Người dân Việt Nam sắp có cơ hội được chiêm ngưỡng một trong những trận mưa sao băng đẹp nhất trong năm vào rạng sáng 13/8.
Ông Nguyễn Đức Phường, hội viên Hội Thiên văn- Vũ trụ Việt Nam, cho
biết đây là mưa sao băng Anh Tiên bởi tâm điểm của nó là chòm sao Anh
Tiên (Perseus).
Theo dự báo của các chuyên gia, số sao băng
trong thời gian diễn ra cực đại năm nay có thể lên đến gần 100 vệt/giờ.
Thời điểm diễn ra cực đại đúng vào ngày đầu tháng âm lịch nên không bị
ảnh hưởng bởi ánh trăng. Do đó người dân sẽ có một đêm quan sát sao
băng thuận lợi. Điều kiện quyết định đối với việc quan sát mưa sao băng
là bầu trời phải quang đãng không có mây.
Để quan sát trận mưa
sao băng Anh Tiên, người dân nên chọn một vị trí quan sát thuận lợi,
thoáng mát, xa ánh đền thành phố hoặc khu công nghiệp. Khoảng 2 giờ
sáng ngày 13/8, mọi người hướng mắt về phía chòm sao Anh Tiên ở phía
Đông để quan sát. Trong những ngày từ 12 tới 14/8 số sao băng cũng
tương đối nhiều nên chúng ta vẫn có cơ hội chiêm ngưỡng.
Người
yêu thiên văn cần lưu ý rằng mưa sao băng không giống mưa rào. Theo ông
Phường, số sao băng xuất hiện nhiều nhất cũng chỉ khoảng 100 vệt/giờ,
tức là trung trình trong mỗi phút chỉ có khoảng hai sao băng. Vì thế
mọi người phải kiên nhẫn khi quan sát.
Mưa sao băng xuất hiện
do trái đất đi vào vùng bụi vốn là tàn dư của những sao chổi. Những hạt
bụi có kích thước khác nhau lao vào bầu khí quyển với vận tốc rất
lớn tạo ra các sóng xung kích. Sóng xung kích nén các phần tử
không khí phía trước làm cho nhiệt độ cao đến hàng nghìn độ C
và bốc cháy, tạo ra những vệt sáng ở độ cao 60 -100 km (tính từ mặt
đất lên). Người ta gọi những vệt sáng nhỏ ấy là sao băng.
Cứ
vào tháng 8 hàng năm mưa sao băng Anh Tiên xuất hiện khi địa cầu lọt
vào vùng bụi của một sao chổi có tên 109 P/ Swift-Tuttle (S-T). Đây vốn
là một sao chổi chuyển động quanh mặt trời trên quỹ đạo elip dẹt có chu
kỳ dài 120-130 năm.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông
báo, các vệt sao băng Anh Tiên tới có thể đạt tốc độ tới 224.000 km/h
khi chúng tiến vào bầu khí quyển trái đất.
Minh Long
Ông Nguyễn Đức Phường, hội viên Hội Thiên văn- Vũ trụ Việt Nam, cho
biết đây là mưa sao băng Anh Tiên bởi tâm điểm của nó là chòm sao Anh
Tiên (Perseus).
Theo dự báo của các chuyên gia, số sao băng
trong thời gian diễn ra cực đại năm nay có thể lên đến gần 100 vệt/giờ.
Thời điểm diễn ra cực đại đúng vào ngày đầu tháng âm lịch nên không bị
ảnh hưởng bởi ánh trăng. Do đó người dân sẽ có một đêm quan sát sao
băng thuận lợi. Điều kiện quyết định đối với việc quan sát mưa sao băng
là bầu trời phải quang đãng không có mây.
Để quan sát trận mưa
sao băng Anh Tiên, người dân nên chọn một vị trí quan sát thuận lợi,
thoáng mát, xa ánh đền thành phố hoặc khu công nghiệp. Khoảng 2 giờ
sáng ngày 13/8, mọi người hướng mắt về phía chòm sao Anh Tiên ở phía
Đông để quan sát. Trong những ngày từ 12 tới 14/8 số sao băng cũng
tương đối nhiều nên chúng ta vẫn có cơ hội chiêm ngưỡng.
Người
yêu thiên văn cần lưu ý rằng mưa sao băng không giống mưa rào. Theo ông
Phường, số sao băng xuất hiện nhiều nhất cũng chỉ khoảng 100 vệt/giờ,
tức là trung trình trong mỗi phút chỉ có khoảng hai sao băng. Vì thế
mọi người phải kiên nhẫn khi quan sát.
Mưa sao băng xuất hiện
do trái đất đi vào vùng bụi vốn là tàn dư của những sao chổi. Những hạt
bụi có kích thước khác nhau lao vào bầu khí quyển với vận tốc rất
lớn tạo ra các sóng xung kích. Sóng xung kích nén các phần tử
không khí phía trước làm cho nhiệt độ cao đến hàng nghìn độ C
và bốc cháy, tạo ra những vệt sáng ở độ cao 60 -100 km (tính từ mặt
đất lên). Người ta gọi những vệt sáng nhỏ ấy là sao băng.
Cứ
vào tháng 8 hàng năm mưa sao băng Anh Tiên xuất hiện khi địa cầu lọt
vào vùng bụi của một sao chổi có tên 109 P/ Swift-Tuttle (S-T). Đây vốn
là một sao chổi chuyển động quanh mặt trời trên quỹ đạo elip dẹt có chu
kỳ dài 120-130 năm.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông
báo, các vệt sao băng Anh Tiên tới có thể đạt tốc độ tới 224.000 km/h
khi chúng tiến vào bầu khí quyển trái đất.
Minh Long