Bệnh viêm amidan gây ra bởi vi trùng hay siêu vi trùng. Bất cứ tuổi nào cũng có thể bị bệnh viêm amidan, đặc biệt là trẻ em hay bị bệnh viêm amidan cấp tính.
Triệu chứng chủ yếu khi trẻ em bị bệnh viêm amidan cấp tính là:
Trẻ em đột ngột bị sốt cao 39 – 400 C, nuốt khó, quấy khóc, bỏ ăn. Đây là các triệu chứng thường gặp trong bệnh viêm amidan cấp tính trẻ em.
Các biến chứng của bệnh viêm amidan cấp trẻ em.
Trẻ em bị viêm amidan cấp có thể bị các biến chứng như:
1.ap xe amidan, làm mủ chung quanh amidan.
2.viêm tim, viêm khớp hay viêm thận …
3. nếu trẻ em bị sốt cao có thể bị làm kinh, co giật.
Điều trị bệnh viêm amidan cấp trẻ em như thế nào?
Bệnh viêm amidan cấp chỉ điều trị bằng thuốc kháng sinh, hạ sốt, giảm đau… Khi trẻ em bị bệnh viêm amidan cấp tính, các bà mẹ nên đưa con em mình đi khám ở bác sĩ nhi hay bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
Viêm amiđan có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều hơn cả là ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Người bệnh thường có biểu hiện sốt, đau họng, ăn uống nuốt đau, khàn tiếng...
Amiđan là một cấu trúc giống như hạt hạnh nhân (còn gọi là hạch hạnh nhân) nằm trong họng, ở hai bên thành sau của cổ, thuộc hệ thống miễn dịch của cơ thể, là cửa ngõ đầu tiên của hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân có hại xâm nhập qua đường miệng. Bình thường, amiđan màu đỏ hồng, trơn láng. Ở trẻ nhỏ amiđan có kích thước lớn, càng lớn tuổi thì càng teo đi.
Khi bị nhiễm trùng (viêm amiđan), làm amiđan sưng to lên, bề mặt sung huyết đỏ hoặc có thể có những đốm trắng lấm tấm gọi là giả mạc. Nguyên nhân gây viêm amygdales rất nhiều như do virus, vi trùng (Streptococcus nhóm A).
Cách xử trí
Khi bị viêm amiđan người bệnh thường có những triệu chứng: sốt, đau họng, nuốt đau và có thể đau lan lên tai, hạch cổ, dưới hàm có thể sưng to, biểu hiện khàn tiếng hay mất tiếng. Bảo trẻ há miệng và đọc “A” , dùng đèn pin rọi vào sẽ thấy amiđan sưng to.Khám amidan cho trẻ
Trong trường hợp bé yêu bị viêm amiđan, cha mẹ nên cho trẻ uống nước ấm, ăn thức ăn mềm dễ nuốt, dùng các loại thuốc ngậm trị đau họng có bán tại các nhà thuốc, ngậm nước súc miệng có tính sát khuẩn như: Orafar, Listerine…., và dùng các thuốc giảm đau hạ sốt thông thường như paracetamol.
Lưu ý: cho trẻ uống nhiều nước (có thể dùng nước chín thông thường), không nên cho uống nước đá hay nước lạnh; giữ ấm cho trẻ, nghỉ ngơi nơi ấm áp, tránh lạnh, tối ngủ không nên nằm quạt vì khi ngủ miệng trẻ thường há, không khí của quạt gió làm cho niêm mạc miệng khô gây viêm và đau.
Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện?
Nếu tình trạng đau họng kéo dài nhiều ngày (trên 3 ngày), trẻ sốt cao, khó nuốt, không thể ăn uống được, nôn ói thì nên đưa trẻ đi bệnh viện.
Viêm amiđan nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể gây ra một số biến chứng như: viêm tai giữa, viêm xoang, áp xe họng và viêm vi cầu thận.
Thật ra, không phải viêm amiđan nào cũng cần cắt bỏ, chỉ cắt amiđan trong những trường hợp: viêm amiđan nặng và tái đi tái lại nhiều lần, không đáp ứng khi dùng thuốc hoặc bệnh gây ảnh hưởng đến công việc học tập, lao động hàng ngày.
Triệu chứng chủ yếu khi trẻ em bị bệnh viêm amidan cấp tính là:
Trẻ em đột ngột bị sốt cao 39 – 400 C, nuốt khó, quấy khóc, bỏ ăn. Đây là các triệu chứng thường gặp trong bệnh viêm amidan cấp tính trẻ em.
Các biến chứng của bệnh viêm amidan cấp trẻ em.
Trẻ em bị viêm amidan cấp có thể bị các biến chứng như:
1.ap xe amidan, làm mủ chung quanh amidan.
2.viêm tim, viêm khớp hay viêm thận …
3. nếu trẻ em bị sốt cao có thể bị làm kinh, co giật.
Điều trị bệnh viêm amidan cấp trẻ em như thế nào?
Bệnh viêm amidan cấp chỉ điều trị bằng thuốc kháng sinh, hạ sốt, giảm đau… Khi trẻ em bị bệnh viêm amidan cấp tính, các bà mẹ nên đưa con em mình đi khám ở bác sĩ nhi hay bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
Viêm amiđan có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều hơn cả là ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Người bệnh thường có biểu hiện sốt, đau họng, ăn uống nuốt đau, khàn tiếng...
Amiđan là một cấu trúc giống như hạt hạnh nhân (còn gọi là hạch hạnh nhân) nằm trong họng, ở hai bên thành sau của cổ, thuộc hệ thống miễn dịch của cơ thể, là cửa ngõ đầu tiên của hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân có hại xâm nhập qua đường miệng. Bình thường, amiđan màu đỏ hồng, trơn láng. Ở trẻ nhỏ amiđan có kích thước lớn, càng lớn tuổi thì càng teo đi.
Khi bị nhiễm trùng (viêm amiđan), làm amiđan sưng to lên, bề mặt sung huyết đỏ hoặc có thể có những đốm trắng lấm tấm gọi là giả mạc. Nguyên nhân gây viêm amygdales rất nhiều như do virus, vi trùng (Streptococcus nhóm A).
Cách xử trí
Khi bị viêm amiđan người bệnh thường có những triệu chứng: sốt, đau họng, nuốt đau và có thể đau lan lên tai, hạch cổ, dưới hàm có thể sưng to, biểu hiện khàn tiếng hay mất tiếng. Bảo trẻ há miệng và đọc “A” , dùng đèn pin rọi vào sẽ thấy amiđan sưng to.Khám amidan cho trẻ
Trong trường hợp bé yêu bị viêm amiđan, cha mẹ nên cho trẻ uống nước ấm, ăn thức ăn mềm dễ nuốt, dùng các loại thuốc ngậm trị đau họng có bán tại các nhà thuốc, ngậm nước súc miệng có tính sát khuẩn như: Orafar, Listerine…., và dùng các thuốc giảm đau hạ sốt thông thường như paracetamol.
Lưu ý: cho trẻ uống nhiều nước (có thể dùng nước chín thông thường), không nên cho uống nước đá hay nước lạnh; giữ ấm cho trẻ, nghỉ ngơi nơi ấm áp, tránh lạnh, tối ngủ không nên nằm quạt vì khi ngủ miệng trẻ thường há, không khí của quạt gió làm cho niêm mạc miệng khô gây viêm và đau.
Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện?
Nếu tình trạng đau họng kéo dài nhiều ngày (trên 3 ngày), trẻ sốt cao, khó nuốt, không thể ăn uống được, nôn ói thì nên đưa trẻ đi bệnh viện.
Viêm amiđan nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể gây ra một số biến chứng như: viêm tai giữa, viêm xoang, áp xe họng và viêm vi cầu thận.
Thật ra, không phải viêm amiđan nào cũng cần cắt bỏ, chỉ cắt amiđan trong những trường hợp: viêm amiđan nặng và tái đi tái lại nhiều lần, không đáp ứng khi dùng thuốc hoặc bệnh gây ảnh hưởng đến công việc học tập, lao động hàng ngày.