Washington cho rằng Bình Nhưỡng nên ngừng những tuyên bố mang tính "khoe khoang" khả năng tên lửa, để tập trung nâng cao đời sống của người dân trong nước.
> Triều Tiên thề 'lấy tên lửa chọi tên lửa'
Các mô hình tên lửa Scud-B của Triều Tiên cùng tên lửa Hàn Quốc được trưng bày tại Bảo tàng Chiến tranh Triều Tiên ở Seoul. Ảnh: AP
Phản ứng trước tuyên bố của Triều Tiên rằng nước này đang sở hữu những tên lửa có khả năng tấn công vào vùng lục địa của Mỹ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vicroria Nuland cho rằng Bình Nhưỡng nên nhận thức được rằng những lời đe dọa và khiêu khích sẽ không đạt được mục đích gì.
"Điều đó chỉ làm suy yếu đi những nỗ lực của họ nhằm trở lại cuộc đối thoại với cộng đồng quốc tế mà thôi", AFP dẫn lời bà Nuland nói trước các phóng viên hôm qua. "Thay vì khoe khoang về khả năng tên lửa, họ nên nỗ lực chăm lo cho người dân nước mình".
Trong một thông báo được hãng thông tấn KCNA đăng tải hôm qua, phát ngôn viên của Ủy ban Quốc phòng Quốc gia Triều Tiên tuyên bố quân đội nước này đang sở hữu "những lực lượng tên lửa chiến lược" với khả năng không chỉ bao phủ các căn cứ của Mỹ và Hàn Quốc trên bán đảo Triều Tiên, mà còn cả "Nhật Bản, đảo Guam và vùng lục địa chính của Mỹ". Tuyên bố được xem là sự đáp trả trước việc Seoul và Washington nhất trí tăng gần gấp ba tầm bắn của các tên lửa Hàn Quốc lên 800 km, nghĩa là có thể phủ kín cả Triều Tiên.
Bà Nuland nhấn mạnh rằng những thay đổi trong chính sách tên lửa với Seoul chỉ "mang tính chất phòng thủ", và thêm rằng theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, "Triều Tiên được yêu cầu ngừng mọi hoạt động liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo". "Họ biết những gì họ cần làm nếu muốn quay lại đàm phán với chúng tôi", bà nói.
Trong một diễn biến khác, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon hôm qua cũng lên tiếng cho rằng "niềm tự hào của Triều Tiên về khả năng tên lửa đạt đến Mỹ là đáng báo động". Tuy nhiên, cựu ngoại trưởng Hàn Quốc thừa nhận ông không có cách nào để xác thực tuyên bố này của Triều Tiên.
"Họ nên góp phần làm giảm căng thẳng. Tuyên bố này sẽ chỉ làm gia tăng đối đầu, đồng thời gây mất niềm tin giữa Hàn Quốc và Triều Tiên", ông nói. "Đó cũng không phải là cách để đạt được sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế. Tôi thực sự hy vọng Triều Tiên sẽ chân thành tham gia vào cuộc đối thoại giữa hai nước cũng như với các nước láng giềng".
> Triều Tiên thề 'lấy tên lửa chọi tên lửa'
Các mô hình tên lửa Scud-B của Triều Tiên cùng tên lửa Hàn Quốc được trưng bày tại Bảo tàng Chiến tranh Triều Tiên ở Seoul. Ảnh: AP
Phản ứng trước tuyên bố của Triều Tiên rằng nước này đang sở hữu những tên lửa có khả năng tấn công vào vùng lục địa của Mỹ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vicroria Nuland cho rằng Bình Nhưỡng nên nhận thức được rằng những lời đe dọa và khiêu khích sẽ không đạt được mục đích gì.
"Điều đó chỉ làm suy yếu đi những nỗ lực của họ nhằm trở lại cuộc đối thoại với cộng đồng quốc tế mà thôi", AFP dẫn lời bà Nuland nói trước các phóng viên hôm qua. "Thay vì khoe khoang về khả năng tên lửa, họ nên nỗ lực chăm lo cho người dân nước mình".
Trong một thông báo được hãng thông tấn KCNA đăng tải hôm qua, phát ngôn viên của Ủy ban Quốc phòng Quốc gia Triều Tiên tuyên bố quân đội nước này đang sở hữu "những lực lượng tên lửa chiến lược" với khả năng không chỉ bao phủ các căn cứ của Mỹ và Hàn Quốc trên bán đảo Triều Tiên, mà còn cả "Nhật Bản, đảo Guam và vùng lục địa chính của Mỹ". Tuyên bố được xem là sự đáp trả trước việc Seoul và Washington nhất trí tăng gần gấp ba tầm bắn của các tên lửa Hàn Quốc lên 800 km, nghĩa là có thể phủ kín cả Triều Tiên.
Bà Nuland nhấn mạnh rằng những thay đổi trong chính sách tên lửa với Seoul chỉ "mang tính chất phòng thủ", và thêm rằng theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, "Triều Tiên được yêu cầu ngừng mọi hoạt động liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo". "Họ biết những gì họ cần làm nếu muốn quay lại đàm phán với chúng tôi", bà nói.
Trong một diễn biến khác, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon hôm qua cũng lên tiếng cho rằng "niềm tự hào của Triều Tiên về khả năng tên lửa đạt đến Mỹ là đáng báo động". Tuy nhiên, cựu ngoại trưởng Hàn Quốc thừa nhận ông không có cách nào để xác thực tuyên bố này của Triều Tiên.
"Họ nên góp phần làm giảm căng thẳng. Tuyên bố này sẽ chỉ làm gia tăng đối đầu, đồng thời gây mất niềm tin giữa Hàn Quốc và Triều Tiên", ông nói. "Đó cũng không phải là cách để đạt được sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế. Tôi thực sự hy vọng Triều Tiên sẽ chân thành tham gia vào cuộc đối thoại giữa hai nước cũng như với các nước láng giềng".