Tân Hoa xã đêm 9-10 đưa tin Chính phủ Trung Quốc không cử bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương tới Nhật Bản dự cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).
>> Trung Quốc tẩy chay hội nghị WB và IMF ở Nhật?
Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Xie Xuren (trái) và thống đốc ngân hàng TW Zhou Xiaochuan không đến dự các cuộc họp ở Tokyo mà chỉ cử cấp phó của mình đi - Ảnh: Kyodo
Trong bối cảnh quan hệ Nhật Bản và Trung Quốc căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Xie Xuren và Thống đốc ngân hàng nhà nước Zhou Xiaochuan hủy chuyến công tác đến Nhật Bản, bất chấp một số quan chức Tokyo bày tỏ hi vọng họ sẽ đến dự cuộc họp của IMF và WB. Thay vào đó, phái đoàn tới Tokyo của Trung Quốc do Thứ trưởng Tài chính Zhu Guangyao và phó thống đốc ngân hàng trung ương Yi Gang dẫn đầu.
Quyết định của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến cuộc đối thoại giữa hai cường quốc kinh tế của châu Á. Gần đây, Nhật Bản và Trung Quốc đã đạt được nhiều thỏa thuận kinh tế và tài chính, trong đó có việc giao dịch trực tiếp bằng đồng nội tệ của hai nước chứ không còn thông qua đồng USD, nhằm bảo vệ các doanh nghiệp xuất khẩu của hai bên không bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ hối đoái. Các quan chức tài chính Trung Quốc cũng đang hoàn thiện các điều khoản trong thỏa thuận trước đó để Nhật Bản bắt đầu được mua trái phiếu của Chính phủ Trung Quốc.
Trong khi đó, Hàn Quốc - cũng là quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản tại một quần đảo khác - đã thông báo cử Bộ trưởng Tài chính Bahk Jae Wan tới Tokyo. Bộ trưởng Bahk còn dự kiến hội đàm song phương với người đồng cấp Nhật Bản Koriki Jojima vào ngày 11-10.
Nhật Bản xem xét xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc
Máy bay Nhật Bản giám sát quần đảo Senkaku - Ảnh: Reuters
Hãng tin Kyodo ngày 10-10 dẫn các nguồn tin Chính phủ Nhật Bản cho biết Nhật Bản đang xem xét kế hoạch xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc bằng việc “công nhận” tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, trong khi vẫn duy trì quan điểm của mình rằng không tồn tại tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo này về mặt chính thức.
Kế hoạch trên sẽ cho phép Nhật Bản vẫn không thay đổi lập trường nhưng vẫn có thể thỏa hiệp chút ít với Trung Quốc. Tuy nhiên vẫn chưa rõ động thái này của Nhật Bản có khuyến khích Trung Quốc tham gia cải thiện quan hệ song phương hay không.
Trung Quốc luôn kêu gọi Tokyo thừa nhận sự tồn tại tranh chấp liên quan đến quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý. Trong cuộc họp với phái đoàn nghị sĩ và chủ tịch doanh nghiệp Nhật Bản ở Bắc Kinh hồi tháng trước, chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Giả Khánh Lâm đã thúc giục Nhật Bản công nhận sự tồn tại tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Nguồn tin của Kyodo cho biết Chính phủ Nhật Bản cho rằng lời kêu gọi của ông Giả Khánh Lâm cho thấy Chính phủ Trung Quốc chỉ đặt ra mục tiêu trước mắt là muốn Nhật Bản thừa nhận có tranh chấp chủ quyền, mà không làm thay đổi quan điểm chính thức của Nhật Bản. Cho nên Nhật Bản bắt đầu suy xét những biện pháp để dỡ bỏ trở ngại ngăn cản cải thiện quan hệ song phương.
Theo thông cáo chung Nhật - Trung 1972, trong đó Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là phần lãnh thổ không thể tách rời của mình, Nhật Bản cam kết “hiểu đầy đủ và tôn trọng” lập trường của Trung Quốc. Hành động này khiến Nhật Bản không bày tỏ lập trường về chủ quyền của Đài Loan.
Đối với quần đảo Senkaku, Kyodo cho biết Nhật Bản chỉ dùng từ “công nhận” tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, vì nếu dùng cụm từ “hiểu đầy đủ và tôn trọng” tuyên bố trên thì có thể khiến Trung Quốc hiểu lầm Nhật Bản thừa nhận tranh chấp chủ quyền ở Senkaku về mặt chính thức.
>> Trung Quốc tẩy chay hội nghị WB và IMF ở Nhật?
Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Xie Xuren (trái) và thống đốc ngân hàng TW Zhou Xiaochuan không đến dự các cuộc họp ở Tokyo mà chỉ cử cấp phó của mình đi - Ảnh: Kyodo
Trong bối cảnh quan hệ Nhật Bản và Trung Quốc căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Xie Xuren và Thống đốc ngân hàng nhà nước Zhou Xiaochuan hủy chuyến công tác đến Nhật Bản, bất chấp một số quan chức Tokyo bày tỏ hi vọng họ sẽ đến dự cuộc họp của IMF và WB. Thay vào đó, phái đoàn tới Tokyo của Trung Quốc do Thứ trưởng Tài chính Zhu Guangyao và phó thống đốc ngân hàng trung ương Yi Gang dẫn đầu.
Quyết định của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến cuộc đối thoại giữa hai cường quốc kinh tế của châu Á. Gần đây, Nhật Bản và Trung Quốc đã đạt được nhiều thỏa thuận kinh tế và tài chính, trong đó có việc giao dịch trực tiếp bằng đồng nội tệ của hai nước chứ không còn thông qua đồng USD, nhằm bảo vệ các doanh nghiệp xuất khẩu của hai bên không bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ hối đoái. Các quan chức tài chính Trung Quốc cũng đang hoàn thiện các điều khoản trong thỏa thuận trước đó để Nhật Bản bắt đầu được mua trái phiếu của Chính phủ Trung Quốc.
Trong khi đó, Hàn Quốc - cũng là quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản tại một quần đảo khác - đã thông báo cử Bộ trưởng Tài chính Bahk Jae Wan tới Tokyo. Bộ trưởng Bahk còn dự kiến hội đàm song phương với người đồng cấp Nhật Bản Koriki Jojima vào ngày 11-10.
Nhật Bản xem xét xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc
Máy bay Nhật Bản giám sát quần đảo Senkaku - Ảnh: Reuters
Hãng tin Kyodo ngày 10-10 dẫn các nguồn tin Chính phủ Nhật Bản cho biết Nhật Bản đang xem xét kế hoạch xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc bằng việc “công nhận” tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, trong khi vẫn duy trì quan điểm của mình rằng không tồn tại tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo này về mặt chính thức.
Kế hoạch trên sẽ cho phép Nhật Bản vẫn không thay đổi lập trường nhưng vẫn có thể thỏa hiệp chút ít với Trung Quốc. Tuy nhiên vẫn chưa rõ động thái này của Nhật Bản có khuyến khích Trung Quốc tham gia cải thiện quan hệ song phương hay không.
Trung Quốc luôn kêu gọi Tokyo thừa nhận sự tồn tại tranh chấp liên quan đến quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý. Trong cuộc họp với phái đoàn nghị sĩ và chủ tịch doanh nghiệp Nhật Bản ở Bắc Kinh hồi tháng trước, chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Giả Khánh Lâm đã thúc giục Nhật Bản công nhận sự tồn tại tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Nguồn tin của Kyodo cho biết Chính phủ Nhật Bản cho rằng lời kêu gọi của ông Giả Khánh Lâm cho thấy Chính phủ Trung Quốc chỉ đặt ra mục tiêu trước mắt là muốn Nhật Bản thừa nhận có tranh chấp chủ quyền, mà không làm thay đổi quan điểm chính thức của Nhật Bản. Cho nên Nhật Bản bắt đầu suy xét những biện pháp để dỡ bỏ trở ngại ngăn cản cải thiện quan hệ song phương.
Theo thông cáo chung Nhật - Trung 1972, trong đó Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là phần lãnh thổ không thể tách rời của mình, Nhật Bản cam kết “hiểu đầy đủ và tôn trọng” lập trường của Trung Quốc. Hành động này khiến Nhật Bản không bày tỏ lập trường về chủ quyền của Đài Loan.
Đối với quần đảo Senkaku, Kyodo cho biết Nhật Bản chỉ dùng từ “công nhận” tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, vì nếu dùng cụm từ “hiểu đầy đủ và tôn trọng” tuyên bố trên thì có thể khiến Trung Quốc hiểu lầm Nhật Bản thừa nhận tranh chấp chủ quyền ở Senkaku về mặt chính thức.