Nếu bạn muốn làm thêm sau mỗi giờ học, và mong muốn tìm một công việc hợp lý, hãy vận dụng khả năng “chém” trên face của bạn.
“Tôi là người…”
Trên thông tin facebook của bạn, chắc chắn sẽ có vài dòng giới thiệu về bản thân. Vậy để chủ động hơn khi xin việc, đừng bao giờ chờ đợi nhà tuyển dụng lên tiếng: “Bạn hãy giới thiệu về mình đi nào”. Sau khi được mời ngồi vào ghế nóng, hãy mỉm cười thật tươi. Khi thấy họ đã sẵn sàng chờ đợi, đừng ngần ngại “Cho phép tôi được giới thiệu về bản thân”.
Bạn Minh Thanh (ĐH Kinh tế Quốc dân) chia sẻ về việc bị nhà tuyển dụng “săm soi”: “Lần đầu tiên xin việc làm thêm tại một công ty tư nhân, cũng nghĩ chỉ là việc part-time nên không quá cầu kì. Ai ngờ bên đó họ nghiêm túc và khó tính hơn mình tưởng. Họ nhìn mình chừng 10 giây làm mình hơi lúng túng, sau đó bảo mình đi ra mà chẳng hiểu gì. Cứ nghĩ họ đang bận, lát sau vào phỏng vấn nên mình ung dung “vâng ạ”. Cuối giờ mới biết mình đã bị loại không thương tiếc”.
Teen chú ý nhé, dù là việc làm thêm, hay sau này ra trường xin việc lâu dài, đầu tiên bạn không được nuôi ý nghĩ “làm thì làm, mà không làm thì thôi”. Thêm nữa, bạn có quyền tự khẳng định bản thân mình, nên hãy chứng minh cho họ thấy bạn luôn tự tin và muốn giới thiệu mình.
“Tôi có thể làm được”
Khi nhà tuyển dụng đưa ra một tình huống oái ăm và đặt bạn vào trong đó, bạn thấy quá sức với mình và muốn chối đây đẩy. Đừng ngại ngần! Họ đang thử lòng quả cảm của bạn đấy!
Trên face, chắc có lần bạn bị người khác “dìm hàng” với những câu status ngớ ngẩn, hay những hình ảnh được đánh dấu không đỡ nổi. Bạn khóc ư, hay chọc lại, hay “dìm lại” kẻ chơi xấu mình? Những hành động đó chứng tỏ bạn chùn bước và sẽ không làm được điều gì để bảo vệ mình. Hãy nhớ, đừng lùi bước!
Thấy vẻ mặt bạn đang nhăn nhó và sợ hãi, họ sẽ hỏi: “Bạn làm được không”? Chỉ một thoáng lưỡng lự thôi vì đúng là khó thật đấy, sau đó phải lấy lại bản lĩnh đi nào. “Tôi có thể làm được”. “Chắc chắn không?” “Chắc chắn!”
“Tôi sẽ thực hiện như sau”
Nếu bạn khẳng định mình làm được thì hãy thể hiện đi nào! Trước tiên bạn cần vạch ra những bước đi cụ thể, có sức thuyết phục. Mình bị chơi xấu à, đó là điều hiển nhiên thôi vì người ta có quý mình thì mới quan tâm tới mình, dù quan tâm với thái độ tích cực hay tiêu cực. Trước hết hãy cảm ơn những người đã mất công mất sức tung ảnh không mấy thiện cảm lên tường của bạn. Và hãy lạc quan nghĩ rằng, mình xinh quá rồi, nhìn cái ảnh này thấy “độc” và cũng đáng yêu đấy chứ. “Cái miệng cười thả phanh thật sảng khoái, đôi mắt tít lại như em bé 3 tuổi đang buồn ngủ. Hay cái tư thế đứng có một không hai làm xiêu xiêu cả không gian xung quanh…”. Chắc chắn với lối biện luận như vậy, thì bạn sẽ nhận được những cú ngoạn mục của bạn bè đó.
Và với nhà tuyển dụng thì sao? Trước tiên bạn hãy bình tĩnh suy nghĩ để đưa ra phương án tối ưu nhất. Cụ thể vạch ra từng bước thật khoa học để cho thấy bạn là người quy củ, biết lập kế hoạch. Tuy nhiên, một nguyên tắc bất thành văn: Đừng nên phản pháo với thái độ gay gắt, vì họ đang thử bạn, chứ không hẳn cố tình “dìm” bạn đâu.
Cảm ơn và mong nhận sự hồi đáp
Chia sẻ tâm trạng lên dòng thời gian, bạn sẽ nhận được comment từ bạn bè. Khi bạn buồn, họ sẽ tâm sự với bạn, động viên bạn, hay đơn giản hướng bạn sang chủ đề khác có thể giúp bạn cười lên. Bạn mãi mong muốn họ tiếp tục gắn bó với mình, phải không?
Cũng như vậy, sau buổi phỏng vấn, bạn nên để lại lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng. Và chắc chắn mong muốn nhận được phản hồi tốt đẹp từ họ. Đừng để ý nghĩ đó trong đầu, mà hãy thể hiện bằng lời nói. Mất gì đâu một lời cảm ơn và một niềm hi vọng! Nó sẽ giúp cho họ thấy bạn thực thực sự quan tâm và dành tâm trí vào công việc tương lai. Bởi họ rất thích những ứng viên tâm huyết đấy.
“Tôi là người…”
Trên thông tin facebook của bạn, chắc chắn sẽ có vài dòng giới thiệu về bản thân. Vậy để chủ động hơn khi xin việc, đừng bao giờ chờ đợi nhà tuyển dụng lên tiếng: “Bạn hãy giới thiệu về mình đi nào”. Sau khi được mời ngồi vào ghế nóng, hãy mỉm cười thật tươi. Khi thấy họ đã sẵn sàng chờ đợi, đừng ngần ngại “Cho phép tôi được giới thiệu về bản thân”.
Bạn Minh Thanh (ĐH Kinh tế Quốc dân) chia sẻ về việc bị nhà tuyển dụng “săm soi”: “Lần đầu tiên xin việc làm thêm tại một công ty tư nhân, cũng nghĩ chỉ là việc part-time nên không quá cầu kì. Ai ngờ bên đó họ nghiêm túc và khó tính hơn mình tưởng. Họ nhìn mình chừng 10 giây làm mình hơi lúng túng, sau đó bảo mình đi ra mà chẳng hiểu gì. Cứ nghĩ họ đang bận, lát sau vào phỏng vấn nên mình ung dung “vâng ạ”. Cuối giờ mới biết mình đã bị loại không thương tiếc”.
Teen chú ý nhé, dù là việc làm thêm, hay sau này ra trường xin việc lâu dài, đầu tiên bạn không được nuôi ý nghĩ “làm thì làm, mà không làm thì thôi”. Thêm nữa, bạn có quyền tự khẳng định bản thân mình, nên hãy chứng minh cho họ thấy bạn luôn tự tin và muốn giới thiệu mình.
“Tôi có thể làm được”
Khi nhà tuyển dụng đưa ra một tình huống oái ăm và đặt bạn vào trong đó, bạn thấy quá sức với mình và muốn chối đây đẩy. Đừng ngại ngần! Họ đang thử lòng quả cảm của bạn đấy!
Trên face, chắc có lần bạn bị người khác “dìm hàng” với những câu status ngớ ngẩn, hay những hình ảnh được đánh dấu không đỡ nổi. Bạn khóc ư, hay chọc lại, hay “dìm lại” kẻ chơi xấu mình? Những hành động đó chứng tỏ bạn chùn bước và sẽ không làm được điều gì để bảo vệ mình. Hãy nhớ, đừng lùi bước!
Thấy vẻ mặt bạn đang nhăn nhó và sợ hãi, họ sẽ hỏi: “Bạn làm được không”? Chỉ một thoáng lưỡng lự thôi vì đúng là khó thật đấy, sau đó phải lấy lại bản lĩnh đi nào. “Tôi có thể làm được”. “Chắc chắn không?” “Chắc chắn!”
“Tôi sẽ thực hiện như sau”
Nếu bạn khẳng định mình làm được thì hãy thể hiện đi nào! Trước tiên bạn cần vạch ra những bước đi cụ thể, có sức thuyết phục. Mình bị chơi xấu à, đó là điều hiển nhiên thôi vì người ta có quý mình thì mới quan tâm tới mình, dù quan tâm với thái độ tích cực hay tiêu cực. Trước hết hãy cảm ơn những người đã mất công mất sức tung ảnh không mấy thiện cảm lên tường của bạn. Và hãy lạc quan nghĩ rằng, mình xinh quá rồi, nhìn cái ảnh này thấy “độc” và cũng đáng yêu đấy chứ. “Cái miệng cười thả phanh thật sảng khoái, đôi mắt tít lại như em bé 3 tuổi đang buồn ngủ. Hay cái tư thế đứng có một không hai làm xiêu xiêu cả không gian xung quanh…”. Chắc chắn với lối biện luận như vậy, thì bạn sẽ nhận được những cú ngoạn mục của bạn bè đó.
Và với nhà tuyển dụng thì sao? Trước tiên bạn hãy bình tĩnh suy nghĩ để đưa ra phương án tối ưu nhất. Cụ thể vạch ra từng bước thật khoa học để cho thấy bạn là người quy củ, biết lập kế hoạch. Tuy nhiên, một nguyên tắc bất thành văn: Đừng nên phản pháo với thái độ gay gắt, vì họ đang thử bạn, chứ không hẳn cố tình “dìm” bạn đâu.
Cảm ơn và mong nhận sự hồi đáp
Chia sẻ tâm trạng lên dòng thời gian, bạn sẽ nhận được comment từ bạn bè. Khi bạn buồn, họ sẽ tâm sự với bạn, động viên bạn, hay đơn giản hướng bạn sang chủ đề khác có thể giúp bạn cười lên. Bạn mãi mong muốn họ tiếp tục gắn bó với mình, phải không?
Cũng như vậy, sau buổi phỏng vấn, bạn nên để lại lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng. Và chắc chắn mong muốn nhận được phản hồi tốt đẹp từ họ. Đừng để ý nghĩ đó trong đầu, mà hãy thể hiện bằng lời nói. Mất gì đâu một lời cảm ơn và một niềm hi vọng! Nó sẽ giúp cho họ thấy bạn thực thực sự quan tâm và dành tâm trí vào công việc tương lai. Bởi họ rất thích những ứng viên tâm huyết đấy.