Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho rằng Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ một vụ tấn công "Trân Châu cảng" trên mạng do các tin tặc tiến hành. Hậu quả có thể xảy ra là các thiệt hại về người và cơ sở hạ tầng.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta
Ông Panetta nói rằng Internet sẽ là 'chiến trường trong tương lai', nơi mà các kẻ thù của Mỹ 'có thể tìm cách hãm hại đất nước, nền kinh tế và công dân' của Mỹ. Do đó, ông kêu gọi Quốc hội Mỹ nên thông qua luật an ninh mạng nhằm bảo vệ đất nước.
"Không có luật này, chúng ta đang và sẽ dễ bị tấn công" - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói.
Ông Panetta đã lấy điển hình Nga và Trung Quốc là các quốc gia với "năng lực mạng tân tiến" và nói rằng Iran cũng đang có các nỗ lực để biến không gian mạng thành lợi thế của họ.
"Từng là giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia và giờ đang đảm trách cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, tôi hiểu rằng mọi nỗ lực trong các cuộc tấn công ảo đều thật như các mối đe dọa khác phổ biến hơn, chẳng hạn như chủ nghĩa khủng bố, phổ biến vũ khí hạt nhân và tình trạng nổi loạn mà chúng ta chứng kiến ở Trung Đông" - ông Panetta nói. "Và các mối đe dọa về mạng mà quốc gia này đang đối mặt ngày càng nhiều thêm".
Ông Panetta nói thêm rằng trong các viễn cảnh bị thiệt hại nặng nề nhất, Mỹ có thể phải đối mặt với các cuộc tấn công mạng diễn ra cùng một lúc và có thể phá hủy hệ thống hạ tầng then chốt và các hệ thống quân sự và mạng lưới truyền thông quan trọng.
"Thiệt hại của các cuộc tấn công kiểu này cộng dồn lại có thể tương đương với một vụ tấn công Trân Châu cảng trên mạng, một cuộc tấn công có thể gây nên sự hủy diệt về mặt thể chất và gây thương vong" - ông Panetta nói. "Trên thực tế, nó có thể làm tê liệt và rung chuyển đất nước, đồng thời tạo ra một cảm nhận sâu sắc về khả năng dễ bị tấn công".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta
Ông Panetta nói rằng Internet sẽ là 'chiến trường trong tương lai', nơi mà các kẻ thù của Mỹ 'có thể tìm cách hãm hại đất nước, nền kinh tế và công dân' của Mỹ. Do đó, ông kêu gọi Quốc hội Mỹ nên thông qua luật an ninh mạng nhằm bảo vệ đất nước.
"Không có luật này, chúng ta đang và sẽ dễ bị tấn công" - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói.
Ông Panetta đã lấy điển hình Nga và Trung Quốc là các quốc gia với "năng lực mạng tân tiến" và nói rằng Iran cũng đang có các nỗ lực để biến không gian mạng thành lợi thế của họ.
"Từng là giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia và giờ đang đảm trách cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, tôi hiểu rằng mọi nỗ lực trong các cuộc tấn công ảo đều thật như các mối đe dọa khác phổ biến hơn, chẳng hạn như chủ nghĩa khủng bố, phổ biến vũ khí hạt nhân và tình trạng nổi loạn mà chúng ta chứng kiến ở Trung Đông" - ông Panetta nói. "Và các mối đe dọa về mạng mà quốc gia này đang đối mặt ngày càng nhiều thêm".
Ông Panetta nói thêm rằng trong các viễn cảnh bị thiệt hại nặng nề nhất, Mỹ có thể phải đối mặt với các cuộc tấn công mạng diễn ra cùng một lúc và có thể phá hủy hệ thống hạ tầng then chốt và các hệ thống quân sự và mạng lưới truyền thông quan trọng.
"Thiệt hại của các cuộc tấn công kiểu này cộng dồn lại có thể tương đương với một vụ tấn công Trân Châu cảng trên mạng, một cuộc tấn công có thể gây nên sự hủy diệt về mặt thể chất và gây thương vong" - ông Panetta nói. "Trên thực tế, nó có thể làm tê liệt và rung chuyển đất nước, đồng thời tạo ra một cảm nhận sâu sắc về khả năng dễ bị tấn công".