Nhiếp ảnh gia Poulomi Basu cho biết ý tưởng bộ ảnh về những nữ tân binh xuất hiện sau khi đọc một bài báo vào năm 2009: lần đầu tiên Ấn Độ tuyển phụ nữ vào phục vụ trong Nhóm An ninh Biên giới, nơi họ được huấn luyện trở thành người giữ trật tự ở vùng biên giới nguy hiểm với Pakistan.
Mỹ lo ngại hai 'ông lớn' viễn thông Trung Quốc
Con cả của Bạc Hy Lai bị nghi hại mẹ kế
Vén màn bí mật đời thường của Putin
"Tôi nghĩ đây là một sự kiện quan trọng cần được ghi chép lại," Basu, người sinh ra ở Ấn Độ và chia đôi thời gian của mình để đi lại giữa London và Mumbai, cho hay.
Ý tưởng càng hiện rõ trong tâm trí cô khi cô nhận ra rằng các bức ảnh có thể giúp phác họa đầy đủ về sự kiện trên. Hầu hết những tân binh đều tới từ những khu vực nông thôn nghèo khó. Nếu cô có thể quan sát họ không chỉ trong lúc tập luyện mà còn cả khi họ ở với gia đình, cô sẽ có thể kể một câu chuyện về sự thay đổi của họ từ những dân làng trở thành binh lính.
"Đối với những người phụ nữ, mặc trên mình một bộ đồng phục giống như được thoát xác," Basu nói. "Họ nhìn thấy nó như một cách để có được độc lập."
Nhóm An ninh Biên giới là một lực lượng bán quân sự và trong khi một vài phụ nữ tham gia đơn giản chỉ để kiếm tiền, một số khác gia nhập vì họ có thể thoát được sự cưỡng ép của cuộc sống gia đình gia trưởng.
Thực tế, cũng có một số tân binh được tuyển vào theo nghĩa vụ quân sự. "Họ nghĩ phục vụ cho đất nước là một đặc ân lớn với niềm tin gần giống như cách mà họ sẽ phục vụ một người đàn ông," Basu nói.
Basu tin các bức ảnh của cô có thể gợi lên những chủ đề mạnh mẽ: tuổi trẻ, giới tính, tình yêu, lòng yêu nước, nỗi nhớ nhà và sự căng thẳng trước nhiệm vụ mới.
Ấn Độ đã có một đội ngũ phụ nữ trong lực lượng vũ trang nhưng những tân binh này được yêu cầu trở thành lính canh gác tại khu vực nguy hiểm giữa hai quốc gia có vũ khí hạt nhân, vốn đã xảy ra ba cuộc chiến tranh và vài cuộc xung đột nhỏ.
Từ năm 1947, khi Anh bỏ thuộc địa tiểu lục địa Ấn Độ quyết định tách thành Ấn Độ và Pakistan, hai quốc gia đã xảy ra tranh chấp biên giới, chủ yếu ở tỉnh Jammu và Kashmir. Cả hai nước đều tin rằng bên kia có khả năng hàng động cực kỳ tàn bạo và thường xuyên cho mình là đúng. Pakista đã phái máy bay chiến đấu đi dọc biên giới trong khi tài trợ cho cuộc nổi dậy của người Kashmir, Ấn Độ cũng đáp trả lại bằng cách sát hại hàng ngàn người trong chiến dịch chống nổi dậy.
Những tân binh nữ đầu tiên được tuyển mộ vào tháng 9 năm 2009. Tuy nhiên, Basu đã bắt đầu làm việc ba tháng trước khi cô bắt đầu nhiệm vụ khó khăn để có được sự cho phép của chính phủ.
"Tiếp cận là một vấn đề," cô nói. "Tôi phải liên lạc với rất nhiều người. Có lúc tôi dường như phải cầm điện thoại liên tục và có sự khác biệt rất lớn khi tôi có thể gặp trực tiếp họ," Basu cho biết.
Vào năm 2009, Basu đã có ba chuyến đi tới biên giới, nơi những phụ nữ được đào tạo, mỗi chuyến kéo dài 3-4 ngày. Chuyến đi gần đây nhất của Basu là vào năm ngoái.
Những bức ảnh trong phần đầu của dự án - huấn luyện ban đầu và thăm những phụ nữ trong làng - được chụp bằng ảnh màu. "Đây là thời gian của tình yêu, sự hài lòng và nó được tái hiện sinh động," Basu cho biết.
Tuy nhiên sau đó khi phụ nữ bắt đầu đi tuần tra, cô chuyển sang sử dụng ảnh đen trắng. "Cuộc sống ở biên giới thực sự vô vị" cô nói. "Ở đó rất tan hoang, bạn ngồi trong lều và không có chuyện gì xảy ra. Vì cuộc sống của họ thiếu màu sắc nên tôi muốn có một cái nhìn mãnh liệt hơn."
Một trong những bức ảnh thu hút được sự chú ý nhất cho thấy một người đàn ông bị treo ngược, chân của anh ta bị mắc vào một rào chắn cao do Ấn Độ xây dựng để phân ranh giới. Đội bảo vệ đã bắn hạ người đàn ông này khi anh ta và những người đàn ông khác cố gắng tiến vào Pakistan, gần Attari, bang Punjab, Basu cho biết.
Cô được người giám sát truyền thông của đội tuần tra biên giới đưa vào gần hiện trường. Những người giám sát không dám chắc cô được phép chụp những gì. Tuy nhiên, cuối cùng, họ không những cho phép cô chụp ảnh mà còn cung cấp cả thiết bị cho cô. Chiếc Nikon F80 của cô bị hỏng từ sáng, cô cho biết và những người giám sát đã cho cô mượn một chiếc Canon thay thế.
"Họ thực sự rất tự hào rằng họ đã giết những người đàn ông này nhưng họ cũng lo lắng về những cáo buộc vi phạm nhân quyền," Basu nói. "Họ nói với tôi, đây không phải điều mọi người có thể thấy."
118 nữ tân binh đang chờ huấn luyện tại trại Khatka, tỉnh Punjab.
Ảnh của một nữ thành viên thuộc lực lượng bảo vệ biên giới Ấn Độ.
Sona Singh và Shama Dar tại doanh trại.
Shabbo Kumari tại biên giới giữ Ấn Độ và Pakistan.
Một bữa trưa của các nữ thành viên thuộc bảo vệ biên giới Ấn Độ.
Cầu nguyện tại doanh trại.
Một nữ tân binh của lực lượng bảo vệ biên giới Ấn Độ ngủ trong giờ giải lao sau một buổi học
Mỹ lo ngại hai 'ông lớn' viễn thông Trung Quốc
Con cả của Bạc Hy Lai bị nghi hại mẹ kế
Vén màn bí mật đời thường của Putin
"Tôi nghĩ đây là một sự kiện quan trọng cần được ghi chép lại," Basu, người sinh ra ở Ấn Độ và chia đôi thời gian của mình để đi lại giữa London và Mumbai, cho hay.
Ý tưởng càng hiện rõ trong tâm trí cô khi cô nhận ra rằng các bức ảnh có thể giúp phác họa đầy đủ về sự kiện trên. Hầu hết những tân binh đều tới từ những khu vực nông thôn nghèo khó. Nếu cô có thể quan sát họ không chỉ trong lúc tập luyện mà còn cả khi họ ở với gia đình, cô sẽ có thể kể một câu chuyện về sự thay đổi của họ từ những dân làng trở thành binh lính.
"Đối với những người phụ nữ, mặc trên mình một bộ đồng phục giống như được thoát xác," Basu nói. "Họ nhìn thấy nó như một cách để có được độc lập."
Nhóm An ninh Biên giới là một lực lượng bán quân sự và trong khi một vài phụ nữ tham gia đơn giản chỉ để kiếm tiền, một số khác gia nhập vì họ có thể thoát được sự cưỡng ép của cuộc sống gia đình gia trưởng.
Thực tế, cũng có một số tân binh được tuyển vào theo nghĩa vụ quân sự. "Họ nghĩ phục vụ cho đất nước là một đặc ân lớn với niềm tin gần giống như cách mà họ sẽ phục vụ một người đàn ông," Basu nói.
Basu tin các bức ảnh của cô có thể gợi lên những chủ đề mạnh mẽ: tuổi trẻ, giới tính, tình yêu, lòng yêu nước, nỗi nhớ nhà và sự căng thẳng trước nhiệm vụ mới.
Ấn Độ đã có một đội ngũ phụ nữ trong lực lượng vũ trang nhưng những tân binh này được yêu cầu trở thành lính canh gác tại khu vực nguy hiểm giữa hai quốc gia có vũ khí hạt nhân, vốn đã xảy ra ba cuộc chiến tranh và vài cuộc xung đột nhỏ.
Từ năm 1947, khi Anh bỏ thuộc địa tiểu lục địa Ấn Độ quyết định tách thành Ấn Độ và Pakistan, hai quốc gia đã xảy ra tranh chấp biên giới, chủ yếu ở tỉnh Jammu và Kashmir. Cả hai nước đều tin rằng bên kia có khả năng hàng động cực kỳ tàn bạo và thường xuyên cho mình là đúng. Pakista đã phái máy bay chiến đấu đi dọc biên giới trong khi tài trợ cho cuộc nổi dậy của người Kashmir, Ấn Độ cũng đáp trả lại bằng cách sát hại hàng ngàn người trong chiến dịch chống nổi dậy.
Những tân binh nữ đầu tiên được tuyển mộ vào tháng 9 năm 2009. Tuy nhiên, Basu đã bắt đầu làm việc ba tháng trước khi cô bắt đầu nhiệm vụ khó khăn để có được sự cho phép của chính phủ.
"Tiếp cận là một vấn đề," cô nói. "Tôi phải liên lạc với rất nhiều người. Có lúc tôi dường như phải cầm điện thoại liên tục và có sự khác biệt rất lớn khi tôi có thể gặp trực tiếp họ," Basu cho biết.
Vào năm 2009, Basu đã có ba chuyến đi tới biên giới, nơi những phụ nữ được đào tạo, mỗi chuyến kéo dài 3-4 ngày. Chuyến đi gần đây nhất của Basu là vào năm ngoái.
Những bức ảnh trong phần đầu của dự án - huấn luyện ban đầu và thăm những phụ nữ trong làng - được chụp bằng ảnh màu. "Đây là thời gian của tình yêu, sự hài lòng và nó được tái hiện sinh động," Basu cho biết.
Tuy nhiên sau đó khi phụ nữ bắt đầu đi tuần tra, cô chuyển sang sử dụng ảnh đen trắng. "Cuộc sống ở biên giới thực sự vô vị" cô nói. "Ở đó rất tan hoang, bạn ngồi trong lều và không có chuyện gì xảy ra. Vì cuộc sống của họ thiếu màu sắc nên tôi muốn có một cái nhìn mãnh liệt hơn."
Một trong những bức ảnh thu hút được sự chú ý nhất cho thấy một người đàn ông bị treo ngược, chân của anh ta bị mắc vào một rào chắn cao do Ấn Độ xây dựng để phân ranh giới. Đội bảo vệ đã bắn hạ người đàn ông này khi anh ta và những người đàn ông khác cố gắng tiến vào Pakistan, gần Attari, bang Punjab, Basu cho biết.
Cô được người giám sát truyền thông của đội tuần tra biên giới đưa vào gần hiện trường. Những người giám sát không dám chắc cô được phép chụp những gì. Tuy nhiên, cuối cùng, họ không những cho phép cô chụp ảnh mà còn cung cấp cả thiết bị cho cô. Chiếc Nikon F80 của cô bị hỏng từ sáng, cô cho biết và những người giám sát đã cho cô mượn một chiếc Canon thay thế.
"Họ thực sự rất tự hào rằng họ đã giết những người đàn ông này nhưng họ cũng lo lắng về những cáo buộc vi phạm nhân quyền," Basu nói. "Họ nói với tôi, đây không phải điều mọi người có thể thấy."
118 nữ tân binh đang chờ huấn luyện tại trại Khatka, tỉnh Punjab.
Ảnh của một nữ thành viên thuộc lực lượng bảo vệ biên giới Ấn Độ.
Sona Singh và Shama Dar tại doanh trại.
Shabbo Kumari tại biên giới giữ Ấn Độ và Pakistan.
Một bữa trưa của các nữ thành viên thuộc bảo vệ biên giới Ấn Độ.
Cầu nguyện tại doanh trại.
Một nữ tân binh của lực lượng bảo vệ biên giới Ấn Độ ngủ trong giờ giải lao sau một buổi học