tô, xe máy mua bán trao đổi nhưng không tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ, bắt đầu từ ngày 10/11/2012.
Theo đó, những phương tiện không tiến hành sang tên đổi chủ trong quá trình chuyển nhượng sẽ bị phạt tiền. Ô tô chịu mức phạt từ 6 - 10 triệu đồng/xe, riêng mô tô, xe máy xử phạt 1 triệu đồng/xe.
Ngay khi thông tin này được báo chí đăng tải, nhiều người dân tỏ ra lo lắng vì khả năng bị xử phạt khi đi xe không phải là của mình (xe mượn của bạn hoặc xe của chính người thân trong gia đình mình).
Nhiều người dân đang lo lắng về việc xử phạt xe không sang tên đổi chủ
Cùng với ý kiến tương tự, anh Nguyễn Gia Thỏa (SN 1989, ở Cầu Giấy, Hà Nội) bức xúc: “Nhà tôi có 5 người nhưng chỉ mua được có 2 chiếc xe máy, bắt buộc phải dùng chung phương tiện. Xe máy chỉ có thể đứng tên 2 người trong gia đình, chẳng lẽ mỗi lần ra đường đều phải có người đứng tên xe đi cùng nếu không muốn bị xử phạt”.
Mặt khác, một thực tế có thể dễ dàng nhận thấy đó là những người sở hữu các phương tiện được mua lại đa số là người lao động nghèo. Họ không có tiền để mua xe mới, đành mua xe cũ làm phương tiện đi lại. Trong khí đó, mức xử phạt cho xe máy ở mức 1 triệu đồng là quá cao với mức thu thập hiện tại của lao động nghèo. Đó là chưa kể tính bất hợp lý khi xử phạt dù họ có đầy đủ giấy tờ chứng minh chiếc xe hoàn toàn “trong sạch” chứ không phải xe trộm cắp.
Chiều 9/11, ngay trước thời điểm việc xử phạt xe không sang tên đổi chủ khi chuyển nhượng có hiệu lực, không ít chủ sở hữu phương tiện không thực hiện sang tên, chuyển quyền sở hữu khi mua bán đều đang lo lắng.
Theo ghi nhận ý kiến, anh Nguyễn Hoàng Long ở Văn Quán, Hà Đông, giãi bày: “Chiếc xe của tôi được mua lại. Chủ xe bán cho tôi cũng đã là chủ sở hữu thứ 3 nhưng đăng ký xe máy vẫn mang tên chủ cũ. Giờ tôi có đến gặp chủ đầu tiên để xin chứng nhận, đăng ký lại chưa chắc họ đã biết tôi là ai mà giúp”. Ngoài ra, nhiều người còn lo sợ không thể làm được thủ tục sang tên đổi chủ nếu chủ sở hữu đầu tiên hoặc gần nhất trước đó đã qua đời.
Sẽ xử lý nghiêm khi phát hiện không sang tên đổi chủ
Liên quan đến vấn đề đang hết sức nóng hổi trên, trao đổi với báo chí, ông Đào Vịnh Thắng – Trưởng phòng CSGT CA TP. Hà Nội cho biết: “Ngay sau khi nghị định 71 được ban hành, từ giữa tháng 10, Phòng CSGT CATP đã chủ động tổ chức thông báo rộng rãi đến người dân, chủ phương tiện biết sự thay đổi của các mức xử phạt đối với từng lỗi vi phạm. Kế đến, đơn vị cũng đã tập huấn cho cán bộ chiến sĩ hiểu, nắm chắc nội dung nghị định, góp phần áp dụng, thực thi hiệu quả công tác xử lý, đảm bảo an toàn giao thông”.
Liên quan đến quy định xử phạt tăng gấp 6 lần đối với chủ sở hữu không làm thủ tục sang tên, đổi chủ, ông Đào Vịnh Thắng nhấn mạnh, không chỉ đến bây giờ mà trước khi Thông tư 36, 37 được ban hành, Phòng CSGT đã liên tục đề nghị các chủ phương tiện sau khi mua, bán phương tiện trong vòng 30 ngày phải đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu. Những chủ phương tiện khi bán xe xong cũng phải có thông báo gửi đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện biết để có biện pháp phối hợp, hướng dẫn chủ mới làm thủ tục sang tên.
Trường hợp phương tiện đã mua bán qua nhiều đời thì chủ phương tiện cuối cùng, đang sử dụng xe phải có trách nhiệm đến các cơ quan đăng ký làm thủ tục đăng ký lại, chuyển quyền sở hữu và phải chịu mức xử phạt theo quy định.
Đối với những chủ phương tiện lưu thông trên đường, nếu CSGT kiểm tra, phát hiện không làm thủ tục sang tên đổi chủ, sẽ ra quyết định xử phạt nhưng không tạm giữ phương tiện.
Để đảm bảo ATGT, ông Đào Vịnh Thắng cũng khuyến cáo người dân cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về Luật Giao thông, các nghị định, thông tư có liên quan; đồng thuận, tạo điều kiện giúp đỡ CSGT khi làm nhiệm vụ cũng như lên án các hành vi vi phạm.