Kommersant (Nga) đưa tin, Moscow sắp rút khỏi chương trình giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt, chương trình có sự tham gia của cả Mỹ, đã kéo dài nhiều thập kỉ nay.
Tờ báo này cho biết các quan chức điện Kremlin đã không còn hứng thú với chương trình Nunn-Lugar - Hợp tác giảm đe dọa (Chương trình này bắt đầu từ đầu những năm 1990, với mục đích loại bỏ dần vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học và hóa học sau sự sụp đổ của Liên Xô).
Đây là động thái mới nhất của Nga trong mối quan hệ với Mỹ, sau khi Nga cấm không cho Cơ quan phát triển quốc tế của Mỹ hoạt động trên lãnh thổ của mình từ đầu tháng 10/2012.
Đây cũng có thể là hành động chứng tỏ phát ngôn của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov không phải là trò đùa. Ông Lavrov từng nói, việc Nga “điều chỉnh” chính sách trong mối quan hệ với Mỹ không thể “kéo dài mãi".
Nga sắp rút khỏi chương trình Giải trừ vũ khí hạt nhân?
Chương trình Hợp tác giảm đe dọa này đã bắt đầu từ năm 1991 và đã 2 lần được mở rộng vào những năm 1999 và 2006.
Giai đoạn hiện tại của chương trình sẽ kết thúc vào năm 2013.
Chương trình này gồm nhiều biện pháp tăng độ an toàn tại những cơ sở hạt nhân ở Liên Xô trước kia, cũng như tái sử dụng những trang thiết bị và viện nghiên cứu, có tham gia vào quá trình sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt, vào những mục đích khác.
Tờ báo này cho biết các quan chức điện Kremlin đã không còn hứng thú với chương trình Nunn-Lugar - Hợp tác giảm đe dọa (Chương trình này bắt đầu từ đầu những năm 1990, với mục đích loại bỏ dần vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học và hóa học sau sự sụp đổ của Liên Xô).
Đây là động thái mới nhất của Nga trong mối quan hệ với Mỹ, sau khi Nga cấm không cho Cơ quan phát triển quốc tế của Mỹ hoạt động trên lãnh thổ của mình từ đầu tháng 10/2012.
Đây cũng có thể là hành động chứng tỏ phát ngôn của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov không phải là trò đùa. Ông Lavrov từng nói, việc Nga “điều chỉnh” chính sách trong mối quan hệ với Mỹ không thể “kéo dài mãi".
Nga sắp rút khỏi chương trình Giải trừ vũ khí hạt nhân?
Chương trình Hợp tác giảm đe dọa này đã bắt đầu từ năm 1991 và đã 2 lần được mở rộng vào những năm 1999 và 2006.
Giai đoạn hiện tại của chương trình sẽ kết thúc vào năm 2013.
Chương trình này gồm nhiều biện pháp tăng độ an toàn tại những cơ sở hạt nhân ở Liên Xô trước kia, cũng như tái sử dụng những trang thiết bị và viện nghiên cứu, có tham gia vào quá trình sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt, vào những mục đích khác.